Khi nói chuyện với con, bạn nên tắt tivi, bỏ cuốn sách, tờ báo xuống và lắng nghe bé nói một cách chăm chú. Hãy tham khảo một số kỹ năng sau để gao tiếp với con tốt nhất nhé!
Học cách giao tiếp với trẻ...
Học cách giao tiếp tốt với trẻ cũng là một kỹ năng làm cha mẹ quan trọng. Dù con bạn mới chỉ chập chững biết đi hay đang ở tuổi mới lớn, cách giao tiếp chính là chìa khóa quan trọng để xây dựng sự tin tưởng ở trẻ. Hãy để trẻ biết rằng bạn quan tâm và sẵn sàng giúp khi bé cần.
Sau đây là những nguyên tắc cơn bản khi bạn trò chuyện với con:
- Tắt tivi và đặt tờ báo xuống khi bé muốn nói chuyện.
- Tránh nghe điện thoại khi trẻ có điều gì quan trọng muốn nói với bạn.
- Trừ khi những người khác thực sự quan trọng với cuộc nói chuyện, nếu không bạn nên nói chuyện riêng với con. Cách giáo tiếp tốt nhất giữa bạn và trẻ là khi không có người khác ở xung quanh.
- Khiến trẻ bối rối trước mặt nhiều sẽ chỉ dẫn đến sự tức giận và chống đối, chứ không phải là một cách giao tiếp.
- Đừng tỏ ra vượt xa hơn trẻ, bạn sẽ dễ dàng trò chuyện hơn khi đóng vai trò là một người bạn của con.
- Nếu bạn đang rất tức giận về hành vi cư xử của bé, thì bạn không nên thử nói chuyện với trẻ cho đến khi bạn bình tĩnh lại. Bởi vì lúc nóng giận bạn sẽ không thể khách quan. Tốt hơn hết, bạn hãy ngồi xuống và nói chuyện với con sau đó.
- Dù đang rất mệt mỏi, bạn cũng cần cố gắng để thể hiện rằng bạn đang lắng nghe con chăm chú. Việc lắng nghe tích cực là một việc khó và càng khó hơn khi tâm trí cũng như cơ thể bạn đã rất mệt mỏi.
- Lắng nghe chăm chú và lịch sự. Bạn đừng ngắt lời khi bé đang cố gắng kể về vấn đề của mình. Hãy tỏ ra lịch sự với trẻ như thể bạn sẽ là người bạn tốt nhất để con có thể chia sẻ.
- Đừng bao giờ hỏi tại sao, nhưng bạn hãy hỏi chuyện gì đã xảy ra.
- Hãy tiếp tục mạch nói của bạn với ngụ ý rằng “Con sẽ được nói khi mẹ (cha) đã nói xong” hoặc “Cha mẹ biết điều gì là tốt nhất cho con”, “Hãy làm như lời của cha mẹ và điều đó sẽ giúp giải quyết vấn đề”. Bạn nên hạn chế giảng giải và phê phán trẻ bởi vì điều đó thực sự không có hiệu quả để có cuộc trò chuyện cởi mở.
- Đừng sử dụng những từ ngữ làm bẽ mặt như ngu ngốc, lười biếng, câm hoặc nói với trẻ "Thật ngốc nghếch, điều đó chẳng có ý nghĩa một tý nào cả” hoặc “Con thì biết gì, con chỉ là một đứa trẻ”.
- Bạn hãy giúp đỡ con để tạo ra bước tiến quan trọng, hãy cho con thấy bạn chấp nhận chính bản thân trẻ, chứ không phải những gì mà trẻ đã làm được hoặc chưa làm được.
- Tiếp tục mạch trò chuyện cởi mở bằng cách chấp nhận trẻ và đánh giá cao việc bé đã dũng cảm nói chuyện với bạn.
Trong quá trình trò chuyện, bạn có thể sử dụng những từ động viên và ca ngợi. Bạn cần cho trẻ thấy được tình yêu cũng như sự đánh giá cao của bạn. Hầu hết các bậc phụ huynh đều nhận ra rằng, việc luôn phải đưa ra những phản hồi tích cực khó hơn rất nhiều so với những phản hồi tiêu cực.
Bằng cách lựa chọn và sử dụng một trong những cách nói dưới đây hằng ngay khi nói với trẻ, bạn sẽ nhận thấy rằng, trẻ sẽ chú ý nhiều hơn đến những điều bạn nói và sẽ cố gắng để làm bạn hài lòng.
Bạn có thể nói với trẻ bằng một trong những từ sau: Đúng rồi, tốt, tuyệt vời, xuất sắc, mẹ rất tự hào về con, tốt hơn nhiều rồi, thật là một ý kiến thông mình, điều đó thật hoàn hảo, mẹ (ba) rất yêu con...
Ngoài bạn có thể thể hiện bằng hành động như: mỉm cười, gật đầu, đặt tay lên vai, nháy mắt, ra dấu hiệu hoặc cử trí đồng tình, chạm vào má, cười, cù, ôm trẻ thật chặt...
Bạn hãy nhớ rằng, luôn có nhân quả trong mọi hành vi bạn cư xử với con, sự nhạo báng sẽ khiến trẻ thấy xấu hổ, sự động viên sẽ khiến trẻ tự ti.
Hãy mở ra cánh cửa giao tiếp bằng cách trò chuyện với con bạn bằng thái độ tôn trọng. Hãy nhớ rằng cùng một vấn đề nhưng sẽ có nhiều quan điểm khác nhau và con bạn có thể có một cách nhìn khác bạn. Hãy thăm dò các cách thức giải quyết vấn đề cùng con bạn; việc này sẽ cho trẻ những cơ hội để suy nghĩ sáng tạo, tập thói quen tư duy và có thể ứng dụng vào trong thực tế.
Hãy cho phép con bạn nói chuyện và hỏi về bất cứ điều gì chúng thắc mắc. Khuyến khích trẻ đến với bạn với những câu hỏi đơn giản ngay từ bây giờ để khi những câu hỏi "lớn" hơn về ma tuý, giới tính, hay sự bạo lực được đặt ra sau này, trẻ sẽ thấy rằng thật an toàn khi trò chuyện với bạn. Cần sớm bắt đầu đặt những câu hỏi "quan trọng" và hưởng ứng chúng ở cách mà trẻ sẽ hiểu ở độ tuổi của chúng. Nên cho trẻ thời gian để suy nghĩ, xem xét những tình huống, và để chúng quyết định khi cần thiết. Việc bạn tỏ ra cởi mở và sẵn sàng trả lời những thắc của trẻ sẽ tạo nên một không gian giao tiếp tốt cho trẻ.
Hãy nhớ là, bạn không nên áp đặt suy nghĩ và cảm xúc của bạn vào những suy nghĩ và cách nhận thức vấn đề (cũng như lựa chọn cách giải quyết tình huống) của trẻ. Hãy nhớ rằng bạn phải sẵn sàng để lắng nghe, giúp đỡ, chấp nhận những cảm xúc của trẻ và không tỏ ra e dè về những suy nghĩ kỳ lạ của chúng, hãy tin tưởng rằng trẻ có thể xử lý những vấn đề và cảm giác của chúng, và cho phép trẻ chịu trách nhiệm về những vấn đề đó.
Đừng lúc nào cũng ép con bạn phải nói với bạn về một vấn đề gây cho chúng sự khó khăn khi nói cùng bạn hoặc khi trẻ đang căng thẳng. Nhiều người muốn giúp đỡ trẻ đang bị tổn thương; nhưng cách tốt nhất là quan sát trẻ và bình tĩnh nhận ra những biểu hiện của chúng thông qua những cử chỉ, hành động nào đó. Hãy nhìn vào cử chỉ, điệu bộ của trẻ và cho hỏi xem chúng cảm thấy thế nào. Bạn nên nhẹ nhàng khuyến khích trẻ kể cho bạn nghe nhiều hơn về những gì chúng đang cảm thấy. Sau đó, bạn có thể hỏi chúng: "Mẹ có thể làm gì cho con? Mẹ có thể giúp con chứ?". Sự tôn trọng và kiên nhẫn của bạn mà trẻ nhận thấy sẽ giúp chúng cảm thấy an tâm và có thể tâm sự cùng bạn để cùng bạn giải quyết vấn đề.
Trò chuyện với con bạn:
Để giúp con bạn học cách lắng nghe, hãy dịu dàng chạm vào trẻ và gọi tên của nó.
Dùng một giọng nói nhẹ nhàng khi bạn nói với trẻ, và thỉnh thoảng chỉ thì thầm, như vậy trẻ có thể luyện cách lắng nghe. Khi nói chuyện hãy nhìn vào đôi mắt của trẻ. Nên nhớ là bạn cần tỏ ra ân cần, tôn trọng, và... lịch sự khi trò chuyện với con bạn.
Hãy hướng dẫn cho con bạn kể cho bạn nghe nhiều hơn bằng cách sử dụng những từ ngữ khuyến khích thằng bé: "Wow, con có thể kể cho mẹ nghe nhiều hơn nữa chứ?", hoặc là "Mẹ hiểu", hay "Mẹ không chắc là mẹ hiểu hết, con có thể kể mẹ nghe lần nữa không?".
Tránh tỏ ra xao lãng khi con bạn muốn nói chuqện với bạn - Điều này thể hiện cho đứa bé thấy sự chú ý hoàn toàn của bạn vào câu chuyện của chúng.
Quan tâm đến cách thức mà bạn trò chuyện với con; điều này cũng quan trọng như việc bạn nói về cái gì vậy:
Hãy thành thật và nói về những điều bạn biết; trung thực nói về những điều bạn không biết.
ØNên nói ngắn gọn và hướng đến trung tâm của chủ đề; tránh dông dài và tranh cãi.
ØHãy dùng những từ ngữ đơn giản, rõ nghĩa và dễ hiểu để trò chuyện với con bạn để chúng dễ dàng cảm nhận được.
ØLắng nghe những điều con bạn muốn nói và nhìn nhận vấn đề cùng chúng. Hỏi trẻ về những quan niệm và suy nghĩ của chúng, tránh quyết định giùm cho trẻ.
ØTuy nhiên, cũng có khi hành động của bạn lại quan trọng hơn là biểu đạt bằng ngôn ngữ. Đôi lúc, bạn nên biến lời nói của mình thành những hành động. Thay vì trừng phạt một đứa trẻ bằng lời nói la mắng, hãy cố hướng dẫn trẻ làm theo bạn. Nếu con bạn không tắt tivi và đi ăn tối, hãy cố gắng tắt tivi và nhẹ nhàng dẫn trẻ đến bàn ăn, thay vì ép buộc trẻ bằng nhiều từ ngữ, những lời hăm doạ, hay la hét, quát tháo. Thỉnh thoảng, bạn có thể truyền đạt những điều mình muốn trẻ hiểu bằng cách khác, thay vì nói với chúng.Kĩ năng giao tiếp hiệu quả với trẻ em
Trẻ em cần học và hiểu các kĩ năng giao tiếp cơ bản trong cuộc sống. Theo tuyên bố của Đại học Delaware, nếu được học các kĩ năng nghe, nói và viết sớm thì trẻ sẽ có sự hiểu biết hơn những bạn bè đồng trang lứa và thể hiện bản thân theo những cách hiệu quả. Tương tác với bạn bè và người lớn rất quan trọng trong con đường phát triển giao tiếp và dạy trẻ em làm thế nào để liên hệ cảm xúc của mình, đặt câu hỏi và học hỏi trong những hoàn cảnh khác biệt của cuộc sống.
Biểu lộ kĩ năng nghe tốt
Lắng nghe là một kĩ năng cho trẻ em và người lớn. Lắng nghe con trẻ giúp chúng tìm hiểu làm thế nào để bày tỏ cảm xúc mối quan tâm và ý tưởng của mình. Một trong những phương pháp tốt nhất để dạy trẻ em lắng nghe những ý tưởng, cảm xúc, yêu cầu của những người khác là lắng nghe chúng. Sự cân bằng này khuyến khích trẻ em duy trì sự quan tâm và sự tò mò về thế giới xung quanh chúng, về bạn bè và người lớn cùng một lúc, theo gợi ý của Focus Adolescent Services.
Khuyến khích kĩ năng giao tiếp
Khuyến khích con trẻ, bất kể chúng ở độ tuổi nào thể hiện mình cũng có nghĩa là dạy cho trẻ sự khác biệt giữa phát biểu thích hợp và không thích hợp. Khuyến khích trẻ nói chuyện, theo như Focus Adolescent Services, có nghĩa là yêu cầu trẻ chia sẻ ý tưởng trong khi chủ động lắng nghe những gì trẻ có thể nói. Duy trì giao tiếp bằng mắt, và ngừng việc xem các chương trình truyền hình, phát thanh, đặt các tờ báo hoặc tạp chí sang một bên trong khi lắng nghe một đứa trẻ đang nói, để trẻ biết rằng những gì mà chúng đang nói là quan trọng với bạn và cũng dạy cho trẻ hành vi lịch sự đối với người khác khi họ đang nói.
Không ngắt lời trẻ
Theo Đại học Delaware ,trẻ em, bất cứ ở lứa tuổi nào cũng có đôi lúc không thể hiện mình một cách linh hoạt, rõ ràng. Nếu một đứa trẻ gặp khó khăn trong việc giải thích một cái gì đó, hãy nhẹ nhàng khuyến khích trẻ tiếp tục. Hãy kiên nhẫn, gợi ý cho trẻ để trẻ có thể diễn đạt đủ ý và để trẻ biết rằng chúng có thể cố gắng để truyền đạt được ý của mình tới người nghe.
Nhận biết những dấu hiệu
Hãy chú ý đến những biểu hiện trên sắc thái gương mặt của trẻ, để bạn có thể biết được rằng chúng đang muốn diễn tả điều gì và cảm thấy như thế nào. Cũng lưu ý với trẻ về cách kiểm soát biểu hiện trên gương mặt, để giúp chúng tránh được những phản ứng thiếu tích cực trong giao tiếp. Duy trì sự biểu thị bằng ánh mắt và khuyến khích trẻ bày tỏ cảm xúc thông qua ánh mắt, nói rõ lý do tại sao lại như vậy.
Khuyến khích trẻ đặt các câu hỏi
Theo Focus Adolescent Services, nếu bạn cố gắng duy trì giao tiếp với trẻ bằng cách ngắt lời chúng và yêu cầu trẻ trả lời các câu hỏi có hoặc không cũng giống như việc bạn đang khép lại cuộc nói chuyện một cách nhanh chóng. Hãy gợi ý trẻ chia sẻ những cảm xúc của mình và bạn cũng chia sẻ cảm xúc riêng của bạn với trẻ. Khuyến khích những cuộc thảo luận và đối thoại lịch sự.
Biết điểm dừng
Đừng đợi đến lúc trẻ 6 tuổi hoặc thậm chí đến khi 17 tuổi mới có thể giao tiếp với tất cả mọi người. Hãy tôn trọng sự riêng tư của trẻ, nhưng đừng để cho trẻ biết rằng bạn luôn sãn sàng lắng nghe khi chúng sẵn sàng nói chuyện. Bồn chồn, nhìn chằm chằm, mất tập trung và sự bướng bỉnh thuần khiết
là dấu hiệu cho thấy con của bạn không sẵn sàng chia sẻ hoặc thể hiện bản thân tại thời điểm này. Tôn trọng những cảm xúc và để cho trẻ đi. Hãy thử lại sau.
10 lời khuyên khi giao tiếp với trẻ
Ảnh: Corbis.com. |
Dưới đây là 10 lời khuyên giúp bạn giao tiếp thành công với con trẻ:
1. Nói về những gì bé thích
Bạn có thể nói về những điều sẵn có trong trí nhớ của bé, thức ăn, đồ chơi, phim, trò chơi mà bé thích.
2. Thừa nhận qua lời nói các cảm xúc của con trẻ trước khi bạn cần dạy bé một điều gì đó
Cha mẹ thường phạm sai lầm trong cách giáo dục con cái khi con đau. Ví dụ, khi con trẻ nói “Con ghét cái mũi của con” thì cha mẹ thường vội vàng trả lời ngay “Con có một cái mũi hoàn hảo đấy chứ”. Và bé sẽ cảm thấy cô đơn với các vấn đề nghiêm trọng trong những năm sắp tới.
3. Dạy con chờ đợi thay vì cắt ngang câu chuyện của bạn
Bạn hãy dạy trẻ cách chạm nhẹ vào tay và yên lặng chờ đợi bạn trả lời. Những bé hay xen ngang câu chuyện của người khác thường mất đi cơ hội học cách kiềm chế những cơn bốc đồng của mình và có thể phá vỡ cuộc nói chuyện của người lớn.
4. Chơi một trò chơi nhỏ bất cứ khi nào bạn nhìn thấy trẻ
Ví dụ, bạn có thể cầm một đồng xu nhỏ rồi giấu về phía sau và đố bé xem đồng xu đó nằm ở tay nào. Đó là cách tạo dựng mối liên kết vững chắc với bé và làm cho bé cảm thấy mình có giá trị.
5. Quỳ, ngồi hoặc ngồi xuống sàn ngang với bé
Khi làm thế, bạn sẽ tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, bé sẽ thân thiện với bạn hơn.
6. Chơi với đồ chơi của bé
Chơi là ngôn ngữ của bé. Nếu bạn dành 30 giây để vẽ một bức tranh bên cạnh bức tranh bé đang tô màu thì bạn sẽ trở thành người hùng của bé đấy.
7. Kể một truyện ngắn cho bé nghe
Câu chuyện có thể kể về thời thơ ấu của bạn. Kể truyện để tạo dựng mối quan hệ, để dạy bé một bài học nào đó hoặc chỉ đơn giản là để mở đầu cuộc nói chuyện mà thôi.
8. Thực hiện những gì bạn đã hứa
Trẻ con thường cảm thấy tổn thương khi người lớn thất hứa. Trớ trêu thay, nhiều người không coi trọng lời hứa với con trẻ bằng lời hứa với bạn bè, đồng nghiệp.
9. Hy sinh một phần thời gian của mình để chơi với con
Khi chơi cùng con, bạn nên tập trung vào bé 100%. Hầu hết người lớn không thể tương tác với con được, vì bé chưa có khả năng đề cập những nhu cầu của mình để người lớn hiểu.
10. Nắm vững nghệ thuật đưa ra các câu hỏi mở
Điều đó có nghĩa là thay vì nói rõ các sự kiện thì bạn hãy đưa ra những câu hỏi kích thích bé suy luận. Câu hỏi mở thường giúp cho trẻ nhớ câu trả lời hơn.
Ví dụ, bạn có thể hỏi bé “Con nghĩ thế nào nếu như chúng ta chăm sóc con chó con tốt hơn?” thay vì bảo bé phải làm gì.
Giao tiếp với đồng nghiệp như thế nào
Cách giao tiếp tốt với khách hàng cho công việc bạn thuận lợi
Giao tiếp với thai nhi
Nói chuyện với thai nhi như thế nào
Nguyên tắc trong kỹ năng giao tiếp
Làm sao để giao tiếp tốt với người nước ngoài
Cách giao tiếp với mọi người hiệu quả nhất
Cách giao tiếp với cấp khéo léo
(ST)