Bà bầu ăn cháo lươn có tốt không?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bà bầu ăn cháo lươn có tốt không?

19/04/2015 12:20 PM
7,556

Món cháo lươn rất ngon, dễ làm không chỉ bổ dưỡng cho bà bầu mà còn giúp thai nhi thông minh, phát triển tốt hơn.



MỘT SỐ MÓN CHÁO NGON BỔ DƯỠNG CHO BÀ BẦU

 

Cháo lươn

Có tác dụng mát cho cơ thể, tránh chảy máu cam

Nguyên liệu:

- 300g lươn tươi sống
- 1/3 bát gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp
- Nước dùng (nước hầm xương, nước luộc gà)
- Gia vị, hạt nêm
- Hành khô 3 củ
- Mùi ta, thì là, rau răm

Chế biến:

- Lươn không được mổ mà chỉ rửa sạch nhớt, luộc chín, gỡ lấy thịt và cục máu trong bụng lươn (cục máu này là thứ bổ nhất của con lươn), phi thơm hành khô bằm nhỏ rồi xào thịt lươn, nêm ít gia vị.

- Xương lươn giã nát lọc lấy nước, hòa cùng nước luộc lươn, nước dùng, thêm gia vị để nấu cháo (cách nấu cháo gạo như nấu cháo cá chép).

Mách bà bầu một số món cháo ngon, bổ dưỡng - 2
Bà bầu nên ăn thường xuyên các món cháo bổ dưỡng. (Ảnh minh họa)

- Cháo chín thả thịt lươn xào thơm vào trộn đều

- Rau thơm thái nhỏ, lúc ăn rắc vào cháo.

Cháo cá chép

Món ăn này rất phổ biến với bà bầu vì nó giúp an thai và làm da dẻ thai nhi hồng hào hơn.

Nguyên liệu:

- 1 con cá chép còn sống khoảng 0,5kg
- Gạo tẻ 1/3 bát ăn cơm.
- 1 nắm gạo nếp
- Gia vị, mì chính, hạt nêm
- 4 củ hành khô
- Lá ngải tươi
- Rau mùi ta, thì là

Chế biến:

- Cá chép rửa sơ qua (không được rửa hết nhớt của cá), không được mổ tránh làm mất máu cá (máu cá chép rất bổ cho bà bầu), rửa sạch khu vực mang cá.

- Luộc cá đến khi nước sôi, hớt bọt cho trong nước, hạ lửa cho liu riu khoảng 40’ cho cá chín đều thì vớt ra, gỡ lấy thịt cá, bóp nhuyễn.

Mách bà bầu một số món cháo ngon, bổ dưỡng - 1
Cháo cá chép rất tốt cho thai phụ. (Ảnh minh họa)

- Nước luộc cá để lắng, gạn lấy nước trong, đun sôi cho ít gia vị rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chú ý nước sôi cho gạo vào đợi nước sôi lại thì hạ lửa nấc bé nhất, không được ngoáy thì cháo sẽ tự chín mà không bị khê. Hầm gạo khoảng 1 giờ là chín.

Sau khi sơ chế các nguyên liệu trên, để có món cháo cá chép thành phẩm chúng ta có 2 cách như sau:

Cách 1: Đối với những người ăn được đồ tanh (tức là không nghén): Cháo chín ta thả phần thịt cá đã gỡ sạch xương răm vào nồi cháo, đảo đều, nêm nếm gia vị rồi thả rau ngải vào cho lá ngải chín thì có thể ăn được.

Cách 2: Đối với các bà mẹ đang nghén (mà nghén thì hay sợ mùi tanh): 4 củ hành khô ta bằm nhỏ, cho dầu ăn vào chảo đợi cho sôi phi thơm hành lên xào thịt cá cho săn, trong lúc xào nhớ nêm ít gia vị. Sau đó trút vào nồi cháo đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Rau mùi và thì là thái nhỏ, khi nào ăn rắc vào cháo cá.

Cháo thập cẩm

Loại cháo này là nguồn dinh dưỡng phong phú. Táo tàu chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin C và protein… được gọi là vitamin thiên nhiên. Nho khô có công dụng bổ khí, bổ máu, mạnh gân cốt, an thai. Hạt đào là thực phẩm bổ não, có lợi cho trí óc, hạt kê chứa nhiều vitamin B2. Thai phụ ở thời kỳ đầu ăn loại cháo này có thể thu được chất dinh dưỡng hợp lý và toàn diện, có lợi cho sự phát triển các cơ quan của thai nhi.

Nguyên liệu:

- 200g hạt kê
- 100g gạo
- 50g đậu xanh
- 50g đậu phộng
- 50g táo tàu
- 50g hạt đào
- 50g nho khô
- Một lượng đường đỏ thích hợp.

Cách chế biến:

- Kê, gạo, đậu xanh, đậu phộng, táo tàu, hạt đào, nho khô vo, rửa sạch.

- Đậu xanh cho vào nồi, thêm một ít nước, nấu mềm; sau đó tiếp tục cho thêm nước sôi vào.

- Cho kê, gạo, đậu phộng, táo tàu, hạt đào, nho khô vào, thêm đường đỏ, trộn đều, nấu đến khi chín mềm là ăn được.


NHỮNG CHÚ Ý ĐỂ AN TOÀN KHI ĂN LƯƠN

 

Lươn thuộc một họ cá mang liền, sống ở nước ngọt vùng nhiệt đới, tương tự cá chình. Ở nước ta, thịt lươn quá quen thuộc từ nông thôn lên thành thị. Lươn được chế biến đến vài chục món ăn, món nhậu và cả thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng thịt lươn cần lưu ý.


Về dinh dưỡng, dược lý:

So với các thủy sản nước ngọt khác thì thịt lươn có giá trị dinh dưỡng khá cao:

Theo bảng thành phần thức ăn của Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong 100g thịt lươn có: 18,7g chất đạm, 0,9g chất béo, 150mg phospho, 39mg canxi, 1,6mg sắt, vitamin A, D và các vitamin B1, B2, B6, PP ...

Theo đông y, thịt lươn tính cam ôn, bổ kinh tỳ vị. Công năng chủ trị: bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện gân cốt... Người Nhật tôn vinh lươn đến mức gọi lươn là “sâm dưới nước”, vì thịt lươn có nhiều vitamin A, đến 5.000UI/100g lươn so với 40UI/100g thịt bò; thịt lươn cũng có nhiều DHA nên thường được dùng để chế biến món ăn cho các võ sĩ sumo, quyền anh.

Về an toàn thực phẩm:

Lươn thường chui rúc dưới ao bùn, sình lầy, nước đục... Vì sống trong môi trường bẩn như thế, lại thêm thói ăn tạp, nên hệ tiêu hóa và chính cả thịt lươn có thể nhiễm vi trùng và ký sinh trùng...Theo nghiên cứu của GS Trần Vinh Hiển, cố vấn khoa học Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, trên cả lươn nuôi và lươn hoang dã tỉ lệ nhiễm ấu trùng Gnathostoma spingerum từ 0,8-29,6%, mùa khô tỉ lệ thấp và tăng dần trong mùa mưa.

Ba đặc điểm cần lưu ý về ký sinh trùng này: một là khi ở trong con lươn nó chỉ lớn chừng 1mm, nhưng khi vào cơ thể người nó phát triển 5-7mm; hai là khi vào cơ thể người ký sinh trùng này di chuyển lung tung, có thể ký sinh ở da, hạch, mắt...và cả trong não bộ; ba là ấu trùng Gnathostoma spingerum sống rất dai, chịu đựng được nhiệt độ cao. Giáo sư Trần Thị Kim Dung, bộ môn ký sinh trùng Đại học Y dược TP.HCM, cũng cảnh báo tình trạng nhiễm ấu trùng Gnathostoma spingerum khá cao ở người có thói quen ăn thức ăn chưa nấu chín kỹ như lươn xào tái, lươn gỏi...

Cũng cần lưu ý, vì thịt lươn có nhiều chất đạm, đặc biệt có axit amin histidine - là một axit amin “tối cần thiết” cho trẻ em; bình thường histidine rất tốt cho cơ thể, nhưng khi con lươn chết, axit amin này biến đổi thành chất histamine, một chất độc gây ra dị ứng miễn dịch có hại cho con người.

Tóm lại, lươn là thực phẩm rất tốt, rất bổ cho cơ thể. Nhưng theo GS.TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, khi chế biến cần lưu ý hai điều: một là phải đun nấu thật chín để loại trừ hẳn các ký sinh trùng “kháng nhiệt” vốn khá nhiều trong thịt lươn và hai là không dùng thịt lươn đã chết hay ươn.

NHỮNG LỢI ÍCH SỨC KHỎE TỪ THỊT LƯƠN

Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo.

Ngoài ra, thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci. So với các loại như hến, tôm đồng, cua đồng, thịt lươn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Vì thế, thịt lươn luôn được chọn lựa là thức ăn bồi bổ cho người bệnh, người già và trẻ nhỏ.

Những lợi ích sức khỏe từ thịt lươn

Thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci.

Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp, có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lị, đau nhức xương sống, trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ.

Tuy nhiên, thai phụ không nên ăn thịt lươn. Với đặc tính bổ dưỡng và sinh khí huyết, máu lươn có tác dụng tăng cường dương khí, giúp lưu thông máu huyết, trị được chứng khô miệng, đau nhức trong tai và tăng cường khả năng tình dục.

- Chữa bệnh tiêu chảy: Nếu phân có đờm, nhớt và máu: nướng một con lươn nước ngọt sau khi bỏ phần gan và tạng phủ. Sau đó, rang với 10g đường vàng để tán thành bột. Uống bột với nước ấm ngày từ 3 đến 4 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 muỗng cà phê.

- Chữa bệnh phong thấp: Nên ăn lươn hầm (um) chung với rau ngổ và sả.

- Chữa bệnh trĩ: Ăn thịt lươn nước ngọt hoặc lươn biển để giúp cầm máu và trị búi trĩ. Khi nấu lươn nên dùng nồi bằng đất để giảm bớt mùi tanh của lươn. Mổ lươn theo cách cổ truyền là không dùng dao mà dùng cật tre vót mỏng để tránh sự tương khắc giữa máu lươn và kim loại có thể gây tanh.

- Chữa chứng bất lực: Hầm lươn chung với hạt sen, hà thủ ô, nấm mèo hoặc nấm linh chi. Có thể cho thêm lá lốt.

- Chữa chứng suy nhược: Trường hợp bị suy nhược do lạm dụng tình dục, hãy nấu lươn biển chung với rượu chát cho đến khi cạn. Sau đó, nướng lươn đã nấu chín cả da lẫn xương, cuối cùng tán thành bột. Uống mỗi ngày từ 7 đến 10g chung với rượu tùy theo tình trạng suy nhược.

Những món ăn bổ dưỡng từ thịt lươn

- Ở Nam bộ, có nhiều cách chế biến lươn như xào lăn, xé phay, nấu lẩu... Nam bộ là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều chim trời cá nước. Trong bữa ăn hàng ngày của người dân Nam bộ có nhiều món ăn được chế biến từ lươn, rùa, rắn...

Món nào cũng ngon, nhưng đáng nhớ nhất là món gỏi lươn bắp chuối hột. Nhìn đĩa gỏi lươn thật hấp dẫn, có mùi thơm của đậu phộng rang, mùi nồng của rau thơm, vài cọng ớt màu đỏ cắt sợi chỉ.

- Món gỏi lươn, bắp chuối hột có vị chua, ngọt dịu, thơm mùi rau răm, thịt lươn vàng thơm là món dân dã khó quên. Món này nếu có thêm bánh tráng mè để xúc ăn càng thêm tuyệt.

Cháo lươn nấu với đậu xanh vừa ngon lại vừa bổ dưỡng, ăn vào lại mát da mát thịt, tinh thần sảng khoái, tăng cường sinh lực. Miền Nam vào khoảng tháng ba, tháng tư khí hậu nóng bức ăn món cháo lươn vừa ngon vừa mát càng tốt cho sức khỏe. Còn tại miền Bắc, món ăn nổi tiếng nhất có lẽ là miến lươn.

Cần biết khi ăn thịt lươn

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia: "Trong thịt lươn có một loại ấu trùng ký sinh sống rất dai và chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu chỉ xào qua trên lửa, những ấu trùng này sẽ còn sống và theo đường ăn uống đi vào ruột. Tuy nhiên, ăn thịt lươn như thế nào để cơ thể hấp thu hết thành phần dinh dưỡng?


Tốt nhất, nên chế biến bằng cách nấu chín, ninh nhừ hoặc hấp cách thủy... bảo đảm sao cho thịt lươn khi được dọn lên mâm đã được nấu chín kỹ.

Người tiêu dùng cũng lưu ý khi mua lươn ngoài chợ tuyệt đối không được mua lươn đã chết hoặc ươn về chế biến. Trong thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất Histidine tốt cho cơ thể, nhưng khi lươn chết, hợp chất này bị ô nhiễm bởi vi khuẩn và có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine.

Bình thường, cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này, nhưng nếu hàm lượng cao hoặc cơ thể yếu, mới bệnh xong hoặc trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao".



Bà bầu ăn gì để bé thông minh
Mẹo chữa ho cho bà bầu
Sữa bột cho bà bầu
Chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu an toàn nhất

Những món ăn vặt tốt cho bà bầu


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Óc gà vịt cho trẻ em ăn được không
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý