Trong 6 tháng đầu đời, bé không có sự lựa chọn nào khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, khi bước sang tuổi ăn dặm, hoa quả sẽ là những thức ăn mới đầu tiên bé được nếm thử.
CÁCH CHẾ BIẾN NƯỚC TRÁI CÂY CHO BÉ
Các loại nước hoa quả cho bé tuổi ăn dặm
Nguyên tắc
- Cho bé uống bằng thìa, không cho bé uống nước quả bằng bú bình
- Chỉ uống sau bữa ăn, không uống trước khi đi ngủ.
- Pha loãng nước rau quả bằng cách thêm nước sôi để nguội (10 nước sôi để nguội + 1 nước cốt)
- Lượng nước rau quả tối đa là 120ml/4 lần ngày.
- Không nên cho bé uống các loại nước rau quả quá ngọt.
Cách chế biến một số loại nước quả thông dụng
Nước dừa: Nước dừa có thể coi là thức uống hoàn hảo, rất giàu các khoáng chất như kali, natri, canxi, magie, sắt, đồng, phốtpho, vitamin nhóm B và vitamin C.
Cách làm: Khi mới bắt đầu, chỉ cho uống 2-3 thìa cafe và tăng lượng lên dần dần. Nước dừa cho bé phải là nước dừa non, tươi, tránh cho bé uống nước từ các quả dừa có màu nâu.
Nước cà rốt: Cà rốt rất giàu vitamin A, phốtpho, magie, canxi, kali, natri và sắt.
Cách làm: Xắt nhỏ cà rốt và xay nhuyễn, lọc bỏ bã. Pha 1 phần nước cốt cà rốt với 10 phần nước, cũng có thể cho thêm một nửa phần nước táo ép để tăng hương vị.
Nước nho: Nho rất giàu flavonoid, các chất chống ôxy hóa và vitamin.
Cách làm: Xay 1 nhúm nhỏ nho lấy nước cốt. Pha một phần nước cốt với 10 phần nước đun sôi để nguội. Không cho thêm đường vì nho đã ngọt sẵn rồi.
Nước táo màu hồng đào: Rất giàu vitamin A, canxi, folate, magie, phốtpho.
Cách làm: Đổ 1 chén nước vào 1 chén táo cắt lát rồi đun sôi trong khoảng 2 phút rồi đem xay nhuyễn lọc bỏ bã. Rồi thêm 1 nửa phần nước cà rốt để có được ly nước táo mang màu sắc và hương vị mới.
Nước dưa hấu: Rất giàu vitamin A, vitamin C, canxi.
Cách làm: Xay hoặc dầm nửa cốc dưa hấu cắt lát, lọc bỏ bã. Cho bé uống luôn nước cốt nhưng nhớ là chỉ uống lượng nhỏ.
* Lưu ý: Nếu bé nhà bạn có vấn đề về tiêu hóa thì không nên uống trước 1 tuổi.
Sữa hoa quả: là sự hòa quyện của sữa và các loại quả. Sữa rất giàu canxi còn hoa quả thì giàu vitamin A và C, phốtpho, axit folic, sắt, flavonoid, các chất chống ôxy hóa và chất xơ.
Cách làm:1/2 cốc 1 loại quả (chuối, táo, xoài, và dâu tây) xắt lát đem ép, xay hoặc nghiền rồi trộn với 1 cốc sữa. Về lượng, bạn có thể tăng thêm hoa quả, giảm bớt sữa hoặc ngược lại, tùy theo khẩu vị của bé. Đừng cho thêm đường vì các loại quả đã có ngọt sẵn rồi.
Sữa chua hoa quả: Công thức giống sữa hoa quả nhưng thay sữa bột pha bằng sữa chua hay phômai tươi mềm.
Sinh tố chuối: Rất giàu phốtpho, canxi, folate, magie.
Cách làm: 1 quả chuối xắt lát, 1/4 tách phômai mềm/sữa chua, 1/4 tách nước cam đem trộn đều trong máy xay sinh tố và cho bé ăn ngay hỗn hợp mịn như kem này.
Sinh tố xoài: Rất giàu vitamin A, canxi, folate, magie
Cách làm: 1/2 cốc xoài xắt lát, 1/4 cốc phômai tươi/sữa chua trộn đều bằng máy xay sinh tố và cho bé ăn ngay.
Sinh tố dâu tây: Rất giàu vitamin A, canxi, folate, magie
Cách làm: Xay sinh tố 1/2 cốc dâu tây rửa sạch và 1/4 cốc phômai tươi/sữa chua rồi cho bé ăn ngay.
* Lưu ý: phômai tươi không được quá chua. Nếu không muốn dùng phômai tươi, bạn có thể tạo độ sánh cho sinh tố bằng cách cho các loại quả như xoài, chuối.
Lưu ý dành cho các bà mẹ
- Luôn chọn rau quả tươi mới và nên mua rau quả theo mùa, không mua rau quả đông lạnh hay trái vụ. Sơ chế (rửa, gọt, bóc) sạch sẽ vì nước rau quả không thể đun sôi lâu.
- Chỉ cho bé thử 1 loại thức ăn mới/rau quả mới ở 1 thời điểm. Khi bé đã quen mới kết hợp 2-3 loại rau quả. Theo dõi phản ứng của bé mỗi khi nếm một loại quả mới. Nếu bé bị dị ứng thì cần tránh tuyệt đối trong những lần sau.
- Nước rau quả luôn là lựa chọn lý tưởng nhưng phần nhiều bé thích nước quả hơn nước rau. Vậy nên cần biết kết hợp như cà rốt - táo, cà chua - cà rốt để hương vị thơm ngon hơn. Ngoài ra, có thể cho thêm chút rau mùi, bạc hà để làm tăng hương vị cho nước uống.
- Chế biến nước quả tại nhà bằng các nguyên liệu tươi ngon thay vì các loại nước quả đóng gói (vốn rất nhiều đường).
- Không cho thêm đường, muối, mật ong vào nước quả vì có thể gây rối loạn tiêu hóa. Hãy để bé làm quen với hương vị tự nhiên của thực phẩm.
- Không bao giờ cho bé uống nước quả hay sinh tố để lâu quá 20 phút vì sẽ làm thay đổi hương vị và dễ nhiễm khuẩn. Ngay khi thao tác xong, bé cần phải được uống ngay.
Cho bé uống nước trái cây đúng cách
Khi cho bé tái khám, chị Nguyên mới phát hiện nguyên nhân con mình tăng cân nhiều là do chị cho bé uống quá nhiều nước trái cây trong khi chúng giàu năng lượng không kém sữa.
Khi nào bé có thể uống nước trái cây?
Viện nhi khoa Mỹ thậm chí còn khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước trái cây nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé.
Cha mẹ nên sử dụng nước trái cây cho bé như một phần của bữa ăn chứ không phải là một bữa ăn chính và nên cho bé uống 1 cốc nước trái cây một lần thay vì đựng nước trái cây trong chai cho bé uống lai rai cả ngày khiến bé dễ bị sâu răng do thường xuyên tiếp xúc với chất hydrate carbon hàm lượng cao trong nước trái cây.
Những lưu ý khi cho bé uống nước trái cây
Do vậy, trái cây và các loại nước ép trái cây không thể thay thế cho sữa hay ngũ cốc. Nếu dùng thay sữa hay ngũ cốc về lâu dài sẽ khiến cơ thể bé thiếu chất protein, chất béo, can-xi, sắt, các loại vitamin và kẽm.
Nếu dùng trước bữa ăn chính sẽ khiến bé đầy bụng, giảm thèm ăn đối với các loại thực phầm bổ dưỡng khác có chứa nhiều protein và chất béo cần thiết cho sự phát triển và bảo đảm sự cân bằng dinh dưỡng cho bé.
Tuy nhiên, phụ huynh nên tập cho bé thói quen thích ăn trái cây hơn là chỉ uống nước vì trái cây có chứa các chất xơ, trong khi các loại nước trái cây không có. Do vậy, nếu cho bé ăn nguyên quả sẽ tốt hơn nhiều so với uống nước ép từ loại trái cây đó.
- Học viện nhi khoa Mỹ tiến hành nghiên cứu và cho thấy: những bé được cha mẹ cho uống quá nhiều nước trái cây mỗi ngày (khoảng 300-400ml/ ngày) hoặc sẽ lâm vào tình trạng không tăng cân, hoặc là tăng cân quá nhiều.
Lý do được đưa ra ở đây là do lượng đường tự nhiên có trong nước trái cây làm cho trẻ có cảm giác lúc nào cũng thấy no và sẽ ăn ít hơn so với nhu cầu của bé, dẫn đến tăng cân không đủ. Trong khi đó ở một số bé khác thừa kalo do nước quả, cộng với ăn uống thường xuyên và dẫn tới thừa cân.
- Uống quá nhiều nước trái cây có thể khiến bé bị đi ngoài phân lỏng, nặng hơn là tiêu chảy. Nguyên nhân là do phần lớn nước hoa quả đều chứa chất sorbitol (một hợp chất khó tiêu của đường). Nếu lượng sorbitol vượt ngưỡng cho phép, cơ thể bé sẽ cần nhiều nước hơn bình thường – yếu tố tăng tình trạng tiêu chảy. Người lớn cũng khó tiêu hóa nếu hấp thu quá nhiều sorbitol.
- Nước quả khiến bé đầy bụng, gây giảm cảm giác thèm ăn, nhất là với những thực phẩm lành mạnh khác.
- Nước quả thường chỉ cung cấp một (hoặc hai) chất dinh dưỡng (thường là vitamin C) trong khi sữa và các thực phẩm khác giàu dinh dưỡng hơn.
- Uống nước quả bằng bình sữa có thể dẫn đến sâu răng vì lượng đường tự nhiên có trong nước quả rất cao.
- Về liều lượng: Học viện nhi khoa Mỹ khuyến cáo, bé 1-6 tuổi nên giới hạn khoảng 120ml nước quả/ngày (nước quả tự ép là tốt nhất), bé 7-18 tuổi, tối đa là 240ml nước quả/ngày.
- Trên thực tế thì nước hoa quả có đầy đủ các vitamin như trong hoa quả tươi nhưng lại thiếu đi chất xơ. Vì vậy bên cạnh việc cho con uống nước hoa quả, cha mẹ nên tạo thói quen ăn hoa quả tươi cho bé.
- Nước cam hoặc những loại quả thuộc họ cam như bưởi, quýt chứa nhiều axit có vị chua, dễ gây tiêu chảy cho bé. Đó là lý do vì sao, bác sĩ khuyến cáo, bạn nên cho bé uống nước cam ít nhất khi bé đã được một tuổi. Đây là thời điểm hệ tiêu hóa của bé tương đối hoàn thiện (dễ dàng hấp thu được loại axit có trong cam, quýt).
- Mẹ tuyệt đối tránh cho đường, mật ong hoặc bất kỳ chất nào vào nước hoa quả cho bé để tránh rối loạn tiêu hóa.
- Mẹ nên tự làm nước hoa quả cho bé uống thay vì mua đồ hộp. Ngay sau khi chế biến, mẹ nên cho bé uống nước hoa quả ngay. Tránh cho bé uống nước quả đã để bên ngoài quá 20 phút.
- Mẹ chỉ nên cho bé thử một loại nước hoa quả (hoặc hoa quả) tại một thời điểm. Khi bé quen rồi mẹ mới có thể kết hợp 2-3 món hoa quả với nhau. Tiếp đến, mẹ nên theo dõi phản ứng khi bé thử loại hoa quả mới. Nếu bé xuất hiện dấu hiệu dị ứng hoặc tiêu chảy, mẹ nên cẩn thận.
- Tuyệt đối không đựng nước hoa quả vào bình, chai để cho trẻ ngậm uống vì cách uống này thường khiến cho trẻ ngậm mút trong một thời gian dài, a-xít từ các loại hoa quả sẽ làm hỏng men răng bé. Thay vào đó hãy đổ nước hoa quả đã hòa vào một chiếc tách và cho bé uống hết ngay một lúc.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
2 cách làm nước ép trái cây giải nhiệt mùa hè
Để làm nước ép trái cây với trái dâu tây, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: - 700g dâu tây loại to (chọn trái tươi, không bị dập, có hình trái tim, còn cuống và đài xanh, không chọn trái còn đốm trắng hoặc xanh lá cây) |
|
Cách làm: Dâu tây rửa sạch, cắt bỏ cuống và đài xanh, để ráo, bổ đôi. |
|
Cho tất cả nguyên liệu dâu tây, nước lọc và nước cốt chanh vào máy xay nhuyễn. |
|
Lọc bỏ hỗn hợp dâu tây qua chiếc rây. |
2. Nước ép nho
Để làm nước ép trái cây với trái nho, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 350g nho tươi
- 1 trái chanh
- ½ củ gừng nhỏ
- 250ml nước lọc
- Đường (tùy chọn theo khẩu vị và độ chua của nho mà bạn nêm cho vừa miệng nhé)
- Dụng cụ: rây lọc, máy xay, ly, tách
Cách làm: Nho rửa sạch để ráo. Gừng gọt vỏ xắt lát mỏng, cho tất cả nguyên liệu: nho, gừng, nước lọc vào máy xay, xay nhuyễn. |
|
Lọc qua rây, vắt nước chanh vào hỗn hợp nước nho, gừng, thêm chút đường vào khuấy đều. |
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với 2 cách làm nước ép trái cây này nhé!
Cách sử dụng nước ép trái cây an toàn hiệu quả nhất
Pha nước ép trái cây ngon ơi là ngon
Làm đẹp với nước ép trái cây cực hiệu quả
Cách bảo quản nước trái cây tươi ngon
Khi nào nên cho trẻ uống nước trái cây
(ST)