Để có một bức thư xin việc và CV (sơ yếu lý lịch) hoàn hảo, gây ấn tượng và thuyết phục, bạn phải “bán cái người khác cần mua, bán cái thị trường cần, chứ không nên rao bán cái mình có”.
CÁCH VIẾT CV XIN VIỆC CHO SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG
- Đơn xin việc (Cover Letter)
Cách viết thư xin việc:
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Một số kinh nghiệm và lưu ý khi viết CV cho sinh viên mới ra trường.
Bạn là sinh viên mới ra trường? Nếu bạn đang tìm việc làm,chuẩn bị CV là một trong những bước đầu tiên bạn phải thực hiện?
Để có một CV ấn tượng, bạn cần lưu ý những điều sau:
1. Đặt Họ và Tên,vị trí ứng tuyển vào chính giữa Cv=>Nhà tuyển dụng sẽ biết bạn là ai,muốn làm ở vị trí nào ngay từ cái nhìn đầu tiên.
2. Thông tin cá nhân(liên lạc):ghi rõ họ tên,ngày tháng năm sinh,địa chỉ,số điện thoại liên lạc,email,một bức ảnh chân dungcỡ 4x6 hoặc 3x4 tùy thuộc vào yêu cầu công việc.Tránh nêu biệt danh, họ và tên phải ghi in hoa và lớn hơn so với chữ bình thường.Không nên sử dụng những địa chỉ nói chuyện trên mạng như:”cobemongmo”,traitimbangtuyet” rất hài hước và không nghiêm túc làm địa chỉ email,Hãy dùng tên bạn,điều đó giúp nhà tuyển dụng nhớ đến bạn.Ngoài ra,tuyệt đối không nói gì thêm,vì sẽ dễ bị hiểu lầm là phô trương ví dụ như nói mẹ làm giám đốc công ty lớn chẳng hạn.Người ta không cần quan tâm bạn sinh ở đâu và bố mẹ bạn làm gì đâu, điều quan trọng là chính bạn.Các bạn lưu ý đưa ra thông tin liên lạc càng chi tiết và chính xác càng tốt để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn hẹn phỏng vấn dễ dàng,thuận lợi.
3. Mục tiêu nghề nghiệp: Bao gồm:mục tiêu dài hạn,mục tiêu ngắn và trung hạn.Các bạn có thể điền các mục tiêu mình muốn hướng đến trong tương lai vào mục này. Tuy nhiên, mục tiêu cần rõ ràng và phù hợp với tính chất công việc.Ví dụ:- Mục tiêu dài hạn:Giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí quốc gia PVFC- Mục tiêu ngắn hạnvà trung hạn (sẽ là hành động để đạt được mục tiêu dài hạn):Hoàn thành khóa học đào tạo CEO của trường doanh nhân PACE,..
4. Trình độ học vấn:Bạn nên nêu cụ thể quá trình học tập theo từng giai đoạn (đặc biệt là Đại học,Cao đẳng).Không nên chú trọng vào bằng cấp giáo dục trung học chỉ trong trường hợp đó là chứng nhận giáo dục cao nhất của bạn hay bạn lần đầu tìm kiếm việc làm bởi điều đó sẽ “làm phiền” nhà tuyển dụng. Hãy cố gắng nhấn mạnh vào bằng cấp cao nhất và có giá trị nhất của các bạn.- Các chứng chỉ đã đạt được(như TOEIC,Tin A,B…)- CV sẽ đi kèm với các bằng cấp,chứng nhận.Bạn có thể diễn đạt”vui lòng xem bản điểm đi kèm” để tạo thêm sự thân thiện nếu cần thiết- Sắp xếp các cột mốc theo thứ tự gần nhất đến lâu nhất như thế chuyên gia nhân sự sẽ biết được ví trí bạn làm việc hay thành tích nhất mà bạn đạt được nhanh nhất
5. Kinh nghiêm làm việc:Đối với những sinh viên mới ra trường,bạn có thể thể hiện kinh nghiệm của mình bằng nhiều cách: - Những công việc thời vụ,partime ….,Các bạn đừng ngại tìm làm và liệt kê vào CV của mình những kinh nghiêm nhỏ như phát tờ rơi hay phục vụ..Bất kỳ công việc lao đọng chân chính nào cũng đều rất cao quý và giúp các bạn thu được nhiều kỹ năng,kinh nghiêm.Ví dụ:việc phục vụ sẽ nâng cao được khả năng giao tiếp một cách đáng kể,bên cạnh đó,sự linh hoạt,nhanh nhẹn và khả năng ứng phó với nhiều tình huống khó khăn cũng được trau dồi.Điều quan trọng là các bạn phải làm nổi bật được những điều mà mình đã gặp hái từ công việc ấy và điều đó sẽ giúp ích được gì cho công việc mà bạn đang ứng tuyển.- Tham gia các hoạt động tình nguyện,ngoại khóa,các câu lạc bộ học thuật,phong trào Đoàn(Hội) ở các trường.Nếu tham gia tích cực,bạn sẽ có nhiều kinh nghiêm hơn trong:quản lý con người,giám sát,tổ chức hoạt động hay event,,,,Trường hợp,bạn đã đi làm,có nguyện vọng tìm kiếm công việc mới thì không nên viết kinh nghiệm một cách đơn giản,chung chung mà phải viết thật rõ ràng,cụ thể.Ví dụ,không nên viết:”Tôi có 2 năm kinh nghiệm làm nhân viên marketing ở công ty A” mà hãy viết:”Tôi có kinh nghiệm tham gia các dự án lớn,tìm kiếm và mở rộng mạng lưới khách hàng ,đối tác công ty…”Nếu đạt thành tích,hãy nêu bật lên,như:”Trong quá trình công tác,tôi đã mở rộng quan hệ với hơn 1500 khách hàng,sản phẩm bán ra vượt chỉ tiêu trong 5 tháng liền…”Bạn có thể sắp xếp theo nhiều hình thức: Theo thứ tự từ công việc gần nhất, theo thứ tự kinh nghiệm liên quan quan trọng nhất. Các thành quả,thành tích đạt được trong công việc luôn gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng khi xét duyệt nhân lực ở vị trí bạn.
6. Kỹ năng:Liệt kê những kỹ năng cần thiết trong công việc đồng thời phải “link” được các kỹ năng này với vị trí mà bạn định ứng tuyển. Nên tách riêng từng kỹ năng và chia nhỏ từng phần hết sức ngắn gọn và rõ ràngChẳng hạn như,nếu muốn ứng tuyển vào vị trí trưởng phòng kinh doanh,bạn có thể trình bày những kỹ năng như: kỹ năng lãnh đạo tốt,có khả năng thuyết trình trước đám đông về các lĩnh vực nhất là tài chính.kỹ năng quản lý dự án….Nhiệt tình,có tinh thần trách nhiệm,có khả năng làm việc với áp lực cao….Các nhà tuyển dụng thường rất bận rộn nên sẽ không có thời gian để đọc chi tiết phần mô tả kỹ năng để xác đinh bạn có phù hợp với vị trí họ tuyển hay không.Vì vậy,hãy thiết kế bản CV thật rõ ràng và làm nổi bật được các thông tin quan trọng nhất về kỹ năng của bạn.Điều này sẽ giúp các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nắm bắt được kỹ năng của bạn.Nếu bạn không chỉ liệt kê kỹ năng mà còn giải thích những kỹ năng này có lợi như thế nào đối với công ty thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.Ví dụ:Bản CV cho vị trí thông dịch viên trình bày bạn có khả năng nói lưu loát tiếng Anh,Nhật,Pháp..Bạn nên giải thích thêm thành thạo nhiều thứ tiếng sẽ giúp công ty hợp tác có hiệu quả khi có đối tác là người Nhật,Pháp..Như vậy,sẽ gây ấn tượng mạnh cho nhà tuyển dụng.
7. Sở thích: Điều này có thể có hoặc không.Một số công ty sẽ tuyển nhân sự theo sở thích hoặc môn thể thao mà bạn ưa thích
8. Người xác nhận:là người chứng thực khả năng của bạn,xác nhận những thông tin bạn đưa ra là đúng sự thật và đáng tin cậy,có thể là thầy cô hướng dẫn tốt nghiệp,hoặc người quản lý công ty nơi bạn thực tập…. Điều này sẽ giúp gây dựng lòng tin của nhà tuyển dụng và khiến họ thiện cảm hơn với bạn.Cần nêu rõ thông tin của người xác nhận như: họ tên,địa chỉ liên hệ,email.
Bí quyết viết lý lịch xin việc cho người mới ra trường
Bí quyết viết lý lịch xin việc cho người mới ra trường
Địa chỉ email của bạn thường là ấn tượng đầu tiên mà bạn tạo ra đối với nhà tuyển dụng. Một địa chỉ email tập trung vào tính chất công việc được xem như một tiêu đề để người nhận biết được là ai đang viết cho họ và cuộc trao đổi sẽ về vấn đề gì. Những địa chỉ email “ngớ ngẩn” thời còn đi học như binkypoo@yahoo.com và DDdoll@live.com có thể khiến bạn bị đánh giá thấp.
Vì thế, hãy tạo ra một địa chỉ email mang tính chuyên nghiệp hơn như: SystemAnalyst@hotmail.com. Trong trường hợp lựa chọn đầu tiên của bạn đã có người dùng, hãy bổ sung thêm thông tin có liên quan đến bạn, chẳng hạn SystemAnalyst_1990@hotmail.com.
2. Một vị trí công việc mục tiêu sẽ giúp bạn nổi bật hơn
Các chuyên gia nghề nghiệp khuyên sinh viên mới tốt nghiệp viết hồ sơ xin việc nên sử dụng một vị trí công việc mục tiêu cụ thể để hồ sơ của bạn dễ được phát hiện hơn, nhất là khi hồ sơ đó nằm trong một cơ sở dữ liệu khổng lồ trên mạng.
Việc nêu một vị trí mong muốn cũng giúp bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Tên của công việc mục tiêu xuất hiện trên đầu của hồ sơ, ngay sau thông tin liên lạc của bạn. Đó là tiêu đề cho toàn bộ văn bản, và khi bạn viết lý lịch xin việc, công việc mục tiêu sẽ khuyến khích bạn tập trung vào thông tin liên quan tới công việc đó.
3. Thay thế phần “Mục tiêu nghề nghiệp” (“Career Objective”) bằng “Tóm tắt hoạt động” (“Performance Summary”)
Hãy bỏ quan phần “Mục tiêu sự nghiệp” như trong các lý lịch truyền thống, vì không ai thực sự quan tâm xem bạn muốn đạt được điều gì trong sự nghiệp. Bạn đang ở trong một thế giới chuyên nghiệp, và mọi thứ luôn nhằm mục tiêu thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng. Sau khi nêu vị trí công việc mục tiêu cụ thể, hãy viết về “Tóm tắt hoạt động” với các kỹ năng mà bạn có liên quan tới nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Nếu bạn có một số kinh nghiệm công việc liên quan, hãy sử dụng những yêu cầu hàng đầu mà nhà tuyển dụng đưa ra trong thông báo tuyển, viết từ 3-6 dòng để cụ thể hóa khả năng thực hiện các yêu cầu đó của bạn.
Bằng cách đưa ra cách giải quyết nhu cầu cho nhà tuyển dụng ngay trên đầu, và sử dụng những từ mà họ đã dùng, bạn cho thấy bạn đang nắm bắt được công việc. Những từ khóa mà bạn sử dụng cũng sẽ giúp hồ sơ của bạn nổi bật hơn trong cơ sở dữ liệu vô số hồ sơ khác, đồng thời gây được sự chú ý ngay khi nhà tuyển dụng đọc tới.
Nếu bạn không có kinh nghiệm công việc liên quan, hãy sử dụng những yêu cầu của nhà tuyển dụng, viết 3-6 dòng nói về mong muốn của bạn có được cơ hội để làm công việc này, và bằng cấp của bạn đã được chuẩn bị ra sao để làm công việc đó. Hãy tìm hiều thông tin từ các nhà chuyên nghiệp để hiểu rõ hơn về công việc để có thể viết thuyết phục hơn.
4. “Mẹo” được phát hiện khi đăng hồ sơ tìm việc trên mạng
Công cụ tìm kiếm trên các trang tuyển dụng hoặc mạng xã hội thường đánh giá cao hơn những từ khóa được sử dụng nhiều hơn và đặt ở vị trí ở đầu một văn bản, hơn là những từ khóa ở cuối văn bản đó.
Phần “Kỹ năng nghề nghiệp” sau phần “Tóm tắt hoạt động” sẽ giúp hồ sơ của bạn dễ được nhà tuyển dụng tìm thấy hơn. Phần này được xem là thông tin quan trọng nhất, giúp hồ sơ của bạn trở nên nổi bật và dễ được phát hiện. Đồng thời, những gì bạn viết trong phần này cũng giúp thể hiện kỹ năng giao tiếp bằng ý nghĩ và văn bản, hai kỹ năng nghề nghiệp rất quan trọng.
Là sinh viên mới ra trường, bạn nêu các kỹ năng nghề nghiệp liên quan đã phát triển được ở trường, công việc bán thời gian, tình nguyện, tự doanh hay các công việc cộng đồng… Hãy nhớ bổ sung các kỹ năng về tin học và các cơ sở truyền thông xã hội mà bạn thường dùng.
5. Kinh nghiệm nghề nghiệp và mật độ từ khóa
Các công việc được trả lương mà bạn từng làm, công việc thực tập và công việc tình nguyện đều được xem là kinh nghiệm công việc liên quan đối với người mới ra trường. Bạn đừng quên nêu cả tên công ty và ngày bạn bắt đầu các công việc đó.
Việc tăng mật độ các từ khóa trong phần “Kỹ năng nghề nghiệp” sẽ giúp hồ sơ của bạn dễ được tìm thấy, nhưng không nên làm dụng cách làm này. Theo các chuyên gia nghề nghiệp, mỗi từ/cụm từ khóa không nên vượt quá 4% tổng số từ trong lý lịch của bạn.
Viết lý lịch xin việc đầu tiên khi chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc có thể sẽ là một công việc khó đối với bạn. Nhưng nếu bạn đi theo 5 bí quyết nói trên, trang giấy trống trơn trước mặt bạn sẽ dần được lấp đầy chữ, và bạn sẽ định vị được cho mình là một người chuyên nghiệp mới bắt đầu vào nghề, xứng đáng nhận được sự chú ý của nhà tuyển dụng.
Với những người mới ra trường, chưa làm bất cứ công việc nào trước đó, chưa có kinh nghiệm khi đi xin việc thì mắc sai lầm là điều khó tránh khỏi.
Dưới đây là 7 sai lầm thường gặp của các sinh viên mới ra trường khi đi tìm việc. Bạn hãy cân nhắc xem mình có mắc phải một trong những sai lầm đó không?
7 sai lầm khi kiếm việc của sinh viên mới ra trường
1.“Giữ điều đó cho riêng mình”
Có phải bạn đang tìm cho mình một công việc phù hợp? Vậy thì bạn hãy cho cả thế giới biết điều đó, đừng chỉ “giữ điều đó cho riêng mình”! Hãy nói với bố mẹ, anh chị, các thành viên trong gia đình, người thân, bạn bè, thày cô cũ, hay những mối quan hệ quen biết khác của mình. Việc nói ra với mọi người đôi khi sẽ là cơ hội việc làm rất lớn đối với bạn vì rất có thể họ có thể giới thiệu cho bạn một công việc phù hợp với bản thân bạn nhờ những mối quan hệ rộng rãi của họ. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nhờ cha mẹ gây ảnh hưởng với nhà tuyển dụng. Bởi như thế nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là chưa trưởng thành và không chuyên nghiệp.
Mặt khác bạn có thể sử dụng các trang web tìm việc làm là công cụ hỗ trợ và PR cho chính bản thân mình.
2. Coi mọi cơ hội là ngang nhau
Có rất nhiều công việc phù hợp với bạn. Nhưng bạn không thể viết một lá thư xin việc cho mọi loại công việc khác nhau và gửi những lá thư xin việc giống hệt nhau đến những công ty khác nhau. Ở mỗi vị trí tuyển dụng lại đòi hỏi ở bạn những kĩ năng và sự hiểu biết khác nhau. Vì vậy, tìm hiểu kĩ thông tin về vị trí tuyển dụng, làm bạn “nổi bật” và hãy thử sức mình ở nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau để bạn có thể tìm cho mình một công việc phù hợp nhất với con người, với ước mơ và niềm đam mê của mình.
3. Mắc những lối do bất cẩn
Sai lỗi chính tả, lủng củng trong cách hành văn là một trong rất nhiều lỗi sai mà nhiều sinh viên mới ra trường hay mắc phải. Bạn phải kiểm tra kĩ lưỡng để chắc chắn mình không mắc những lỗi ngớ ngẩn như thế trong bản CV, thư cảm ơn,….Đôi khi, không biết viết một bức thư ngắn để cảm ơn người đã giúp đỡ mình cũng là điều mà nhiều sinh viên sau khi ra trường không làm được. Bạn phải chắc chắn rằng tất cả “tài liệu được gửi đi phải thật hoàn hảo”!
4. Bỏ qua những điều nên làm
Khi bạn muốn xin vào vị trí nào đó, bạn phải tìm hiểu thật kĩ những yêu cầu, đòi hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. Thay vì nắm được những thông tin cơ bản, bạn hãy nghiên cứu, tìm hiểu sâu về vị trí mà bạn quan tâm. Đó chính là cách bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
5. Hình ảnh không chuyên nghiệp
Trước khi gặp trực tiếp nhà tuyển dụng thì những bức ảnh của bạn được đăng tải trên mạng thông qua các trang cá nhân như trên Facebook, blog, twoo,…là tất cả nhưng gì nhà tuyển dụng biết về bạn. Một số sinh viên bày tỏ thái độ đối với một công việc, một công ty hay một nhân vật nào đó mà họ không ưa trên blog hoặc mạng xã hội ảo MySpace.
Điều này khá nguy hiểm vì nhà tuyển dụng sẽ sử dụng Google để tìm kiếm thông tin về bạn, đánh giá cách cư xử, nhìn nhận vấn đề của bạn, thậm chí là đánh giá cả nhân cách của bạn. Tốt nhất là bạn nên chắc chắn là những thông tin trên mạng có liên quan đến bạn không xúc phạm đến ai. Và hạn chế tối thiểu những hình ảnh trông thật ngộ nghĩnh, ngốc nghếch và buồn cười của bạn.
6. Phong cách thiếu chuyên nghiệp
Khi đã bắt tay và tìm việc, ngoài việc chuẩn bị tốt về mặt kiến thức, các kĩ năng cần có, vốn ngoại ngữ và một vài tài lẻ, bạn cần tạo cho mình một “phong cách” thật sự chuyên nghiệp. Từ cách đi đứng, nói năng, cách trả lời điện thoại, ngôn từ sử dụng sao cho nhất quán, phù hợp với tính cách và con người của mình.
Một số nhà tuyển dụng cho biết, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp thậm chí đã sử dụng tiếng lóng khi nói chuyện với họ. Hay khi nhà tuyển dụng gọi điện cho bạn mà bạn đang ở nơi ồn ào, tốt nhất bạn nên xin lỗi và hẹn gọi lại họ vài phút sau gọi lại. Ngay cả khi viết mail cũng nên chú ý đến kiểu viết, cách viết, kiểu chữ kí, tránh sử dụng kiểu trang trí cầu kỳ, màu sắc lòe loẹt.
7. Quên phép xử sự lịch sự
Bạn có thể không nhận được nhận vào làm việc ở tất cả các công ty mình đã nộp đơn, nhưng bạn luôn phải tỏ ra nhã nhặn, lịch sự đối với tất cả những nhà tuyển dụng mình đã tiếp xúc. Hãy tỏ rõ sự biết ơn đối với những người đã giúp đỡ bạn trong suốt “hành trình tìm việc” của mình dù cho họ có thể chẳng giúp được gì cho bạn. Một điều nữa là bạn nên viết thư cảm ơn tất cả những nhà tuyển dụng đã phỏng vấn bạn.
"Trong môi trường việc làm ngày nay, có không ít những sai sót mà bạn có thể gặp phải khi lần đầu tiên tìm việc cho mình. Đừng để một trong bảy sai lầm ấy phá hỏng giấc mơ được làm công việc mình yêu thích sau khi tốt nghiệp của bạn," Max Messmer, chủ tịch của Accountemps cho biết.
Cách viết Email xin việc ấn tượng
Những điều nên tránh khi viết đơn xin việc
Cách viêt thư xin việc bằng tiếng Việt hay nhất
Cách viết đơn xin việc bằng tay hiệu quả nhất
Hướng dẫn viết Cv xin việc bằng tiếng Anh
Cách trang trí hồ sơ xin việc thật hoàn hảo và chuyên nghiệp
(ST)