Hơi thở hôi tuy không gây chết người nhưng nhiều khi cũng làm chủ nhân và người đối diện khó chịu, lúng túng hoặc tệ hơn, rơi vào những tình huống “dở khóc dở cười”…
Bệnh hôi miệng và cách xử lý
Hôi miệng thường thì vào buổi sáng. Hôi miệng không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người, nhưng đôi khi làm cản trở sự giao tế hàng ngày, có thể ảnh hưởng một phần nào tới công việc làm ăn của chúng ta.Mùi hôi là do chất hơi có lưu huỳnh (Sulfur), như: hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide, và dimethyl disulfides. Đôi khi, mùi hôi do những chất hơi acid béo (fatty acid) như propionic, butyric, hay valeric acid hay những chất amine (indole, skatole, cadaverine và putrescine).
Có thể tự nhận biết hôi miệng không?
Các nhà khoa học cho rằng, người ta rất khó tự nhận biết mùi riêng của mình do tính thích nghi mặc dù họ có thể nhận ra mùi của người khác. Một số người cho rằng họ có hơi thở hôi do các vị ngoại lai như vị kim loại, vị chua, vị của thức ăn phân hủy… mặc dù các vị này hầu như chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong việc sinh mùi. Vì lí do này, cách đơn giản và hiệu quả nhất để biết liệu mình có bị hôi miệng không là hỏi ý kiến của một thành viên người lớn trong gia đình hoặc một người bạn thân tín. Nếu họ xác nhận rằng bạn có vấn đề về mùi hơi thở, họ có thể giúp bạn xác định xem mùi đó có nguồn gốc từ miệng hay mũi cũng như thẩm định xem các phương pháp điều trị có hiệu quả hay không. Một cách phổ biến để xác định sự hiện diện của hôi miệng là liếm vào mặt sau của cổ tay, để khoảng 1-2 phút cho nước bọt khô và ngửi. Test thử này thường đưa ra chẩn đoán quá mức, vì vậy cũng không nên dùng. Cách tốt hơn là cạo nhẹ vùng phía sau mặt lưng lưỡi bằng một thìa cạo bằng nhựa, sau đó ngửi mùi chất bã khô. Một test hóa học tại nhà để kiểm tra sự hiện diện của polyamins và hợp chất lưu huỳnh là sử dụng miếng gạc lau lưỡi. Hơn nữa, vì mức độ mùi thay đổi suốt cả ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do đó, cần thiết phải tiến hành nhiều thử nghiệm.
Nguyên nhân
Các nguyên nhân khiến hơi thở nặng mùi, miệng hôi thuộc hai loại: không phải do bệnh và do bệnh. Nói chung, trong đa số trường hợp hôi miệng (đến 90%) nguyên nhân gây hôi nằm ngay trong miệng
1. Không phải do bệnh:
- Hôi miệng buổi sáng: trong lúc ta ngủ ban đêm, nước miếng gần như ngừng chảy. Nước miếng là một loại xà-bông rất tốt của miệng, có tính sát trùng. Không có nhiều nước miếng ban đêm, các vi trùng trong miệng sinh sôi nảy nở, tạo ra mùi hôi.
Miệng khô, do bất cứ nguyên nhân nào (trong lúc ngủ, do bệnh, do dùng thuốc, do thở bằng miệng, …) khiến miệng thêm hôi. Miệng khô kinh niên, cũng gây sâu răng, nhiễm trùng, niêm mạc miệng thiếu nước và teo nhỏ.
- Dụng cụ nha khoa trong miệng (mouth appliances): răng giả, cầu răng, hoặc dụng cụ nha khoa khác trong miệng là nơi các vụn thức ăn trôi dạt vào ẩn náu trong lúc ta ăn. Những vụn thức ăn ấy sẽ hư thúi, làm mồi cho các vi trùng trong miệng, sinh ra những chất bay mùi. Nếu có thể, ta nên tháo gỡ và chùi rửa răng giả, cầu răng, v.v. ngày một lần vào buổi tối, rồi ngâm chúng qua đêm trong nước sát trùng. Hoặc làm đúng theo lời chỉ dẫn của nha sĩ.
- Tuổi tác: mùi của hơi thở thay đổi theo tuổi tác. Ta hay bảo hơi thở của trẻ em thơm mùi sữa. Lớn lên, từ tuổi vị thành niên (adolescence) đến tuổi trung niên (middle age), hơi thở đã kém thơm tho. Càng cao tuổi, hơi thở càng dễ có mùi, dù ta giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách. Vì, càng cao tuổi, các tuyến nước bọt trong miệng ta càng kém đi, tiết nước bọt ít về lượng, kém về phẩm.
- Nhịn đói: nhịn đói có thể gây hôi miệng. Người bỏ bữa vì lười ăn hoặc ăn kiêng (dieting) hay bị hôi miệng. Khi ăn, ta nhai làm nước miếng tiết ra nhiều, rửa, giết bớt vi trùng trong miệng, khiến miệng bớt hay hết hôi.
- Thuốc lá: thuốc lá loại nào cũng gây hôi miệng.
- Thức ăn: một số các chất từ thức ăn được hấp thụ vào máu, rồi thải ra ngoài cơ thể qua phổi. Hành, tỏi, rượu, pastrami (thịt bò ướp) gây hôi miệng qua cơ chế này. Phổi cũng thải những chất biến dưỡng của các chất thịt (proteins) và mỡ (fats). Ăn thịt nhiều dễ hôi miệng.
- Thuốc: những thuốc dùng có tác dụng làm khô miệng đều có thể gây hôi miệng. Kể ra thì có nhiều thuốc làm khô miệng lắm. Chẳng hạn, các thuốc chống histamines (antihistamines) dùng chữa ngứa, chữa dị ứng mũi, …, như Benadryl, Chlor-Trimeton, Dimetapp, …, các thuốc chữa bệnh tâm thần (anxiolytics, antidepressants, antipsychotis…). Rồi thuốc lợi tiểu(diuretics) nhiều thuốc cao huyết áp, thuốc chống đau
2. Do bệnh:
- Các bệnh hàm miệng:
Như đã biết, trong đa số các trường hợp hôi miệng, vần đề nằm ngay trong miệng. Vệ sinh răng miệng không đủ, để bị sâu răng, để vụn thức ăn cứ lẩn quẩn trong miệng, sẽ giúp các vi trùng sinh sôi nảy nở.
Bệnh răng và bệnh viêm lợi kinh niên, là những nguyên nhân gây hôi miệng nhiều nhất, vì tạo điều kiện thuận lợi cho các vi trùng phát triển.
Các vấn đề làm viêm miệng hoặc lưỡi (vì bệnh, do dùng thuốc, do cơ thể thiếu các sinh tố, …) gây hôi miệng khi miệng, môi lở, nứt, thức ăn bám vào những chỗ nứt, lở này, bị vi trùng biến hóa tạo mùi hôi. Nấm Candida mọc trong miệng cũng gây hôi miệng.
Thỉnh thoảng có trường hợp hôi miệng gây do ung thư vùng cổ họng.
Ở mang tai (phía dưới tai, ngay quai hàm) có tuyến nước miếng quan trọng gọi là tuyến parotid. Nhiều bệnh làm tuyến parotid tổn thương, không tiết đủ nước miếng để rửa sạch miệng, gây hôi miệng. Chỉ xin kể ở đây một vài bệnh hoặc vấn đề có thể làm tuyến này viêm sưng: tiểu đường, uống rượu, suy dinh dưỡng (malnutrition), mang thai, ung thư máu, …
Bác sĩ còn cảnh báo chứng hôi miệng của chị có thể do mắc các bệnh nội tạng.
- Các bệnh toàn diện (systemic disease):
Bệnh tiểu đường có thể khiến hơi thở thoảng mùi ngọt, như mùi trái cây, hay mùi acetone. Ngược lại, bệnh suy thận (renal failure) khiến ta thở ra hơi có mùi như mùi tanh của cá.
Suy gan nặng đưa đến hôn mê làm hơi thở có vị ngọt amine. Một số người xơ gan (cirrhosis) thở ra mùi giống mùi máu cũ (decayed-blood odor) hay mùi trứng hư. Bệnh ung thư máu (leukemia) cũng vậy, có thể tạo cho hơi thở một mùi máu cũ.
Nóng sốt cao và thiếu nước (dehydration) làm giảm sự tiết nước miếng, đưa đến hôi miệng. Cơ thể thiếu các chất sinh tố hay muối khoáng, như sinh tố A, sinh tố B12, chất sắt (iron), kẽm (zinc), sẽ làm miệng khô, nứt nẻ, khiến vụn thức ăn dễ bám vào những chỗ nứt nẻ này.
- Bệnh mũi: các bệnh viêm mũi, nhiễm trùng các xoang quanh mũi, vật lạ hoặc bướu trong mũi đều có thể gây hôi miệng.
- Bệnh phổi: như viêm ống phổi, viêm phổi, bệnh lao, ung thư phổi,
--Bệnh tâm thần: có nhiều vị chẳng hôi miệng tí nào, nhưng cứ nghĩ rằng miệng mình hôi. Đây là ảo tưởng miệng bị hôi (delusions of halitosis). Những vị có ảo tưởng như vậy có thể đang mang một bệnh về tinh thần.
Trái với điều nhiều người chúng ta vẫn nghĩ, hôi miệng không phải do bệnh bao tử hay thực quản. Thỉnh thoảng ăn no quá, chúng ta ợ lên chút hơi có mùi thức ăn, nhưng chỉ lúc đó thôi, còn bình thường thực quản xẹp, van giữa thực quản và bao tử chắc, hơi trong bao tử không dội lên mũi, miệng được
Xử lý bệnh hôi miệng
Rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây hôi miệng, nhưng trong đa số các trường hợp, kẻ thù nằm ngay tại miệng. Vệ sinh răng miệng làm đầu, nếu vẫn không bớt hôi miệng, bạn nên đi khám bác sĩ, và kể bệnh tỉ mỉ, chi tiết
Duy trì vệ sinh răng miệng
Việc này bao gồm đánh răng, làm sạch lưỡi, dùng chỉ nha khoa, khám nha sĩ theo định kỳ.
-
Cần để ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Đánh răng sau khi ăn. Ta cũng không cần dùng thuốc đánh răng, mà chỉ cần chà cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng.
-
Mua thêm dây chỉ nylon (Dental Floss) để cà khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó.
-
Giữ miệng ẩm bằng cách lâu lâu uống một chút nước.
-
Nếu lưỡi đóng bựa thì cạo cho hết để vi khuẩn khỏi tá túc, nhưng cẩn thận đừn để lưỡi bị thương tích.
-
Nếu mang răng giả thì lấy ra ban đêm, rửa sạch sẽ và ngâm trong dung dịch nước sát trùng qua đêm;
-
Bạn nhớ đi thăm nha sĩ mỗi năm hai lần để chà rửa răng, đồng thời để nha sĩ thăm khám xem răng lợi có chỗ nào hư hỏng cần chữa.
Ăn một bữa sáng lành mạnh với các thức ăn thô để làm sạch mặt sau của lưỡi.
Bỏ hút thuốc, bớt uống rượu
Nhai kẹo cao su:
Khô miệng làm tăng sự tích tụ vi khuẩn và gây ra hoặc làm trầm trọng thêm hơi thở có mùi. Nhai kẹo cao su không đường giúp tăng tiết nước bọt, do đó làm giảm hôi miệng.
Súc miệng trước khi ngủ với nước súc miệng:
Một số loại nước súc miệng trên thị trường có tác dụng giảm mùi hôi trong nhiều giờ. Nước súc miệng có thể chứa một số thành phần hoạt hóa mà có thể bị bất hoạt bởi xà phòng trong kem đánh răng. Vì thế, người ta khuyên không nên súc miệng ngay sau khi chải răng hoặc dùng nước súc miệng khi chải răng mà nên dùng trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả cao nhất.
-
Các mỹ phẩm làm thơm miệng như dầu peppermint hoặc wintergreen chỉ có tác dụng che đậy, làm bớt hôi miệng trong thời gian vài ba chục phút sau khi dùng, chứ không trị dứt được hôi miệng. Nước xúc miệng nên dùng vào buổi tối là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh.
-
Thuốc xúc miệng có hóa chất chlohexidine gluconate (Peridex, Perio-Gard) hoặc hóa chất cetylpyridinium chloride, benzethonium chloride, sodium bicarbonade, zinc chloride đều rất tốt.
Ghi chúBạn thường điều trị bệnh hôi miệng bằng thuốc và nước súc miệng kháng khuẩn. Tuy nhiên dưới đây còn có một số bài thuốc chữa hôi miệng an toàn vàcũng không kém phần hiệu quả có nguồn gốc tự nhiên
Chữa hôi miệng bằng thuốc tự nhiên
1. Tinh dầu bạc hà
Bạc hà là thành phần không thể thiếu của nhiều loại nước súc miệng những tinh dầu bạc hà vẫn là phương thuốc hiệu quả bậc nhất. Nó thường được sử dụng trong phương pháp trị liệu dùng dầu thơm để xoa bóp. Nhỏ một giọt tình dầu bạc hà nguyên chất lên lưỡi sẽ có tác dụng làm hơi thở tươi mát một cách tự nhiên và nhanh chóng.
Tinh dầu trà, một loại thuốc kháng khuẩn mạnh thường được sử dụng để điều trị các bệnh về da, cũng rất hữu ích. Bởivì tinh dầu này các tác dụng khá mạnh nên bạn chỉ cần chải răng với một giọt rất nhỏ.
2. Gia vị
Những loại cây thường được dùng làm gia vị như thì là hay hồicũng có tác dụng làm hơi thở ngọt ngào. Đặc biệt là hồi có thuộc tính chữa bệnh và loại trừ những vi khuẩn gây mùi hôi. Các loại gia vị này được sấy khô nên bạn có thể giữ trong thời gian dài và mang theo mình khi cần thiết. Hãy nhai những loại gia vị này sau bữa ăn.
3. Chanh tươi
Cắt chanh thành lát rồi ngậm, bạn sẽ cảm nhận được hơi thở của mình trở nên sạch sẽ và tươi mátngay tức thì.
4. Thảo mộc
Chất diệp lục có trong các loại thảo mộc có lá màu xanh có tác dụng đẩy lùi bệnh hôi miệng. Ngoài lá bạc hà, còn có các loại thảo mộc giúp hơi thở tươi mát khác như lá hương thảo, lá xô thơm, lá húng tây, và lá mùi tây – loại lá này đặc biệt có nhiều chất diệp lục. Những loại thảo mộc này không những được sử dụng như gia vị nêm cho các món ăn thêm đậm đà mà còn giúp tô điểm cho chúng thêm phần đẹp mắt.Hãy ăn các loại gia vị này một cách thường xuyên, hoặc pha vớinước nóng rồi uống như trà. Nếubạn muốn tiết kiệm thời gian thì hãy uống thuốc diệp lục dạng viên có bán tại các hiệu thuốc.
Một loại thảo dược chữa hôi miệng quan trọng khác là cây thì là. Hàng thế kỷ nay, cây thì là đã được sử dụng như thuốc lợi tiểu,thuốc giảm đau hoặc thuốc chống co thắt. Nó có chứa một loại tinh dầu có mùi thơm hạt hồi, chứa chủ yếu là chất anethol và fenchone; cả 2 chất này được cho là có tác dụng lợi tiểu và chống co thắt. Thì là là một phương thuốc bồi bổ tiêu hóa tuyệt vời. Hạt thì là đã từ lâu được sử dụng để giúp hơi thở thêm ngọt ngào bằng cách lấy khoảng 3 hoặc 4 hạt thì là nhai kỹ rồi nuốt cả bã lẫn nước.
5. Không để miệng bị khô
Miệng khô là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây hôi miệng sinh sôi. Vì vậy hãy uống nhiều nước để miệng sản sinh nhiều nước bọt hơn. Nước còn có tác dụng lấy đi các mảng bám thức ăn – nguyên nhân khiến miệng có mùi khó chịu. Trong giấc ngủ, nước bọt có xu hướng bị khô nên bạn hãy ăn nhiều vào bữa sáng để kích thíchtuyến nước bọt.
6. Phép chữa vi lượng đồng cân
Vi lượng đồng cân là một loại thuốc sử dụng khoáng chất, thảomộc và các nguyên tố vi lượng khác giúp các vết thương tổn mau lành miệng một cách tự nhiên và còn chữa hôi miệng rất tốt. Nếu bạn bị hôi miệng nặng thì nên sử dụng các loại vi lượng đồng cân như Mercurius và Calendula. Uống Mercurius 3 đến 4 lần một ngày, liên tục trong 3 đến 4 ngày và súc miệng hàng ngày với Calendula.
7. Duy trì một chế độ ăn khỏe mạnh
Hãy cắt giảm các sản phẩm làm từ sữa và thực phẩm giàu đườngvà chất béo trong thực đơn của các bạn, đặc biệt là những người mắc các chứng bệnh dạ dày chẳng hạn như đầy hơi. Đặc biệt có một số người gặp phải vấn đềtiêu hóa khó khăn các sản phẩm làm từ sữa do đó mới mắc chứnghôi miệng. Ngoài ra đường cũng là tác nhân gây hôi miệng vì đây là món ăn yêu thích của các vi khuẩn gây hôi miệng.
Dù sao thì nhìn chung những thực phẩm này cũng không tốt cho cơ thể bạn, đặc biệt nếu dùng nhiều. Tốt nhất nên thay thế chúng bằng rau quả để có một hơi thở thơm tho. Hãy ăn nhiều rau quả, các loại ngũ cốc và các loại cây họ đậu.
8. Sử dụng khoáng chất
Photphat Kali là một loại muối khoáng tự nhiên không thể thiếutrong bất kỳ phương thuốc chữa hôi miệng nào. Nó có tác dụng diệt khuẩn và ngăn chặn sự phânhủy ở mô động thực vật.
9. Trà xanh
Hợp chất polyphenol trong trà xanh có thể ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn hôi miệng. Xúcmiệng bằng nước trà giúp giảm hình thành mảng bám trên răng và sự hình thành axit gây sâu răng.
(St)
Bí quyết chữa hôi miệng đơn giản
Cách chữa hôi miệng bằng gừng đơn giản
Cách chữa hôi miệng bằng mật ong và quế
Nguyên nhân trẻ bị hôi miệng