Bà bầu ăn bột sắn dây được không?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bà bầu ăn bột sắn dây được không?

19/04/2015 12:20 PM
1,958
Bột sắn dây là một thức uống ngon, bổ, mát... rất có lợi cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là với phụ nữ mang thai.


NƯỚC BỘT SẮN DÂY - BỔ DƯỠNG CHO THAI KỲ


Tuy nhiên, việc dùng thức uống này thế nào là tốt cho thai kỳ là vấn đề mà chúng tôi muốn đem đến cho bạn trong bài viết này.

Thành phần dinh dưỡng của bột sắn dây

Sắn dây thuộc họ đậu, từ 2000 năm trước đã có một vị trí quan trọng trong y học dưỡng sinh Trung Quốc, Nhật Bản. Sự đông đặc của bột sắn dây làm cho các phân tử bột sắn dây đi vào thành ruột và trung hòa axit ở đây, chống lại vi trùng, ngăn cản các bệnh tiêu chảy. Nó làm thuyên giảm ngay các chứng đau họng và đầy hơi trong ruột.

Bột sắn dây chứa hàm lượng cao plavonodit, là một loại hoạt chất tăng cường sự hoạt động hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Plavonodit là một chất nổi tiếng chống lại ôxi hóa cơ thể. Sắn dây có tác dụng ngăn chặn sự co rút của các tế bào ruột, do đó làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột. Nước uống sắn dây là một thức uống bổ, mát và dễ uống.

Nước bột sắn dây - bổ dưỡng cho thai kỳ - 1
Nước bột sắn dây có lợi cho sức khỏe bà bầu. (Ảnh minh họa)

Nước uống sắn dây với phụ nữ mang bầu

Theo Đông y, khi mang thai, cơ thể người phụ nữ phải tập trung vào việc nuôi thai. Khi đó âm huyết rất dễ bị hao tổn và dẫn tới trạng thái mất cân bằng, mà Đông y gọi là "âm suy dương cang". Vì vậy, trong ăn uống cần kiêng kỵ những thức ăn cay nóng táo nhiệt, như ớt, hạt tiêu, đinh hương, hành, tỏi, gừng,... dễ khiến cho âm huyết bị thương tổn nặng, âm dương mất cân bằng, dẫn tới động thai, thai lậu hạ huyết, thai nhiệt, thai độc... Ngoài ra, còn cần giảm bớt những thức ăn quá béo, quá ngọt - khó tiêu… Do đó phụ nữ có thai hoàn toàn có thể uống được nước bột sắn dây. Uống nước sắn dây mát, rất tốt cho cơ thể nhất là khi đi ngoài trời nắng về.

Những lưu ý khi uống nước sắn dây với phụ nữ mang thai

Khi bà bầu uống bột sắn dây cũng như những thức uống mát khác trong thai kỳ, phụ nữ mang thai cũng cần phải lưu ý: nếu cơ thể bạn đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt nhưng nếu bạn thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì bạn không nên uống vì sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể bạn làm bạn mệt mỏi hơn, cũng có một vài lưu ý với những thai phụ bị động thai mà do dạ con co bóp nhiều thì đặc biệt không được uống nước bột sắn và các loại nước có tính hàn cao.

Hơn nữa cái gì nhiều quá cũng không tốt, vì thế bạn không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày. Bạn cũng không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín. Bạn chỉ nên cho 1 chút đường, không nên cho quá nhiều đường vì uống đường nhiều cũng không tốt cho thai kỳ.

 

CHÚNG TA CÙNG THAM KHẢO THÊM CÁCH UỐNG NƯỚC LỌC CHO BÀ BẦU

 Nước là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của mọi người. Nhưng không phải khi có thai, bạn uống càng nhiều nước càng tốt. Bạn nên biết lượng nước lọc an toàn mỗi ngày là bao nhiêu

Lý do nên uống nước

Hầu hết chúng ta không uống đủ nước. Phần lớn mọi người có xu hướng uống khi thấy khát. Hoặc nhiều người thay thế nước lọc bằng cafe, trà hoặc đồ uống chứa nhiều độc tố không cần thiết khác.

Trong thai kỳ điều quan trọng là bạn không được để cơ thể mất nước, vì điều này dẫn tới một cơn chóng mặt. Nước còn giúp hấp thu tốt hơn những chất dinh dưỡng vào cơ thể mẹ và bào thai. Ngoài ra, uống nước “đánh bại” chứng trữ nước, giúp bạn giảm phù nề.

Nước không chỉ giúp tăng sức khỏe nói chung, các nghiên cứu cho thấy mẹ uống nước đủ giúp tăng lượng nước ối quanh bào thai; giúp mẹ đi tiểu đều, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu; đảm bảo nhu cầu máu tăng cao trong cơ thể mẹ và tránh mất nước khi mẹ đổ mồ hôi (bà bầu có xu hướng đổ nhiều mồ hôi do bào thai phát triển và tăng cung cấp máu).

Một số nhà khoa học tin rằng, uống không đủ nước làm tăng nguy cơ ngôi ngược, dây rốn quấn cổ và tăng nồng độ của phân su trong chất lỏng.

Bà bầu uống nước lọc thế nào cho tốt? - 1
Để không quên uống nước, luôn chuẩn bị sẵn cốc nước (chai nước) bên cạnh để dễ dàng uống nước khi cần.

Lượng nước nên uống mỗi ngày

Phụ nữ có thai được khuyên nên uống nhiều nước hơn trong một ngày so với những người lớn khác. Tổ chức Y tế thế giới gợi ý là khoảng 4l nước lọc mỗi ngày cho phụ nữ mang thai (tăng thêm 0,5l nếu bạn đang cho con bú). Tối đa với thai phụ là 4,8l nước lọc/ngày, với phụ nữ đang cho con bú là 5,5l nước/ngày. Không nên lạm dụng nước vì có thể nguy hiểm nếu uống nước quá nhiều.

Để không quên uống nước, luôn chuẩn bị sẵn cốc nước (chai nước) bên cạnh để dễ dàng uống nước khi cần.

Hãy cố gắng uống đều đặn trong ngày, đặc biệt khi áp lực bào thai khiến bạn ngại đi tiểu nhiều. Và nên ăn thêm nho, dưa chuột... thực phẩm giúp thêm lượng nước cho cơ thể, lại khiến bạn sảng khoái.

Chọn nước đun sôi để nguội, nước tinh khiết đóng chai hay nước khoáng

Tại Anh, nước máy có thể an toàn để uống. Bởi vì ở nước này, tiêu chuẩn làm sạch nguồn nước rất tuyệt vời. Còn phần lớn những nước khác, thai phụ nên dùng nước đóng chai hoặc nước đun sôi để nguội. Tốt nhất, bạn hãy sắm thêm bộ lọc nước trước khi uống để đảm bảo sức khỏe.

Nước đóng chai không phải luôn an toàn hơn nước đun sôi để nguội trong nhà bạn. Còn nước khoáng, lấy từ nguồn nước trong lòng đất có thể không có lợi do việc sử lý flo không tốt nên không có lợi cho sức khỏe của xương và răng.
 

NHỮNG MÓN NGON MẸ BẦU KHÔNG NÊN ĂN 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ


Chọn sai món ăn có thể làm tình trạng ợ nóng càng trầm trọng hơn khi bầu bí.

Ợ nóng là tình trạng không mấy dễ chịu nhưng lại rất hay gặp ở thai phụ, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, gây cảm giác nóng rát cho bà bầu ngay sau xương ức, đôi khi có dịch axit trong dạ dày ợ lên miệng. Nguyên nhân là do trong thai kỳ, lượng hormone relaxin tăng cao dẫn đến quá trình tiêu hóa bị chậm lại, làm thức ăn lưu trong dạ dày lâu hơn, khiến cho axit tiết ra nhiều. Đồng thời, thai nhi lớn dần trong bụng mẹ chèn ép lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới, gia tăng khả năng axit bị đẩy ngược lên thực quản.

Chứng ợ nóng thường gia tăng vào những tháng cuối thai kỳ, khiến bà bầu dễ bị nhạt miệng, chán ăn ảnh hưởng đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Tình trạng này càng tệ hơn nếu mẹ bầu vô tình ăn những thực phẩm có tác dụng tăng tiết dịch axit ở dạ dày hay làm giãn các cơ vòng tại cổ dạ dày đẩy axit trào ngược lại thực quản. Vì vậy, để hạn chế ợ nóng, mẹ bầu cần tránh thưởng thức những món ngon sau đây trong suốt thai kỳ.

Khoai tây chiên

Món ngon không nên ăn 3 tháng cuối - 1
Không chỉ làm cho tình trạng ợ nóng thêm tồi tệ, khoai tây chiên chứa acrylamide – một hóa chất độc hại nếu hấp thụ nhiều dễ sinh con nhẹ cân. (hình minh họa)

Chế biến với rất nhiều dầu mỡ, khoai tây chiên là một trong những loại thức ăn nhanh được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chị em không nên ăn trong thời gian bầu bí. Không chỉ gây tăng cân, khó tiêu, khoai tây chiên giàu chất béo còn có xu hướng làm giãn các van cơ bắp vốn ngăn cách thực quản với dạ dày, cho phép axit từ dạ dày thấm ngược lên thực quản. Kết hợp với hormone thai kỳ khiến van này càng giãn rộng hơn nữa, từ đó làm tăng gấp đôi tình trạng ợ nóng ở bà bầu.

Không chỉ có khoai tây chiên, chị em cũng cần tránh các loại thức ăn chiên nhiều dầu mỡ và chất béo khác. Nếu quá yêu thích khoai tây, nên thay thế bằng khoai tây nướng, luộc hoặc hấp.

Hamburger thịt bò

Ăn một chiếc bánh hamburger thịt bò vào buổi tối sẽ có nguy cơ làm cho bạn mất ngủ nguyên đêm vì chứng ợ nóng. Nguyên nhân là thịt bò chứa 75% nạc nhưng có đến 25% chất béo bão hòa làm cho quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn, đồng nghĩa với việc thực phẩm và axit lưu lại trong dạ dày lâu hơn, làm bạn ợ nóng nhiều hơn. Do đó, hãy thay thịt bò bằng ức gà nướng hay hamburger chay với rau củ cho buổi ăn tối nhẹ trước giờ đi ngủ.

Cà chua

Món ngon không nên ăn 3 tháng cuối - 2
Cà chua rất tốt cho làn da và sức khỏe bà bầu nhưng lại là loại trái cây có nguy cơ làm cho chứng ợ nóng thai kỳ thêm trầm trọng. (hình minh họa)

Dù chứa hơn 20 vitamin và khoáng chất, vừa giúp bà bầu đẹp da vừa giảm mệt mỏi, chuột rút thai kỳ, tuy nhiên, nếu thai phụ đang bị chứng ợ nóng hành hạ thì cà chua lại không còn là loại quả lý tưởng để ăn hàng ngày. Nguyên nhân là do axit có trong cà chua có thể làm cho dạ dày của bạn gặp vấn đề với chứng trào ngược axit, thậm chí khi bạn chỉ ăn 1 vài lát cà chua có trong bánh sanwich hay trong món trộn salad thơm ngon. Nước sốt cà chua kết hợp với món mì ống Ý có thể còn làm cho chứng ợ nóng tăng lên đáng kể, do có quá nhiều chất béo, dầu mỡ trong món ăn này.

Trái cây họ cam quýt

Cam và bưởi là nguồn cung cấp vitamin C và các chất dinh dưỡng quan trọng khác trong suốt thời gian bầu bí.  Nhưng thật không may, các loại trái cây có tính axit cao này cũng là tác nhân kích hoạt chứng ợ nóng ở nhiều bà mẹ tương lai. Do đó, nếu đang gặp rắc rối vì ợ nóng, hãy thay cam, chanh, bưởi hay quýt bằng các loại trái cây khác dồi dào vitamin C và dưỡng chất nhưng ít có tính axit như quả mâm xôi hay dâu tây.

Socola

Socola có chứa theobromine, một hợp chất tự nhiên làm giãn các van cơ bắp ngăn dạ dày và thực quản, khiến axit dễ trào ngược lại thực quản. Ngoài ra, socola cũng là một nguồn cung caffeine gây kích thích dạ dày. Hai tác nhân này dẫn đến việc nếu ăn quá nhiều socola, bà bầu sẽ có nguy cơ phải đối diện với chứng ợ nóng nhiều hơn bình thường. Do đó, chỉ nên ăn 1 lượng socola nhỏ, hoặc chuyển qua ăn socola làm từ cây carob, một loại socola không có chất caffeine và theobromine.

Trà bạc hà

Món ngon không nên ăn 3 tháng cuối - 3
Nên thay thế trà bạc hà bằng các loại trà hoa cúc hay trà thảo mộc để giảm triệu chứng ợ nóng khi bầu bí. (hình minh họa)

Từ lâu, trà bạc hà được xem là loại thức uống hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu, nhưng theo một số chuyên gia về dinh dưỡng, bạc hà có thể kích thích chứng trào ngược dạ dày ở những người hay bị khó tiêu do thiếu cân bằng axit.  Vì vậy, nên thay thế 1 tách trà bạc hà bằng trà hoa cúc, hay trà thảo mộc vừa giúp giảm viêm vừa kích thích chất nhầy trên bề mặt của đường tiêu hóa, đẩy nhanh tiến độ tiêu hóa thức ăn, từ đó giảm ợ nóng khá hiệu quả.

Trà và cà phê

Cà phê, trà và các thức uống chứa caffein khác (bao gồm cả socola nóng) gây nên chứng khó tiêu, ngay cả với cà phê không caffein vẫn có thể làm tình trạng ợ nóng ở bà bầu nặng thêm. Chưa kể, dùng nhiều cà phê, trà hay các thức uống chứa caffein hoàn toàn không tốt cho thai nhi, do chúng là 1 trong những tác nhân gây nên tình trạng sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc sẩy thai. Vì sức khỏe của cả mẹ và bé, bà bầu nên tránh dùng các loại thức uống này trong suốt thai kỳ, nếu quá “ghiền” cà phê, bạn hãy chuyển qua dùng 1 tách cà phê sữa nhỏ để giảm bớt lượng caffein trong món uống dễ gây nghiện này.

Nước có gas

Soda, cola, nước ngọt hay bất kỳ một sản phẩm uống nào có chứa gas đều có thể làm cho chứng ợ nóng của bạn thêm trầm trọng. Caffein, cộng với những sủi bọt nhỏ trong những loại nước này là nguyên nhân khiến dạ dày phình lên, kích hoạt sản xuất axit dạ dày nhiều hơn. Để hạn chế việc dung nạp các loại thức uống này, mẹ bầu nên chọn mua loại nước có gas đóng trong hộp vừa thay vì một chai lớn, và uống từng ngụm nhỏ để tránh gây kích ứng thực quản.

Hành tây

Món ngon không nên ăn 3 tháng cuối - 4
Hành tây tốt cho sức đề kháng của thai phụ nhưng lại là tác nhân làm gia tăng chứng ợ nóng hành hạ bà bầu.(hình minh họa)

Hành tây và các loại hành mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe bà mẹ và thai nhi như có thể giúp giải độc cơ thể, tăng sức đề kháng, tăng hàm lượng cholesterol tốt, ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ, giàu axit folic, vitamin B, C, K, crom, biotin v.v…. Tuy nhiên, hành tây lại là tác nhân làm cho chứng ợ nóng của thai phụ thêm trầm trọng, do đây là loại thực phẩm có tính axit gây khó tiêu, đầy hơi, tạo cơ hội cho thức ăn chưa tiêu hóa trào ngược lại thực quản. Tình trạng này sẽ trở nặng hơn khi chị em ăn hành tây trước giờ đi ngủ, vì vậy chỉ nên chọn các món có hành tây trong bữa ăn sáng và trưa để giảm cơ hội cho chứng ợ nóng hành hạ bạn.

Các sản phẩm chế biến từ sữa

Uống 1 ly sữa nóng trước giờ đi ngủ có thể giúp trung hòa axit trong dạ dày, giảm thiểu chứng ợ nóng, nhưng nếu dùng quá nhiều sữa nguyên kem và các chế phẩm từ sữa như phô mai, kem, sữa trứng chứa lastose (axit lactic) và chất béo … có thể gây nên chứng khó tiêu cho bà bầu. Nhằm hấp thu tốt canxi và các dưỡng chất từ sữa, thai phụ chỉ nên uống từ 2 - 3 ly mỗi ngày, và có thể thay thế bằng sữa đậu nành hay sữa gạo bổ sung canxi để hạn chế tình trạng ợ nóng.



Những món ăn vặt tốt cho bà bầu
Bà bầu ăn ngải cứu
Bà bầu có nên ăn ngô?
Các loại trái cây bà bầu không nên ăn
Bà bầu ăn hải sản không lo thiếu chất


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý