Với lá đơn từ chức tích cực, biết đâu sếp cũ sẽ trở thành người xác nhận năng lực có lợi cho công việc tương lai của bạn. Thử tham khảo các bước bên dưới để có một lá đơn xin nghỉ việc hoàn hảo. Vừa hiệu quả vừa không làm xấu đi các mối quan hệ đang có nếu bạn muốn rời công ty trong hòa bình. Áp dụng 8 bước sau để viết đơn xin nghỉ việc “Ngắn gọn, lịch sự và giàu thiện chí”:
CÁCH VIẾT MAIL XIN NGHỈ VIỆC
8 Bước viết đơn xin nghỉ việc hoàn hảo |
Bước 1: Phải chắc chắn bạn muốn rời bỏ công việc đang làm trước khi nộp đơn nghỉ việc. Một khi đơn đã được gửi đi, rất khó để lấy lại. Bước 2: Cân nhắc mọi lựa chọn trước lúc viết đơn. Biết đâu sếp sẽ đề nghị với bạn điều gì đó khiến bạn thay đổi quyết định? Bạn có nên thảo luận với sếp về những điểm chưa hài lòng trong công việc hiện tại, hay đề nghị hấp dẫn hơn mà bạn nhận được? Bước 3: Đánh máy đơn xin thôi việc vì đơn viết tay trông không chuyên nghiệp. Ngay cả khi sắp nghỉ làm, bạn vẫn nên quan tâm đến hình thức lẫn nội dung lá đơn, vì nó sẽ được lưu trong hồ sơ của bạn và có thể lọt vào mắt của những nhà tuyển dụng tương lai. Bước 4: Đảm bảo đây là mẫu đơn thích hợp có đầy đủ ngày tháng làm đơn, tên và địa chỉ của bạn lẫn sếp ở phần đầu (nếu bạn làm cho công ty nước ngoài). Thông báo về việc từ chức và đưa ra ngày tháng cụ thể trong đơn. Chuyển thẳng đơn cho người giám sát.
Bước 5: Cảm ơn sếp vì những cơ hội ông/bà ấy đã mang lại và bày tỏ lòng biết ơn với công ty. Điều này có thể chỉ mang tính thủ tục, nhưng bạn vẫn nên làm vì không ai lại muốn “bớt bạn, thêm thù”. Một ngày nào đó, có khả năng bạn lại cần đến sự tiến cử của vị sếp này. Lời cảm ơn được đánh giá cao ở nhiều trường hợp, nhưng nếu chủ ý nhắm vào một tuyên bố “chống lại” sếp, đơn của bạn chỉ cần nêu rõ ngày tháng mà việc từ chức có hiệu lực. Bước 6: Cố gắng không giải thích tại sao bạn ra đi, lý do bạn ghét công việc đang làm, nơi bạn định xin đầu quân, lương bổng cao hơn thế nào khi nhận việc mới… Hãy chỉ khẳng định bạn sẵn lòng hỗ trợ đồng nghiệp thay thế trong giai đoạn “giao thời” trước khi chính thức nghỉ việc. Bước 7: Đừng quên để “Kính thư” (Sincerely) hoặc lời chào lịch sự tương tự và ký tên ở cuối đơn. Bạn có thể trực tiếp đưa đơn cho người giám sát hoặc theo đúng quy trình tại nơi làm việc. Bước 8:Chờ sếp trao đổi về quyết định thôi việc của bạn. Khi đó, nên tỏ ra thật nhã nhặn và đừng tận dụng dịp này làm cơ hội trút giận. Nếu được, hãy ra đi trong bầu khí hòa bình và thân thiện. |
Các mẫu đơn xin thôi (nghỉ) việc và quy trình nghỉ việc trong nhân sự
Bạn có biết từ khóa nào được tìm kiếm một cách kinh khủng nhất trong các từ khóa về lĩnh vực nhân sự không ? Hôm nay tôi tình cờ để ý và phát hiện ra rằng từ khóa: “đơn xin nghỉ việc” lại là từ khóa đắt hàng nhất. Nhìn qua một số khu vực chúng ta có thể đấy: 2.800 lượt tìm kiếm trên Blog của tôi từ lúc thành lập đến giờ; 171,824 lượt xem trên diễn đàn hrlink; 5 triệu kêt quả trên google tìm kiếm … và các chủ đề về vấn đề này đều lên top đầu. Câu hỏi đặt ra là tại sao từ khóa này lại hot đến như vậy ?
Phải chăng do: xin nghỉ việc là một vấn đề khó nói nên thay vì trao đổi họ tự tìm kiếm thông tin ? Hay do đa số các công ty đều không có quy trình nghỉ việc ?
Ý kiến của bạn là về vấn đề này là gì ?
Dù sao đi chăng nữa, nếu bạn có ý định nghỉ việc, tôi khuyên bạn nên cân nhắc thật kỹ vì mỗi người chỉ có một số lần nhất đỉnh để thay đổi công việc mà thôi. Để các bạn đỡ lúng túng trong việc xin hay cho nghỉ việc, tôi up lên đây quy trình nghỉ việc để bạn tham khảo:
Hy vọng không ít thì nhiều nó sẽ giúp bạn đỡ lúng túng trong việc này. Cuối cùng, nếu bạn tình cờ đọc được bài này và nhấp chuột tải xuống một tài liệu nào đó, bạn vui lòng nhớ để lại một vài dòng comment ý kiến của bạn nhé.
Mẫu 1:
Họ Tên: AAA, nhân viên Công ty BBB.
Kính gửi: ông CCC, Giám đốc BBB.
Tôi rất lấy làm tiếc vì sẽ không còn làm việc tại BBB trong thời gian sắp tới. Tôi rất hài lòng và lấy làm vinh dự lớn được làm việc tại đây trong thời gian qua. Trong quá trình làm việc tại đây, công ty đã cho tôi có được may mắn làm việc với những đồng nghiệp chân thành cùng với một môi trường làm việc tốt. Tôi chân thành cầu chúc cho ông và công ty chúng ta sẽ đạt được những thành công như mong muốn.
Tôi quyết định ngưng công việc để tiếp tục công việc học tập cá nhân cũng như giải quyết một số công việc trong gia đình tôi thời gian tới. Tôi sẽ rất hân hạnh được giúp công ty trong việc giúp đỡ, hướng dẫn và hợp tác với người thay vào vị trí của tôi hiện nay nếu công ty có nhu cầu, cũng như sẽ tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của công ty trong thời gian sau này với khả năng của mình ở vai trò khác hoặc hợp tác với công ty, nếu có thể.
Tôi xin chân thành cảm ơn công ty đã tin tưởng tôi trong suốt thời gian vừa qua. Một lần nữa, rất mong BBB của chúng ta ngày càng thịnh vượng.
Thứ 6, ngày 13 tháng ZZZ năm XXXX.
Chân thành,
Ký tên.
Họ tên.
Mẫu 2:
Ngày 10, tháng 06, năm 2008
Quang Hà, giám đốc công ty ABC
25 đường Kim Mã, Ba Đình
Hà NộI
Chú ý: cần viết thêm địa chỉ giao dịch ngay cả khi bạn gửI tận tay.
Kính gửi ông Nguyễn:
Tôi rất lấy làm tiếc vì sẽ không còn làm việc tạI công ty của ông nữa. Tôi đã xin vào làm giám sát tạI công ty XỸZ để có thể học hỏI thêm kinh nghiệm và tìm cơ hộI phất triển mới.
Tôi rất hài long và lấy làm một vinh dự lớn được làm việc tạI công ty ABC trong vòng bốn năm qua. Trong quá trình làm việc tạI đây, tôi đã may mắn được làm việc vớI những đồng nghiệp chân thành và chuyên nghiệp. Tôi chân thành cầu chúc cho ông và công ty ABC sẽ đạt được những thành công như ý.
Chú ý: Nếu bạn vẫn muốn tiếp tục một phần công việc nào đó của công ty hoặc duy trì mốI quan hệ lâu dài vớI công ty đó, bạn hãy đề nghị được giúp công ty trong việc đào tạo nhân viên mớI thay vào vị trí của mình.
Tôi sẽ rất hân hạnh được giúp công ty trong việc tuyển chọn hoặc đào tạo nhân viên mớI thay vào vị trí của tôi trong vòng bốn tuần tiếp theo nếu công ty có nhu cầu.
Chú ý: Nếu bạn rờI công ty vì những lý do nào khác chứ không phảI vì có một công việc mớI tổt hơn thì bạn nên trả lờI trung thực và tế nhị. Hãy luôn luôn tỏ ra khéo léo và tế nhị.
Một số lý do xin thôi việc:
Tôi quyết định nhận vị trí công việc mớI để tìm thêm cơ hộI phát triển mớI và đạt được những mục tiêu nghề nghiệp….
Tôi quyết định tham gia một khoá tu nghiệp (vì có thêm một bằng nữa hoặc một công việc khác)….
Tôi đã quyết định thay đổI mục tiêu nghề nghiệp và đi theo một hướng mới “_______”
Kết thúc thư một cách tế nhị mà không ảnh hưởng đến quan hệ của bạn vớI công ty đó:
Tôi xin chân thành cảm ơn công ty ABC đã tin tưởng tôi trong suốt thờI gian vừa qua.
Một lần nữa, rất mong công ty ABC ngày càng thịnh vượng
Chân thành,
Tên
Mẫu 3:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………ngày … tháng …năm
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC
Kính gửi: Ban giám đốc Công ty………….
Tôi tên là : ………….hiện đang công tác tại phòng……….
Tôi làm đơn này đề nghị Ban Giám đốc Công ty cho tôi xin nghỉ việc vì lý do … kể từ ngày …..
Trong khi chờ đợi sự chấp thuận của Ban Giám đốc Công ty, tỗi sẽ tiếp tục làm việc nghiêm túc và tiến hành bàn giao công việc cũng như tài sản lại cho người quản lý trực tiếp của tôi là ông/bà….
Tôi xin chân thành cám ơn
Người làm đơn
Mẫu 4:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày…… tháng…… năm 2008
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC
Kính gửi : Ban Giám Đốc Công Ty
Phòng Hành chính nhân sự
Tôi tên là : ………..
Chức vụ : Bộ phận :…………………………………………. ………
Nay tôi làm đơn này, kính xin BGĐ cho tôi được thôi việc kể từ ngày ………..
Lý do : ………..
………..
……….
Tôi đã bàn giao công việc cho :…………………………….……..Bộ phận :…………………..
Nội dung các công việc được bàn giao :
………..
………..
……….
………
Tôi cam đoan là đã bàn giao công việc lại cho bộ phận có liên quan trước khi nghỉ việc.
Rất mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận cho tôi được phép thôi việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trưởng bộ phận Người làm đơn
Mẫu 5:
Letter of Resignation
Your Name
Your Address
Your City, State, Zip Code
Your Phone Number
Your Email
Date
Name
Title
Organization
Address
City, State, Zip Code
Dear Mr./Ms. Last Name:
Please accept this letter as formal notification that I am leaving my position with XYZ company on September 15.
Thank you for the opportunities you have provided me during my time with the company.
f I can be of any assistance during this transition, please let me know.
Sincerely,
Your Signature
Your Typed Name
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Những điều cần biết khi sử dụng một mẫu đơn xin nghỉ việc
Trước hết bạn nên chắc chắn rằng, bạn thật sự muốn rời bỏ công việc trước khi gửi đơn xin thôi việc. Một khi bạn đã gửi nó đi, sẽ không thể lấy lại được nữa.
Biết đích xác đối tượng mà đơn thư nhắm đến
Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng cũng có không ít người nhầm lẫn khi gửi đơn xin nghỉ việc tới không đúng người cần nhận. Bạn sẽ gửi đơn này tới lãnh đạo cao nhất tại công ty mà bạn được làm việc dưới quyền, chứ không phải những người quản lý ở mức độ trung cấp, làm việc với bạn hàng ngày. Đối với những người này, thay vào đó, bạn nên có một cuộc nói chuyện trực tiếp bàn về những quyết định của bạn.
Trình bày lý do nghỉ việc
Hãy xác định rõ ràng lý do bạn muốn ngừng cộng tác với công ty hiện tại. Bạn cảm thấy buồn chán? Bạn không còn học hỏi thêm được kiến thức, kỹ năng mới ở vị trí này? Bạn nhận được lời đề nghị công việc tốt hơn từ công ty khác?... Một lý do hợp lý sẽ giúp bạn thuyết phục sếp tạo điều kiện cho mình ra đi một cách thuận lợi nhất.
Hãy soạn thảo mẫu xin nghỉ việc trên máy tính hoặc máy chữ. Những lá đơn viết tay đều không mang tính chuyên nghiệp. Thậm chí, nếu bạn muốn rời bỏ công việc của mình, bạn nên nghĩ xem, sẽ ra sao nếu ông chủ tương lai đọc được nó trong xấp tài liệu của bạn.
Không đưa ra những lời chỉ trích, phê phán và tránh đề cập đến công việc mới của bạn
Lá đơn xin nghỉ việc không giống với một hộp thư góp ý, nơi bạn có thể “xả” những bực tức, những điều không hài lòng ở công sở lên trang giấy gửi tới cấp lãnh đạo. Hơn nữa, bạn cũng không nhất thiết phải đề cập đến công việc mới trong tương lai bạn sẽ đảm nhận – vị trí gì, mức lương ra sao, v.v…
Nói tóm lại, đây không phải là lúc để bạn “chỉ mặt điểm tên” bất cứ ai, hay trình bày lý do vì sao bạn phải rời khỏi công ty. Hơn hết, đơn xin nghỉ việc là một “thủ tục” hành chính, nhưng cũng là một cách để bạn bày tỏ sự tôn trọng đối với người sắp sửa trở thành “sếp cũ” của mình. Hãy nhìn tới góc độ tích cực của vấn đề!
Bày tỏ mong muốn được tiếp tục cộng tác trong tương lai
Ngay cả khi câu nói có phần khách sáo này chỉ là “thủ tục”, thậm chí ngay cả khi bạn không nghĩ như vậy đi chăng nữa, nó thể hiện tính cách lịch sự cũng như tác phong làm việc chuyên nghiệp của bạn. Những mối quan hệ làm ăn luôn luôn cần thiết trong công việc của bạn sau này.
Gửi lá đơn xin thôi việc lên cấp trên của bạn:
Ghi rõ ngày bạn định thôi việc có hiệu lực. Ví dụ, thông báo nghỉ trước 2 tuần, hoặc xin nghỉ việc mau
Hạn chế nêu ra lời giải thích tại sao bạn quyết định rời bỏ công việc, tại sao bạn ghét công việc của mình, nơi bạn sẽ làm việc trong tương lai, và họ sẽ trả cho bạn bao nhiêu… Nhấn mạnh rằng, bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ chuyển giao nếu như việc từ chức của bạn gây ra một chút xáo trộn.
Cám ơn sếp cũ vì những cơ hội mà họ đã dành cho bạn và tỏ ra biết ơn vì điều đó. Bạn có thể cần đến họ trong những lần hẹn tiếp theo. Khi nói lời cám ơn với sếp cũ, trong nhiều trường hợp, nó không làm bạn thấy hứng thú, nhưng điều này rất được ghi nhận.
Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một số mẫu đơn xin nghỉ việc, mẫu xin việc làm để các bạn có thể tham khảo và làm đơn xin nghỉ việc của mình tốt hơn
Viết thư xin thôi việc sao cho khéo?
Trong một vài thời điểm, bạn chủ động muốn từ bỏ công việc hiện tại. Để tránh làm hỏng mối quan hệ của mình, bạn nên thực hiện việc này một cách thật khéo léo.
Hãy viết một lá đơn xin thôi việc thật ngắn gọn, nhã nhặn và tích cực, vì có thể bạn sẽ còn cần đến ông chủ cũ của mình trong tương lai.
Sau đây là những mẹo nhỏ để viết đơn xin thôi việc:
Nên chắc chắn rằng, bạn thật sự muốn rời bỏ công việc trước khi gửi đơn xin thôi việc. Một khi bạn đã gửi nó đi, sẽ không thể lấy lại được nữa.
Cân nhắc kỹ càng về lựa chọn của bạn, trước khi viết đơn. Liệu ông chủ của bạn có đưa ra những thỏa thuận nào đó để giữ bạn ở lại không? Liệu bạn có thể thảo luận với sếp của mình về điều bạn không bằng lòng hoặc yêu cầu nhận được những điều kiện tốt hơn v…v trước khi bạn đưa ra quyết định cuối cùng.
Hãy soạn thảo lá đơn trên máy tính hoặc máy chữ. Những lá đơn viết tay đều không mang tính chuyên nghiệp. Thậm chí, nếu bạn muốn rời bỏ công việc của mình, bạn nên nghĩ xem, sẽ ra sao nếu ông chủ tương lai đọc được nó trong xấp tài liệu của bạn.
Sử dụng mẫu đơn chuyên dụng, với tên và địa chỉ của bạn, ngày tháng, tên và địa chỉ người chủ ở trên cùng.
Gửi lá đơn lên cấp trên của bạn:
Ghi rõ ngày bạn định thôi việc có hiệu lực. Ví dụ, thông báo nghỉ trước 2 tuần, hoặc nghỉ ngay lập tức.
Cám ơn sếp cũ vì những cơ hội mà họ đã dành cho bạn và tỏ ra biết ơn vì điều đó. Bạn có thể cần đến họ trong những lần hẹn tiếp theo. Khi nói lời cám ơn với sếp cũ, trong nhiều trường hợp, nó không làm bạn thấy hứng thú, nhưng điều này rất được ghi nhận.
Hạn chế nêu ra lời giải thích tại sao bạn quyết định rời bỏ công việc, tại sao bạn ghét công việc của mình, nơi bạn sẽ làm việc trong tương lai, và họ sẽ trả cho bạn bao nhiêu… Nhấn mạnh rằng, bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ chuyển giao nếu như việc từ chức của bạn gây ra một chút xáo trộn.
Nếu cấp trên muốn nói chuyện về quyết định của bạn, hãy tỏ ra lịch sự và đừng nói câu xin lỗi để làm dịu tình hình, nếu có thể, hãy cố gẳng giữ lấy mối quan hệ thân thiện.
“Hãy cảm ơn mọi người về những gì mà bạn đã học được trong thời gian làm việc tại công ty. Hoặc tập trung vào những điều tích cực giúp ích cho bạn trong việc tìm một chỗ làm mới như kinh nghiệm, kỹ năng mới, người quản lý…”, ông Nauman Noor, nhà quản lý cao cấp thuộc hãng tư vấn Oliver Wyman, gợi ý.
Bạn có nên đưa ra lý do xin thôi việc?
Tùy thuộc vào lý do của bạn là gì, bạn nên cân nhắc xem có nên đề cập đến vấn đề này trong lá thư xin thôi việc. Tiến sỹ Michael Provitera, tác giả của cuốn “Mastering Self-Motivation” (tạm dịch: Điều khiển động lực bản thân”), cho rằng, bạn chỉ nên đưa ra những lý do tích cực cho sự ra đi của bạn, chảng hạn như tìm một cơ hội tốt hơn, tìm công việc thuận tiện cho việc đi lại, hay lý do gia đình…
Nếu bạn nói đến một công việc khác ở một công ty khác, bạn có thể nói bạn nghĩ đó là một công việc phù hợp với bạn, nhưng tránh đi sâu vào chi tiết. Bạn có thể nói đơn giản rằng, bạn sẽ chuyển tới một công việc đầy hứa hẹn trong lĩnh vực công nghệ. Nói chung chung sẽ tốt hơn là nói cụ thể trong tình huống này.
Bạn nên trình bày lá thư xin thôi việc như thế nào?
Nếu bạn chỉ viết mỗi câu cụt ngủn “Tôi xin nghỉ” trên một tờ giấy, thì đó không phải là một lá thư xin thôi việc phù hợp. Chuyên gia về tuyển dụng Rosemary Guzman Hook thuộc công ty Hook The Talent đưa ra lời khuyên, bạn không nên viết nhiều hơn 3-4 câu: “Cảm ơn sếp vì đã cho bạn cơ hội học hỏi thêm về ngành (….) và công việc (…). Hãy nói về một thứ nào đó mà bạn đã học được và nhớ là nói thật. Sau đó, hãy đề nghị tiếp tục được giữ liên lạc với họ”.
Bà Hook nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không miêu tả những cảm giác tiêu cực của bạn trong một lá thư xin thôi việc. “Chẳng có ích lợi gì trong việc này mà chỉ tổ khiến bạn trở nên kém chuyên nghiệp về mặt phong cách”, bà Hook nói.
Cho dù bạn có nói với sếp là bạn nghĩ sếp “điên rồ” đến đâu, việc đó cũng sẽ chẳng khiến sếp thay đổi. Việc bạn nói về những gì mà bạn hối tiếc cũng chẳng đem lại lợi ích gì cho bạn trong dài hạn. Bạn không thể biết khi nào bạn sẽ cần lời giới thiệu và nhận xét từ sếp cũ hay đồng nghiệp cũ. Khi đó, nếu sếp và đồng nghiệp nhớ chuyện bạn đã “bỗ bã” như thế nào trong thư xin thôi việc, họ sẽ chẳng sẵn lòng giúp bạn.
Nói rõ về nhiệm vụ dang dở
Nếu bạn cần hoàn tất công việc được giao, hoặc chuyển lại phần việc đang làm dở cho người khác trước khi nghỉ, hãy nói với sếp rằng bạn đảm bảo hoàn thành các việc đó trước thời điểm bạn rời công ty. Đồng thời hãy đưa ra ngày cụ thể bạn sẽ nghỉ.
“Hãy nói bạn sẽ báo cáo về tình trạng của tất cả công việc của bạn trước khi bạn đi. Nói bạn sẽ cố gắng để chuyển giao công việc một cách trơn tru và công ty có thể liên lạc với bạn sau khi bạn nghỉ nếu có vấn đề gì xảy ra”, bà Mary Greenwood, một giám đốc nhân lực, đưa ra lời khuyên.
Việc bạn quan tâm tới những công việc còn làm dở sẽ là sự hỗ trợ lớn đối với các đồng nghiệp ở lại của bạn. Nếu bạn không giải quyết, họ sẽ ngập trong đống công việc bạn để lại. Họ sẽ đánh giá cao nếu bạn có kế hoạch để đảm bảo rằng, bạn không bỏ dở lại việc gì sau khi nghỉ.
Một lá thư xin thôi việc phù hợp chắc chắn sẽ giúp bạn rời khỏi công ty trong tốt đẹp, đồng thời giúp bạn duy trì các mối quan hệ trong tương lai. Hãy nhớ thể hiện sự chuyên nghiệp ở mọi lúc, mọi nơi, và hãy chứng tỏ với sếp rằng, bạn rất vui đã được làm việc cùng sếp. Bằng cách đó, bạn sẽ được đánh giá tích cực nếu công ty sau này của bạn gọi điện đến sếp để đề nghị xin nhận xét về bạn.
Ứng xử khi xin thôi việc
Thôi việc – Đó không đơn giản là hành động bạn gửi đơn xin thôi việc, nhận được sự chấp thuận của cấp trên rồi thu dọn hành lý chuẩn bị rời khỏi công ty. Hơn thế nữa, đó là cả một nghệ thuật ứng xử, thôi việc cũng đòi hỏi quá trình chuẩn bị, sự chuyên nghiệp và khéo léo giống như khi bạn tìm việc. Dù ra đi vì bất cứ lý do gì bạn cũng nên để lại ấn tượng tốt với công ty cũ. Sau đây là một số lưu ý khi bạn đang có ý định thôi việc.
1. Cân nhắc kĩ trước khi gửi đơn
- Giữ yên lặng: Nhiều người không giữ được bí mật thường sẽ kể cho đồng nghiệp chuyện bạn đang tìm một công việc khác, nhưng bạn đừng bao giờ làm vậy.
Bà Marie McIntyre, tư vấn nghề nghiệp đồng thời là tác giả cuốn sách “Bí mật để chiến thắng tại văn phòng”, nói: “Quản lý của bạn có thể cho rằng việc bạn muốn bỏ đi như một sự phản bội, thế nên tốt nhất hãy giữ bí mật. Ngay khi cấp trên của bạn biết bạn đang tìm việc khác, bạn sẽ bị xem là người làm việc ngắn hạn và đánh mất những cơ hội giá trị, như: thăng tiến, tăng lương, phân công công việc, hay khóa học đào tạo.”
- Nắm rõ Luật ở công ty: Khi bạn bắt đầu công việc tại doanh nghiệp chắc hẳn bạn đã nắm được phổ biến luật Lao động của doanh nghiệp đó, bao gồm quy định về nghỉ phép và thôi việc. Thường những công ty yêu cầu nhân viên muốn thôi việc phải báo trước thời gian ít nhất là 1 tháng, tùy theo lý do mà bạn xin nghỉ việc theo quy định của Bộ luật Lao Động hiện hành.
Vậy nên, trước khi gửi đơn bạn nên chuẩn bị tất cả những tình huống có thể xảy ra như: Đã giải quyết xong những công việc còn tồn đọng, cần nghĩ đến trường hợp bạn có thể tìm được việc mới ngay khi rời công ty hay không? Cũng không nên mang bất cứ tài sản nào của công ty khi ra đi.
- Viết một bức thư xin nghỉ việc: Bạn nên dành một chút thời gian và công sức cho bức thư xin nghỉ việc để chứng tỏ sự tôn trọng của bạn với ban lãnh đạo công ty, đồng thời thể hiện trách nhiệm của bạn với công việc và để công ty có kế hoạch tìm người thay thế vị trí của bạn.
Trong thư bạn nên trình bày những kinh nghiệm, những điều tốt đẹp mà bạn có được trong thời gian làm việc cho công ty. Bạn đã trưởng thành hơn trong công việc như thế nào và gửi lời cám ơn tới những người đã giúp đỡ bạn. Có thể trích dẫn trong đó những sự kiện và việc làm để lại ấn tượng trong bạn. Bày tỏ mong ước công ty sẽ ngày càng phát triển hơn trong tương lai.
- Có nên giải thích lý do ra đi? Nếu bạn xin nghỉ việc vì một lý do nào đó như : Bức xúc với thái độ của đồng nghiệp hay là thái độ nóng giận nhất thời, bạn có thể chia sẻ với cấp trên để họ có thể nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bạn và giải quyết giúp bạn. Nếu lý do đưa ra quá tế nhị bạn nên tìm một lý do nào đó dễ chịu hơn .
- Đề cử một ứng viên cho vị trí thay thế : Để tránh cho việc công ty phải mất thời gian và kinh phí nhằm tìm được một ứng viên thích hợp, bạn có thể ứng cử một nhân viên trong công ty mà bạn thấy phù hợp. Người đó có thể đã từng làm với bạn hoặc làm trợ lý cho công việc mà bạn phụ trách, hãy để mắt đến những đồng nghiệp để lại ấn tượng với bạn trong năm qua để đề cử vào vị trí mà bạn sắp nghỉ. Nếu không phải là đồng nghiệp trong công ty thì hãy nghĩ đến bạn bè và những mối quan hệ bên ngoài có thể giúp bạn có được một người thay thế thích hợp.
2. Thân thiện, chuyên nghiệp đến phút chót
Nếu lý do bạn xin thôi việc ở công ty vì bất bình hay cáu giận một chuyện gì đó bạn cũng không nên bộc lộ ra bên ngoài. Luôn giữ thái độ hòa nhã, thân thiện và tôn trọng với cấp trên và đồng nghiệp. Nhận xét của sếp cũ luôn đóng vai trò quan trọng khi bạn đi phỏng vấn xin việc ở công ty mới.
Bà McIntyre nhận định: “Người ta vẫn nói rằng bạn có thể đánh giá phẩm chất thực sự của một người qua cách họ thôi việc. Ngay cả khi bạn sung sướng đến phát cuồng khi được thoát khỏi công việc cũ, hãy cẩn thận chuyển giao công việc cho người kế nhiệm và chia tay với mọi người một cách thân thiện, vui vẻ.”
Sẽ có rất nhiều rắc rối nếu bạn làm cho những người ở lại giận dữ. Chẳng hạn, bạn sẽ bị "cố tình quên" được thanh toán một số khoản hoặc có thể gặp rắc rối trong chuyện thanh toán những khoản tiền còn lại trước khi ra đi.
- Đi phỏng vấn bằng thời gian của bạn. Nếu trong quá trình xin nghỉ việc bạn nhận được lời mời phỏng vấn ở một số công ty khác bạn cũng không nên xin nghỉ quá nhiều, sẽ chẳng hay ho nếu sếp và đồng nghiệp của bạn biết bạn đang xin việc ở công ty khác trong thời gian làm việc ở công ty họ. Nếu có thể hãy cố gắng xếp lên lịch phỏng vấn trước hoặc sau giờ làm việc, hoặc trong giờ ăn trưa. Nếu không thể làm thế, hãy sử dụng thời gian nghỉ phép.
3. Hãy nghỉ khi công ty đã tìm được người thay thế
Giúp công ty đào tạo nhân viên mới: Mỗi công việc đều có đặc thù riêng, đòi hỏi kinh nghiệm và trách nhiệm mà không phải ai mới đảm nhận cũng có thế biết hết và không phải vấn đề nào cũng có thể bàn giao được trên giấy tờ hay file lưu trữ, cấp trên của bạn sẽ rất biết ơn và tôn trọng bạn nếu bạn là một người có trách nhiệm với vị trí của mình. Vì vậy hãy nhiệt tình giúp đỡ và bàn giao công việc cho người mới đến.
Nếu đến thời hạn bạn xin nghỉ mà công ty chưa tìm được nhân viên thay thế hãy đề nghị với cấp trên cho phép bạn tiếp tc giúp đỡ họ cho đến khi tìm được người vào vị trí của bạn.
4. Cân nhắc thời điểm ra đi và giữ mối quan hệ tốt với công ty cũ
Nếu bạn xin thôi việc vào đúng thời kì công ty đang khó khăn hay gặp trục trặc trong việc kinh doanh đó có thể là sự hiểu lầm bạn “đứng núi này trông núi nọ”, mặc dù nguyên nhân thực sự không phải thế. Vì vậy, nên cân nhắc thật kỹ thời điểm ra đi.
Dù đã xin thôi việc ở công ty cũ bạn cũng nên duy trì mối quan hệ tốt với cấp trên và đồng nghiệp. Bạn có thể gửi tin nhắn hay gửi lẵng hoa chúc mừng sinh nhật sếp cũ hay đồng nghiệp cũ, ngày thành lập công ty hay một sự kiện nào đó diễn ra thành công. Sẽ rất thú vị nếu công ty cũ và công ty mới của bạn sát nhập làm một.
Một số người thay việc như thay áo. Mặc dù thay đổi công việc ngày nay được chấp nhận hơn trước kia thì cách bạn nghỉ việc cũng không có gì thay đổi.
Một trong những lý do chính yếu nhất khiến bạn muốn rời bỏ công việc với một phong cách chuyên nghiệp là vì bạn chuyên nghiệp trong mọi công việc, do đó nghỉ việc cũng không phải là ngoại lệ. Bạn muốn thực hiện điều đó một cách đúng đắn.
Nên làm:
Sau đây là một số việc bạn có thể làm để giữ một hình ảnh tốt cho mình khi quyết định rời khỏi công ty.
Viết một lá đơn xin nghỉ việc thật ngắn gọn và trực tiếp gởi cho sếp. Sếp của bạn phải là người đầu tiên biết quyết định nghỉ việc của bạn. Đừng để ông ta phải nghe tin đó từ anh Quang hay cô Hoa khi họ đang kháo nhau.Thông báo nghỉ việc vào thời điểm thích hợp (Bạn có thể tham khảo vấn đề này trong bảng nội quy của công ty. Nếu không thì theo quy định thông thường, bạn phải thông báo nghỉ việc trước 2 tuần nếu công việc của bạn được trả công theo giờ và trước 1 tháng nếu công việc của bạn được trả lương theo tháng).
Nếu có thể bạn hãy hoàn thành hết các dự án đang dở dang.
Tạo một danh sách liệt kê các dự án chưa thực hiện xong và những việc cần phải làm để hoàn thành các dự án đó.
Liệt kê danh sách những người bạn thường liên hệ công tác.
Thông báo cho những người đó biết bạn sắp nghỉ việc và ngày cuối cùng bạn ở công ty là ngày nào.
Đề nghị giới thiệu họ với người sẽ thay thế bạn (nếu bạn biết người sẽ thay thế bạn là ai)
Cập nhật danh sách mô tả công việc của bạn nếu cần thiết.
Đề nghị giúp tìm người thay thế bạn và hướng dẫn công việc cho họ.
Xem lại sổ nội quy dành cho nhân viên của công ty và kiểm tra lại với phòng nhân sự xem bạn có cần phải bổ sung giấy tờ gì nữa không.
Không nên làm:
- Nghỉ ngay lập tức hoặc không thông báo trước theo quy định
- Kể tội của sếp (cho dù điều này làm bạn cảm thấy dễ chịu thì bạn cũng không nên làm vậy)
- Bôi nhọ sếp, đồng nghiệp hay công ty.
- Huênh hoang về công việc bạn sẽ làm sắp tới.
- Ca ngợi công ty mới mà bạn sắp sửa được nhận vào làm.
- Lấy đi bất kỳ tài liệu hoặc tài sản gì của công ty.
- Phá hỏng dữ liệu hay cơ sở dữ liệu, v.v…
Nếu bạn muốn nói một vấn đề gì đó mang tính cách xây dựng thì hãy hẹn gặp trưởng phòng nhân sự hoặc sếp của bạn để trò chuyện. Đây là lúc thích hợp để đề cập đến lý do vì sao bạn định rời khỏi công ty.
Nếu công ty mới của bạn đưa ra một chế độ lương bổng khá hơn cho cùng một loại công việc ở công ty hiện giờ thì bạn có thể nói điều đó với trưởng phòng nhân sự. Thông tin này cũng rất hữu ích cho công ty hiện giờ của bạn.
Dù bạn tin hay không, nghỉ việc với một thái độ và phong cách đúng mực luôn mang lại những kết quả tốt. Khi bạn rời bỏ công việc với một phong cách chuyên nghiệp thì điều đó sẽ mang lại cho bạn hình ảnh của một “kẻ chiến thắng” và đồng thời cũng mở ra cho bạn một con đường để bạn có thể quay trở lại công ty nếu sau một vài năm tình hình công việc mới đi xuống.
Làm gì khi chuẩn bị nghỉ việc
Nghỉ việc
Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc
Trước khi nghỉ việc cần làm gì
Cách giữ chân nhân viên của ngươi quản lý giỏi
(ST)