Khi bà bầu bị huyết áp tăng cao, việc duy trì một chế độ ăn thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chúng ta cùng tìm hiểu xem bà bầu nên ăn gì khi bị huyết áp cao nhé!
BÀ BẦU ĂN GÌ KHI BỊ HUYẾT ÁP CAO
Ảnh hưởng của huyết áp tăng cao khi mang thai
Một phụ nữ bình thường khi mang thai có huyết áp bằng hoặc trên 140/90mm Hg được gọi là tăng huyết áp. Có ba yếu tố quan trọng chi phối huyết áp là tim, mạch máu và máu. Khi mang thai, huyết áp có thay đổi, do lượng máu của mẹ tăng về thể tích (tăng khoảng 50%), máu loãng hơn (do tăng lượng chất lỏng nhiều hơn tăng số lượng các tế bào máu), tim đập nhanh hơn, giảm sức cản của hệ thống mạch máu ngoại biên...
Các bệnh lý có tăng huyết áp trong thai kỳ thường xuất hiện từ tháng thứ năm trở đi. Nếu không theo dõi huyết áp ngay từ khi bắt đầu mang thai và theo dõi thường xuyên liên tục sau đó, sẽ rất dễ bỏ qua giai đoạn huyết áp bắt đầu nhích dần lên so với mức bình thường. Từ đó, dễ phát hiện muộn các dấu hiệu huyết áp, kéo theo phát hiện bệnh muộn.
Mặc dầu nhiều phụ nữ mắc bệnh cao huyết áp mang thai vẫn sinh em bé khỏe mạnh mà không có biến chứng gì nghiêm trọng, nhưng cao huyết áp khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.
Cao huyết áp thai kỳ và tiền sản giật chỉ xảy ra sau tuần thai thứ 20. Hai bệnh còn lại xảy ra khi dấu hiệu huyết áp xuất hiện trước mang thai hay trước tuần thai thứ 20. Nếu không kiểm soát được huyết áp, có thể dẫn đến các tai biến cho mẹ (giống như tai biến mạch máu của người bệnh cao huyết áp), do mạch máu bị vỡ dưới áp lực quá cao.
Huyết áp cao ở mẹ có thể gây giảm lưu lượng máu đến nhau, sự cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cũng ít hơn cho thai nhi phát triển đưa đến các nguy cơ: thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non, nhau bong non, thai chết lưu…
Do tình trạng máu nuôi kém, có thể làm thai nhi nhẹ cân hay suy dinh dưỡng, sợ nhất là tình trạng sanh non hay buộc lòng phải cho con ra đời sớm để giảm bệnh lý cho mẹ. Các bệnh lý huyết áp của thai kỳ, đa số giảm rõ rệt sau khi thai sinh ra. Tăng huyết áp trên thai cũng lấy 140/90mmHg là ngưỡng cần dùng thuốc.
Huyết áp cao có thể gây tổn thương thận và các cơ quan khác của người mẹ, nhưng biến chứng nguy hiểm hơn là phát triển tiền sản giật trên người mẹ có cao huyết áp trước đó.
Phòng ngừa tốt nhất là theo dõi huyết áp sớm và thường xuyên lúc mang thai, biết được tình trạng huyết áp trước khi mang thai, tránh mang thai khi còn quá trẻ hay đã quá lớn tuổi, điều trị ổn định các bệnh nội khoa trước khi mang thai.
Thực phẩm có lợi cho thai phụ khi bị huyết áp tăng cao
Khi bà bầu bị huyết áp tăng cao, việc duy trì một chế độ ăn thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bên cạnh các chế độ riêng, thì bà bầu cần tuân thủ chế độ như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích...
Bà bầu nên ăn cà chua, vì nó công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và giáng áp. Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.
Cà rốt ngoài tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu nó còn làm ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những thai phụ bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.
Trong rau cần hàm chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú như carotene, vitamin C, nicotinic acid, mannite, đặc biệt là một số chất dinh dưỡng trong lá rau cần phong phú hơn trong thân, có tác dụng thanh nhiệt mát máu, tỉnh não, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp. Những thai phụ bị huyết áp cao thường xuyên ăn rau cần có thể giúp giảm huyết áp, phòng tiền sản giật.
Bên cạnh đó, thai phụ có thể ăn táo hoặc xay thành sinh tố, vì loại quả này nó chứa nhiều Kali có thể kết hợp với lượng Natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường.
Sinh tố lê có công dụng thanh nhiệt, trấn tĩnh và giáng áp, rất có lợi cho những bà bầu bị cao huyết áp có kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, hay hồi hộp trống ngực. Mỗi ngày, bà bầu có thể uống 1 cốc, nó sẽ có tác dụng đáng kể.
Nho là loại trái cây rất tốt cho bà bầu, đặc biệt là bà bầu bị cao huyết áp. Bà bầu có thể ăn nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối Kali nên có công dụng giảm áp, lợi niệu và bồi phụ lượng Kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.
Bên cạnh những thực phẩm trên, khi huyết áp tăng cao, bà bầu nên lưu ý rằng những loại hoa quả thuộc họ cam quýt có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Vì vậy, bà bầu không nên sử dụng nhiều loại hoa quả này trong quá trình điều trị bằng thuốc, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.
Khi bị huyết áp cao, Bà bầu nên:
- Nếu bạn bị nhức đầu, chóng mặt, có vấn đề về thị lực như nhìn mờ hoặc phù nhiều ở mặt, tay chân và tăng cân nhanh, đau nhiều ở vùng bụng trên… hãy đi khám ngay lập tức.
- Tuân thủ một chế độ vận động, luyện tập đều đặn hàng ngày.
- Hạn chế dùng muối và các món ăn mặn.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Bạn nên nghỉ ngơi nhiều, nằm nghiêng về bên trái là tư thế ngủ có lợi nhất.
- Khi mang thai, đi khám đều đặn theo lịch hẹn để theo dõi sát huyết áp và sự phát triển của thai nhi.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI BÀ BẦU BỊ HUYẾT ÁP CAO
Tôi bị cao huyết áp, nếu sinh em bé thì trong quá trình mang thai và khi bé ra đời có sự cố gì không?
Hỏi: Thưa bác sĩ,
Tôi 32 tuổi, bị cao huyết áp vô căn (năm 2005) từ khi mang thai cháu đầu ở tuần thứ 17. Trong thời gian mang thai bác sĩ cho tôi uống thuốc Dopegyt (cứ cách 6h uống 1 viên). Đến kỳ sinh tôi phải mổ đẻ để lấy thai. Sau sinh tôi kiểm tra huyết áp thì bình thường.
Sau 3 năm thì lại bị tăng huyết áp vô căn, tôi đã khám và điều trị ở Viện tim mạch - BV Bạch Mai (HN). Cho đến bây giờ tôi đã uống thuốc được 2 năm 6 tháng theo đơn của BV Bạch Mai.
Tôi muốn AloBacsi tư vấn giúp tôi, tôi có thể sinh em bé thứ 2 được không? Nếu sinh bé thứ 2 trong quá trình mang thai và khi bé ra đời có sự cố gì không? Bởi tôi lo là uống thuốc trong thời gian dài như vậy liệu có vấn đề gì không?
Chân thành cảm ơn!
(Thúy Vinh - Nghệ An)
Trả lời:
Bạn Thúy Vinh thân mến,
Cao huyết áp là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai. Có tới 15% phụ nữ mang thai bị cao huyết áp và 25% trường hợp đẻ non là do cao huyết áp.
Mặc dầu nhiều phụ nữ mắc bệnh cao huyết áp mang thai vẫn sinh em bé khỏe mạnh mà không có biến chứng gì nghiêm trọng, nhưng cao huyết áp khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con:
- Về thai nhi: Huyết áp cao ở mẹ có thể gây giảm lưu lượng máu đến nhau, sự cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cũng ít hơn cho thai nhi phát triển đưa đến các nguy cơ: thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non, nhau bong non, thai chết lưu…
Huyết áp cao có thể gây tổn thương thận và các cơ quan khác
của người mẹ. (ảnh minh họa)
- Về mẹ: Huyết áp cao có thể gây tổn thương thận và các cơ quan khác của người mẹ, nhưng biến chứng nguy hiểm hơn là phát triển tiền sản giật trên người mẹ có cao huyết áp trước đó.
Tuy nhiên, nếu huyết áp được kiểm soát tốt và theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ thì phần lớn thai phụ bị tăng huyết áp đều có thể mang thai và sinh nở bình thường.
Do đó, nếu bị tăng huyết áp trước khi mang thai, bạn cần được đánh giá kỹ lưỡng để loại trừ những nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát như bệnh lý thận, nội tiết… đánh giá hiệu quả điều trị huyết áp và chỉnh liều thuốc để đạt trị số huyết áp bình thường trước khi mang thai.
Một số lời khuyên sau đây sẽ giúp ích cho bạn khi mang thai:
1. Báo cho BS điều trị biết ý định muốn có thai của bạn để BS thay đổi thuốc huyết áp phù hợp cho phụ nữ mang thai. Một số thuốc huyết áp không được dùng trong lúc mang thai như thuốc ức chế men chuyển chẳng hạn (zestoretic).
2. Thường xuyên dùng thuốc trị huyết áp theo hướng dẫn của BS.
3. Có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ít muối, tập thể dục thường xuyên và giảm cân để giữ huyết áp ổn định (nếu quá cân). Tránh dùng rượu và thuốc lá.
4. Khi mang thai, đi khám đều đặn theo lịch hẹn để theo dõi sát huyết áp và sự phát triển của thai nhi.
5. Nếu bạn bị nhức đầu, chóng mặt, có vấn đề về thị lực như nhìn mờ hoặc phù nhiều ở mặt, tay chân và tăng cân nhanh, đau nhiều ở vùng bụng trên… hãy đi khám ngay lập tức.
Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!
NHỮNG TRIỆU CHỨNG BÀ BẦU CẦN ĐẶC BIỆT LƯU Ý TRONG THAI KỲ
Những triệu chứng này tuy không thường gặp nhưng lại khá nguy hiểm đối với thai phụ. Bà bầu cần nắm được thông tin để kịp thời xử trí.
Đau nhức rốn
Có vẻ như hiện tượng này không được phổ biến nhưng tôi đã gặp rất nhiều thai phụ bị đau rốn trong thời gian mang thai. Hiện tượng này có nguyên nhân do áp lực của tử cung giãn ra đến vùng rốn của bạn. Những cơn đau rốn xảy ra dữ dội nhất vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ sau đó sẽ dịu bớt dần.
Nếu trong thời gian dài bệnh không thuyên giản, bạn cần đến trung tâm y tế để được kiểm tra.
Tăng tiết dịch âm đạo
Bạn nghĩ rằng mình đang bị nhiễm trùng âm đạo khi vùng kín luôn bị ẩm ướt? Cần phải kiểm tra kỹ lưỡng những triệu chứng này. Trong thời gian mang thai, sự thay đổi nội tiết tố có thể làm gia tăng lượng leukorrhea (chất nhờn màu trắng, không mùi) . Hiện tượng này không có gì đáng lo ngại.
Tuy nhiên, nếu những chất nhờn đó có màu xanh vàng, có mùi khó chịu và đi kèm với những cơn đau nhức vùng bụng, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ vì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng ‘vùng kín’ hoặc rò rỉ nước ối.
Khi mang thai, chị em có thể bị tăng tiết dịch âm đạo. (Ảnh minh họa)
Nốt ban đỏ ở gan bàn tay
Nhiều thai phụ đột nhiên thấy xuất hiện những nốt ban đỏ ở gan bàn chân, bàn tay và không hiểu đó là triệu chứng gì? Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ mang thai được kích hoạt. Hiện tượng này không quá nguy hiểm và có thể bạn phải chờ đến khi sau sinh chúng mới biến mất.
Nơvi hình nhện
Bây giờ chúng ta nói về những thay đổi trên da khi mang bầu. Việc thay đổi nội tiết, lưu lượng máu tăng lên có thế gây ra những mạch máu li ti kết toả thành hình nhện như hoa thị (nơvi hình nhện) trên khuôn mặt hoặc trong lòng trắng mắt. Hiện tượng này có xu hướng thuyên giảm dần sau khi sinh con nhưng nếu kéo dài quá lâu, bạn cần đến gặp bác sĩ.
Mụn nhỏ có mủ
Đừng qua lo lắng nếu một buổi sáng bạn thức dậy bạn thấy những nốt mụn nhỏ trong nướu răng. Những nốt mụn này là vô hại và không ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi. Chúng sẽ biến mất sau khi bạn sinh con nhưng nếu những nốt mụn này làm bạn đau nhức hoặc gây khó khăn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn trực tiếp.
Thay đổi của mắt
Bạn có thể không tin nhưng đây lại là một triệu chứng thực tế ở phụ nữ mang thai. Ứ dịch trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến nhãn cầu của bạn, làm tăng khả năng cận thị ở bà bầu. Đồng thời, mức tăng của estrogen có thể dẫn đến triệu chứng khô mắt, mờ và nhạy cảm hơn với ánh sáng. Như kinh nghiệm của nhiều bà bầu, hiện tượng này sẽ chấm dứt sau sinh.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, bệnh tiểu đường khi mang thai cũng làm giảm thị lực của bạn. Vì vậy, khi gặp hiện tượng này, bạn cần đến khám bác sĩ để được câu trả lời đúng đắn.
Hội chứng ống cổ tay là hiện tượng thường gặp ở bà bầu. (Ảnh minh họa)
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay (hội chứng đường hầm, hội chứng chèn ép thần kinh giữa) là do tình trạng tăng tiết dịch ở quanh các dây thần kinh ở cổ tay, dẫn đến ngứa, đau, tê rần, bì bì và làm yếu ngón tay, bàn tay; thường gặp ở giai đoạn cuối thai kỳ.
Hiện tượng này khá phổ biển ở thai phụ và sẽ biến mất sau sinh, tuy nhiên với một số thai phụ vẫn phải phẫu thuật để chữa bệnh. Để khắc phục hiện tượng này, bạn có thể châm cứu hoặc đeo nẹp nhựa vào ban đêm.
Đau hông
Bạn thường xuyên bị thức giấc lúc nửa đêm vì những cơn đau hông dữ dội. Đây là một triệu chứng do thay đổi nội tiết khi bầu bí gây ra. Sự thay đổi nội tiết tố tạo ra hiện tượng dãn dây chằng và làm mềm sụn ở hông khiến bạn bị đau nhức trong khi ngủ. Hiện tượng này không có gì nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho bạn.
Để khắc phục, bạn nên chọn tư thế ngủ hợp lí cho bà bầu và nên chèn những chiếc gối mềm xung quanh người, tạo cảm giác êm ái, dễ ngủ hơn.
Món ngon dễ làm cho bà bầu
Tác dụng của quả bơ với bà bầu
Bà bầu ăn trứng ngỗng
Cách trị cảm cúm cực hay cho bà bầu
Chữa bệnh táo bón cho bà bầu an toàn nhanh khỏi
Mẹo chống rạn da cho bà bầu hết âu lo
(ST)