Bà bầu ăn lá diếp cá rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp đặc trị chứng táo bón. Chúng ta cùng tham khảo nhé!
BÀ BẦU ĂN LÁ DIẾP CÁ
Nhà chồng mình ở ngoại thành nên đất vườn rộng rãi, mẹ chồng mình gieo đủ các loại rau gia vị và ít cây thuốc nam để tiện lúc nào cần là có cái dùng ngay. Mình nhớ hồi mình mang bầu bé Bống tầm 5 tháng thì triệu chứng táo bón bắt đầu hành hạ mình đến khổ sở. Dù mình luôn tuân thủ đầy đủ chế độ ăn uống cho bà bầu, tích cực uống nhiều nước, ăn hoa quả mát nhưng “táo vẫn hoàn táo”.
Có một buổi tối, cả nhà đi vắng, chỉ còn hai mẹ con ở nhà, mình vào nhà vệ sinh đến nửa tiếng vẫn chưa ra, làm mẹ chồng phải chạy từ nhà trên xuống gọi cửa sợ con dâu gió máy làm sao. Đến lúc đi ra, mình vừa xấu hổ mà vẫn phải nói thật với mẹ chồng: “ Mẹ ơi! Con bị táo nặng quá mẹ ạ, cả tuần nay đến là khổ!”. Bà chỉ cười mỉm rồi trấn an mình luôn: “Không sao cả, phụ nữ mang bầu ai chả thế hả con, mai mẹ làm cho cốc “thuốc” uống vài lần là khỏi ngay”.
Sáng ngày hôm sau, mình chuẩn bị đi làm, mẹ chồng đã ấn vào tay cho một chai nước và bảo: “Thuốc đây nhé, mẹ đổ vào chai cho con tiện mang đi, ăn sáng xong để cho xuôi, đến cơ quan thì uống 1 cốc, tầm chiều trước khi về uống cốc nữa. Tối về mẹ làm cốc khác cho, uống vài buổi là đỡ ngay”. Mình mở nắp chai ngửi thử mùi thì mẹ chồng hiểu ý lại nói: “Có gì khó uống đâu, vuờn nhà mình đầy diếp cá ra, nó rất có công dụng với bệnh táo bón lại thông tiểu con ạ!”
Lá diếp cá có tác dụng trị chứng nóng trong rất tốt đấy các mẹ ạ. (Hình minh họa)
Sau mình mới hiểu ra, vì chuẩn bị cho con dâu mang bầu uống nên bà làm rất cẩn thận. Lá diếp cá mọc trong vườn hái xong đem rửa sạch, nước cuối rửa thì cho ít muối vào ngâm. Sau đó vớt ra, chần qua nước sôi rồi đem giã nát lấy nước uống. Bà phân tích rằng, bụng dạ bà bầu yếu rồi, rau nhà mình đã thuộc diện rau sạch nhưng khi dùng vẫn phải đun chín, uống sôi. Được cái ở văn phòng làm việc của mình có sẵn lò vi sóng, mình chỉ đổ ra cốc rồi đặt vào lò làm ấm là có thể sử dụng an toàn. Nếu cẩn thận hơn nữa các mẹ có thể đun nóng để sử dụng, cách làm này có thể mất dưỡng chất hơn so với việc uống tươi nhưng thay vào đó lại an toàn cho mẹ và bé tránh giun sán.
Khác với nhiều người khi dùng lá diếp cá thì lại sợ mùi tanh, cần phải cho thêm ít đường hoặc vài hạt muối để dễ uống thì mình lại thấy lá diếp cá có vị chua khá dễ chịu. Chính vì thế, suốt năm ngày kiên trì dùng diếp cá, “bệnh táo” của mình đã biến mất.
Không chỉ trị táo bón, sau này, khi đẻ xong, chị bạn còn hướng dẫn mình cách chữa tắc tia sữa rất đơn giản với lá diếp cá. Hóa ra trong thành phần cây này có hơn 90% là nước nên có tính mát, vị chua, mùi tanh của nó cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Ngoài ra cây còn có một lượng lớn các vitamin như vitamin C, E, cholin và tinh dầu như cordalin có khả năng chống viêm rất tốt. Nếu phụ nữ sau khi sinh xong bị tắc tia sữa, bầu ngực bị căng tức chỉ cần dùng một nắm lá diếp cá, có thể thêm một nắm lá cải trời ( đây là loại rau dại mọc rất nhiều vào mùa xuân), giã nát 2 thứ lá , rồi đổ một bát nước sôi để nguội vào và lọc nước để uống. Các mẹ nhớ là nước giã rồi thì uống nóng để đảm bảo an toàn vệ sinh. Bã còn lại thì phải làm nóng, bỏ trong chiếc khăn dùng đắp lên bầu ngực. Làm như vậy liên tục khoảng 3 ngày là sữa thông, hết căng tức. Mẹ nào đã từng bị tắc tia sữa chắc cũng hiểu tình cảnh này của mình, nhưng nhờ diếp cá mà mình đã hết khỏi cảnh đau đớn, Bống thì được ti no nê sữa mẹ, bớt cáu gắt hẳn.
Lá diếp cá cũng trị rất tốt căn bệnh táo bón sau sinh cho các mẹ đấy, vì thế các mẹ bầu bí có thể tự trồng sẵn vài bồn cây diếp cá trước nhà, mình tin sau này các mẹ sẽ thấy tác dụng tuyệt vời của nó.
TÁC DỤNG CỦA RAU DIẾP CÁ
Gần đây y học hiện đại cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của loại rau - cây thuốc này như: kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng.
Rau diếp cá dân gian vẫn gọi với những tên gọi phổ biến như diếp cá, giấp cá hay ngư tinh thảo. Từ xa xưa diếp cá đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng.
PGS. TS. Dương Trọng Hiếu, Phòng khám Đông Phương y quán, Hà Nội cho biết, theo Đông y diếp các có vị cay, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu, sát trùng. Chính vì vậy, trong các tài liệu y học cổ truyền cũng đã lưu lại nhiều tác dụng quý từ rau diếp cá.
Cây này đã được ghi trong các sách thuốc từ cách đây hàng nghìn năm. Với giá trị làm thuốc thanh nhiệt, giải độc do làm mát huyết trong cơ thể nên trong các trường hợp bị viêm nhiễm trong cơ thể như mụn nhọt, mẩn ngứa có thể dùng rau diếp cá làm mát máu. Hoặc khi bị bệnh đường ruột, bị tiêu chảy cũng có thể dùng diếp cá.
Diếp cá là loại rau - cây thuốc quý
Thạc sĩ, Dược sĩ Đoàn Xuân Đinh, Khoa Dược, viện Y học cổ truyền Quân đội cũng cho biết, mùi tanh tanh của rau diếp cá khi vò ra chính là tinh của nó. Tinh dầu này chính là công dụng quý của diếp cá. Lá và phần thân bò trên mặt đất của nó có những chất kết hợp cùng với tinh dầu mang tác dụng điều trị bệnh.
Với những gia đình ở xa các cơ sở y tế có có thể dùng diếp cá để điều trị ban đầu với một số chứng bệnh, hoặc kết hợp cách điều trị từ rau diếp cá với cách điều trị Tây y để có kết quả cao hơn.
Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc Tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược. Rau này còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa.
Một số bài thuốc từ rau diếp cá:
- Trị sốt ở trẻ em: Diếp cá 30g, rửa sạch, giã nát đun sôi để nguội uống, bã đắp vào thái dương.
- Trị bệnh trĩ: Hàng ngày ăn rau diếp cá, dùng diếp cá nấu nước để xông, đắp tại chỗ.
NHỮNG THỰC PHẨM GIÀU CHẤT XƠ GIÚP MẸ BẦU NGỪA TÁO BÓN
Bổ sung chất xơ sẽ giúp mẹ bầu phòng tránh được táo bón - một trong những khó chịu thường gặp nhất trong thai kỳ.
Chất xơ có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe như: giúp giảm bệnh trĩ, ung thư ruột kết và ung thư đại tràng. Không những thế chất xơ còn giúp cơ thể chậm hấp thu đường trong đồ ăn uống.Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn cũng có những mặt hạn chế vì nó ảnh hưởng tới việc hấp thu các khoáng chất như kẽm, magiê, sắt và sinh tố nhóm B cũng như làm giảm hiệu quả của việc chuyển hóa tiền sinh tố A thành sinh tố nhóm A. Vì vậy mẹ bầu nên cân đối lượng chất xơ trong thực đơn nhé.
Dưới đây là gợi ý những thực phẩm giàu chất xơ tốt cho phụ nữ mang thai:
Quả cam
Theo các nhà khoa học, cam là một trong những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi và chất xơ... rất bổ dưỡng cho cơ thể phụ nữ mang thai.
Một quả cam cỡ trung bình có 3g chất xơ (trong khi nước cam ép thì ít xơ hơn). Ăn cam làm giảm gia tăng lượng đường trong máu, tốt cho người mẹ bị chứng tiểu đường thai kỳ.
Quả chuối
Chuối là loại quả cung cấp kali và axit folic tuyệt vời. Bên cạnh đó, chuối còn giàu vitamin B6, đảm bảo cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Một quả chuối cỡ vừa có 3g chất xơ. Chuối còn chứa pectin - một loại chất xơ được chứng minh giúp thức ăn co bóp tốt trong đường tiêu hóa (lê và táo cũng có chất xơ này).
Dưa bắp cải
Món ăn truyền thống được lên men như dưa bắp cải có đến 3 gam chất xơ trong một bát nhỏ. Dưa bắp cải cũng cung cấp thêm vitamin C và sắt cho mẹ bầu.
Dưới tác dụng của men vi sinh vật, gluxit, đạm biến đổi thành các axitcamin dễ hấp thu. Các chất xơ trong rau quả cũng được thuỷ phân, thành dạng dễ tiêu hoá hơn.
Để đảm bảo vệ sinh cũng như giữ gìn sức khỏe, tốt nhất bà bầu nên ăn dưa bắp cải đã được nấu chín như món dưa xào hay canh dưa bắp cải.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên ăn dưa chua quá thường xuyên và tránh ăn các loại dưa đã quá chua, nổi váng đen, trắng hoặc có hiện tượng nhầy nhớt vì đây là giai đoạn bắt đầu xuất hiện nấm mốc.
Quả lê
Một quả lê nhỏ có 4,3g chất xơ, sánh ngang lượng chất xơ có trong mận khô. Lê còn bổ sung folate, kali, vitamin C cho chế độ ăn uống của người mẹ. Mang theo một quả lê nhỏ tới công sở như một bữa ăn phụ dễ dàng.
Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường bị phù nề mặt và tay chân, xuất hiện triệu chứng huyết áp cao, ăn lê thường xuyên sẽ khắc phục tình trạng này.
Quả táo
Táo và vỏ quả táo có nhiều chất xơ hơn các loại hoa quả khác như đào, nho, bưởi. Lượng chất xơ hòa tan trong táo còn giúp điều chỉnh lượng cholesterol cho những người có lượng cholesterol cao.
Lưu ý cho mẹ bầu một điều là khi ăn táo hãy ăn cả bỏ để không bỏ phí lượng chất xơ nhé.
Atiso
Một bông Atiso có chứa 10 gam chất xơ nhưng lại chỉ có 120 gam calo nên giúp mẹ bầu không bị tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai.
Bí ngô
Ngoài chất xơ, bí ngô còn chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng khác như beta-caroten, vitamin E, vitamin B6, folate, sắt, magiê. Bí ngô đem hầm nhừ hoặc nấu canh đều rất tốt.
Không những thế bí ngô còn được chứng minh chứa chất chống stress, giúp bà bầu có tinh thần phấn chấn.
Súp lơ xanh
Ngoài vitamin C, folate, sắt, canxi, beta-caroten, súp lơ xanh còn dồi dào chất xơ. Một phần súp lơ nấu canh, luộc hoặc xào với thịt gà rất ngon miệng, lại bổ dưỡng.
Ngoài ra, súp lơ xanh còn rất giàu chất chống oxy hóa, tốt cho hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai.
Các loại đỗ
Các loại đỗ luôn đứng đầu trong danh sách các thực phẩm giàu chất xơ. Một nửa bát đỗ nhỏ nấu chín cung cấp 9,5g chất xơ mỗi ngày. Đỗ giàu chất xơ hòa tan tự nhiên (một loại chất xơ giúp ngăn chặn tăng nhanh lượng đường trong máu sau bữa cơm, rất tốt cho người mẹ bị đái tháo đường).
Món ngon dễ làm cho bà bầu
Bà bầu nên ăn gì để tốt cho em bé
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ
Các loại trái cây bà bầu không nên ăn
Chữa bệnh huyết áp thấp ở bà bầu
(ST)