Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 -6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.
DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU TRONG 3 THÁNG ĐẦU
Theo bác sĩ chuyên khoa I Phan Thị Hiền Thu, quá trình mang thai là thời gian hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách của người phụ nữ. Thai phụ có “đặc quyền” được đòi hỏi bất cứ đồ ăn, thức uống gì và vào bất cứ thời điểm nào (kể cả nửa đêm) mà người nhà vẫn phải chiều vì “chứng ăn dở” của bà bầu.
Ảnh minh họa: Socola. |
Tuy nhiên, lời khuyên cho chị em là nên tạm hoãn những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ, vì ăn vào ngon miệng một người mà tới hai người “khổ”. Có trường hợp mẹ không muốn ăn nhưng cũng phải cố ăn để cho bé yêu trong bụng có đầy đủ dưỡng chất. Đôi khi các bà mẹ cũng biết những gì là tốt, cần cho con nhưng vì ốm nghén hay “nuông chiều” bản thân trong giai đoạn mang thai vất vả nên chỉ ăn những gì mình thích.
Bên cạnh đó, thai phụ nên cân nhắc và lựa chọn thực phẩm xanh, sạch, tốt cho bé cũng như cho mẹ cùng quá trình chuyển dạ. Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai sẽ là món quà tốt nhất cho bé con sắp chào đời.
3 tháng đầu thai kỳ thường là giai đoạn khá khó khăn với những phụ nữ lần đầu mang thai vì có thể bị nghén, ăn không được, ói… Trong khi đó dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể bé chưa nhiều. Trong giai đoạn này, khi ăn uống mẹ chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5-6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén. Có thể bổ sung thêm thuốc bổ (sắt, acid folic, B12)
Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…
Thai phụ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ.
Sau 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ mới hết buồn nôn, ăn ngon miệng, thèm ăn vặt. Đây là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Vì thế cơ thể mẹ cần thêm năng lượng, song không phải chỉ ăn nhiều hơn về số lượng, mà nên chú trọng những chất dinh dưỡng cần thiết như:
- Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).
- Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.
- Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.
- Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim...
- Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.
- Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…
CÁCH CHĂM SÓC MẸ BẦU 3 THÁNG ĐẦU
Khi bạn biết mình chắc chắn đang mang bầu là vào khoảng tuần thứ 5-6 của thai kỳ (sau khi đã đi khám bac sĩ chuyên khoa sản). Sau những giây phút hạnh phúc trào dâng, bạn phải lên kế hoạch kỹ lưỡng cho việc ăn uống và chăm sóc sức khỏe đấy. Ba tháng đầu, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý đến chuyện ăn uống, vận động để tránh bị động thai, sảy thai. Cón rất nhiều kiến thức cần quan tâm trong 3 tháng đầu này, chị em lưu ý nhé!
Có gì đang diễn ra?
3 tháng đầu được quy định là từ tuần thứ 1-12 của thai kỳ. Các mẹ cần lưu ý rằng thời kỳ mang thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, điều này có nghĩa là khi đi khám thai, bé của bạn được kết luận là 4 tuần thì thực chất bé mới chỉ được 2 tuần tuổi thôi. 3 tháng đầu là cuộc hành trình tăng trưởng tuyệt vời của thai nhi.
Sau khi thụ thai, trứng thụ tinh sẽ làm tổ ở tử cung của bạn. Một tế bào đơn lẻ sẽ nhanh chóng nhân lên thành nhiều tế bào chuyên biệt và cho đến tuần thứ 6 của thai kỳ, phôi thai đã có kích thước bằng hạt đậu. Từ lúc này, trái tim nhỏ bé đã bắt đầu những nhịp đập đầu tiên.
3 tháng đầu được quy định là từ tuần thứ 1-12 của thai kỳ. (ảnh minh họa)
Những tuần tiếp theo, thai nhi sẽ phát triển rất nhanh chóng và đến tháng thứ 3 thai kỳ, các cơ quan của thai nhi bắt đầu hình thành. Lúc này thai nhi có kích thước bằng khoảng quả táo. Ở tháng thứ 3 thai kỳ, bạn có thể nghe được nhịp tim thai nhi qua ống nghe chuyên dụng.
Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào?
Đây có thể coi là thời điểm mệt mỏi không kém những tháng cuối thai kỳ đâu các mẹ nhé. Bạn sẽ bỗng trở lên lười biếng và chỉ muốn nằm sệp một chỗ để nghỉ ngơi. Điều này là hoàn toàn bình thường các mẹ nhé. Lúc này, cơ thể đang sản xuất máu nhiều hơn để cung cấp đến nhau thai.
Ngoài ra, sự tăng mức độ hormone cũng ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác của bà bầu. Bạn có thể cảm thấy đói bất cứ lúc nào hay mất cảm giác ngon miệng với những món ăn mà mình từng rất yêu thích. Bạn cũng có thể bị đau đầu, chóng mặt hay đơn giản là mệt mỏi hơn rất nhiều. Nhiều mẹ bầu còn bị “dị ứng” với tất cả các mùi lạ. Ngoài ra, khi bầu bí tử cung của chị em sẽ tăng kích thước đáng kể. Điều này sẽ khiến bạn thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu. Các mẹ hãy nhờ rằng tất cả những triệ chứng này là hoàn toàn bình thường, chúng sẽ giảm dần khi bạn bước sang giai đoạn thứ 2.
Khám thai trong 3 tháng đầu
Ngay khi thử que lên hai vạch, các mẹ cần đến bệnh viện hoặc phòng khám sản khoa uy tín để khám thai. Tại lần khám thai này, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử gia đình, tiền sử mắc bệnh của bạn. Cũng trong lần khám này, bác sĩ sẽ cho bạn biết ngày dự sinh dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Bạn cũng có thể được khám them huyết áp, nước tiểu, máu nếu bạn có nguy cơ mắc một số bệnh nào đó. Trong 3 tháng đầu này, bạn cần khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nhé.
Phụ nữ mang thai cần thiết lập một chế độ ăn uống khoa học và
cân bằng dưỡng chất. (ảnh minh họa)
Bì kíp nhỏ cho 3 tháng đầu thật khỏe mạnh
Ba tháng đầu là thời gian vô cùng quan trọng để thai nhi phát triển. Vì vậy, việc đầu tiên bạn cần làm là thiết lập một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng dưỡng chất. Để giảm cảm giác nôn ói, bạn nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Phụ nữ mang thai cũng cần bỏ ngay thuốc lá, rượu, bia và đồ uống có ga.
Tập thể dục cũng là việc làm vô cùng quan trọng trong thai kỳ. Hãy tham khảo bác sĩ trong trường hợp của bạn để chọn được môn thể thao hợp lý nhất.
Ba tháng đầu, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi đấy, vậy hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày. Thông tin tốt lành cho các mẹ là những cảm giác ốm nghén, mệt mỏi hầu như sẽ biến mất sau 3 tháng đầu này. Vì vậy, hãy suy nghĩ lạc quan và giữ sức khỏe thật tốt nhé!
BÍ KÍP TRỊ ỐM NGHÉN HIỆU QUẢ CHO BÀ BẦU 3 THÁNG ĐẦU
Với kinh nghiệm của những mẹ đã từng trải qua ốm nghén và những bài thuốc từ thiên nhiên sau đây, thời kì mang thai của các chị em không còn là nỗi kinh hoàng.
Chúng ta đều biết rằng ốm nghén là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Theo khảo sát của các chuyên gia, có đến 60% phụ nữ mang thai bị ốm nghén. Có người chỉ bị trong 3 tháng đầu nhưng có người ốm nghén suốt thai kỳ. Những triệu chứng phổ biến của ốm nghén là mệt mỏi, nôn ói, buồn nôn, chán ăn, táo bón... Tuy nhiên nếu bị nôn nhiều thì có thể gây khử nước, rối loạn điện giải và gây tổn thương nội tạng… từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và con. Điều này càng khiến các bà mẹ khi mang thai trở nên căng thẳng và mệt mỏi.
Với kinh nghiệm của những mẹ đã từng trải qua ốm nghén và những bài thuốc từ thiên nhiên hy vọng sẽ khiến thời kì mang thai của các chị em không còn là nỗi kinh hoàng.
Chanh thơm mát – giảm nghén hiệu quả
Mẹ cu Tí, đã sinh em bé 1 tháng chia sẻ: “Hồi mang thai, mẹ cu Tí bị ốm nghén liệt vào hạng ghê gớm nhất nhì, đặc biệt là cảm giác buồn nôn mỗi khi ngửi mùi thức ăn hoặc bất cứ mùi gì lạ. Mình tìm ra một cách rất hiệu nghiệm là những lúc như thế hay uống một ly nước chanh loãng hoặc ngửi mùi vỏ chanh. Qủa chanh chính là phương thuốc thần kì của mình trong ba tháng ốm nghén đầu tiên. Khi ăn bất cứ thứ gì, các mẹ cho thêm một chút vị chua của chanh tươi vào sẽ cho cảm giác dễ chịu và làm tan biến sự khó chịu đấy!”.
Đừng bỏ qua gừng
Mẹ của Cu Bin đã 2 tuổi bày cách giảm nghén bằng gừng: “Tôi được các bà, các mẹ ở quê mách rằng gừng có tác dụng giảm ốm nghén hiệu quả vậy là tôi dùng cách này để trị ốm nghén suốt thai kỳ. Tôi thường uống trà gừng mỗi buổi sáng sau ăn hoặc bất cứ lúc nào tôi có cảm giác buồn nôn. Tôi thường đặt một lát gừng tươi vào ly nước mình uống hàng ngày và cho thêm một chút gừng vào các món ăn của mình. Thấy hiệu quả lắm các mẹ nhé!”
Ngửi dầu thơm – lấy độc trị độc
Có lẽ sẽ rất nhiều các bà mẹ lấy làm lạ vì mùi hương chính là một phần nguyên nhân của triệu chứng nghén vậy tại sao lại sử dụng dầu thơm để trị nghén? Theo tác giả cuốn sách Kiểm soát tình trạng nghén vào buổi sáng – bác sĩ Miriam Eric làm việc tại bệnh viện Boston thì đúng là: “Chứng ốm nghén vào buổi sáng có liên quan đến mùi thơm. Lượng estrogen thay đổi sẽ khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các loại mùi. Với phụ nữ mang thai, mức độ estrogen tăng cao càng khiến sự nhạy cảm về mùi hoạt động hết công suất. Tuy vậy, thường thì các loại mùi như mùi rác rưởi, thức ăn hoặc mùi nước hoa quá hắc mới khiến bạn mệt mỏi hơn mà thôi.”
Nếu không thể mở cửa sổ hoặc ít có cơ hội ra ngoài trời, các bà mẹ trong thời kì thai nghén có thể thử ngửi một số hương thơm có nguồn gốc tự nhiên và nên mang theo mình một lọ tinh dầu chanh, hoa hồng và thư giãn ở mọi nơi, mọi lúc.
Bổ sung dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên theo chỉ dẫn
Nếu các triệu chứng nghén nặng kéo dài thì các bà mẹ sẽ mệt mỏi cả ngày kèm theo triệu chứng buồn nôn gia tăng làm cơ thể mất nhiều dưỡng chất. Thậm chí mẹ Nắng mang bầu tháng thứ 8 vẫn chưa hết bàng hoàng và mừng rỡ khi kể lại: “Mình đã không biết phải làm gì với chứng ốm nghén khổ sở của mình cho đến khi mình đến gặp chuyên gia sản phụ và được tư vấn về thảo dược chống ốm nghén. Mình dùng TPCN viên dưỡng thai TW3 đều đặn mỗi ngày. Sau khi nghe chuyên gia tư vấn mình được biết TPCN viên dưỡng thai TW3, nguồn gốc hoàn toàn từ vị dược liệu thiên nhiên như ngải cứu an thai, cầm máu, sát khuẩn, tía tô giúp tiêu hóa, giảm nôn mửa, gai vị ngọt tính mát, tác dụng bình can, mát huyết, an thai, giải độc, lợi tiểu… Còn rất nhiều các thành phần tự nhiên khác nữa nhằm tác dụng giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe, giảm các triệu chứng điển hình của chứng ốm nghén thường gặp. Mình đã tìm hiểu rất kĩ về sản phẩm qua các chia sẻ của các mẹ dùng trước nên yên tâm dùng và thấy thực sự hiệu quả. Nếu cảm thấy ngại khi phải sử dụng nhiều cách kì công, phức tạp thì các mẹ hãy sử dụng viên dưỡng thai TW3 này nhé, sẽ có hiệu quả đấy! Còn một ưu điểm rất lớn của viên dưỡng thai này là giảm nguy cơ sảy thai và động thai giúp mình luôn cảm thấy yên tâm để chăm sóc thai nhi tốt nhất. Các mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại website vienduongthai.com này nhé!”
Mỗi người một cơ địa khác nhau nên tình trạng ốm nghén cũng vì thế mà khác nhau. Với các phương thức và sản phẩm trị nghén có nguồn gốc từ thiên nhiên thì các mẹ hãy luôn an tâm sử dụng để có sức khỏe và dinh dưỡng tốt nhất cho thai nhi trong thời kì mang thai. Các mẹ cũng đừng quên chia sẻ với các bà mẹ khác về các kinh nghiệm của mình. Mỗi một người mẹ đều có những cách đối mặt với cơn nghén khác nhau. Đó có thể là kiến thức truyền miệng, đọc được trên mạng hoặc từ sách, báo… nhưng rất hữu ích nếu các mẹ được trang bị thêm. Chúc các bà bầu có một thời kì mang thai thật sự ý nghĩa và luôn hạnh phúc khi thai nghén và chăm sóc đứa con yêu dấu của mình!
Món ngon hàng ngày cho bà bầu
Món ngon dễ làm cho bà bầu
Tác dụng của quả bơ với bà bầu
Bà bầu ăn trứng ngỗng
Cách trị cảm cúm cực hay cho bà bầu
Chữa bệnh táo bón cho bà bầu an toàn nhanh khỏi
Mẹo chống rạn da cho bà bầu hết âu lo
(ST)