Dớn rừng mọc hoang dại dọc khe suối, bên những tảng đá. Đây vừa là một loại rau vừa là một loại thảo mộc dùng để chữa các bệnh phổ biến như cảm, ho, viêm họng...
RAU DỚN VÀ CÁCH CHẾ BIẾN
Mô tả cây rau dớn
Rau dớn là loài dương xỉ có thân rễ nghiêng, hướng lên cao tới 15cm, thường bao phủ vẩy ngắn màu hung. Cuống lá dài 60-100cm, dày, màu vàng lợt hoặc nâu đen và phủ vẩy ở gốc, phiến lá thay đổi tuỳ theo tuổi của cây, nhưng có thể dài tới 1,5m, các lá lược non kép lông chim một lần, các lá lược già kép lông chim hai lần, các lá chét bậc nhất ở dưới và ở trên đều chia thuỳ lông chim dài khoảng 8-10cm, rộng 2cm, các lá chét ở giữa lớn hơn, có cuống, chóp hình tam giác, các lá chét bậc hai gồm 8-10 cái mỗi bên, không cuống, thuôn hình ngọn giáo, gân liên kết hình lông chim với 6-10 gân con ở mỗi bên trong các thuỳ. Ổ túi bào tử dài mỏng, nằm trên các gân con. Bào tử hình thận.
Công dụng rau dớn
Rau dớn được sử dụng làm rau ăn ở nhiều nước. Người ta lấy lá non, ngọn non dùng luộc, nấu canh, xào thịt, cũng có thể dùng ăn sống.
Khi thu hái để làm rau ta chỉ ngắt những ngọn non cong cong như cái vòi voi, dài chừng một gang tay. Rau dớn có vị hơi nhơn nhớt, bởi vậy trước khi chế biến món ăn phải trụng sơ qua với nước sôi. Rau dớn luộc chẳng kén nước chấm, chỉ cần chén nước mắm thật ngon, cho thêm vài ánh tỏi giã giập, vài lát ớt hiểm là đủ.
Dớn xào thì đừng quên rắc thêm ít hạt mạc khẻn, thứ hạt tiêu rừng thơm lựng chỉ thoáng ngửi thôi đã thấy thèm. Nếu muốn lạ miệng hơn có thể chế biến rau dớn thành món nộm. Rau dớn trụng nước sôi để ráo, đảo sơ qua trên chảo với tỏi giã giập, dầu đậu phộng, rồi bắc xuống cho thêm muối, đường, hạt tiêu, chanh, ớt… trộn thật đều rồi nếm thử, thực khách sẽ ngây ngất vì những cọng rau giòn giòn đậm đà vị chua, cay, mặn, ngọt…
Không chỉ ngon, theo các thầy thuốc đông y, rau dớn còn là loại rau có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón.
Ở Malaixia, người ta thường sắc nước cho phụ nữ sinh đẻ uống.
Chế biến rau dớn
Vào khoảng tháng chín, tháng mười, đi vào rừng, dọc theo các khe suối sẽ thấy một màu xanh ngăn ngắt của dớn rừng vì đây là mùa sinh sôi và phát triển của nó. Nếu hái được dớn rừng nhiều quá ăn không hết, có thể phơi khô để dành nấu nước uống giải nhiệt.
Rau Dớn luộc
Rau dớn hái về còn tươi xanh mà luộc lên chấm với mắm cái thì không gì đậm đà và thú vị bằng.
Trước khi luộc, nên ngâm rau với nước muối pha loãng để tiệt trứng côn trùng bám vào lá. Không nên luộc quá chín, rau sẽ bị nhũn, mất đi hương vị của nó. Do vậy khi nước vừa sôi lên, nhanh tay cho rau vào đảo đều rồi vớt ra ngay để ráo, lúc này rau sẽ có một màu xanh rất bắt mắt.
Rau dớn trộn tôm thịt
Một cách chế biến rau dớn khác cũng khá ngon là trộn tôm thịt. Dùng tôm sông và thịt heo ba chỉ xắt hạt lựu ướp với hành tím băm nhỏ, nước mắm, bột ngọt, tiêu trộn đều lên khoảng vài phút. Sau đó phi hành lên thật thơm rồi cho tôm thịt vào xào chín.
Chế biến món rau dớn xào:
- Rau dớn tươi rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi và vớt ra để ráo.
- Khử dầu phộng thứ thiệt với tỏi giã giập, khi mùi thơm bốc khói là cho số rau dớn này vào đảo đều năm phút và bắc xuống
- Nêm đường, bột ngọt, tương ớt, hạt tiêu, nước chanh tươi, đậu phụng rang giã giập... và gắp ra đĩa.
Rau dớn trước khi trộn cũng cần luộc sơ qua. Khi thịt tôm đã chín và thấm đều gia vị, cho rau vào chảo đảo đều. Trước lúc mang lên bàn ăn, để món rau rừng hấp dẫn và thơm ngon hơn, rắc lên trên bề mặt ít đậu phộng rang.
Giờ đây, mỗi lần về quê nhìn thấy bên mâm cơm có đĩa rau dớn rừng, lòng bồi hồi xúc động nhớ lại những chiều theo mẹ đi hái củi và khi về lủng lẳng trong tay một bó rau xanh rờn, thấy cuộc đời thật ý nghĩa biết bao. Với tôi rau dớn không chỉ là món ăn mà còn là hình ảnh mang đầy kỷ niệm.
Những người kén ăn hơn thì có thể chế biến món rau dớn trộn tôm thịt.
Dùng tôm sông hoặc tôm biển tuỳ ý thích của mỗi người và thịt ba chỉ xắt hạt lựu ướp với hành tím băm nhỏ, nước mắm, bột ngọt, tiêu trộn đều lên khoảng vài phút. Sau đó phi hành lên thật thơm rồi cho tôm, thịt vào xào chín. Rau dớn trước khi trộn cũng cần luộc sơ qua. Khi tôm thịt đã chín và thấm đều gia vị, cho rau vào chảo đảo đều. Trước lúc mang lên bàn ăn, để món rau rừng thêm hấp dẫn và thơm ngon hơn, rắc lên trên bề mặt ít lạc rang giã dập.
Với món dớn xào tỏi hay xào chung với thịt bò, thịt lợn… thì đừng quên rắc thêm ít hạt mắc khẻn, thứ hạt tiêu thơm lựng mang hương vị đặc trưng của núi rừng. Mùi thơm hăng hắc của hạt tiêu bám vào từng ngọn rau xanh biếc, giòn giòn còn vương chút nhớt đọng lại nơi đầu lưỡi như tôn thêm vị thơm ngon nguyên sơ và đậm đà, khác hẳn những loại rau công nghiệp nơi phố thị nhạt hoét.
Nộm rau rớn
Nộm rau dớn là món ăn đặc trưng của người Thái ở Lai Châu nói riêng và đồng bào Tây Bắc nói chung. Rau dớn người Thái gọi là “pắc cút”, loại cây thuộc họ quyết, giống như cây dương xỉ, thân to, tán lá rộng, mặt lá có màu xanh nhẵn. Loại cây này chỉ mọc ở bờ suối, khe suối, nơi có độ ẩm cao.
CÙNG THAM KHẢO THÊM CÁCH CHẾ BIẾN MỘT SỐ LOẠI RAU RỪNG KHÁC
Cây rau Nhíp (rau Díp, rau Ranh) là một loại cây mọc hoang trong rừng, đọt non có màu đo đỏ, dưới cuống lá màu xanh, khi chín có vị dẻo, ngọt và bùi. Thân cây rau nhíp nhỏ nhắn, vừa tầm, lá dài thon hình bầu dục.
Theo đồng bào miền núi, lá nhíp không chỉ thơm ngon, béo, bổ, mà nó còn mang dược tính giúp người mất sức, bị đau yếu ăn vào sẽ khỏe, trẻ con bị còi ăn lá nhíp sẽ mau lớn mà còn là thức ăn ưa thích của tê giác, voi, nai, vọc… khi vào rừng mà thấy tê giác thì chỉcần lần theo dấu chân nó thì sẽ tìm thấy lá nhíp liền.
- Rau nhíp nhặt sạch, ngâm rửa sạch, để ráo nước
- Bắc chảo lên bếp, phi thơm tỏi, cho rau nhíp vào xào
- Nêm hạt nêm, đường vừa miệng, đảo nhanh tay, tắt bếp
Cách chế biến măng rừng
Măng rừng có kích thước nhỏ hơn măng tre nhà. Đọt măng màu trắng, chỉ to chừng cổ tay trẻ con, dài khoảng 20 - 30 cm, có các đốt ngắn liền kề. Măng mang về phải luộc chín rồi vớt ra ngâm với nước lạnh, sau đó bóc tỉa các lớp vỏ bên ngoài. Khi phần măng lõi trắng ló ra cũng là lúc có thể chế biến măng thành món ăn khá ngon và hấp dẫn.
Cách chế biến món măng rừng xào:
- Sau khi làm sạch măng, dùng kim băng hoặc kim loại nhọn tỉa đều theo chiều từ gốc tới ngọn, tỉa càng đều thì khi xào gia vị thấm càng nhanh.
- Sau khi tỉa xong nên ngâm qua nước muối chừng 10 phút rồi vớt ra để ráo.
- Cà chua bổ dọc làm tám miếng. Tỏi tươi để cả lá, xắt độdài chừng nửa đốt ngón tay. Cho cà chua vào lăn qua với mỡ. Khi cà chua vừa chín thì cho măng vào, đảo lẹ tay và liên tục.
- Tra thêm chút xíu mắm tôm để dậy mùi và nêm gia vị cho vừa miệng. Khi măng chín, bỏ tỏi tươi vào rồi bắc ra.
(ST)