Xu hướng
Khi mà xu hướng "phi công trẻ lái máy bay bà già" của nam giới đang dần lắng xuống, thì chuyện các cô gái trẻ tìm bạn đời là những người đàn ông lớn tuổi vẫn không có gì xa lạ. Những cuộc tình này có rất nhiều lý do, vì tình yêu cũng có, vì ơn nghĩa cũng có mà vì tiền cũng không hiếm. Điều gì khiến những người đàn ông đầu hai thứ tóc lại có sức hút đến thế? Bởi vì họ lớn tuổi, từng trải nên kinh nghiệm sống dồi dào hơn, biết chiều chuộng và hiểu tâm lý chị em phụ nữ hơn. Thêm vào đó, những người cứng tuổi thường có công việc ổn định, hay ít ra cũng có nhu cầu muốn tìm một cái gì đó mới lạ, hấp dẫn trẻ trung.
Một cô gái trẻ cặp với một người đàn ông già, ngay đầu tiên người ra sẽ nghĩ đến những chuyện lợi dụng vật chất. Trên thực tế không ít các cô gái trẻ mong muốn kiếm được chồng lớn tuổi chỉ để các cô nhận được sự nhàn thân, được sung sướng thoải mái tiêu tiền khỏi cần nghĩ. Trên một diễn đàn dành cho thanh niên, có một có bé từng tuyên bố "thà làm vợ ba còn hơn lấy chồng nghèo" được khá nhiều người ủng hộ, cho thấy sức hút của những ông chồng già mà giàu có lớn như thế nào.
Tuy nhiên không phải ai lấy chồng già cũng đều vì tiền. Có nhiều người chấp nhận lấy chồng già bởi coi đó như một cứu cánh, thóat khỏi cái tiếng "ế" hay "gái lỡ thì". Đa phần đây là những cô gái quá ngoan, quá hiền nên không có nhiều bạn bè cũng như không có ai để mắt tới. Và khi có một người đàn ông dù đứng tuổi để mắt, các cô không bỏ lỡ cơ hội, dù thực tâm không hề muốn. Còn một bộ phận không nhỏ các cô gái cảm thấy yêu thích chồng già, không phải vì tiền, cũng chẳng phải do sợ ế, đơn giản bởi các thấy sự yêu nhiệt tình, chu đáo của một người đàn ông từng trải, cảm thấy được bao bọc, che chở, an toàn và được yêu thương. Phân đồng những cô gái này thuộc những gia đình không mấy hạnh phúc, hay người cha không có vai trò lớn trong gia đình.
Chồng già là phúc...
Thực ra với nhiều người, lấy chồng già đó lại là cái phúc, bởi ở bên người chồng lớn tuổi hơn hẳn, người vợ gần như không phải đương đầu với nhiều thử thách của cuộc sống, bởi mọi thứ đã có người chồng nhiều kinh nghiệm hơn che chở. Minh Tuyết, nhân viên văn phòng thuộc một công ty nhỏ Hà Nội nói: "Ngày tôi lấy chồng cũng là ngày tôi cảm thấy khổ sở với bao lời chế diễu của bạn bè và hàng xóm, chỉ bởi chồng tôi hơn tôi 20 tuổi. Họ nói tôi lấy chồng vì tiền, nhưng thực tế đâu phải vậy. Anh ấy không giàu có, nhưng ở bên anh ấy tôi thấy bình yên, an toàn, được che chở, dường như lúc nào chồng tôi cũng thích chăm sóc tôi từng chút một làm tôi rất hạnh phúc".
Trong cuộc sống hiện đại, không ít cô gái có cái nhìn rất bi quan về cuộc sống và cái nhìn không mấy thiện cảm đối với cánh đàn ông trẻ. Với một số người thì việc lấy chồng già như một sự đảm bảo về độ chung thủy. Bởi khi chồng đã cứng tuổi sẽ không còn ham chơi, không còn thích đi ngang về tắt như đám thanh niên trẻ. Chị Thanh làm điều hành cho một công ty du lịch nói: "Bây giờ lấy chồng như chơi bạc. Số hên thì lấy được chồng tử tế, số đen thì lấy phải chồng ham chơi, bồ bịch, phá của. Cửa chắc ăn nhất đó là mấy người chồng đã đứng tuổi. Tuổi này họ ăn chơi đã đủ, chỉ còn chí thú làm ăn với người đàn ông lớn tuổi bao giờ với họ hạnh phúc gia đình mới là số 1".
Nhiều cô gái trẻ cũng bị giới đàn ông đứng tuổi cuốn hút bởi nét phong trần từng trải, sự hiểu đời, hiểu người và hiểu mình, nét lịch duyệt toát lên từ sự đứng đắn của tuổi tác. Với họ khi gặp đúng đối tượng thì những cô gái này tin rằng đó là tình yêu sét đánh, tình yêu chân thật và duy nhất mà các cô tìm kiếm bấy lâu. Lúc này mặc cho mọi lời can ngăn, mọi trắc trở, những cô gái trẻ như con thiêu thân lao vào tình yêu, có khi chỉ chấp nhận làm vợ bé, làm bồ mà không tính đến hậu qủa sau này.
Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ các cô gái quyết tâm "tầm chồng già" với tiêu chuẩn " đầu ánh bạc, túi anh kim". Lúc này tình yêu không còn chỗ trú chân mà giữa hai người là một sự trao đổi, một bên có tiền, có quuyền, còn một bên có tuổi trẻ, nhan sắc. Cuộc mua bán sẽ diễn ra chóng vánh, và cũng chóng tan nếu như một trong hai bên không còn giá trị trao đổi như hết tiền hoặc già nua xấu xí. Thanh Hằng, cô sinh viên mới tốt nghiệp khá xinh đẹp ở TP.HCM nói: "Đã mất công được ba má sinh ra, ăn học và xinh đẹp thì việc gì phải vất vả khi lấy mấy cậu choai choai. Tốt nhất là tìm cách cặp với các đại gia, thà làm vợ bé của mấy cha đó còn hơn, chẳng phải lo nghĩ nhiều, chỉ việc ăn và shopping thôi". Cô nói tiếp: "Nhiều người bảo em gàn, lấy chồng già không sợ sau này ông hết xí quách thì mình khổ. Ôi rồi, chắc gì em đã sống với ông ấy đến lúc đó".
...Hay...
Không thể phủ nhận một số cặp chồng già vợ trẻ rất hạnh phúc. Nhưng thực tế con số này không phải là nhiều. Đa phần sau một thời gian mặn nồng, các cuộc hôn nhân đều đi vào ngõ cụt với nhiều nguyên nhân khác nhau. Thời gian rất vô tình, nó cuốn đi mọi thứ chỉ để lại những gì thật nhất tồn tại.
Điểm đầu tiên đang chú ý đó chính là vấn đề sinh lý. Sau một thời gian hạnh phúc với người vợ trẻ mới mẻ, khi mọi việc trở lại bình thường, người đàn ông đứng tuổi lúc này như ở phía bên kia triền dốc của đời sống tình dục, trong khi người phụ nữ vẫn còn đang đầy sức sống và khát khao. Cuộc hôn nhân quá chêch lệch tuổi tác dễ làm nhiều người vợ trẻ đêm đêm ôm gối thở dài, trong khi người chồng lớn tuổi không còn đủ sức mà hứng thú nữa. Để thỏa mãn được nhu cầu này thì những anh bồ trẻ đóng vai trò quan trọng. Những lúc các ông chồng thì đã già, các bà vợ thì không có khả năng giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống do được ông chồng luôn bao cấp, nhưng kinh nghiệm làm vợ thì lại thừa.
Cách biệt về tuổi tác cũng khiến cho lối sống, suy nghĩ và sở thích khác nhau. Khi người vợ trẻ thích những hoạt động xã hội vui vẻ, những cuộc du lịch, dã ngoại với đám bạn ồn ào, đi chơi, shopping thì các ông chồng già lại thích cảnh điền viên thanh nhàn, đọc sách, nuôi cá, trồng cây cảnh. Chị Lan, người có chồng già hơn gần 20 tuổi kể: "Tôi thích nghenhạc trẻ bây giờ thì chồng tôi kêu nhạc vớ vẩn, ầm ỹ, trong khi tôi chẳng thể tiêu hóa được mấy bản nhạc của ông ấy. Hay đôi khi rủ chồng đi ăn tối với đám bạn cũng khó, ông ấy kêu là ầm ỹ và nhí nhố không thích". Cuộc sống, niềm vui và sở thích quá khác nhau dần dần biến các cặp vợ chồng này thành hai người ở hai thế giới riêng biệt.
Một vấn đề nữa thường gặp đó là khi các ông chồng già, tâm lý cũng thay đổi theo thời gian. Người ta vẫn bảo "người già và trẻ con giống nhau", khi đã lớn tuổi, lúc này công việc không còn quản lý nữa, giao tiếp xã hội không còn nhiều, các nét lịch duyệt ngày nào cũng biến mất, lúc này các ông sẽ hay dỗi kiểu người già, và rất hay cả nghĩ mọi chuyện, hay ghen bóng gió và sợ cô vợ trẻ phơi phới sẽ để ý đến người nào khác, khi mình không còn giá trị kiếm tiền nữa.
Lấy chồng già: Được chiều nhưng chẳng được “yêu”
Kẻ “nhún” – người “kiễng” được bao lâu
Không ai dám khẳng định rằng chồng già - vợ trẻ là không hạnh phúc. Đa số các ông chồng già và cô vợ trẻ thời kỳ đầu sống khá hòa hợp. Tình yêu khiến họ sẵn sàng "kẻ kiễng chân” -"người nhún mình”. Song càng về sau, sự chệch choạc bộc lộ càng rõ nét bởi chẳng ai có thể cứ kiễng và nhún mãi được. Và mâu thuẫn, xích mích xảy ra từ đó.
Sinh ra và lớn lên ở Sơn Tây (Hà Nội), ngay từ khi mới bước chân lên giảng đường đại học, An đã xác định sẵn "mục tiêu" khi lựa chọn "một nửa" của mình: người đàn ông đó ít nhất phải hơn An l0 tuổi, công việc ổn định với mức thu nhập khá, ga lăng, nhiệt tình và yêu cô chân thành. Là một cô gái khá xinh xắn, ngay từ những năm đầu tiên, An đã khiến nhiều bạn nam cùng khoa hoặc trên khoa thương thầm nhớ trộm, quan tâm tỏ tình nhưng tất cả không ai lọt vào mắt xanh của An bởi "họ trẻ con quá chị ạ" - An chia sẻ với tôi.
Với An, những ánh chàng bằng tuổi hoặc trên một vài tuổi đều trông chẳng có chút gì chững chạc cả, không đáng tin cậy, sẽ chẳng nhờ vả được gì. Thậm chí, An con thấy mình lớn hơn những anh chàng ấy không chỉ bề ngoài mà cả trong suy nghĩ. An quyết định chỉ quen và yêu những người đàn ông thực sự chững chạc, càng lớn tuổi càng tốt. sẵn mục tiêu ấy, trong 4 năm sinh viên, An trải qua hai mối tình thì cả hai người yêu của An đều hơn cô trên chục tuổi. An bảo: "Người yêu em lớn tuổi nên tâm lý và chiều em lắm. Chỉ có em giận anh ấy chứ anh ấy không bao giờ giận hờn trẻ con như những bạn nam trẻ khác. Họ đi làm có tiền nên việc mua sắm cho người yêu cũng thường xuyên. Tình yêu như vậy mới thú vị chứ”.
Đến khi lấy chồng, An quyết định lấy người đàn ông hơn cô 18 tuổi. Chồng An là một phó hiệu trưởng trường đại học nơi cô làm giảng viên. Anh đã có một đời vợ nhưng đã ly dị vì vợ cũ ngoại tình. Kể từ khi về trường, An đã thực sự bị thu hút bởi sự điềm đạm của anh. Chẳng mấy chốc, vị phó hiệu trưởng cũng nhận thấy tình cảm của cô giảng viên trẻ, thấy An trẻ trung xinh đẹp nên cũng không kìm nén được tình cảm. Hai người làm đám cưới sau năm tháng yêu nhau. An hạnh phúc và mãn nguyện khi lấy được một người chồng đúng như mong muốn. Cô tin mình sẽ hạnh phúc trọn vẹn nhưng niềm hạnh phúc ấy chẳng được lâu khi cô thấy sự chênh lệch quá lớn giữa cô và chồng.
An còn trẻ, sở thích của cô là cùng chồng đi mua sắm, đi xem phim hay gặp gỡ bạn bè thì chồng lại ngại những tiết mục đó. Dù cho An có rủ rê ngọt ngào thế nào đi chăng nữa thì chồng cũng tìm mọi lý do để từ chối. Anh sẵn sàng chi tiền nhưng bao giờ cũng kèm theo câu nói: "Em đi một mình đi, anh hơi mệt. Mà tới những chỗ đó, anh chẳng hợp". Sở thích của chồng lại là ở nhà chăm cây cảnh, nuôi cá cảnh hay đọc sách, nghiên cứu... An cảm thấy tủi thân và đơn độc khi đi đâu cũng chỉ lủi thủi một mình trong khi bạn bè ai cũng có chồng bên cạnh. Tâm sự với chồng, An lại càng thấy chán nản hơn khi nghe chồng buông câu: "Ôi trời, em chỉ giỏi so sánh. Cái thời của em hiện tại anh đã trải qua 20 năm về trước rồi, làm sao so sánh bạn bè em với anh được?".
Đó còn chưa kể sự khập khiễng trong những công việc quan trọng trong gia đình. An luôn có xu hướng tiến bộ, đổi mới còn chồng lại theo hướng cổ hủ, lạc hậu. 3 năm sau ngày cưới, An đã thấy "phát ngất" người chồng càng ngày càng già của mình và hối hận bởi quyết định sai lầm thời tuổi trẻ.
Được chiều nhưng chẳng được “yêu”
Khi quyết định lấy Quyền, Thủy (Từ Liêm - Hà Nội) gặp rất nhiều sự phản đối của bố mẹ, họ hàng và bạn bè vì Thủy kém Quyền tới 20 tuổi. Thủy sinh ra trong một gia đình khá giả, bản thân cô cũng xinh đẹp, hấp dẫn. Bạn bè ai cũng nghĩ Thủy sẽ lấy một anh chàng trẻ trung, đẹp trai để xứng tầm với Thủy. Vậy nên khi biết Thủy sẽ lấy Quyền, bạn bè ai cũng khuyên ngăn, cảnh báo sự chênh lệch giữa hai người vì Thủy và Quyền dù gì cũng ở hai thế hệ. Song mọi sự phản đối của gia đình, những lời cảnh báo của bạn bè với Thủy chỉ như "nước đổ đầu vịt".
Cô phân tích với bạn bè rằng: "Giờ lấy chồng như đánh một canh bạc. May mắn thì canh bạc ấy thắng, nghĩa là kiếm được ông chổng tử tế, xui xẻo thì lại vớ phải thằng suốt ngày chơi bời, sa đọa, nó chỉ coi mình như ôsin làm việc nhà. Chắc ăn nhất là lấy những người đàn ông đứng tuổi, bởi họ chơi bời đủ rồi, hạnh phúc gia đình với họ mới là số 1". Trong mắt Thủy, Quyền rất cuốn hút bởi nét phong trần từng trải, hiểu đời, hiểu người và hiểu mình, nét lịch thiệp toát lên từ sự đứng đắn của tuổi tác. Cô khăng khăng một mực lấy Quyền và khẳng định chỉ lẩy Quyền cô mới hạnh phúc. Can ngăn mãi không được cuối cùng bố mẹ Thủy đành phải chấp nhận anh con rể già nua". Thấy bạn bè tỉ tê tâm sự cần phải cẩn thận bởi sự "lệch pha" trong chuyện vợ chồng, Thủy cười xòa không tin vì anh dù lớn hơn cô đến 20 tuổi nhưng rất khỏe mạnh, phong độ và luôn nồng nhiệt trong "chuyện ấy". Vậy không cớ gì, anh lại lệch với cô...
Vài năm đầu, Quyền là một người chồng tử tế, chăm lo yêu thương gia đình. Thủy rất hạnh phúc và luôn tin sự lựa chọn của mình là đúng đắn.
Thế nhưng, khi đứa con đầu lòng ra đời thì Quyền bước sang tuổi già. Quyền yêu thương, chiều chuộng vợ, nhưng anh rất biếng "yêu". Trước khi cưới nhau, anh luôn tỏ ra "hừng hực" nhưng giờ anh luôn lảng tránh. Thủy lại đang trong thời kỳ sung sức nhất nên cô thấy rất tủi thân. Cô cũng chịu khó tham khảo kiến thức, tư thế "yêu", làm mới bản thân với váy ngủ quyến rũ, thân thể thơm tho nhưng cũng chẳng ăn thua. Anh cứ trơ trơ ra như gỗ, chẳng đoái hoài gì đến vợ. Có hôm, cô chủ động, nhưng anh chỉ chiều chuộng qua loa cho xong chuyện... Rồi cô cứ thấy chồng lảng tránh, lúc thì giả vờ đọc báo miệt mài đến... quên vợ, lúc thì ngồi máy tính tới 2-3 giờ sằng mới đi ngủ. Rốt cuộc, cô không tìm được sự thỏa mãn, hạnh phúc tròn đầy bên cạnh người đàn ông cô gọi là chổng. Chán cảnh mình luôn là kẻ chủ động chuyện giường chiếu, cô trở nên cáu bẳn, buông xuôi. Càng sống bên anh, cô càng nhận ra cuộc sống thật vô nghĩa khi vợ và chồng là hai thế giới riêng không thể nào hòa hợp.
Với suy nghĩ "chồng già vợ trẻ là tiên" như hiện nay, đã để lại không ít những bi kịch đau lòng. Giới trẻ nên hiểu rằng, sự ham mê chỉ là nhất thời, còn cuộc sống chung dài lâu lại cần có sự hòa hợp, chia sẻ, cố gắng của cả hai phía. Đừng để những ông chồng già phải gắt lên: "Cô còn muốn gì ở tôi nữa? Đừng có nhõng nhẽo như trẻ con thế có được không?". Và cũng đừng để những cô vợ trẻ, đêm nằm với người chồng già mà khóc thầm khi nghĩ đến người yêu xưa cũ. Đó là lời nhắn gửi của người viết bài này tới những ai đang nghĩ "Chồng già - vợ trẻ là tiên".
Theo Đời sống gia đình
(St)
"Chuyện ấy" khổ vì chồng già
Mệt mỏi vì chồng già vẫn quá… 'khỏe'
Ngốc nghếch, gừng già gừng cay, chồng già chồng mới khỏe!
"Đòn hiểm" của người vợ trẻ muốn ruồng rẫy chồng già
Dại dột khi 'thử' chồng già