Đề nghị tăng lương là một việc làm khá “nhạy cảm”. Nhiều người thậm chí ngại hoặc sợ đến nỗi không dám mở lời với sếp và chấp nhận khoản tiền lương nhận được dù cảm thấy mình xứng đáng được hơn thế.
CÁCH VIẾT MAIL XIN TĂNG LƯƠNG
Những điều nên và không nên khi đề nghị tăng lương
Nếu cảm thấy mức lương hiện tại không tương xứng với công sức mình bỏ ra, bạn có thể thẳng thắn trình bày vấn đề với sếp bởi đó là quyền lợi của bạn. Nhưng hãy nhớ rằng để đạt được mục đích, bạn cần dứt khoát nhưng cũng phải khéo léo.
Các chuyên gia nghề nghiệp đã đưa ra một số lời khuyên nên và không nên khi đề nghị tăng lương, góp phần giúp bạn nhận được mức lương xứng đáng:
Nên:
- Đề nghị tăng lương nếu thấy mình xứng đáng nhận được nhiều hơn mức lương hiện tại
- Lập một kế hoạch và chiến lược đề nghị tăng lương cụ thể, bao gồm tìm hiểu các bước đề nghị ra sao, quá trình thương lượng, thời điểm lý tưởng gặp mặt sếp…
- Thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách thực hiện lời đề nghị
- Tìm hiểu cụ thể chính sách về lương và tăng lương của tổ chức
- Xác định chính xác giá trị, đóng góp của mình cho công ty. Và sử dụng chúng như một công cụ thương lượng lương.
- Tìm hiểu mức lương giới hạn bạn có thể thương lượng
- Linh hoạt với những giá trị thêm khác như trợ cấp, hoa hồng thay vì chỉ khăng khăng tăng tiền lương, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn và công ty đang thắt chặt tiền tệ.
- Tập trung vào mức lương mình xứng đáng nhận được
- Lập một danh sách những giá trị, thành công và đóng góp của bạn tới phòng ban và công ty của mình
- Nói chuyện thẳng thắn với sếp trực tiếp để bày tỏ nguyện vọng của bạn
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có kinh nghiệm, người cố vấn trong công ty
- Hỏi lý do rõ ràng và xin lời khuyên để bạn có thể tăng lương cho lần sau nếu đề nghị lần này của bạn bị từ chối
Không nên:
- Ngại ngùng không dám đề nghị tăng lương
- Cầu xin, kể lể, khóc lóc, giận dữ, đe dọa khi đề nghị tăng lương với công ty
- Tập trung vào mức lương bạn mong muốn
- Yêu cầu tăng lương ở mức phi thực tế
- Cho rằng mình sẽ được tự động tăng lương nếu làm tốt
- Liên tục đề nghị tăng lương
- Tuyệt vọng hay nghĩ ngay tới ” nhảy việc” khi lời đề nghị của mình bị từ chối. Bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào.
MẪU MAIL XIN TĂNG LƯƠNG
Nếu bạn làm việc trong môi trường thực sự gọi là “làm theo năng lực, hưởng theo cống hiến” thì việc đòi tăng lương là điều hợp lý. Nhưng viết thư cho sếp để đề cập việc đó quả là hơi khó mở mồm. Tôi xin viết tặng các bạn một mẫu thư XIN TĂNG LƯƠNG.
Dear Mr. Hall,
As you know, I have been working in X Department for more than a year. In that period, the department has lost 2 men, David and Tom. Since I have had more training than the rest of the men, I automatically assumed most of Tom and David’s duties. This has entailed more work and responsibility for me, and I have often worked late to catch up on my regular duties.
Needless to say, I enjoy my work and the new responsibility it involves. I think I am doing a good job, and I get the satisfaction that comes from this knowledge.
However, I feel that in view of the added responsibility and work, an adjustment in my pay is indicated.
I am wondering if you are kind enough to investigate and see if you don’t agree with me?
Respectfully yours
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Những điều nên biết khi đề xuất tăng lương
Chìa khóa khi thương lượng vấn đề lương bổng, cũng như các cuộc thương lượng khác, là phải thể hiện ý kiến của bạn một cách khách quan và lo-gíc.
Khi gặp sếp để đề nghị tăng lương, bạn hãy chuẩn bị tinh thần thật tự tin. Ảnh minh họa.
Sau một thời gian gắn bó với công ty, bạn muốn đề xuất tăng lương. Những thành tích bạn có được cũng là đóng góp đáng kể, đó là bằng chứng hiện hữu giúp bạn thành công.
Tuy nhiên, trước khi đối diện với sếp để bàn về vấn vấn đề nâng lương, bạn nên chuẩn bị một số điểm sau:
- Đánh giá hiệu quả công việc
Chắc chắn, sếp không thể nhớ hết bạn đã có những đóng góp gì cho công ty dù bạn vẫn gửi báo cáo công việc đều đặn. Công việc bận bịu khiến họ chẳng còn tâm trí nào mà nhớ đến những việc bạn làm.
Hơn nữa, ở các công ty hiện nay, sự thay đổi người quản lý không phải là hiếm. Nhiều công ty thay đổi sếp liên tục và những vị sếp mới lại càng không thể hiểu hết bạn đã làm được những gì cho công ty. Vì vậy, khi muốn đề xuất tăng lương, bạn nên có bản đánh giá hiệu quả công việc của bản thân một cách chi tiết.
- Lập danh sách thành tích cá nhân
Dù đã có bản đánh giá hiệu quả công việc nhưng để chắc ăn hơn, bạn nên lập một bảng thành tích cá nhân đã đạt được trong suốt thời gian gắn bó với công ty. Từ việc bạn giúp công ty tăng doanh thu, giảm chi phí đến những giải pháp hữu hiệu, bạn có thể cho sếp thấy sự đóng góp của bạn đã giúp công ty đáng kể.
- Nhắc đến thành tích gần nhất
Những gì bạn đã kể ra vẫn chưa đủ để thuyết phục sếp tăng cho bạn lên mức lương mới. Nhiều người sẽ vin vào cái cớ đó là những thành tích quá cũ, không cần có sự thăng tiến cho những công việc đó. Bởi vậy, bạn hãy nói kỹ hơn đến thành công bạn có được trong thời gian gần đây, đó sẽ là bằng chứng xác đáng nhất giúp bạn ghi điểm với sếp.
- Đặt trong mối tương quan với các công ty
Để có sự so sánh mức lương ở những vị trí tương đương tại các công ty khác, bạn nên có sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng. Chịu khó hỏi han bạn bè, người quen, coi như bạn đang tham gia một cuộc khảo sát về mức lương ở các công ty vậy. Ngoài ra, bạn nên dành chút thời gian lướt web, vào một số trang tuyển dụng, bạn sẽ biết mức lương ở vị trí như bạn sẽ là bao nhiêu. Tất nhiên, mỗi công ty sẽ đưa ra mức lương dao động trong một khoảng nào đó, nhưng từ mức chung này, bạn sẽ dễ dàng thuyết phục sếp “mức lương hiện tại của bạn chưa xứng đáng”.
- Tự tin đối diện với sếp
Khi gặp sếp để đề nghị tăng lương, bạn hãy chuẩn bị tinh thần thật tự tin. Lúc này, ngôn ngữ phi giao tiếp (body language) trở nên quan trọng. Mọi cử chỉ, động tác của bạn đều thể hiện tinh thần, thái độ. Sự tự tin, chững chạc ở bạn chắc chắn sẽ có tác động không nhỏ, khiến sếp phải suy nghĩ.
Chìa khóa khi thương lượng vấn đề lương bổng, cũng như các cuộc thương lượng khác, là phải thể hiện ý kiến của bạn một cách khách quan và lo-gíc.
Đừng để cảm xúc của bạn chen vào cuộc thảo luận, không bao giờ tỏ ra giận dữ hoặc thất vọng khi trao đổi với sếp. Cũng đừng tỏ ý đe dọa sẽ phá hoại công ty, phá hỏng các mối quan hệ với khách hàng, không cố gắng làm việc hay đe dọa nghỉ việc nếu không được tăng lương...
- Đặt nền tảng cho lần tới
Dù bạn có được tăng lương lần này hay không, thì hãy cố gắng đặt nền tảng cơ sở cho lần gặp tiếp theo. Nếu sếp từ chối tăng lương cho bạn lần này, hãy hỏi thẳng sếp rằng cần có những thành tích cụ thể nào thì mới tăng lương cho bạn trong lần tới. Hỏi càng chi tiết, bạn càng phấn đấu dễ hơn.
Sau đó, bạn nên sắp xếp một cuộc gặp gỡ mới cho lần sau, theo định kỳ công ty quy định để đánh giá lại năng lực. Tiếp tục chuẩn bị những tài liệu ghi rõ thành tích của mình từ bây giờ để sẵn sàng đi gõ cửa phòng sếp lần sau.
Tuy nhiên, song song với việc chuẩn bị cho đợt đề xuất tiếp theo, bạn có thể đòi hỏi những quyền lợi khác như xin hỗ trợ học thêm để nâng cao chuyên môn, đề nghị tăng phụ cấp, công tác phí...
Chọn đúng thời điểm
“Chi nhánh ngân hàng của mình năm vừa rồi hoạt động rất hiệu quả nên nhiều người hy vọng tăng lương. Vậy mà đợi hoài chẳng thấy sếp nhắc nhở gì. Chán thế chứ!”, cô bạn Ngọc Anh đã than thở như thế đó.
Thật ra, bạn không nên ngồi chờ “sung rụng”. Hãy đề nghị sếp trong vòng một tháng kể từ khi công ty có một thành công lớn và bạn có góp phần vào đấy. Trong lúc nhận thấy tài khoản chính của công ty đang tăng, cái nhìn của sếp về việc tăng lương cho bạn sẽ khả quan hơn.
Trường hợp công ty vẫn tiếp tục “bình chân như vại”, bạn thử tìm hiểu xem khi nào sếp nộp dự toán chi tiêu cho năm tới và đưa ra lời đề nghị tăng lương trước đó vài tháng. Khi ấy, có thể chuẩn bị và tính toán số tiền sẽ thêm vào bảng dự toán. Một thời cơ nữa là khi bạn nhận được lời mời từ một công ty khác hoặc công ty săn đầu người. Lúc này, bạn nên tìm cơ hội nói chuyện với sếp: “Bên ngoài đang có những cơ hội hấp dẫn nhưng em vẫn thích làm việc tại công ty mình. Không biết sếp có thể tăng lương cho em để tương xứng với sự cạnh tranh này không?. Đừng tỏ vẻ tự mãn như bạn đang cho sếp một bức “tối hậu thư” nhé. Sai lầm đấy.
Người quản lý chỉ muốn tăng lương cho bạn khi họ thấy điều đó mang lại lợi ích cho công ty, giúp công việc của họ dễ dàng hơn.
Ngoài ra, nếu chắc chắn công ty chẳng còn nguồn quỹ dư nào để tăng lương, bạn vẫn nên đặt vấn đề với sếp ba tháng trước báo cáo tài chính cuối năm. Bằng cách ấy, nến như công ty có thêm khoản phụ thu, bạn sẽ là người đầu tiên sếp nhớ đến.
Khả năng hoàn thành công việc
Người quản lý chỉ muốn tăng lương cho bạn khi họ thấy điều đó mang lại lợi ích cho công ty, giúp công việc của họ dễ dàng hơn. Nói cách khác, sếp phải cảm thấy là một mất mát nếu bạn chuyển sang công ty khác chỉ vì lương. Vì vậy, bạn nên “nhắc nhở” sếp bằng cách chứng tỏ năng lực làm việc của mình. Hãy liệt kê danh sách khách hàng đã hài lòng về cung cách làm việc của bạn, mô tả bạn đã giải quyết những gay go trong công việc tốt như thế nào. Chỉ ra cho sếp thấy bạn luôn chấp nhận cũng như hoàn thành mục tiêu công việc.
Gương mặt thân thiện khi thỏa thuận
Hạnh Như, 26 tuổi, nhân viên dự án của một công ty truyền thông, tiết lộ một trong những bí kíp của nàng là “làm mặt nai” khi thuyết phục sếp tăng lương. Tất nhiên không cần phải giả tạo quá mức, chỉ cần cho thấy bạn rất thiện chí.
Bạn nên bắt đầu trò chuyện với câu chuyện về những đóng góp của mình với công ty. Sau đó, hãy kết thúc bằng câu: “Anh/chị có nghĩ tăng lương cho em lúc này là hợp lý không ạ?”. Đặt câu hỏi dưới dạng xin ý kiến, bạn chứng tỏ sự tôn trọng với sếp rồi đấy.
Thế nhưng, bạn cũng không nên quá “nhẹ nhàng” và vội vàng chấp nhận: “Nhưng mà nếu không được thì cũng không sao hết. Em hiểu mà”. Chưa đánh đã cụp vòi, bạn thuyết phục ai được nữa?
Đưa ra con số
Sau mọi nỗ lực thuyết phục, hãy chuẩn bị nghe câu hỏi: “Vậy em muốn mức lương tăng bao nhiêu?”. Câu trả lời dại dột nhất là: “Tăng bao nhiêu tùy sếp” vì kết quả bạn sẽ nhận được mức lương thấp nhất có thể.
Xuân Nguyệt, dược sỹ, cũng từng rơi vào tình huống như vậy. Cô nàng ấy đợi mãi mới được sếp gọi vào phòng và có dịp bàn bạc về chuyện tăng lương. Thế mà cô cứ ú ớ không biết phải nói con số nào cho đúng. Đến lúc quay về bình tĩnh suy nghĩ lại, Xuân Nguyệt mới phát hiện con số mình đồng ý với sếp so với mức lương cũ chỉ chênh nhau tí tẹo.
Vì thế, hãy chuẩn bị “bài giải” trước bằng cách tham khảo mức lương từ bạn bè và người thân. Trương bình một lần tăng lương sẽ vào khoảng 5 – 10%, bạn nên đề nghị 10%.
Tuy vậy, vẫn có cơ hội bạn được tặng nhiều hơn nếu chứng minh mình đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của công ty. Đừng quên gửi lời cảm ơn đến sếp khi bạn nhận được tin nhắn về mức lương mới đã vào tài khoản nhé.
Cách đề nghị tăng lương hiệu quả
Hiểu mong đợi của Sếp
Đây là điều kiện tiên quyết. Bạn phải chứng minh cho Sếp thấy mình “có giá” hơn nhiều so với mức lương hiện tại và Sếp của bạn sẽ nhanh chóng cho thấy ông/bà ta là người công bằng. Và bạn sẽ nhận được một lời hứa mà bất kỳ ai đi làm cũng mong muốn: tăng lương.
Thực hiện cách này phải thật khôn khéo. Đừng đề nghị tăng lương chỉ vì bạn đã làm việc cho công ty X tháng nào đó. Vì dù bạn có làm việc bao lâu đi chăng nữa thì công việc hiện tại luôn phải làm tốt (đó cũng chính là lý do bạn được tuyển dụng). Thay vào đó, bạn phải chỉ cho Sếp thấy được bạn đang làm tốt hơn yêu cầu hoặc bạn đang tiến hành công việc một cách sáng tạo, đạt được tỷ lệ hoàn thành công việc cao hơn mức bình thường.
Tăng trách nhiệm công việc
Nếu bạn đã làm rất tốt công việc hiện tại của mình, hãy nhận thêm các trách nhiệm khác. Việc này cũng chứng tỏ các khả năng khác của bạn. Đừng chờ đợi người khác giao việc, hãy nhìn xung quanh và tự “xắn tay” vào làm.
Rồi sau đó, nhân cuộc nói chuyện với sếp, hãy chỉ rõ hiện tại bạn đang làm nhiều hơn công việc sếp giao và bạn “muốn” được trả lương phụ trội do những việc bạn đang làm thêm. Nếu sếp ngần ngại trước ý tưởng trao cho bạn thêm trách nhiệm (và kèm theo đó là tăng lương), hãy bắt đầu từ việc nhỏ nhặt dễ nhìn thấy nhất. Có một cách để “thể hiện” rõ điều này, đó là dọn bàn làm việc thật sạch sẽ và gọn gàng. Một chiếc bàn làm việc như vậy sẽ nói lên rằng: “Tôi đã hoàn thành xong việc của mình. Hãy giao thêm cho tôi một công việc khác”.
Biết cách “truyền tải” thành tích đạt được
Ngay tại những doanh nghiệp trả lương thấp vẫn luôn tồn tại mức lương rất cao dành cho các “ngôi sao”. Đó là do doanh nghiệp sợ nhân viên giỏi đi mất sẽ khiến cho họ cái giá họ phải trả sẽ lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, khi đề nghị tăng lương, hãy chuyển tải thông điệp đến sếp rằng bạn đang là một “ngôi sao”. Điều này không chỉ giúp bạn được tăng lương mà còn khiến bạn luôn gặp thuận lợi trong công việc và nhận được sự kỳ vọng trong công ty.
Kỳ vọng của mọi người là thứ có thể đo đạc được. Nếu bạn hoàn thành dự án của mình, mọi người sẽ biết. Nếu bạn hoàn thành dự án của mình một cách xuất sắc, bạn nên “nhắc nhở” mọi người về những kỳ vọng họ đã dành cho bạn và bạn đã đáp ứng những kỳ vọng đó như thế nào. Nhưng nếu bạn không “quảng cáo” về kết quả đạt được, sẽ chẳng ai quan tâm. Vì vậy, “thước đo” đặc biệt của một “ngôi sao” công sở hiện đại phải là: biết cách “quảng bá” thành tích đạt được mà không cần lên tiếng ồn ào.
Có động lực làm việc
Theo Ellen Fageson Eland, giáo sư Trường Đại học George Mason University, những nhân viên có động lực làm việc thường dễ được đề bạt gấp đôi những nhân viên chẳng có tham vọng gì. Động lực làm việc sẽ giúp bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, và theo thời gian, nhất định bạn sẽ được tăng lương.
Động lực làm việc cũng giúp bạn nhìn ra phương thức để khai thác hết tiềm năng của bản thân và phấn đấu vì các mục tiêu đặt ra. Đề ra động lực không phải là điều dễ dàng, và hầu hết những người thành công đều nói họ có rất nhiều hơn động lực để làm việc. Tuy nhiên, để khởi đầu, bạn nên bắt đầu từ một động lực làm việc. Có thể là: làm việc để được tăng lương.
Nghĩ đến những phần thưởng phi tài chính
Nếu đề nghị tăng lương không được chấp nhận, hãy cố gắng đừng đòi hỏi những gì liên quan đến tài chính nữa. Hãy đề nghị được làm việc ở nhà hay đề nghị có được kỳ nghỉ dài ngày hơn, được đi học để nâng cao kỹ năng làm việc, hay thậm chí xin được xuống làm việc ở chi nhánh của công ty hiện đang nằm ở thành phố có mức sống thấp hơn thành phố bạn đang sống. Những đề nghị này chẳng ảnh hưởng đến ngân sách của công ty, nhưng rõ ràng có giá trị về kinh tế với bạn.
Bạn cũng có thể chuyển những lợi ích nhận được từ “phần thưởng phi tài chính” sang dạng tiền, khi chuyển sang làm việc ở công ty khác. Trong thỏa thuận về lương bổng với một công ty mới, khi được hỏi về mức lương ở công ty cũ, bạn hãy nói rõ tất cả lợi ích nhận được, bao gồm cả những phần thưởng phi tài chính. Đôi khi công ty mới sẽ trả thêm cho bạn đến 30% lương vì những phần thưởng phi tài chính này.
Vấn đề không chỉ là tiền bạc
Nếu bạn thấy mình không thể thực hiện được năm bước trên, hãy tạm hoãn ý định đòi tăng lương. Và hãy nghĩ thế này: theo thống kê, hầu hết số tiền tăng lương chỉ chiếm khoảng 4% tổng lương nhận được. 4% chẳng là gì cả. Còn rất nhiều thứ bạn có thể đòi hỏi sếp để cải thiện cuộc sống của mình. Ví dụ, xin được đi học để nâng cao kỹ năng hay xin được làm việc ở nhà vài tuần để nghỉ ngơi, thư giãn.
Lời khuyên ở đây là: Thay vì chỉ chú ý đến những đồng tiền kiếm được tương đương với chức danh hiện tại, hãy cố gắng tập trung vào những gì có ý nghĩa với mình. Rồi bạn sẽ thấy rằng lương của mình sẽ được tăng như một điều tất yếu, khi bạn đã chứng minh được bản thân và hoàn thành xuất sắc công việc.
Bí quyết để được sếp tăng lương
Bí quyết thương lượng mức lương cao
Mức lương mong muốn khi phỏng vấn ứng phó thế nào
Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc
Bí quyết thương lượng lương hiệu quả
Thỏa thuận về mức lương và những sai lầm thường gặp
(ST)