Đây là một cảm giác sợ một tình huống, đồ vật, súc vật, người hay nguyên tố, sợ làm cho đờ đẫn, sợ một cách vô lý. Việc khởi đầu của nỗi sợ hãi có thể đến bất ngờ mặc dù nó thường kết hợp với một tình trạng trầm cảm hay một nỗi lo âu mãnh liệt. Tuy nhiên có những lúc nào đó trong cuộc sống, những nỗi sợ ám ảnh có thể có vẻ như một phần của quá trình phát triển bình thường. Thí dụ như ở những trẻ ở tuổi chập chững, bé rất sợ những tiếng ồn ào bất thình lình. Khi trẻ lớn lên, người ta chấp nhận là chúng sẽ sợ bất cứ vật gì, như một con rắn chẳng hạn, cử động giật giật, thình lình đổi hướng, tiến nhanh về phía chúng. Ở trẻ em trước tuổi đi học, sợ súc vật trong bóng tối là điều thông thường. Lúc tuổi già, chúng ta bắt đầu có những lo sợ ám ảnh vể bệnh ung thư, bệnh tim và sợ chết. Có những nỗi sợ khác thường hay bị nêu làm trò cười chẳng hạn như sợ sấm, sét hay sợ cá mập….
Từ đâu mà có?
Người ta đã nghiên cứu thấy rằng những người mắc phải chứng hay sợ có thể khác biệt so với những người bình thường - họ bị mắc phải cái người ta gọi là “nhân cách hay sợ hãi” (phobic personality) Khi có cảm giác lo âu tự nhiên, những người mắc phải bệnh này thường bị ảnh hưởng về mặt thể chất nhiều hơn là những người bình thường khác. Ngay cả một sự lo âu nhẹ, mà chúng ta ai cũng đã từng trải qua, thí dụ như khi đáp máy bay chẳng hạn, có thể mang lại cho một người hay sợ những triệu chứng như tăng nhịp tim đập, đánh trống ngực và toát mồ hôi. Người ta gọi đó là những cơn hoảng sợ (panic at-tacks). Gần như tất cả những người hay sợ hãi ý thức được là họ xử sự một cách vô lý song họ không thể nào làm chủ được nỗi sợ hãi của họ.
Có bao nhiêu kiểu sợ ám ảnh?
Thêm vào chứng sợ khoảng rộng (agoraphobia) (xem trang 323), người ta đã công nhận là có những chứng sợ sau đây : chứng sợ nơi cao (acrophobia) , chứng sợ loài mèo (ail-urophobia), chứng sợ loài nhện (arachnophobia), chứng sợ nước (aquaphobia), chứng sợ sấm (bron-tophbia), chứng sợ bị giam giữ (claustrophobia), chứng sợ loài chó (cynophobia), chứng sợ loài ngựa (equinophobia), chứng sợ vi trùng (mircophobia), chứng sợ chuột (murophobia), chứng sợ dơ bẩn (mysophobia), chứng rắn (ophid-iophobia), chứng sợ lửa (pyropho-bia), chứng sợ chết (thanatophobia), chứng sợ ám ảnh bài ngoại (xeno-phobia), chứng sợ xúc vật (zoOpho-bia)
CÁC CÁCH TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO CÁC CHỨNG SỢ ÁM ẢNH Thêm vào những phép trị liệu hành vi khác nhau mô tả dưới đây, những phương pháp khác để chữa trị những chứng sợ gồm co thôi miên (meditation), và phân tâm học (psychoanalysis). Phương pháp giải cảm ứng (de-sensitization) là một cố gắng kết hợp một tình huống sợ hãi với một kinh nghiệm gây thích thú. Thí dụ như bạn sợ mèo, bạn hãy khởi đầu nhìn hình mèo và sau đó dần dần tập đến lúc có thể ở một mình trong căn phòng với một con mèo và vuốt ve nó, và rồi cho nó ngồi trong lòng bạn Phương pháp bắt chước (model-ing) là một kỹ thuật trong đó người mắc chứng sợ bị đặt vào tình huống họ thường sợ hãi cùng với những người hoàn toàn không sợ hãi. Với nhiều trường hợp như vậy lặp lại cách nhiều lần, người mắc chứng sợ sẽ học cách bắt chước cách xử sử của người khác cho đến khi họ tự mình xử sự được theo cách được nhận xét thấy là bình thường, tự nhiên. Phương pháp tràn ngập (flood-ing) là một phương pháp phải được một người chuyên nghiệp sắp xếp, bố trí cho. Phương pháp này đòi hỏi phải đặt vào tình huống sợ hãi, thường xuyên trong những thời gian dài. Cho đến khi người mắc phải chứng sợ trở thành quen thuộc với kinh nghiệm đó đến độ nó không còn gây sợ hãi nữa và bạn thấy chẳng có lý do gì để sợ cả. Liệu pháp lời nói (logotherapy) Là tác động trên cơ sở thay vì cố gắng làm chủ những cảm giác sợ hãi của mình, bạn thổi phồng chúng lên và làm cho chúng xấu xa tối đa đến mức mà bạn có thể chịu được. Đã đối đầu được với những nỗi sợ hãi tệ hại nhât, bạn sẽ từ từ hết bị chúng ám ảnh và có thể có một cái nhìn ít ghê sợ hơn về thế giới hàng ngày. Phương pháp vận dụng nhận thức (cognitive manipulation) Bao hàm việc bạn tự nhủ và tự nói với mình lặp đi lặp lại là bạn không sợ. Kiểu liệu pháp này đôi khi đòi hỏi có sự hỗ trợ kỹ thuật dưới hình thức một máy theo dõi (monitor) cho phép bạn được nghe thấy chính nhịp tim của mình. Bạn có thể nghe thấy nhịp tim của minh. Bạn có thể nghe thấy nhịp tim minh đập mau hơn khi bạn tiếp cận tình huống gây sợ hãi. Phép trị liệu đòi hỏi lặp lại thử nghiệm này nhưng thay thế nhịp tim của bạn bằng một băng ghi âm một nhịp tim bình thường và cố cho nhip tim của ban hoà nhịp theo. Dần dần,bạn co thể làm chủ cơ thể mình bằng cách điêu chỉnh nhịp tim của bạn chậm lai và nỗi lo sọ hãi(tình huốnng ấy sẽ lắnng dịu. |
Tôi có phải đi bác sĩ không?
Nhiều người mắc phải những chứng sợ mà họ có thể tránh né một cách dễ dàng, thí dụ như sợ cá mập và sợ ngựa… Tuy nhiên, nếu các triệu chứng xuất hiện và gây nên những
cơn hoảng sợ, và bạn cảm thấy những cơn hoảng sợ này phi lý và không thể nào chấp nhận được về mặt thể chất, khiến cho không thể nào sống được một cuộc sống bình thường, bạn nên nói chuyện với bác sỹ.
Trong trường hợp những chứng sợ khác, điều quan trọng là phân biệt được giữa một cách xử sự có tính cách sợ hãi, và cách xử sự có tính cách lập dị, kỳ cục thôi. Một người phụ nữ từ chối không chịu ra ngoài đường không nhất thiết là một người mắc chứng sợ. Nếu bà ta là một người nội trợ, và nghĩ rằng vai trò đó làm mất giá trị của bà, vậy bà ta cố gắng gây sự chú ý của người khác bằng cách ra khỏi nhà.
Bác sĩ sẽ làm gì?
Bacs sĩ có thể kê toa những thuốc chống trầm cảm hoặc chữa trị bạn về chứng lo âu bằng cách gợi ý những bài tập thư giãn, hay trong một vài trường hợp, bằng thuốc an thần. Nếu các cơn hoảng sợ tỏ ra nghiêm trọng, người ta có thể giới thiệu bạn tới một chuyên viên trị liệu tâm lý hoặc là trên cơ sở chữa bệnh ngoại trú, hoặc là phải nhập viện. Các kỹ thuật thành công nhất trong việc giũ bỏ các chứng sợ, kể cả việc chữa trị chứng sợ khoảng rộng, là những kỹ thuật có bao hàm chữa trị hành vi (behavioral therapy).
CHỨNG SỢ KHOẢNG RỘNG Chứng sợ khoảng rộng (agoraphobia) là sự sợ những khoảng không gian lộ thiên và điều rất thường thấy là nỗi sợ đó đủ lớn để giam giữ một người đàn bà trong nhà - một nơi cung cấp một hàng rào chống lại thế giới bên ngoài. Hơn 90% những người sợ khoảng rộng là phụ nữ, và mặc dù người ta không biết rõ nguyên do chính xác của chứng sợ này và của những chứng sợ khác. Các nhà tâm lý học đã nêu ra những lý do như sự tự vệ (self-defense) chẳng hạn. Chứng sợ khoảng rộng thường gặp sau một cuộc hôn nhân, và có thể coi như là một loại bằng chứng của tình trạng lệ thuộc vào người đàn ông và vào mái ấm gia đình. Việc chữa trị bao hàm việc sử dụng phương pháp trị liệu bằng giải cảm ứng. Người sợ khoảng rộng được thuyết phục để đi ra ngoài với một người bạn tới một nơi công cộng đem lại thích thúc cho họ, thí dụ như đi mua sắm, đi xem phim hay dạo chơi trong một khu vườn hay công viên nào đó. Hình thức trị liệu này thường đi kèm với những bài tập thể dục và thư giãn. Đến một lúc đó, họ có thể tự tiến hành những cuộc đi chơi như vậy, có thế là với một hệ thống bộđàm (thu và phát vô tuyến xách tay) để cho một người nào đó có thể hướng dẫn và khuyến khich họ trong suốt những thời gian này. |
Tôi có thể làm được gì?
Cách hiển nhiên để chữa trị một chứng sợ là tránh né tình huống đó. Nếu điều đó không làm cho bạn thoả mãn từ góc độ của bạn vì hệ quả là đời sống của bạn bị giới hạn hết sức, bạn nên thử áp dụng phương pháp giải cảm ứng (desensitization) là phép trị liệu hành vi duy nhất mà bạn phải tự mình cố gắng thực hiện. Dù sao, thi bạn nên cố gắng bàn với một nhà chuyên môn trước khi thử tự chữa trị theo cách đó.
Bạn chớ nghĩ là mình khác thường, không thích nghi hay kém cỏi. Nếu có thể, bạn hãy công khai nói vể nỗi sợ của mình để bạn bè cùnggia đình thông cảm và bạn sẽ không quá áy náy về cách xử sự của mình trong những tình huống gây sợ hãi cho bạn.
Hãy yêu cầu các bác sĩ tham vấn của bạn cho bạn tiếp xúc với một nhóm tự lực. Những nhóm như vậy có tác động tốt và sẽ giúp bạn nhận thức là mình không có gì là khác thường cả. Họ có tỷ lệ thành công cao.
(St)