“Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, tuy nhiên, với cường độ làm việc cao, cùng nhiều tác động của môi trường sống đã gây ra các vấn đề về mắt, đặc biệt là chứng cận thị gia tăng đáng kể.
Phương pháp giữ cho mắt cận thị không tăng độ
Cận thị không chỉ ảnh hưởng đến tầm nhìn mà còn ảnh hưởng hưởng cả đến tâm lý của con người. Do vậy vấn đề tìm hiếu làm thế nào để hạn chế sự tăng độ cận và giảm triệu chứng khó chịu cho đôi mắt của bạn đang được rất nhiều bạn quan tâm.

Cách chăm sóc đôi mắt cận thị
Cận thị xảy ra đối với bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt trẻ em, học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng. Sức khỏe thị giác cũng gây ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng từ tất cả các cơ quan khác trên cơ thể. Mắt cận thị là mắt có sức khỏe kém hơn bình thường. Những người bị cận thị sẽ dễ mỏi mắt, mắt mau mệt hơn những người không bị cận thị với cùng một hoạt động.
Theo các bác sỹ chuyên khoa, không phải cứ bị cận là phải đeo kính. Nếu bạn mới bị cận ở mức dưới 0,75 độ thì không cần phải mang kính thường xuyên, còn ở ngưỡng 1 – 2 độ thì chỉ nên đeo khi cần nhìn mọi vật ở tầm xa hoặc thực sự cần thiết để hạn chế sự điều tiết của mắt quá lớn.
Đối với mắt sau khi phẫu thuật cận thị, bạn cần lưu ý khi ngồi làm việc trước máy vi tính và màn hình tivi (đảm bảo khoảng cách, và ánh sáng..).
Bổ sung dinh dưỡng tốt cho mắt
Cần thiết có giành cho đôi mắt một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế một số chất kích thích lẫn thức ăn không có lợi cho mắt như thuốc lá… Việc bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho mắt cũng là một điều hết sức quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua hàng ngày.
Q Vitamin A,B,E: dưỡng chất quan trọng đối với mắt, đặc biệt là với mắt có vấn đề về tật khuc xạ, chúng có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ mắt.
Q Kẽm: Kẽm có tác dụng giúp máu lưu thông trong mắt dễ dàng, ngăn ngừa mắt bị khô, rát, mệt mỏi, khó chịu.
Q Carotenoid: là một nhóm dưỡng chất có tác dụng tăng cường khả năng đề kháng, chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa tổn thương DNA và các chất liệu di truyền khác… Ở mắt, Carotenoid của mỗi người khi sinh ra luôn sẵn có với một lượng nhất định, có tác dụng chống ô-xy hóa tự nhiên.
Khi sức khỏe đôi mắt của bạn có vấn đề, lượng carotenoid bị thiếu hụt, cơ thể bạn không thể tự tổng hợp, sản sinh mà chỉ có thể bổ sung qua các nguồn thực phẩm như rau bina, cải xoăn, ổi, xoài, bí ngô…. Nhưng Carotenoid rất dễ bị phân hủy qua quá trình nấu nướng, chế biến thực phẩm…Nên để bổ sung Carotenoid cho mắt, ngoài việc ăn uống cân bằng bạn cũng nên bổ sung các sản phẩm thuốc được khuyên dùng.
Gần đây, rất nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh chiết xuất từ quả Việt quất không những bổ sung dưỡng chất cho mắt mà còn tăng cường tính bảo vệ, đồng thời tạo môi trường dinh dưỡng cho đôi mắt hoạt động tốt hơn, an toàn hơn.
Giúp mắt cận giảm độ với vài mẹo đơn giản
Tạo thói quen tốt cho mắt


Các mẹo nhỏ dành cho người có đôi mắt cận
- Khi có triệu chứng đau, ngứa ở mắt, bạn tuyệt đối không nên dụi mắt mà hãy sử dụng thuốc nhỏ mắt và đến bác sĩ kiểm tra ngay nhé!
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Cách giữ đôi mắt khỏe
Theo TS.BS Trịnh Thị Bích Ngọc - PGĐ BV Mắt Hà Nội, cường độ học tập quá tải sẽ làm mắt phải điều tiết nhiều hơn, dễ gây mỏi mắt, các tật khúc xạ. Đặc biệt, khi học mệt quá, các em thường nằm bò ra bàn đọc tài liệu, thậm chí nằm để đọc, vừa hại mắt, vừa gây tật cong vẹo cột sống.
Các tật này có thể tránh được nếu học sinh ngồi đúng chuẩn như: Thẳng lưng, hai chân khép, hai bàn chân để ngay ngắn sát nền nhà, đầu hơi cúi 10-15 độ. Khoảng cách từ mắt đến sách vở trên bàn học 35cm với học sinh THPT và người lớn. Không cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học khi đọc hoặc viết. Bàn học ở nhà cũng phải bố trí đủ ánh sáng tự nhiên và nhân tạo. Tốt nhất nên bố trí bàn học gần cửa sổ, nếu không thì phải có đèn học. Để đèn học bên tay trái, không để bóng chiếu thẳng vào mặt làm chói mắt.
2. Tăng cường các hoạt động ngoài trời
3. Cho mắt nghỉ ngơi
Theo BS CKII Chu Thị Vân, PGĐ BV Mắt Hà Nội, vào mùa thi, nhiều em ngồi học 5 -7 tiếng liên tục. Điều này không tốt cho sức khỏe mà còn làm cho mắt vô cùng mệt mỏi, thậm chí còn mắc một số bệnh: Nhức mỏi mắt, đỏ mắt, viêm mắt... Các bậc phụ huynh giúp con giảm bớt gánh nặng tâm lý học bằng việc thiết lập chế độ học tập, nghỉ ngơi hợp lý. Nếu để trẻ học quá lâu, đôi mắt sẽ không chịu được gây hiện tượng mờ mắt khi đọc sách. Sau 40 - 45 phút khi đọc sách, xem tivi, làm việc trên máy vi tính... phải thư giãn từ 5 - 10 phút để mắt đỡ mỏi.
BS Vân cho rằng, nghỉ ngơi thư giãn mắt không có nghĩa là học xong bài là ra xem tivi, đọc truyện, sử dụng máy tính... Vì như vậy, đôi mắt vẫn phải hoạt động càng làm cho mắt mỏi hơn. Các bậc phục huynh cũng nên tập cho trẻ thói quen luyện tập đôi mắt bằng cách nhìn ra xa cách 5m. Hoặc chọn nơi thoáng mát, không khí trong lành, thả lỏng mắt tập trung nhìn thẳng vào một điểm cố định khoảng 2 - 3 phút.
![]() |
Cường độ làm việc quá tải dễ gây mỏi mắt và các tật khúc xạ ở học sinh. |
4. Bổ sung dưỡng chất cho mắt
Các bậc phụ huynh nên bổ sung trong các bữa ăn nhiều rau xanh, hoa quả có màu vàng, đỏ, lá xanh đậm và sữa để bổ sung tốt các vitamin cần thiết cho mắt. Cần chọn và phối hợp các loại thực phẩm sao cho vừa đảm bảo cung cấp đủ calo cho cơ thể và giúp đôi mắt luôn khỏe, nhất là bổ sung vitamin A (có nhiều trong cà rốt, củ cải, lá rau xanh, xoài, đu đủ).
Ngoài ra, có thể bổ sung một số thuốc bổ mắt hỗ trợ chứa các vitamin và nhiều dưỡng chất khác như Topicom, vitamin AD, Gacroten... Các loại thuốc này giúp hạn chế tình trạng mỏi mắt, hoa mắt, nhìn mờ. Tuy nhiên, khi sử dụng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.
5. Massage quanh mắt
Theo TS.BS Bích Ngọc, đối với trẻ đã mang kính, càng cần phải thư giãn mắt bằng cách bỏ mắt kính ra và massage quanh mắt.
Các em nên khám mắt định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa hoặc khi có những biểu hiện: Mỏi mắt, nhức đầu, nhìn xa (khoảng cách 5m) không rõ, nhìn chữ mờ, hay nheo mắt, che một mắt để nhìn, cúi đầu sát xuống cuốn sách hay bàn học khi đọc hoặc viết, chớp hay dụi mắt một cách không bình thường.
Tuyệt chiêu giữ mắt luôn khoẻ khi dùng máy tính

Hội chứng thị lực máy tính (Computer Vision Syndrome) xảy ra với những người thường xuyên làm việc trước màn hình máy tính mà không nghỉ ngơi thường xuyên. Các triệu chứng gồm đau đầu, mờ mắt, đau cổ, mắt bị mỏi và khó tập trung nhìn vào một điểm.
Theo bác sỹ Jeffrey R.Anshel, chuyên viên đo mắt quốc gia và là tác giả của nhiều quyển sách chăm sóc mắt, 10 bí quyết sau có thể giúp bạn phòng chống hội chứng thị lực máy tính.
1. Không đặt máy tính cạnh cửa sổ
Các nguồn ánh sáng chói là nguyên nhân lớn nhất làm mỏi mắt người dùng. Do vậy, bạn nên tránh đặt máy tính cạnh cửa sổ, vì sự khác biệt giữa độ sáng màn hình và ánh sáng ngoài trời sẽ làm mắt căng thẳng và khó chịu. Nếu có điều kiện, bạn nên lựa chọn màn hình chống chói để giảm bớt sự phản xạ khi có ánh nắng chiếu vào.
2. Điều chỉnh độ cao màn hình
Để mắt đạt độ thoải mái cao nhất, bạn nên đặt màn hình ở vị trí sao cho trung tâm màn hình nằm dưới tầm mắt của bạn từ 5-9 inch. Tức là khi ngồi thẳng và nhìn về trước, phần cạnh trên màn hình sẽ đập vào mắt bạn trước tiên.
3. Chớp mắt thường xuyên hơn
Nghiên cứu cho thấy khi nhìn vào màn hình máy tính hay một thiết bị công nghệ, mắt người dùng thường tập trung nhiều và chớp mắt ít hơn bình thường đến 3 lần. Không chớp mắt thường xuyên dẫn đến bề mặt mắt và kính áp tròng bị khô, gây cảm giác khó chịu và nhìn hình ảnh không còn rõ nét. Bạn nên đến dịch vụ chăm sóc mắt và tìm mua kính áp tròng giúp tăng độ ẩm.
4. Điều chỉnh độ sáng màn hình
Thiết lập độ sáng màn hình phù hợp sẽ giúp mắt đỡ mỏi mệt hơn. Bạn nên điều chỉnh sao cho độ sáng màn hình cân bằng với ánh sáng của môi trường xung quanh. Khi đọc tài liệu dài, bạn nên chọn đọc ở chế độ chữ trắng trên nền đen.
5. Nghỉ giải lao

Làm việc thường xuyên không ngơi nghỉ suốt nhiều giờ liền làm mắt mờ dần và rất mệt mỏi. Bạn nên nghỉ giải lao theo nguyên tắc 20/20/20. Tức là, cứ sau mỗi mỗi 20 phút, bạn phải nghỉ giải lao khoảng 20 giây, trong lúc nghỉ tập trung mắt nhìn vào những vật ở khoảng cách lớn hơn 20 feet (khoảng 6 mét). Bạn nên di chuyển mắt thường xuyên để nhìn vào nhiều vật ở nhiều vị trí khác nhau.
6. Không đặt màn hình quá gần
Nếu bạn ngồi trên ghế mà có thể chạm tay vào màn hình tức là màn hình đã đặt quá gần. Để chọn vị trí phù hợp đặt màn hình, bạn áp dụng “nguyên tắc thứ ba”. Theo nguyên tắc này, bạn cho hiển thị lên màn hình một tài liệu hay nội dung email bất kỳ và di chuyển người ra sau, cho đến khi thấy tài liệu mờ dần đi thì ngừng lại. Lúc này, bạn đo khoảng cách giữa nơi bạn đứng và màn hình rồi chia làm ba. Màn hình nên được đặt ở khoảng cách sau khi chia ba.
7. Khám mắt định kỳ
Nếu thường xuyên làm việc trước máy tính, bạn phải khám mắt định kỳ hàng năm. Khi gặp vấn đề về mắt, bạn nên đến tìm gặp các bác sỹ để tìm giải pháp chữa trị.
8. Điều chỉnh ánh sáng trong nhà phù hợp
Nếu có thể, bạn nên tránh làm việc dưới ánh sáng đèn huỳnh quang trên cao, có thể dùng đèn bàn hay đèn dưới sàn nhà để thay thế. Bạn có thể thực hiện mẹo nhỏ sau để điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp: dùng một tấm gương nhỏ đặt vào màn hình máy tính, nếu trong gương có các nguồn ánh sáng rọi vào thì bạn nên tìm nơi khác để đặt máy tính, hay tắt bớt các nguồn sáng đó đi.
9. Đưa các thiết bị số ra xa tầm mắt

Một vài nghiên cứu cho thấy khi nhìn vào nội dung trên các thiết bị kỹ thuật số làm mắt trở nên căng thẳng hơn so với nhìn vào một tờ báo in truyền thống. Do vậy, bạn nên đặt các thiết bị điện tử ra xa khỏi tầm mắt.
10. Dán tài liệu cần thiết lên màn hình
Nhiều người thường đặt máy tính ở cạnh bàn làm việc để dễ tìm kiếm tài liệu khi cần thiết. Tuy nhiên, để tra cứu tài liệu, bạn thường di chuyển toàn bộ cơ thể và tầm nhìn ra ngoài rồi lại nhìn vào màn hình gây mất tập trung. Do vậy, bạn nên dán tài liệu cần thiết lên màn hình máy tính, để mắt luôn giới hạn tầm nhìn trong phạm vi xung quanh màn hình.
Cách bảo vệ đôi mắt của bạn