Mẹo vặt chữa hóc xương đơn giản, hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thai phụ ‘ chăm’ ăn cá sinh em bé thông minh hơn, học sinh ăn cá sẽ đạt điểm số tốt hơn, còn người lớn ăn cá sẽ minh mẫn và khỏe mạnh hơn. Có điều, khả năng hóc xương cá lại không chừa một ai. Sau đây là một vài mẹo nho nhỏ nhưng rất hữu ích khi rơi vào trường hợp này.
Nuốt cơm khi bị hóc xương là cách mà nhiều người hay sử dụng vì cho rằng, xương cá sẽ bám vào cơm mà trôi xuống cổ. Nhưng thật ra hiệu quả như mong muốn của cách này chỉ là may mắn thôi. Có nhiều trường hợp cơm bị rơi xuống động mạch còn gây hậu quả nguy hiểm hơn.
- Cách dễ thực hiện nhất là nuốt vỏ cam. Lấy một miếng vỏ cam nhỏ ngậm trong miệng một lúc, sau đó nuốt miếng vỏ cam này. Xương cá sẽ bị mềm và tan vào nước bọt.
- Còn nếu không có vỏ cam, hãy thay thế bằng một viên vitamin C. Cách này cũng cho hiệu quả tương tự. Trong vài phút, xương sẽ mềm và trôi xuống cổ, không còn tạo cảm giác đau nữa.
Ngậm vỏ cam rất có tác dụng khi bị hóc xương nhỏ
Những mẹo nêu trên chỉ áp dụng cho trường hợp bị hóc nhẹ với những loại xương nhỏ. Nếu trót nuốt phải xương to, tốt nhất bạn nên cầu cứu đến bác sĩ vì càng để lâu nguy cơ nhiễm trùng càng càng lớn.
Trong dân gian có nhiều mẹo chữa hóc xương cá hiệu quả. Sau đây là một số mẹo chữa hóc xương cá trong dân gian, áp dụng đối với xương cá nhỏ, mời Quý bạn đọc cùng tham khảo.
Hóc xương cá có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời
Ngậm và nuốt vỏ cam:
- Khi bị hóc xương, có thể lấy một miếng vỏ cam nhỏ ngậm trong miệng một lúc, sau đó nuốt miếng vỏ cam này. Xương cá sẽ bị mềm và tan vào nước bọt .
Ngậm vitamin C:
- Còn nếu không có vỏ cam, hãy thay thế bằng một viên vitamin C. Cách này cũng cho hiệu quả tương tự. Trong vài phút, xương sẽ mềm và trôi xuống cổ, không còn tạo cảm giác đau nữa.
Nhét tỏi vào lỗ mũi
- Nếu bị hóc xương, bạn hãy nhanh tay bóc một nhánh tỏi và tìm xem mình bị hóc xương ở chỗ nào. Nếu bị hóc ở bên trái họng thì hãy nhét nhánh tỏi và lỗ mũi bên phải cho thông hơi, sau đó bịt lỗ mũi bên trái lại và thở bằng miệng. Một lúc sau, bạn sẽ bị hắt hơi và nôn ra.
Uống nước quả trám
- Nếu bị hóc xương cá ở cuống họng, lấy quả trám mài nước uống làm tiêu xương cá.
Uống nước dãi vịt
- Lấy một con vịt, dốc đầu vịt xuống. Đựng nước dãi vịt vào bát sạch, uống từ từ cho nhuận họng, xương dăm sẽ tan ra.
Uống nước giếng
- Nếu xương mắc ở vị trí không quá nguy hiểm, có thể để đến sáng hôm sau uống 1 bát nước giếng, sẽ hết hóc.
Nuốt cơm:
- Nuốt cơm khi bị hóc xương là cách mà nhiều người hay sử dụng vì cho rằng, xương cá sẽ bám vào cơm mà trôi xuống cổ. Nhưng thật ra hiệu quả như mong muốn của cách này chỉ là may mắn thôi. Có nhiều trường hợp cơm bị rơi xuống động mạch còn gây hậu quả nguy hiểm hơn.
Kết luận
Hóc xương là tai nạn rất thường gặp trong ăn uống, và nó có thể gây ra biến chứng rất nguy hiểm. Những mẹo nêu trên chỉ áp dụng cho trường hợp bị hóc nhẹ với những loại xương nhỏ.
Khi bị hóc xương cá, cách tốt nhất là bạn nên khạc ra, không nên nuốt vào.
Nếu trót nuốt phải xương to, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ ngay khi có thể vì càng để lâu nguy cơ nhiễm trùng càng càng cao.
Khéo đảo đầu đũa chữa hóc xương cá cho bé
Cả nhà mình được phen hú vía khi đứa cháu lên 8 tuổi nhà mình bị hóc xương cá lúc đang ăn canh cá riêu.
Nhưng mẹ mình đã sử dụng mẹo vặt của các cụ xưa để xử lý tình huống này một cách dễ dàng:
Thấy cháu nước mắt dàn dụa, miệng há hốc kêu đau, mẹ mình liền lấy một miếng cơm nóng thật to bắt cháu phải ăn (nhưng nhớ không được nhai) mà phải nuốt ngay. Các cụ xưa quan niệm nếu nuốt miếng cơm to xương cá sẽ bám vào cơm mà trôi xuống cổ.
Mẹ mình còn nói có rất nhiều cách nhưng khi làm thì phải lặng lẽ không được nói cho ai biết:
Nếu nuốt miếng cơm to xương cá sẽ bám vào cơm mà trôi xuống cổ. (Ảnh minh họa).
Cách 1: Bạn có thể nhanh tay đảo đầu đũa ví như khi đũa đang đặt dọc thì chuyển nằm ngang và liên tục hỏi bé câu “đã đỡ hóc xương cá chưa?” Hỏi liên tiếp như vậy bé sẽ quên để trả lời và xương cá sẽ trôi.
Lưu ý: Trên thực tế những mẹo nhỏ này chỉ áp dụng được với những bé bị hóc xương cá nhỏ thôi nhé, nếu hóc phải xương to thì phải đưa đi bác sĩ để lấy ra chứ không lên để lâu vì sợ sẽ bị viêm nhiễm gây hậu quả. |
Cách 2: Bạn có thể lấy ít rau má rửa sạch cho bé nhai, nhai càng dối càng tốt và bảo bé nuốt, chỉ một vài miếng là xương cá sẽ bị các dây rau má cuốn trôi ngay vào dạ dày.
Cách 3: Hoặc gõ vào đỉnh đầu của bé mấy cái (nhưng nhẹ thôi không bé đau) hay lấy tay đập nhẹ vào lưng. Bé sẽ ợ hơi và nôn được xương cá ra.
Cách 4: Bạn hãy lấy nhánh tỏi nhét vào mũi, nhưng cố hỏi xem bé bị hóc xương cá ở phía nào. Nếu bị hóc ở bên trái thì nhét nhánh tỏi vào bên phải lỗ mũi cho thông hơi, sau đó bịt lỗ mũi bên trái lại và thở bằng miệng. Một lúc sau, bé sẽ hắt hơi và nôn ra.
PS: Mình còn nhớ có lần một bé ở hàng xóm tự nhiên khóc thất thanh, mẹ mình sang hỏi mới biết bé bị hóc xương cá. Mẹ mình đã lẳng lặng đi ra ngoài thấy một que nằm dọc mẹ mình liền đặt theo chiều ngang và quay lại hỏi bé đã hết chưa, cháu bé tự nhiên bảo hết rồi. (cách này là mình được chứng kiến thật luôn). Đến khi xong mình hỏi mẹ thì mẹ mình mới kể vì lúc đó ai cũng hoảng lên rối hết cả không xử lý tình huống kịp.
Những điều không được làm:
- Tuyệt đối không được dùng ngón tay mò mẫm trong họng trẻ, vì động tác này không những không lấy được xương ra mà có thể đẩy chúng vào sâu cuống họng, thậm chí dẫn đến khó thở cho trẻ.
- Không ép trẻ em uống nước hoặc cho nuốt trọn từng miếng thức ăn to để mong xương rớt ra. Làm như thế rất nguy hiểm vì có thể gây tai biến chết người, nếu xương đâm thủng mạch máu.
- Không nên khuyến khích trẻ khạc mạnh nhiều lần. Động tác này cũng có khả năng gây tai biến, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Mẹo chữa hóc xương cá
Cách kho cá basa cực ngon
Làm gì khi trẻ bị hóc dị vật
Ngải cứu nấu cá chép món bổ cho cơ thể
Cách kho cá ngon nhất
(st)