Cách trồng và chăm sóc Lan Hài nở hoa đẹp nhất. Lan Hài là một loài địa lan, thường mọc trên các lớp đất mùn trên đá hay trong các khe ở sườn núi. Lan khá dễ trồng, nếu chúng ta biết rõ những điều cây lan đòi hỏi:
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC LAN HÀI
• Trồng trong bóng mát. • Mùa thu ban đêm cần phải lạnh dưới 50-60°F (10-15°C) 3-4 tuần lễ lan mới ra hoa. • Rễ phải được luôn luôn ẩm ướt, nhưng không được đọng nước. NHIỆT ĐỘ Cách trồng lan hài chia ra làm 2 loại: • Loại chịu nóng gồm những cây lá có đốm như: Pap. Maudie, Pap. delenatii v.v... cần khí hậu ban đêm lạnh xuống 60-65°F (15.6-18.3°C) ban ngày từ 70-80°F (21-29°C) • Loại ưa mát gồm các cây có lá xanh trơn như Pap. insigne, Pap hangianum v.v... cần ban đêm cần lạnh 50-55°F (10-13°C). Nhưng loại lan này cũng không ưa nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh. ÁNH SÁNG Lan cần ít ánh sáng, khoảng 800-1000 ánh nến, hơi tối hơn Phalaenopsis (Hồ điệp) và ưa có một chút nắng vào buổi sáng sớm. TƯỚI NƯỚC Lan không có bầu chứa nước cho nên cần phải tưới từ 3-7 ngày một lần, tùy theo khí hậu nóng hay lạnh. Khi tưới phải tưới cho thật đẫm và tránh không bao giờ được để lan khô rễ. Nếu trồng ngoài vườn, vào mùa hè có thể tưới hàng ngày. BÓN PHÂN Lan ưa phân bón loãng cho nên chỉ dùng ¼ thìa cà phê gạt phân 30-10-10 hay 20-20-20 pha với 4 lít nước và chỉ bón trong mùa cây mọc mạnh mà thôi. Mỗi tháng bón 3 lần, lần thứ 4 xả nước cho thật đẫm để rửa sạch hết muối đọng trong chậu. THAY CHẬU Lan ưa thay chậu mỗi năm một lần, bởi vì khi giá thể đã mục nát sẽ giữ nước và làm thối rễ. Khi rễ bị thối cây rất khó lòng hồi phục. Giá thể gồm có: • Vỏ thông nhỏ 50%.Khi thay chậu, phải cắt hết rễ và lá thối rồi trồng cây vào giữa chậu, và không vùi quá sâu nhất là các cây con phải nằm trên mặt giá thể, không được nén quá chặt và dùng chậu quá lớn vì lan sinh sản rất chậm. Khi tách nhánh nên giữ tối thiểu 3 nhánh. ẨM ĐỘ Ẩm độ trung bình 40-50%. THOÁNG GIÓ Chỗ để lan cần thoáng đãng không nên để vào trong góc và để sát nhau quá. Tuy nhiên các bạn ở các vùng mùa hè quá nóng nực, thường xuyên trên 90°F (32°C) không nên trồng lan hài, ngoại trừ trồng ở trong nhà có máy lạnh và dưới anh đèn hay gần cửa sổ. Sau đây là một vài giống lan hài Việt Nam trong số 26 giống, có thể trồng tại các thành phố gần bờ biển và có thể mua được tại Hoa kỳ:
Ngoài ra còn có rất nhiều cây lan hài lai giống khác hoa lớn và hình dáng mầu sắc rất lạ đẹp và hoa lại lâu tàn có khi tới 2-3 tháng.
Lan đẹp còn có rất nhiều loài dễ trồng, nhưng tất cả còn tùy thuộc vào bạn có chỗ nuôi hay không? ngân sách dù cho có dồi dào nhưng còn đủ sức chăm nom hay không? Mua về mà không đủ sức trông nom, tội nghiệp cho lan và uổng tiền lắm! |
Kỹ thuật trồng lan hài
Lá của lan Hài phát triển thành từng cặp từ gốc của cây. Cây giữ các lá này trong nhiều năm và cây sinh trưởng thành một cụm lớn. Chúng không có các giả hành vì vậy không thể lưu trữ nước và chất dinh dưỡng. Vì lý do này mà lan Hài không có mùa nghỉ, hoặc bị quá khô, mặc dù với hầu hết các loại hoa lan đều cần phải có sự thoát nước tốt.
Lan Hài có thể được trồng từ cây con đến trưởng thành hoặc được chia tách từ các cây trưởng thành. Các cây sống trong vùng khí hậu lạnh thường không có biến dị về lá, chúng thường có màu xanh, trong khi các cây sinh trưởng trong vùng ấm hơn thường có lá vằn, điều đó khiến cho chúng hấp dẫn ngay cả khi chúng chưa ra hoa.
Đa số các loài lan Hài sống dưới đất, có nghĩa là chúng được trồng trong đất, một số ít bám trên các cành cây và trong các hốc đá. Lan Hài tương đối dễ trồng và hoa của chúng thọ từ 8-10 tuần, ngay cả khi cắt hoa cắm lọ chúng cũng thọ được vài tuần. Hầu hết các loại Hài lai rất đa dạng về kích cỡ và màu sắc hoa.
Có một số loài cây thích hợp với điều kiện sống nơi bậu cửa sổ, hai loại lan hài Paph.callosum và Paph.sukhakulii. Cả hai xuất xứ từ Thái Lan, nở hoa vào mùa thu và yêu cầu điều kiện nhiệt độ ấm. Nếu bạn có đầy đủ các điều kiện tốt cho việc trồng lan Hồ Điệp, bạn cũng có thể trồng lan Hài và chúng cũng là một sự thử nghiệm thú vị!
1) NHIỆT ĐỘ:
Lan Hài được phân chia thành 2 nhóm chính, theo quy luật chung, những cây có lá màu xanh thường thích sống ở nơi có nhiệt độ lạnh đến trung bình, ban đêm từ 13-16 độ C, ban ngày 18-24 độ C. Các loại Hài có lá vằn thích hợp với điều kiện nhiệt từ trung bình đến ấm, ban đêm 16-18 độ C, ban ngày từ 21 - 25 độ C.
Lan nữ hài Paphiopedilum chia làm 2 loại nhiệt độ: Ấm lá có lốm đốm đòi hỏi trên 85oF (29,4oC)cho ban ngày và trên 60oF (15,6oC)cho ban đêm, loại Lạnh lá xanh không đốm dưới 80oF (26,7oC) cho ban ngày và dưới 60°F cho ban đêm. Nhưng nhiều tại California có thể trồng cả hai loại cùng một nhiệt độ. Mùa đông lan nữ hài có thể chịu lạnh đến 40oF (4,4oC) miễn là không bị đóng băng hay có nước đọng trên lá. Mùa hè khi nóng trên 95oF (35oC) cần tăng độ ẩm và thoáng gió.
2) ÁNH SÁNG:
Lan Hài không cần ánh sáng mặt trời đầy đủ. Giống như các cây trồng trong nhà, chúng thường tốt trong điều kiện ánh sáng tốt, nhất là trong mùa đông. Nếu chúng được trồng trong nhà kính chúng yêu cầu các điều kiện một nửa, ánh sáng mặt trời trực tiếp trong suốt mùa hè sẽ là quá mạnh. Nếu mức sáng quá thấp cây sẽ không ra hoa và ánh sáng mạnh quá có thể gây ra vàng lá và cháy lá.
Lan nữ hài không cần nhiều ánh sáng, cho nên thích hợp trồng trong bóng mát hay trong nhà gần cửa sổ hoặc dưới ánh sáng của 4 chiếc đèn ống là đủ. Lan cần khoảng 1000-1500 lm, giống như trồng Phalaenopsis hay Masdevallia vậy.
3) TƯỚI NƯỚC: Cây cần phải được tưới nước quanh năm, 5-7 ngày tưới một lần trong mùa hè và một lần một tuần trong mùa đông. Điều quan trọng là cây phải được giữ ẩm nhưng không được đọng nước. Tất cả đều không có cơ quan dự trữ nước và dinh dưỡng. Nếu quá khô, rễ có thể bị hỏng. Luôn luôn tưới cây từ bên trên miệng chậu và không bao giờ cho phép chúng bị sũng nước. Nước mưa sạch là thích hợp, nhưng bạn có thể dùng nước máy lọc.
LƯU Ý: Không bao giờ được để cây bị sũng nước hoặc úng nước. Rễ cây sẽ bị thối và gây ra chết cây.
4) BÓN PHÂN:
Khi cho ăn cần đảm bảo nguyên tắc thật loãng và thường xuyên. Cho ăn 2 tuần 1 lần vào mùa xuân và hè, 4 tuần 1 lần trong mùa thu và đông.
Nên bón bằng loại phân 30-10-10 pha thật loãng ¼ thìa cà phê gạt mỗi tuần một lần vào mùa hè và mỗi tháng 1 lần vào mùa đông. Mỗi tháng phải xả nước một lần cho đẫm để tránh muối đọng trong chậu.
5) ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ:
Không khí ẩm và lưu thông tốt là rất cần thiết, nhất là trong mùa hè, giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm bệnh và giữ cho cây không bị khô quá nhanh. Độ ẩm có thể được nâng lên bằng cách đặt chậu cây lên trên các khay sỏi nhẹ với 50% độ ẩm là lý tưởng.
Trong nhà nên để trên khay hay đĩa nước dưới có đá hay gỗ, tránh việc ngâm chậu trong nước.
6) SAU KHI TÀN HOA: Cắt bỏ cành hoa cũ ở đỉnh của cây.
7) THAY CHẬU:
Các cây lai thường được thay chậu hàng năm. Tốt nhất là mùa xuân. Lan Hài hầu như không bị ảnh hưởng bởi sự thay chậu, thậm chí có thể thay chậu khi nó đang có nụ nếu cẩn thận không làm gãy nụ hoa. Thay chậu hoặc tách nhánh sau khi tàn hoa vào mùa xuân. Không nên dùng các chậu quá to, bởi vì nó sẽ sinh trưởng tốt hơn trong một cái chậu mà chậu đó chỉ cần đủ cho sự phát triển trong năm tới. Một cây có thể sinh trưởng đầy chậu thường xuyên. Một cây lớn thường sản sinh ra nhiều nhánh con nhưng đôi khi một cây già có thể được lợi từ việc chia tách nhằm tái sinh nó.
Có thể cây trồng của bạn phát triển rất tốt nhưng không ra hoa. Điều này cũng có thể xảy ra khi cây yếu hoặc bị úng nước. Các cây như vậy cần phải được thay chậu ngay bất kể thời điểm nào trong năm.
Hai năm phải thay chậu một lần hoặc khi vỏ cây đã bị mục. Trộn vỏ cây như sau:
Vỏ thông nhỏ 1/8" -------------- 6 phần
Vỏ dừa nhỏ 1/4" -------------- 2 phần
Than nhỏ 1/8-1/4" -------------- 1 phần
Đá bọt Perlite --------------- 1 phần
Gỗ thông đỏ --------------- 1 phần
Muốn thay chậu dễ dàng, hãy ngâm vào trong nước chừng 15 phút rễ sẽ tơi ra. Tách ra chừng 3-5 nhánh, nếu tách ít quá vẫn sống nhưng không ra hoa. Trồng vào giữa chậu và vùi sâu chừng 1,27cm. Đừng trồng sâu quá lan sẽ bị thối lá và cũng đừng trồng trong chậu quá lớn.
8) KỸ THUẬT THAY CHẬU CƠ BẢN: Tháo cây ra khỏi chậu cũ và kiểm tra tình trạng của rễ. Rũ bỏ chất trồng cũ. Nếu rễ chắc khỏe và trong tình trạng tốt thì chậu phải đủ rộng để cho sự phát triển trong năm tới. Nếu dùng vỏ cây để trồng thì cần phải ngâm nó mới tốt (1 ngày hoặc hơn) trước khi thay chậu. Dùng chậu đủ lớn để cho sự phát triển dự kiến của cây trong năm tới. Hỗ trợ cho sự phát triển của các nhánh cây lớn trong chậu bằng cách rải phân hữu cơ xung quanh rễ. Rễ cây khá mỏng manh và cần phải cẩn thận tránh bị hư trong quá trình thay chậu. Tưới nước sau khoảng 10 ngày sau khi thay chậu nhưng không được để cho chất trồng khô hoàn toàn. Sau đó tiếp tục tưới bình thường.
9) CHIA TÁCH CÂY: Các cây có thể được chia tách bằng cách kéo nhẹ các nhánh cây bên ngoài bụi. Cố gắng để tách thành các khóm có số lượng thân hợp lý, từ 2-3 thân là được. Đảm bảo việc chia tách cây sao cho có một thân tơ và một thân cho hoa. Trồng cây như đã nói trong phần trên với một cái chậu phù hợp.
10) SÂU BỆNH: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy lựa chọn những cây thực sự khỏe mạnh và nuôi trồng chúng thật tốt trong điều kiện sạch bệnh. Loại bỏ các cây quá yếu hoặc nhiễm bệnh và vệ sinh trong nhà kính. Không có các loại sâu bệnh cụ thể gắn với lan Hài, nhưng các loại nấm, rệp…sẽ làm suy yếu cây nếu không được kiểm soát. Rửa sạch chúng bằng nước xà phòng nếu phát hiện sớm, nếu không, cần dùng các loại thuốc đặc trị với hướng dẫn cụ thể.
LỜI KHUYÊN: Nên mua hoa lan từ các nhà cung cấp có uy tín và lựa chọn các cây thực sự khỏe mạnh, sạch bệnh. Nếu mua cây đang hoa, kiểm tra những bông hoa không bị hư hại bằng cách chạm nhẹ vào môi của hoa, nếu môi mềm hoặc có vết là dấu hiệu hoa sắp tàn. Xem xét các chồi mới phát triển.
LƯU Ý:
- Để tránh hư hại cây và hoa, nên giữ chúng tránh xa các nguồn nhiệt như máy điều hòa, và các nguồn nhiệt khác.
- Lá mềm có thể là dấu hiệu của sự quá nóng hoặc thiếu nước, bởi vì lan Hài thường được trồng trong chậu nhỏ với chất trồng thoát nước, chúng có thể khô rất nhanh chóng. Tưới nước là yếu tố quan trọng nhất và nguyên tắc vàng để cây sinh trưởng tốt là giữ cho chúng mát mẻ và ẩm ướt
THAM KHẢO THÊM:
Trồng và chăm sóc lan Dendrobium
1. Làm nhà lưới trồng lan Hướng giàn lan : Hướng của giàn lan rất quan trọng. Làm sao để lúc nào vườn cũng có ánh sáng và bóng râm. Hiện nay có lưới nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng được bán rộng rãi nên rất thuận tiện, giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được. Sườn giàn lan : Sườn giàn lan cần phải làm cho thật chắc chắn. - Trụ đứng : Trụ phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu dài, có nhiều cây chằng ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải cao khoảng 3-3.5m. - Giàn che nắng: Dùng để che ánh sáng trực tiếp. Thường làm bằng lưới nilon, chỉ cần căng cho thật phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới được. - Giàn treo lan: Dùng để treo phong lan, giàn này tốt nhất nên làm bằng thép không rỉ hoặc gác bằng cây tầm vông, tre hay ống nước tròn để móc chậu lan vào. Giàn treo nên làm cao khoảng 1,8m để đi vào chăm sóc không bị đụng đầu. Cây thép không rỉ hay tầm vông (ống nước, tre…) phải gác song song, cách nhau khoảng 30 cm/cây. Khoảng độ 5 – 6 cây tầm vông nên chừa 1 lối đi rộng 0,6m để tiện tưới nước và chăm sóc. Treo giò lan phải treo chậu cùng cơ chiều dài, móc treo lan cũng có độ dài bằng nhau và trồng cùng độ tuổi, cùng loại phong lan để dễ chăm sóc, ngay hàng thẳng lối trông mới đẹp. - Kệ để lan: Chúng ta có thể làm kệ để lan. Kệ cao cỡ 0,8 m có lỗ vừa bằng chậu, không phải tốn móc treo và tầm vông giữa giàn; đồng thời để được nhiều chậu. Ngoài ra chúng ta có thể làm luống để trồng
Kệ để lan Giàn treo lan 2. Yêu cầu sinh thái - Nhiệt độ: Dendrobium thích hợp vùng khí hậu ấm áp. Nhiệt độ ban ngày khoảng 27-320C, nhiệt độ ban đêm 16-180C. Nhiệt độ thấp làm cây rụng lá. - Anh sáng: Lan Dendrobium rất cần ánh sáng, Lượng ánh sáng cần khoảng 70% ánh sáng mặt trời. Anh sáng quá cao làm cây bị cháy lá. Trường hợp thiếu sáng cây ốm yếu, lá mỏng, hoa nhỏ và không có hoa. - Độ ẩm: Dendrobium cần độ ẩm 50-80% - Độ thông gió: Chọn vị trí làm vườn phải thông thoáng để môi trường lúc nào cũng ẩm và mát mẻ để lan có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, ở đâu có mặt bằng thì ở đó có thể trồng lan được. Chủ yếu là phải tạo ra được điều kiện tiểu khí hậu của vườn lan như làm vòi nước phun sương, quan tâm tưới nhiều hơn để giữ ẩm … 3. Kỹ thuật trồng lan dendrobium Cây giống dendrobium mới mua về phải đặt ở vị trí thóang mát, và tiến hành phòng trừ nấm bệnh cho cây trước khi trồng. Giá thể trồng thông thường trồng bằng than gỗ, vỏ thông, dớn, xơ dừa, gạch… Nhưng phải sát trùng trước khi trồng. Chậu thường dùng là chậu nhựa hoặc chấu đất Cách trồng: Cách trồng Dendrobium phổ biến nhất hiện nay là trồng trong chậu. Trồng cây sát mép chậu và hướng chồi phát triển nằm phía trong. Trồng chặt và không bị lung lay. Trồng trên thân cây: có thể trồng trên thân cây sống hoặc thân cây đã chết. Đối với cây sống trong quá trình trồng phải chú ý tán cây sao cho ánh sáng phù hợp với lòai lan được trồng. Đối với cây chết chọn các cây gỗ rồi cưa thành khúc sau đó bó các đơn vị lan vào thân gỗ và chăm sóc
Kỹ thuật trồng lan Densrobium trong chậu 4. Kỹ thuật chăm sóc - Tưới nước: Tưới nước giúp duy trì độ ẩm trong giai đoạn tăng trưởng. Lượng nước tưới tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và tuỳ theo mùa. Thường mùa nắng tưới 2 lần vào lúc sáng sớm và 3 giờ chiều. tưới ướt lá và giá thể - Bón phân: Có thể tạm chia 3 giai đoạn chính để bón phân cho lan: a. Giai đoạn cây con: Từ cây mô mang ra vườn ươm đến khi ra đến vườn trồng sản xuất (khoảng 4-6 tháng) Một số loại phân thường dùng: - Atonik dùng 2-6 giọt/lít nước - NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng 0.5g-1g/lít - Vitamin B1 dùng 1ml/lít Phun định kỳ 2 lần/tuần, có thể sử dụng NPK kết hợp với vitamin B1 để tưới cho lan con. b. Giai đoạn cây ra vườn sản xuất đến cây trưởng thành:đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất Một số loại phân thường dùng: - Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước - NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít) - Vitamin B1 dùng 1ml/lít - NPK 30-15-10 dùng 1-1.5g/lít Phun định kỳ 5 ngày/ lần. Cách dùng: Phân NPK 30-15-10 kết hợp vitamin B1 phun 2 lần/tuần. Phun liên tiếp 2-3 tuần; sau đó phun 1 lần NPK 20-20-20; tiếp theo phun phân cá. Sau đó phun lặp lại phân 30-15-10 và Vitamin B1 như từ đầu. Ngoài ra có thể bón thêm vào gốc bằng phân Dynamic 5-7 cục/gốc. c. Giai đọan cây chuẩn bị ra hoa và nuôi hoa: Đây là tuổi liên quan đến quá trình hình thành mầm hoa, chất lượng hoa và độ bền của hoa Một số loại phân dùng: - NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít) - Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước - Vitamin B1 dùng 1ml/lít - NPK 6-30-30 1g/l - Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện phun phòng định kỳ 7-10 ngày /lần. Sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau. Thuốc trừ bệnh thường dùng là Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben Thuốc sâu: Decis, Bassa, B thái lan Kinh nghiệm trồng lan cattleya
Là nghệ nhân “chuyên” lan Cattleya, nhiều lần đoạt giải thưởng và đang sở hữu bộ sưu tập lan Cattleya giá trị, ông Lê Nhị Trí (Q.2, TP.HCM) hướng dẫn cách chăm sóc lan Cattleya, giai đoạn cây con sau khi ra khỏi chai từ 12 - 15 tháng.
Khi trồng phải cột chặt đơn vị (tép lan) vào cây ti (để giữ cố định), hoặc cột vào móc chậu để cây không bị lay động khi tưới hoặc gió mạnh, xoay hướng phát triển vào trong chậu, bỏ chất trồng vào chậu cho đầy lên cách đầu rễ non khoảng 1 - 2 cm, cẩn thận đừng để chất trồng va chạm vào đầu rễ non.Đem chậu lan mới trồng vào chỗ lưới che 70% nắng, tưới vitamin B1, pha 1 cc/lít để kích thích ra rễ, lúc cây ra rễ mạnh, dùng phân 30-10-10 pha loãng (50% liều lượng) kết hợp với vitamin B1 tưới xen kẽ 5 ngày 1 lần, đến khi cây nhảy chồi mới, ra rễ nhiều có thể tăng lượng phân bình thường và đạm cá. Khi cây hoàn chỉnh 1 tép mới thì đổi sang phân NPK 20-20-20 (tỷ lệ cân bằng) và chủ yếu dùng phân NPK 20-20-20 và đạm cá. Nuôi trồng lan Cattleya ta nên dùng phân với liều lượng loãng, tưới nhiều lần (nếu có điều kiện), ví dụ liều lượng bình thường là 1 g/lít/tuần/lần thì ta dùng 1 g/2 lít/tuần/2 lần, như thế không sợ bị “sốc” cây.Chăm sóc ra hoaLan Cattleya con sau khi trồng khoảng 12 - 15 tháng nếu thấy cây phát triển tốt, giả hành cao lớn, nhảy chồi mới mập, khỏe, cây trồng được 6 - 7 tép, phát triển tốt là những cây có thể ra hoa. Chỉ kích ra hoa những cây khỏe mạnh. Khi cây đạt những yêu cầu cần thiết để ra hoa thì tiến hành bón phân. Dùng phân NPK có tỷ lệ lân cao như 19-31-17, 11-35-15, 6-30-30… để kích ra hoa. Kết hợp với việc đưa chậu ra chỗ sáng hơn, đồng thời giảm nước tưới 50%... Khi điều khiển lan Cattleya ra hoa thì chú ý rằng “tăng lân, giảm nước, tăng ánh sáng”.Phòng ngừa bệnh hạiNgừa bệnh hơn trị bệnh, khi cây lan bị bệnh nếu chữa khỏi cũng mất sức, mất thời gian hồi phục nên phòng ngừa là chính. Có thể sử dụng Aliette, Benomyl, Topsin… (nội hấp); Mancozeb, DithaneM45, Zinep (tiếp xúc). Để “ngừa bao vây” thì hôm nay dùng Aliette, ngày mai dùng Benomyl… ngày thứ ba dùng DithaneM45, hoặc Zinep… Diệt côn trùng, ốc sên thì sử dụng Lannatte. Cách trồng hoa lan huÝ nghĩa của hoa lan hồ điệp Cách trồng lan hài cho người mới chơi lan Cách trồng lan hài cho người mới chơi lan Hoa lan Việt Nam Cắm lẵng hoa lan đẹp và đơn giản Ý nghĩa của hoa lan chuông Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp cho hoa nở đẹp tươi lâu Trẻ hóa làn da bằng thiên nhiên an toàn, tiết kiệm Ý nghĩa của hoa linh lan |
(ST)
Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây Lan Hài (11-07-2012)
Share on facebook Share on twitter Share on email Share on print More Sharing Services 2
Chúng cho hoa với các kích cỡ khác nhau, từ bông nhỏ đường kính 5 cm đến những bông lớn hơn 20 cm! Tất cả đều có cuống dài và mập mạp. Lan Hài là loài hoa lí tưởng để trồng trong vườn nhà, trổ hoa hàng năm với số lượng bông ngày càng tăng. Hoa ưa nhiệt độ nóng ẩm. Cần tưới ẩm cây ít nhất 1 lần 1 ngày trong mùa hè nhưng tuyệt đôi KHÔNG để nước đọng lại nơi gốc và rễ cây qua đêm, chúng sẽ thối mục với tốc độ ánh sáng!
Ánh sáng
Paphiopedilums thích ánh sáng nhưng cũng chịu được bóng râm suốt mùa ươm trồng. Bạn cũng không nên phơi chúng cả ngày dưới nắng để tránh bị cháy sém. Và luôn nhớ ưu tiên lan Hài một vị trí đủ ánh sáng trong mùa đông.
Tưới nước
Lan Hài cần độ ẩm đều và liên tục nhưng không thể chịu nỗi tình trạng ướt sũng một phút nào. Người đẹp này khó tính và cần bạn quan tâm chăm sóc hơn các loài hoa khác. Có thể tưới 1 tuần một lần hoặc nhiều hơn nếu trời nóng bức và cây có dấu hiệu khô.
Bón phân
Không cần phải bón phân nhiều cho Paphiopedilums, chỉ cung cấp Phân Hiếu Giang Better NPK 16-12-8-11+TE cho cây 4 – 6 tuần 1 lần trong mùa đông và 2 tuần 1 lần khi vào hè.
Lịch thay chậu
Thay chậu và phân nhánh cho lan Hài vào đầu xuân hàng năm để kích thích cây ra chồi mới. Chậu cây để lâu ngày sẽ tích mùn và rêu mốc – nguyên nhân làm nước ứ đọng trong chậu. Bạn thay mới hỗn hợp vỏ cây, than củi, xơ dừa để sự thoát nước cho rễ cây được đảm bảo.
Ra hoa
Hầu hết lan Hài cho hoa vào mùa Đông và Xuân. Chúng thường bắt đầu với chỉ một bông trên cành hoa mập mạp và khỏe khoắn, vài bông hoa khác sẽ nối tiếp nhau xuất hiện trong 1 vài … tuần sau và có thể kéo dài vài ba tháng!
- See more at: http://hieugiangbetter.com/?page=agridetail&cmid=5&id=26#sthash.9WW0A9l9.dpuf