Bà bầu ăn cá chép để con thông minh xinh đẹp

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bà bầu ăn cá chép để con thông minh xinh đẹp

19/04/2015 12:20 PM
716

Cháo cá chép với đầy đủ dưỡng chất rất có lợi cho mẹ bầu. Bà bầu nên ăn cá chép để con khỏe mạnh và thông minh.

 ĂN CHÁO CÁ CHÉP ĐỂ CON XINH ĐẸP VÀ THÔNG MINH


Từ xa xưa, hầu như mẹ bầu nào cũng được khuyên nên ăn cháo cá chép. Có lẽ vì vậy mà ít ai bỏ qua món ăn giàu dưỡng chất này trong chế độ ăn khi bầu bí. Tuy nhiên, giàu dưỡng chất đến đâu thì không phải mẹ nào cũng hiểu rõ.

Công dụng của cá chép

Người xưa thường ca ngợi cá chép là loại “thực phẩm thượng hạng”. Cá chép tuy nhiều xương, không mềm nhưng đổi lại thịt rất ngon và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng.

Trong thịt cá chép có chứa nhiều dưỡng chất như axit lutamic, glycine, chất béo, arginine. Hàm lượng protein trong thịt cá chép có sự khác nhau tùy theo mùa và sự thay đổi của thời tiết. Vào mùa hè, hàm lượng protein phong phú nhất; vào mùa đông, hàm lượng protein và acid amin trong cá chép giảm một chút, riêng hai loại glycine, arginine đều không thay đổi.

Sách y học ghi lại công dụng của cá chép: “Cá chép chủ trị an thai. Khi thai động, khi người mẹ mang thai bị phù, nên ăn canh cá chép”. Ngoài ra, cá chép còn rất có lợi cho người ăn uống kém, ăn uống không tiêu, người cao tuổi suy nhược, đau lưng, nhức mỏi tay chân. Đối với riêng mẹ bầu và sản phụ, cá chép giúp an thai, thông sữa.

Dân gian còn truyền miệng nhau rằng, cá chép không chỉ giúp bồi bổ cho mẹ bầu, mà còn giúp trẻ khi sinh ra sẽ thông minh, da trắng, môi đỏ.

Với rất nhiều công dụng tuyệt vời đó, vậy tại sao bạn không bổ sung ngay các món với cá chép vào thực đơn hàng tuần nhỉ?

Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với các mẹ bầu một số món ngon với cá chép:

Cháo cá chép

Ăn cháo cá chép để môi con đỏ - 1
Cháo cá chép là món ăn phổ biến với mẹ bầu. (ảnh minh họa)

Là món ăn phổ biến nhất với mẹ bầu. Kinh nghiệm dân gian cho rằng cá chép phải nấu nguyên con, thậm chí phải để nguyên cả mật thì mới tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên làm cá sạch sẽ trước khi chế biến nhé. Việc làm này sẽ không hề làm mất dưỡng chất trong thịt của cá chép.

Chuẩn bị:  (Cho 3 - 4 phần ăn)

- 1 con cá chép còn sống khoảng 0,5kg
- Gạo tẻ 1/3 bát ăn cơm.
- 1 nắm gạo nếp
- Gia vị
- 2 củ hành khô
- Lá ngải cứu
- Rau mùi ta, thì là

Chế biến:

- Cá chép bỏ ruột, đánh vẩy và rửa sạch đặc biệt khu vực mang cá.

- Luộc cá đến khi nước sôi, hớt bọt cho trong nước, hạ lửa cho liu riu khoảng 40’ cho cá chín đều thì vớt ra, gỡ lấy thịt cá.

- Nước luộc cá để lắng, gạn lấy nước trong, đun sôi cho ít gia vị rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chú ý nước sôi cho gạo vào đợi nước sôi lại thì hạ lửa nhỏ. Hầm gạo khoảng 1 giờ là chín.

Sau khi sơ chế, để có món cháo cá chép ngon, phù hợp với khẩu vị của mỗi người, có 2 cách như sau:

Cách 1: Đối với những người ăn được đồ tanh (tức là không nghén): Cháo chín thả phần thịt cá đã gỡ sạch xương răm vào nồi cháo, đảo đều, nêm nếm gia vị rồi thả rau ngải vào cho lá ngải chín thì có thể ăn được.

Cách 2: Đối với các bà mẹ đang nghén (nghén thì hay sợ mùi tanh): 2 củ hành khô bằm nhỏ, cho dầu ăn vào chảo đợi cho sôi phi thơm hành lên xào thịt cá cho săn, trong lúc xào nhớ nêm ít gia vị. Sau đó trút vào nồi cháo đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Rau mùi và thì là thái nhỏ, khi nào ăn rắc vào cháo cá.

Cá chép xốt cà chua

Ăn cháo cá chép để môi con đỏ - 2
Các mẹ có thể đổi món với cá chép xốt cà chua. (ảnh minh họa)

Nếu mẹ nào không ăn được cháo cá chép hoặc không có thời gian để nấu cháo, các mẹ có thể chế biến món cá chép xốt cà chua rất đơn giản.

Chuẩn bị:

- Cá chép 1 con
- Cà chua
- Hành lá
- Tỏi băm, gừng băm
- Gia vị
- Dầu ăn

Thực hiện:

- Cá chép bỏ ruột, đánh vẩy và rửa sạch. Dùng dao khía những đường dọc thân cá, mỗi đường cách nhau khoảng 2cm. Cho ra tô, ướp với một chút gia vị trong khoảng 20phút.

- Cho dầu ăn vào chảo sâu lòng. Đun dầu nóng già, cho cá vào chiên vàng. Để ra giấy thấm bớt dầu. Cho ra đĩa.

- Cho 1 ít dầu vào nồi. Cho gừng, tỏi băm nhỏ vào xào thơm. Cho thêm dấm, đường, cà chua, muối và 40ml nước, khuấy đều, nếm vừa.

- Nêm nếm thành sốt chua ngọt vừa miệng. Rắc hành lá thái nhỏ.

- Đổ nước sốt lên mình cá. Thưởng thức khi nóng là ngon nhất.

Chúc các mẹ ngon miệng với món ăn từ cá chép!
 

MÁCH BÀ BẦU ĂN HẢI SẢN ĐÚNG CÁCH


Hải sản là nguồn dưỡng chất cực tốt cho bà bầu nhưng có một số yếu tố quan trọng khi ăn bạn cần đặc biệt chú ý.

Hải sản bao gồm cá, tôm, cua, sò… cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi như protein, ít chất béo bão hòa và rất giàu axit omega-3 tốt cho sức khỏe. Khi bạn mang thai, hải sản là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày nhưng có một số yếu tố quan trọng khi ăn thai phụ cần đặc biệt chú ý.

Lợi ích


Chất béo omega 3 dồi dào trong đồ ăn biển cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên tạp chí Y học Anh phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai ăn cá trong tam cá nguyệt thứ nhất giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân. Các nghiên cứu khác cũng cho ra kết quả, omega 3 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Và một báo cáo khác năm 2007 tại Lancet – một tạp chí y tế danh tiếng – cũng cho biết, bà bầu ăn nhiều cá giúp tăng khả năng thông minh ở  trẻ. Thậm chí nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu thai phụ không bổ sung đồ ăn biển trong quá trình mang thai, có thể làm chậm quá trình phát triển trí não của thai nhi.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340 gram hải sản nấu chín mỗi tuần. Chú ý rằng cá phải được nấu chín trên 100 độ C và phải được vệ sinh diệt khuẩn trước khi chế biến. Các loại dầu cá như: cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá trích rất giàu axit béo omega-3. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn cá ngừ đóng hộp vì những lo ngại về hàm lượng thủy ngân cao. Những loại hải sản khác bà bầu nên bổ sung là tôm, cá nước ngọt, cua, ốc…

Mách bà bầu ăn hải sản đúng cách - 1
Hải sản cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi cho bà bầu. (ảnh minh họa)

Những điều cần tránh

Bà bầu cần tuyệt đối tránh với những đồ ăn biển sống, tái chín vì trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm salmonella, toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe. Thực phẩm để đông lạnh rồi nấu chín sẽ tiêu diệt các loại ký sinh trùng và an toàn cho việc sử dụng.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai và đang cho con bú nên hạn chế các loại cá như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân rất cao – đặc biệt gây tổn thương cho trẻ em đang còn bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về thủy ngân trong hải sản


Thủy ngân là một kim loại (dạng chất lỏng) có mặt tự nhiên trong môi trường gây ô nhiễm không khí của chúng ta. Một lượng thủy ngân nhỏ trong ao, hồ, suối, biển tích tụ lại trong nước biến thành methylmercury – một chất độc hấp thụ dần dần vào các loại động thực vật sống dưới nước. Hầu hết các loại hải sản đều có chứa thủy ngân nhưng chỉ khác mức độ ít nhiều. Những loại cá chứa nhiều nồng độ thủy ngân bao gồm: cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát, cá ngừ đóng hộp.

Methylmercury có thể gây hại cho thai nhi và trẻ sơ sinh đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần chú ý cẩn thận khi ăn hải sản. Thủy ngân cũng có thể tích tụ trong cơ thể con người vì vậy trước khi mang thai 3 tháng, bạn không nên sử dụng những loại cá chứa nồng độ thủy ngân cao nói trên.

Mách bà bầu ăn hải sản đúng cách - 2
...nhưng phải cẩn trọng với những đồ biển chứa
hàm lượng thủy ngân cao. (Ảnh minh họa)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu ăn phải cá nhiễm thủy ngân cao?

Khi bạn ăn phải cá nhiễm thủy ngân cao, methylmercury sẽ đi tới nhau thai làm suy giảm khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi. Thậm chí kỹ năng nhận thức như trí nhớ và mức độ tập trung, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và khả năng nhìn cũng bị ảnh hưởng. Những phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ khi hấp thu lượng methylmercury lớn đều nguy hiểm hơn người bình thường.

Bà bầu nên ăn hải sản như thế nào?

- Bà bầu nên ăn nhiều loại hải sản khác nhau như tôm, cua, cá… và thay đổi liên tục trong tuần.

- Một tuần nên ăn khoảng 340 gram hải sản.

- Những loại cá giàu omega 3 và ít thủy ngân bao gồm: cá, tôm nước ngọt, cá hồi, các mòi, cá trích…

- Phải chế biến và nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng.


BÀ BẦU KHÔNG NÊN ĂN QUẢ GÌ?


Một số loại trái cây phụ nữ mang thai ăn vào có thể bị tăng nhiệt bào thai, gây co bóp tử cung, thậm chí có thể gây khuyết tật bào thai hoặc sẩy thai.

Quả táo mèo

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học, quả táo mèo làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non ở thai phụ.

Quả nhãn

Theo đông y, quả nhãn tính ôn, vị ngọt, rất dễ trợ hỏa bởi vậy sẽ có hại cho thai phụ, gây tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, làm cho vị khí ngược lên, dẫn đến nôn mửa.

Ăn quả nhãn hoặc long nhãn trong một thời gian dài sẽ hại đến âm, xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết, dấu hiệu của sẩy thai, sinh non.

Khoai tây

Củ khoai tây, nhất là khoai tây đã mọc mầm xanh có chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật, ăn 44,2g - 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng.

Bà bầu không nên ăn quả gì? - 1

Táo mèo dễ gây sẩy thai

Rau chân vịt

Rau chân vịt làm cản trở hấp thu chất sắt dẫn đến thiếu máu. Nguyên nhân, do rau chân vịt có nhiều axít làm cho chất sắt của nó không được ruột non hấp thu, thậm chí còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Ăn rau chân vịt càng nhiều càng gây trở ngại cho việc thu chất sắt, khiến tình trạng thiếu máu nặng thêm.

Lạc

Ăn lạc trong thời ký thai nghén làm  tăng các loại bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai. Ăn lạc trong thời gian mang thai còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng cho trẻ nhỏ sau này.

Quả đào

Quả đào có vị ngọt, tính nóng cho nên, nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.

Bà bầu không nên ăn quả gì? - 2

Ăn nhãn nhiều dễ sinh non

Đu đủ xanh

 Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc hường chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là sẽ gây sẩy thai.

Gừng, ớt

Gừng ớt gây nóng trong nên dễ gây hiện tượng táo bón. Hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục. Vì thế thai phụ dùng lâu không có lợi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén có thể dùng gừng nhưng không được quá 4 ngày.

Bên cạnh đó, một số loại trái cây rất tốt cho thai phụ đó là:

Quả táo chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: axit maclic, tannin… ăn nhiều táo có thể tăng cường sức đề kháng cho thai nhi mặt khác còn giúp bà bầu giữ dáng người tránh thừa cân, béo phì.

Bà bầu không nên ăn quả gì? - 3

Dưa tốt cho thai phụ


Quả lựu, đặc biệt là nước ép quả lựu rất tốt cho thai phụ và sự phát triển trí não của thai nhi, giúp đứa trẻ sinh ra giảm nguy cơ bị tổn thương ở não do là quả lựu chứa hàm lượng cao polyphenol có khả năng chống lão hóa và bảo vệ thần kinh. Tuy nhiên, phụ nữ thiếu máu nên hạn chế ăn quả lựu.

Quả bơ rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, bà bầu ăn nhiều quả bơ trong 3 tháng đầu sẽ sinh con thông minh hơn.

Các loại như dứa, chuối, vải rất tốt nhưng lưu ý với những thai phụ mắc bệnh tiểu đường và thừa cân vì những loại quả này có hàm lượng đường cao.

Dưa hấu giúp lợi tiểu nhưng nếu ăn quá nhiều lại dễ dàng bị mất nước do cơ thể bài tiết quá nhanh và nhiều lượng nước ra ngoài.



Bà bầu nên ăn gì để tốt cho em bé
Bà bầu ăn gì để bé thông minh
Bà bầu ăn trứng ngỗng
Mách bà bầu ăn hải sản đúng cách
Những món ăn vặt tốt cho bà bầu


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý