Trái cây cũng là "thuốc" chữa bệnh tăng huyết áp rất tốt. Tuy nhiên, bệnh tăng huyết áp có nhiều dạng và mỗi loại trái cây chỉ thích ứng với một số dạng cao huyết áp nhất định.
TRÁI CÂY THÔNG DỤNG CHỮA CAO HUYẾT ÁP
![]() |
Táo tây |
NHỮNG SINH TỐ TRỊ CAO HUYẾT ÁP HIỆU QUẢ
Sinh tố được biết đến là loại nước uống giải khát thông dụng. Ngoài ra một số loại sinh tố còn có ích cho những bệnh nhân cao huyết áp và tiểu đường
1. Mướp đắng:

Chứa nhiều chất xơ thô, canxi, phospho, sắt, beta-caroten, vitamin B1, B2, PP, C, nhiều loại acid amin, 5-HT…, đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Mướp đắng tính hàn, vị đắng, có công dụng dưỡng huyết, bổ gan, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, dùng trị các chứng bệnh nhiệt phiền khát, trúng nắng phát sốt, kiết lỵ, ung nhọt, đau mắt đỏ do nhiệt… Các thử nghiệm đã chứng minh loại quả này chứa một chất tựa như insulin, làm giảm đường huyết rõ rệt, có thể dùng làm thuốc trị bệnh tiểu đường.
2. Táo:

Có hàm lượng đường fruitose cao nhất trong các loại trái cây. Ngoài ra, nó còn có acid malic, acid tannic, chất xơ, canxi, phospho, sắt, pectin, kali, lipid, protid và nhiều loại vitamin rất tốt cho cơ thể. Theo Đông y, táo tính mát, vị ngọt chua, có công hiệu kiện tỳ, ích vị, trị các chứng buồn nôn, chán ăn, bổ dưỡng tâm khí, dùng trong chứng tinh thần uể oải. Nó còn có tác dụng sinh tân, nhuận táo, chỉ khát, dùng trị ho, tâm phiền miệng khát do nhiệt.
Táo còn có tác dụng hấp thu vi khuẩn và độc tố, trị tiêu chảy. Bên cạnh đó, chất xơ, acid hữu cơ lại kích thích đường ruột, làm mềm phân nên giúp đại tiện thông. Táo chứa chất kali có lợi cho việc bài tiết natri, tốt cho người cao huyết áp. Acid hữu cơ trong táo còn kích thích bài tiết dịch vị, hỗ trợ giúp tiêu hóa.
3. Cần tây Đà Lạt:

Chứa canxi, sắt, phospho, giàu protid – gấp đôi so với các loại rau khác. Cần tây còn chứa nhiều acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não. Cần tây tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trị đàm nhiều đầy ngực, lao hạch…
4. Dưa leo:

Chứa vitamin A, B1, B2, PP và C, canxi, phospho, sắt, nhiều muối kali, chất nhầy, các acid amin, chất thơm. Dưa leo tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, trừ thấp, tiêu sưng.
5. Ớt xanh Đà Lạt:

Chứa khá nhiều vitamin B1, B2, PP, protid, đường, canxi, phospho, sắt, beta-caroten. Nó là loại rau quả chứa nhiều vitamin C nhất. Các chất trong loại quả này có tác dụng kích thích tuyến dịch vị, gia tăng sự bài tiết, vì thế tăng cường tác dụng tiêu hóa. Ngoài ra, còn kích thích tim đập nhanh, làm tăng tốc tuần hoàn, có tác dụng làm ấm, ức chế tích tụ mỡ, phòng ngừa béo phì. Ớt tính nóng, vị cay, có tác dụng tán hàn, kiện vị, tiêu thực, trị đau bụng do lạnh, nôn ói, tả lỵ.
THỰC PHẨM TỐT CHO NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP
![]() Đo huyết áp cho bệnh nhân tại huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng). Ảnh: Thiên Phước
|
Rau xanh: Chất xơ có trong các loại rau xanh giúp “làm sạch” lượng mỡ xấu và cholesterol bám ở thành mạch máu, tiền nguyên nhân gây nên chứng tăng huyết áp. Bạn nên ăn 4 - 5 phần rau xanh mỗi ngày (tương đương với 1 bát rau có lá màu xanh sẫm như rau cần, cải, muống,….).
Mộc nhĩ: Theo Đông y, mộc nhĩ có tính bình, lành tính, thông mạch, kích thích máu lưu thông, tốt cho bệnh nhân tăng huyết áp, kiết lỵ, băng huyết. Không nên ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng trước khi sử dụng để tránh độc tố và đảm bảo được độ giòn.
![]() |
Tỏi: Tỏi là một loại thuốc kỳ diệu dành cho trái tim. Loại gia vị này mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống tim mạch, bao gồm cả huyết áp. Theo một nghiên cứu những người bị tăng huyết áp nếu ăn một nhánh tỏi mỗi ngày trong vòng 12 tuần, huyết áp tâm trương và mức cholesterol đã giảm đáng kể. Ăn một ít tỏi mỗi ngày (khoảng 1 nhánh) sẽ giúp kiểm soát huyết áp ổn định.
![]() |
Hành: Hành cũng là một loại gia vị có ích đối với chứng tăng huyết áp. Hành chứa prostaglandins A1 tựa như chất kích tố. Có tác dụng hạ áp nhất định, hơn nữa chứa nhiều kali và canxi, giúp ích cho việc hạ áp. Các nhà khoa học còn nghiên cứu củ hành chứa prostaglandins và thành phần kích hoạt hoạt tính của fibrin tan trong máu. Những thành phần này là chất giãn mạch, giúp làm giảm áp lực của động mạch và giãn mạch vành, bên cạnh còn tác dụng tiêu hủy các chất gây tăng huyết áp như catecholamine...
Mẹo chữa ho cho bà bầu
Tác dụng của quả bơ với bà bầu
Món ngon hàng ngày cho bà bầu
Bà bầu ăn trứng ngỗng
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
(ST)