Dinh dưỡng bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ là rất quan trọng vì vào 3 tháng giữa thai kỳ những mệt mỏi và vất vả trong ăn uống sẽ qua đi bởi bạn sẽ không (hoặc ít) chịu tác động của ốm nghén.
DINH DƯỠNG BÀ BẦU TRONG 3 THÁNG GIỮA THAI KỲ
Bà bầu nên ăn gì?
“Mục tiêu” đặt ra cho bạn trong giai đoạn này là phải tăng từ 3-4 kg, đồng thời phải bảo đảm đủ các dưỡng chất, vi chất cần thiết. 4 nhóm thực phẩm cơ bản vẫn tiếp tục được các chuyên gia dinh dưỡng yêu cầu đó là:
- Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
- Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
- Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
- Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.
Dưỡng chất cần thiết cho bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ
Giai đoạn này, cơ thể người mẹ cần khoảng 2550 kcal/ngày, cao hơn mức bình thường 300-350 kcal, bởi vậy các yêu cầu về dinh dưỡng cũng cao hơn:
Tăng khẩu phần ăn so với giai đoạn đầu và giữ tỷ lệ cân đối calo giữa đạm/béo/bột-đường là 14:31:55.
Cung cấp một lượng axit béo cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi
Không nên thiếu rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn
Cung cấp lượng vitamin dồi dào cho cơ thể gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng
Cần uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu
Cố gắng duy trì các bữa ăn đều đặn, khoảng 4 giờ ăn một bữa và tránh bỏ bữa
Thỉnh thoảng có thể ăn đồ ngọt (bánh kẹo, mứt…)
Việc sử dụng thuốc bổ, các viên vitamin là cần thiết, nhưng cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hãy kiểm soát tốc độ tăng cân của cơ thể sao cho hợp lý để tránh những nguy cơ do thừa/thiếu cân gây ra.
Mỗi ngày bà bầu cần uống 1-2 lít nước
Bà bầu cần tránh những gì?
Ăn kiêng: Đây là giai đoạn quan trọng, cần cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và thai nhi, vì vậy tuyệt đối không được ăn kiêng.
Các chất kích thích, các loại nước giải khát công nghiệp tiếp tục được khuyến cáo không sử dụng.
Trong thời gian mang thai bà bầu cần tránh không uống những chất kích thích
Lưu ý tới vấn đề tiểu đường khi các bà bầu tăng khẩu phần ăn, đây là bệnh rất thường gặp do các mẹ không kiểm soát được việc ăn uống.
Tránh ăn quá mặn, giảm bớt các loại gia vị cay.
Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn ngoài đường, tránh các loại thực phẩm được khuyến cáo có nhiều chất bảo quản, thủy ngân…
Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng.
Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch
7 RẮC RỐI MẸ BẦU GẶP PHẢI TRONG 3 THÁNG GIỮA THAI KỲ
3 tháng giữa thai kỳ được coi là khoảng thời gian dễ chịu nhất, tuy nhiên mẹ bầu vẫn phải đối mặt với một số vấn đề rắc rối.
Những rắc rối của quá trình mang thai như táo bón, chóng mặt, nhiễm trùng đường tiểu… có thể sẽ xảy ra đối với một số mẹ bầu ở 3 tháng giữa - là khoảng thời gian từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 26 của thai kỳ.Mệt mỏi
Mặc dù 3 tháng giữa thai kỳ được coi là quãng thời gian dễ chịu nhất trong suốt quá trình mang thai nhưng đôi lúc vẫn khiến bạn mệt mỏi.
Những cơn mệt mỏi ở giai đoạn này thường xuất hiện vào buổi chiều sau một ngày làm việc dài. Nếu ở trên cơ quan, mẹ bầu có thể nghỉ một lát và ăn một chút hoa quả cũng như đứng lên đi lại vài vòng. Còn nếu đang ở nhà, bạn có thể ngủ một giấc ngủ ngắn lúc xế chiều.
Yoga dành cho bà bầu có thể giúp bạn khắc phục mệt mỏi, lại làm chắc khỏe các dây chằng xung quanh xương chậu. Điều này khiến cơn chuyển dạ dễ dàng hơn.
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy không khỏe thì đến gặp bác sĩ là lựa chọn tốt nhất cho mẹ bầu trong trường hợp này.
Khó thở
Đến 3 tháng giữa của thai kỳ, không ít thai phụ gặp trục trặc trong quá trình hô hấp. Họ cảm thấy tự nhiên khó thở, có thể kèm theo các triệu chứng khác như tim đập nhanh, chân tay run rẩy, cơ thể mệt mỏi…
Nguyên nhân của tình trạng khó thở là do trong giai đoạn thai nghén, người mẹ cần nhiều oxy hơn và thở nhanh là một trong những cách để lấy oxy vào cơ thể.
Hormone progesterone tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, kích thích trung tâm điều khiển hô hấp trên não. Kết quả, nhịp thở trở nên khó khăn và gấp gáp hơn. Bên cạnh đó, việc bào thai lớn lên gây sức ép lên lồng ngực và phổi khiến bạn khó thở nhiều hơn.
Tình trạng khó thở và thở gấp khi mang thai phần lớn là bình thường và không gây hại. Mẹ bầu nên tăng cường nghỉ ngơi, khi ngồi thì nên ngồi thẳng và giữ cho vùng lưng được thẳng khi ngồi để phổi có khoảng không dễ dàng khi tiếp nhận oxy.
Ngay cả khi đứng, bạn cũng nên giữ vùng lưng được thẳng. Cong người lại sẽ khiến bạn khó thở hơn. Khi ngủ, có thể kê vài chiếc gối nhỏ ở phần thân trên để tránh áp lực của thai nhi chèn lên phổi.
Vụng về
Khi mang thai, nhiều mẹ bầu thấy sự khéo léo thường ngày của mình dường như bay đi đâu mất. Bụng bầu to lên khiến bạn dễ mất thăng bằng, dẫn tới vấp, ngã. Để khắc phục, mẹ bầu cần tránh đi lại trên sàn trơn, nên đi giày (dép) phù hợp.
Phần lớn các trường hợp lóng ngóng khi mang thai là bình thường, do thay đổi ở thể chất người mẹ. Ngoài ra, hội chứng ống cổ tay có thể gây đau, tê ngón tay cũng làm bạn vụng về hơn thì mẹ bầu cần đi khám sớm.
3 tháng giữa được coi là dễ chịu nhất trong thai kỳ, tuy nhiên mẹ bầu vẫn có thể gặp phải những rắc rối. (Ảnh minh họa)
Đau háng
Những cơn đau nhói, ngắn sẽ xuất hiện ở khu vực này nhưng từ tuần 24 trở đi. Thông thường, cơn đau sẽ mạnh hơn khi đứng hoặc di chuyển. Nó cũng có thể xảy ra khi đi bộ, ho hoặc thay đổi tư thế (như vừa bước ra khỏi ôtô).
Có rất nhiều lý do gây nên những cơn đau bất thường này. Một trong số đó là vì dây chằng và các cơ tử cung đang giãn ra để tạo chỗ cho bào thai phát triển. Nhiều thai phụ thấy đau nhói, thường ở một bên háng.
Đau háng cũng có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu. Điều này phải được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm.
Ngoài ra, đau háng cũng có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung (trứng đã thụ tinh thường làm tổ ở ống dẫn trứng), đặc biệt nếu kéo theo hiện tượng ra máu kéo dài. Hãy đi khám thường xuyên và tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ.
Đau nhức
Đau nhức có thể gia tăng khi thai nhi phát triển. Bạn có thể phải đối mặt với những cơn đau lưng dữ dội. Yoga và tư thế ngồi đúng sẽ giúp bạn hạn chế cơn đau lưng.
Bạn cũng có thể bị phù, khó chịu ở chân và mắt cá chân. Khi ngồi xuống, hãy xoay bàn chân của bạn và tránh ngồi bắt chéo. Ngoài ra, hãy kê chân lên một cái bục khi ngồi.
Chóng mặt
Vào lúc nào đó, bạn sẽ thấy bị chóng mặt nhất là khi nằm ngửa. Điều này là do trọng lượng của thai ép lên các tĩnh mạch mang máu từ phần dưới cơ thể quay lại tim. Nguy hiểm lớn nhất của chóng mặt là làm bạn bị ngất.
Để tránh chóng mặt, nên hạn chế nằm ngửa trong quý II-III. Thay vào đó, hãy nằm nghiêng về bên trái hoặc kê một chiếc gối phía hông khi bạn nằm nghiêng.
Lượng đường trong máu hạ cũng có thể gây nên chóng mặt. Bạn nên duy trì đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn để cân bằng lượng đường trong máu. Nếu thấy hoa mắt, bạn cần ngồi xuống và ăn một chút. Chuối là thức ăn nhanh tuyệt vời vì nó cung cấp năng lượng nhanh; đồng thời, chuối còn giàu kali, giúp giảm sưng phù.
Hãy uống đủ nước vì thiếu nước sẽ làm bạn chóng mặt.
Rạn da
Khi thai nhi lớn lên, thai phụ thấy da bị căng và xuất hiện vết rạn ở ngực và bụng. Bạn đừng quá lo lắng vì rạn da là điều bình thường, có thể mờ dần và mất hẳn sau một thời gian. Cách tốt nhất để phòng tránh và hạn chế rạn da là giữ cho cơ thể không bị mất nước và giữ ẩm cho da bằng một loại kem an toàn.
Táo bón
Nhiều thai phụ bị táo bón trong 3 tháng giữa thai kỳ. Để tránh táo bón, mẹ bầu hãy uống nhiều chất lỏng và dùng các thực phẩm giàu chất xơ. Ngồi nhiều cũng khiến bạn bị táo bón, vì vậy nên di chuyển thường xuyên hơn.
NHỮNG ĐIỀU ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG ĐẾN SỨC KHỎE TRẺ THAI NHI CẦN LƯU Ý
Thai nhi nằm trong bụng mẹ khá an toàn nhưng một số điều nếu bạn không chú ý sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của em bé. Mẹ đã biết điều khiến thai nhi "sợ" nhất là gì chưa?
Tiếng ồnTiếng ồn là một trong những điều khiến thai nhi sợ nhất. Khi được 6 tháng tuổi, thai nhi đã bắt đầu nghe được âm thanh từ thế giới bên ngoài. Nếu môi trường xung quanh có quá nhiều tiếng ồn thì em bé sẽ bị ảnh hưởng. Những tiếng động lớn, đột ngột có thể làm cho em bé sợ hãi. Tiếng ồn về lâu dài sẽ làm cho thai nhi cảm thấy khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của thính giác.
Một nghiên cứu của Hoa Kỳ khảo sát trên trẻ sơ sinh sinh ra tại các gia đình sống ở khu vực gần sân bay đã phát hiện thấy, tỷ lệ dị tật ở trẻ sơ sinh tăng từ 0,8 % cho đến 1,2%. Các triệu chứng chính là biến dạng cột sống, dị tật bụng và dị tật não.
Rất nhiều kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai chịu các tác động của tiếng ồn lớn và thường xuyên thì thai nhi có nhiều nguy cơ mất độ nhạy thính giác trước khi sinh ra. Không chỉ thai nhi phải chịu những ảnh hưởng trực tiếp mà đối với người mẹ, tiêng ồn cũng gây ra không ít khó chịu như tính khí thất thường, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Biện pháp đối phó: Khi mang thai, tốt nhất là thai phụ nên rời khỏi môi trường tiếng ồn, lắng nghe những bản nhạc có tiết tấu chậm cũng như trò chuyện từ tốn và nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
Rượu và thuốc lá
Mẹ bầu uống quá nhiều rượu có thể làm chậm sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, thần kinh bất thường, biến dạng và nguy cơ chậm phát triển trí tuệ. Trong khi đó, thuốc lá cũng có thể gây ra những tác động vô cùng nặng nề như: trẻ sinh ra nhẹ cân, sinh non, thai chết lưu... Do đó, có thể nói, rượu và thuốc lá là kẻ thù nguy hiểm đối với sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Biện pháp đối phó: Trong thai kỳ và gần thời điểm thụ thai, các bà mẹ tương lai không nên uống rượu, hút thuốc và cũng tránh cả hút thuốc thụ động để thai nhi phát triển tốt nhất.
Ảnh minh họa
Lo lắng, trầm cảm
Nhiều thai phụ trong thời gian mang thai thường lo lắng cho sức khỏe của thai nhi, lại chưa kịp thích nghi với vai trò mới... nên dễ nảy sinh tâm lý lo âu dẫn đến trầm cảm. Nếu người mẹ có những rối loạn cảm xúc trong một thời gian dài có thể khiến thai nhi chậm phát triển. Sau khi sinh ra, trẻ cũng có xu hướng có tính khí xấu, dễ bị bệnh, cáu bẳn, khó chịu, hay khóc, thậm chí mắc các chứng về rối loạn cảm xúc.
Biện pháp đối phó: Nếu chỉ thỉnh thoảng lo âu, chán nản hay có các cảm xúc tiêu cực, miễn là người mẹ bình tĩnh lại càng sớm càng tốt thì thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng. Khi mang thai, người mẹ cố gắng duy trì một tâm trạng vui vẻ và nuôi dưỡng tốt cảm xúc của mình. Khi cần thiết có thể trải qua các điều trị y tế hay tới bác sỹ tâm thần để trao đổi về tình trạng của mình.
Thiếu cẩn trọng khi dùng thuốc
Thuốc là một trong những điều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi. Bởi vì sự thiếu cẩn trọng khi sử dụng thuốc trong thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi, phát triển các cơ quan bất thường, thậm chí tử vong.
Biện pháp đối phó: Không phải tất cả các loại thuốc đều ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng việc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai đòi hỏi phải thật cẩn thận.
Bất kỳ thuốc nào sử dụng trong thai kỳ đều phải thông qua hướng dẫn của bác sỹ. Tuyệt đối không sử dụng thuốc khi không hiểu rõ thành phần của nó.
Thuốc dùng trong thai kỳ được phân thành 5 cấp bao gồm: A, B, C, D, và X. Khi sử dụng thuốc thì bạn cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Cấp độ A là an toàn để dùng.
- Cấp độ B là chấp nhận được.
- Cấp độ C là không thể xác định được, nếu cần thiết, các bác sĩ vẫn chọn để sử dụng.
- Cấp độ D là loại đã có bằng chứng y tế là gây ra những bất thường của thai nhi, nhưng trong những trường hợp đặc biệt chúng vẫn có thể phải sử dụng.
- Cấp độ X là loại cấm tuyệt đối sử dụng trong thai kỳ
Người mẹ không khỏe mạnh
Bà mẹ khỏe mạnh sẽ nuôi dưỡng những em bé khỏe mạnh. Trái lại, nếu mẹ không khỏe mạnh, chẳng hạn như mắc bệnh huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ thì có thể gây ra những bất thường của thai nhi, thậm chí có nguy cơ tử vong cao.
Ngay cả khi người mẹ không có bệnh rõ ràng, nhưng nếu có những thói quen không tốt, chẳng hạn như thức khuya, lười vận động, không tập thể dục, làm việc quá sức, ... thì “môi trường sống” bên trong của thai nhi cũng không được tốt và không thể lớn lên khỏe mạnh.
Biện pháp đối phó: Mẹ bị bệnh nên tích cực điều trị y tế, giảm sự xuất hiện các biến chứng khác nhau và đừng quên chăm sóc tốt cho cơ thể và tinh thần của mình.
Bức xạ
Tiếp xúc với bức xạ chẳng hạn như X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) sẽ khiến mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ sẩy thai, thai nhi chậm phát triển tinh thần. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: liều chiếu xạ, tần suất chiếu và tuần tuổi của thai nhi. Liều bức xạ càng cao thì nguy cơ càng lớn.
Biện pháp đối phó: Trước khi tiến hành chụp X-quang, cần phải xác định chắc chắn là bạn không có thai, xét nghiệm thử thai sau đó nếu cần thiết. Nếu buộc phải trải qua chụp X-quang hoặc xạ trị khác trong khi mang thai thì cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Mẹ suy dinh dưỡng
Hầu hết phụ nữ mang thai đều dư thừa chất dinh dưỡng, nhưng một số ít trong đó lại bị suy dinh dưỡng và đó là một trong những điều ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Thai phụ bị suy dinh dưỡng hoặc giảm cân quá mức có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sự trao đổi chất giữa mẹ và bào thai. Sự thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến bé dễ bị rối loạn phát triển, suy giảm trí tuệ và một loạt các vấn đề khác.
Một số thai phụ kén ăn cũng có thể khiến thai nhi bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nhất định. Chẳng hạn như việc thiếu hụt axit folic vào đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi, dị tật ống thần kinh.
Nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng khẩu vị của người mẹ cũng có thể truyền sang thai nhi thông qua nước ối và sữa mẹ. Phụ nữ mang thai thích một loại thực phẩm nhất định thì em bé sau khi sinh ra cũng có xu hướng thích thực phẩm đó.
Biện pháp đối phó: Thai phụ nên duy trì một chế độ ăn uống cân bằng để ngăn ngừa thai nhi phát triển không lành mạnh.
Mẹ bị dị ứng thức ăn cao
Một tỷ lệ cao trẻ em hiện đại bị mắc các chứng dị ứng có liên quan chặt chẽ đến di truyền. Những người mẹ bị dị ứng thức ăn quá nhiều khi mang thai có thể khiến cho các thai nhi bị mắc chứng dị ứng khi sinh ra cao hơn so với những người mẹ bình thường khác.
Biện pháp đối phó: Trong quá trình mang thai, nếu đã có phản ứng dị ứng thì tốt nhất thai phụ nên tránh loại thức ăn đó để tránh gây ra dị ứng thực phẩm, chẳng hạn như sữa, cam quýt, xoài, các loại hạt, sô cô la, protein, hải sản vỏ... để giảm nguy cơ dị ứng bào thai.
Ảnh minh họa
Thú cưng trong nhà
Vật nuôi trong nhà, đặc biệt là phân mèo có thể truyền nhiễm Toxoplasma gondii cho thai phụ khi gần gũi. Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm Toxoplasma gondii thì thai nhi có nguy cơ dễ bị dị tật, chậm phát triển trí não.
Biện pháp đối phó: Do Toxoplasma gondii dễ được lan truyền từ phân mèo nên gia đình nên làm vệ sinh sạch sẽ trong nhà, đồng thời chú ý làm sạch tay sau khi gần gũi với vật nuôi.
Ngoài mèo, chó, một số người có vật nuôi đặc biệt, chẳng hạn như chuột vàng, chim,..., về nguyên tắc, nếu bạn vẫn muốn nuôi thì công việc vệ sinh, làm sạch nên giao cho các thành viên khác trong gia đình. Tốt hơn hết là ngừng nuôi vật nuôi trong thời gian mang bầu.
Không được kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Thai nhi trong bụng mẹ có những giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Mỗi giai đoạn lại hình thành và hoàn thiện các cơ quan không giống nhau. Khi kiểm tra sức khỏe, các bác sỹ sẽ nắm bắt và chú trọng vào từng đặc điểm đó. Thông qua kiểm tra sức khỏe thường xuyên, mẹ bầu có thể ngăn ngừa được những biến chứng và kịp thời xử lý để tránh hậu quả xấu với thai nhi.
Biện pháp đối phó: Thường xuyên kiểm tra sức khỏe là chìa khóa để duy trì sức khỏe lành mạnh tốt nhất cho mẹ và bé.
Chấn động mạnh
Phụ nữ khi mang thai nếu bị té ngã, tai nạn... có thể bị vỡ ối non, đứt nhau thai, vỡ tử cung và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Ngay cả khi lực tác động không quá nghiêm trọng, nhưng các thai nhi cảm thấy tác động đột ngột cũng được coi là chấn động mạnh (thường là phản ứng giật mình của mẹ).
Biện pháp đối phó: Khi mang thai, mẹ bầu nên cẩn trọng trong việc đi lại. Khi đi bộ nên lựa chọn loại giày bám đất tốt, không trơn trượt. Nếu được thì nên để người khác lái xe. Khi đi cầu thang nên chú ý đến tốc độ lên và xuống, tránh té ngã và giảm các tai nạn gây hại cho thai nhi.
Mệt mỏi khi đi du lịch đường dài
Làm việc quá sức hoặc đi du lịch trên quãng đường dài khiến cho mẹ bầu không những không thể thư giãn mà còn dễ gây sinh non.
Biện pháp đối phó: Phụ nữ mang thai nên tránh làm việc quá sức, hạn chế đi lại nhiều đặc biệt là giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Khi đi du lịch ngắn ngày bằng xe hơi cũng nên chú ý di chuyển, tránh ngồi một tư thế không đổi trong thời gian dài khiến máu lưu thông kém.
Tác dụng của quả bơ với bà bầu
Bà bầu ăn trứng ngỗng
Cách trị cảm cúm cực hay cho bà bầu
Chữa bệnh táo bón cho bà bầu an toàn nhanh khỏi
Mẹo chống rạn da cho bà bầu hết âu lo
(ST)