Mồng tơi là loại rau phổ biến, được sử dụng để chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Không chỉ là món rau thông thường, trong dân gian rau mồng tơi còn các tác dụng chữa bệnh.
CÁCH CHẾ BIẾN RAU MỒNG TƠI
Canh cua rau đay, mồng tơi
Cách chế biến món Canh cua rau đay, mồng tơi:
Nguyên liệu:
- 1 bó rau đay, 1 trái mướp nhỏ, 1 bó rau mồng tơi, 1 kg cua đồng, 1 muỗng muối trắng, 1 chén mắm tôm nhỏ, ớt, tỏi, củ hành khô.
Cách làm:
- Cua ngâm trong thau nước khoảng 15 phút, rồi rửa dưới vòi nước nhiều lần cho sạch bùn đất, bóc mai và yếm. Lấy gạch cua để riêng vào một chén nhỏ. Cho cua vào cối giã nhuyễn, sau đó cho 1/2 muỗng cà phê muối và 1 tô nước lạnh vào. Dùng tay trộn và bóp cho cua tan, lọc lấy nước cua bằng vải mùng. Bỏ xác cua.
- Rau đay, và rau mồng tơi lặt lấy lá non, ngâm qua nước muối, để ráo rồi xắt nhỏ. Mướp gọt vỏ, xắt thành từng miếng xéo.
- Cho nước cua vào xoong, dùng đũa khuấy đều lên một lượt, rồi nấu sôi. Lưu ý khi đun, canh chừng để lửa vừa phải, không để nước sôi lớn, thịt cua sẽ tràn ra ngoài. Khi cua đã kết tụ và nổi màng thịt dày thì lần lượt cho mướp, rau đay và rau mồng tơi vào. Khuấy 1 muỗng mắm tôm với lượng nước lã vừa đủ, cho vào nồi. Tăng lửa lên một chút, để nồi canh sôi bùng lên, nêm lại với muối và một ít bột ngọt.
- Cho dầu ăn vào chảo, bắc lên bếp đợi nóng lên, cho củ hành khô xắt nhỏ vào phi vàng, rồi cho gạch cua vào, đảo đều tay trong vài phút. Cuối cùng đổ phần gạch cua vào nồi canh cua.
- Món canh cua rau đay ăn với cơm, kèm cà pháo muối, mắm tôm trộn với tỏi, ớt giã nhuyễn và một chút nước cốt chanh.
Canh thịt nạc xay nấu rau mồng tơi
Bát canh có nước dùng ngọt với thịt nạc xay và rau mồng tơi mát sẽ khiến cả nhà ăn hết sạch cơm một cách ngon lành.
Nguyên liệu:
- 1 bó rau mồng tơi
- 150g thịt nạc
- Hành khô, muối, đường.
Cách làm:
- Rau mồng tơi nhặt lá, bỏ cọng, rửa sạch để lên rổ cho ráo nước.
- Thịt nạc rửa sạch, băm nhuyễn hoặc xay mịn.
- Hành khô rửa sạch, thái nhỏ.
- Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, đổ hành khô vào phi thơm, thêm thịt vào xào cùng xào đến khi thịt chín, nêm vào một ít muối, một ít đường, đảo đều.
- Tiếp theo đổ vào nồi khoảng hai bát con nước lạnh, đun sôi.
- Tắt bếp, múc ra bát dùng làm món canh ăn với cơm
Cách làm món Mồng tơi xào tỏi
Nguyên liệu:
Rau mồng tơi
Tỏi
Mỡ nước hoặc dầu ăn
Cách làm:
Rau mồng tơi chọn loại nhiều ngọn, ít lá, lá càng nhỏ càng ngon. Nhặt sạch rau mồng tơi, rửa dưới vòi nước, để ráo nước.
Tỏi bóc vỏ, đập dập.
Cho chảo lên bếp, để lửa thật to, đổ dầu vào chảo đun nóng già. Cho tỏi vào phi thơm, bỏ rau mùng tơi vào, nêm gia vị vừa miệng. Rau xào chín tới thì tắt bếp, đổ ra đĩa, ăn nóng sẽ ngon hơn.
Cách nấu canh nghêu với rau mùng tơi ngon nhất
Nguyên liệu:
- 500g nghêu
- 400g rau mồng tơi
- 50g sả cắt khúc
- 15g gừng bào vỏ
- Ớt hiểm, hành tím
- Nước mắm, muối, tiêu
- Bột ngọt AJINOM OTO
- Giấm gạo LISA
- Hạt nêm Ajingon
1. Sơ chế
- Nghêu rửa sạch, luộc chín, gỡ lấy thịt, ướp với ít nước mắm và hạt nêm Ajingon.
- Nước luộc nghêu lọc qua rây, đổ nhẹ tay bỏ phần cát lắng ở đáy nồi.
- Sả, ớt hiểm đập dập. Gừng cắt lát. Hành tím đập dập, bằm nhuyễn.
2. Nấu canh
- Đun nóng dầu, phi thơm hành, cho thịt nghêu vào xào sơ, trút ra dĩa.
- Đun sôi nước luộc nghêu, cho sả, gừng, ớt vào nồi nước luộc sau đó cho nghêu, rau mồng tơi vào nấu chín. Nêm 1M giấm gạo LISA, 2m muối, ½ M nước mắm, ½ m bột ngọt AJINOMOTO, 2m hạt nêm Ajingon. Tắt bếp.
Chế biến món bò xay xào rau mồng tơi | |||
|
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của rau mồng tơi
Rau mồng tơi là loại rau phổ biến, được chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Canh mồng tơi là món ăn lý tưởng để giải nhiệt. Nói đến mồng tơi là người ta nghĩ ngay tới nhuận tràng, chống táo bón.
Theo đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mất máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng. Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, làm cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe, phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.
Ảnh minh họa. |
Dưới đây là tác dụng chữa bệnh của rau mồng tơi:
Giảm cholesterol: Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Người mập phì muốn giảm cân nên ăn rau mồng tơi vì nó có khả năng sinh nhiệt thấp, lại thông tiểu và nhuận tràng.
Làm vết thương, tốt cho xương khớp: Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.
Chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.
Trị mụn nhọt: Lá mồng tơi đem giã hoặc say nhuyễn (không cho thêm nước), trộn với ít muối đắp lên mụn.
Say nắng: Giã nát lá mồng tơi đắp vào thái dương và trán. Sau đó dùng vải bó lại để giữ nguyên vị, để bệnh nhân nằm ngủ một giấc dậy sẽ khỏi.
Đẹp da: Lấy lá mồng tơi non ở đầu nhánh, giã nát lấy nước cốt thêm ít muối thoa nhiều lần rồi rửa sạch. Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Trị tiểu khó: Giã hoặc xay nhuyễn lá mồng tơi, vắt lấy nước cốt hòa với nước đun sôi để nguội, thêm một ít muối. Uống hỗn hợp này vào buổi sáng trước khi ăn điểm tâm, còn bã mồng tơi dùng để đắp lên bụng dưới chỗ bọng đái.
Chữa bỏng: dùng mồng tơi tươi, giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng.
Lợi sữa: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi cócác vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắtnên tốt cho thai phụ…
Trĩ: Giã nhuyễn lá mồng tơi đắp vào chỗ bị trĩ.
Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón: Rau mồng tơi, mắm, muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.
Lưu ý: Rau mồng tơi có tính hàn, lạnh những người có hay bị lạnh bụng, đi ngoài phải cẩn thận khi dùng. Để giảm tính hàn nên nấu mồng tơi thật kỹ hoặc nấu mồng tơi với các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Tác dụng của việc ăn rau mồng tơi
Chữa táo bón bằng rau mồng tơi hết táo bón cực nhanh
Hướng dẫn trồng rau mồng tơi tại nhà
Cách xào rau mồng tơi cực ngon nhiều chất dinh dưỡng
Cách nấu canh rau mồng tơi vừa ngon vừa bổ dưỡng
Trị mụn bằng rau mồng tơi kinh tế mà hiệu quả
Bà bầu ăn mồng tơi được không?
(ST)