Mẹo vặt để uống rượu không say, không mệt

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Mẹo vặt để uống rượu không say, không mệt

19/04/2015 12:44 PM
736

Mẹo vặt để uống rượu không say, không mệt. Uống rượu sẽ gặp các triệu chứng nhức đầu, say xỉn... Nhưng do công việc, giao tiếp, đặc biệt là tham dự các buổi tiệc cuối năm, bạn không thể không uống? 


Cần biết một vài mẹo để rượu bia không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trong ngày Tết.

Không tắm ngay sau khi uống rượu, bia: Vì nếu không sẽ làm tiêu hao một lượng lớn đường glucose có trong cơ thể, từ đó làm giảm lượng đường trong máu, dẫn tới hạ đường huyết đột ngột, giảm thân nhiệt có thể gây đột quỵ, trụy tim mạch.

Không hút thuốc lá trong lúc uống rượu, bia: Bởi nếu như thế sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và vòm họng.

Không dùng trà ngay sau khi uống rượu, bia: Trong trà có thành phần tanin kích thích nhanh hơn quá trình thẩm thấu của cồn vào dạ dày và gây hại cho dạ dày nhiều hơn.

Không uống rượu, bia khi đói: Nếu uống rượu, bia khi đói lượng axit trong dạ dày tăng lên, khi kết hợp với chất cồn trong rượu, bia sẽ làm bạn dễ say hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu. Do đó, vừa ăn, vừa uống hay ăn một chút lót dạ trước khi uống rượu, bia là cách tốt nhất để đẩy lùi cơn say và giảm bớt tác hại của rượu, bia với sức khỏe cơ thể.

Không uống nhiều loại rượu, bia cùng lúc: Rượu thuốc, rượu vang, rượu trắng... bởi mỗi loại có thành phần khác nhau, khi uống lẫn lộn, sẽ dễ làm bạn say hơn.

Không uống rượu, bia nhanh: Uống rượu từ từ cũng là cách giảm cơn say của bạn vì 1 lượng cồn lớn bất ngờ “đổ bộ” vào cơ thể trong thời gian ngắn có thể gây tác động nhanh, mạnh tới não bộ, có thể dẫn tới choáng và nhanh say hơn.

Nên uống nhiều nước khi uống rượu, bia: Nên uống nước ngay sau khi uống rượu. Dù lượng nước nhiều hay ít thì việc này cũng giúp đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện, làm bạn không bị say khi uống rượu.

“Làm ấm” rượu trước khi uống: Đối với các loại rượu, trước khi uống, bạn hãy “làm ấm” chúng bằng cách ngâm vào nước nóng. Dưới tác động của nhiệt độ, một số chất có hại trong rượu sẽ bay hơi, từ đó giảm được những tác động xấu của rượu tới sức khỏe cơ thể.

Ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Rau xanh, hoa quả, đậu nành rất giàu vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan.

Mẹo uống rượu bia lâu say, chóng tỉnh - 1

Rau xanh, hoa quả, đậu nành rất giàu vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan (Ảnh: Internet)

Mẹo giải rượu:

Giấm: lấy giấm ăn nấu thành một bát canh chua để ăn hoặc lấy một ly giấm nhỏ (20l25ml) uống từ từ. Ngoài ra, có thể lấy giấm ăn trộn với củ cải trắng thái lát mỏng, cho thêm vào một ít đường trắng, trộn đều rồi ăn, cũng có tác dụng giải rượu rất tốt.

Củ cải trắng: lấy 1.000gr củ cải trắng, ép nhỏ lấy nước, chia làm 2 lần để uống.

Mía: lấy một khúc mía, gọt vỏ, nghiền nát lấy nước uống.

Cam: lấy 3 - 5 quả cam tươi hoặt quýt tươi bóc vỏ ăn trực tiếp hoặc ép thành nước uống

Vỏ quýt: lấy vỏ quýt sấy khô, nghiền nhỏ, thêm vào 1,5gr muối, nấu canh ăn.

Quả lê: lê gọt vỏ ăn trực tiếp hoặc xay ép thành nước để uống.

Chuối: Người bị ngộ độc nhẹ có thể lập tức ăn 3l5 quả chuối, như thế vừa giúp thanh lọc máu vừa nhuận phổi, giải rượu.

Hồng: lấy mấy quả hồng tươi bóc vỏ ăn, có thể tỉnh rượu.

Dưa hấu: Khi say ăn liền một lúc 300gr dưa hấu, có hiệu quả giải độc rượu rất tốt.

Muối: Nếu uống quá nhiều rượu và cảm thấy tức ngực, có thể lấy một cốc nước ấm cho vào một ít muối uống trực tiếp.

Đỗ xanh: lấy một lượng đỗ xanh thích hợp, rửa sạch bằng nước ấm, xay nhuyễn, pha với nước sôi để uống hoặc nấu canh ăn đều được.

Khoai lang: lấy củ khoai lang xay nhuyễn, cho thêm với một lượng đường thích hợp, trộn đều lên ăn.

Nước cơm: Người say rượu có thể ăn nước cơm đặc hoặc cháo để giải rượu, trong nước cơm đặc hàm chứa nhiều loại đường và vitamin B, có tác dụng giải độc tỉnh rượu, thêm vào một chút đường trắng để ăn, hiệu quả sẽ tốt hơn.

Mật ong: Mật ong có tác dụng bảo vệ gan và giải độc rất tốt.



Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn bí quyết để uống rượu nhưng không bị say.Có rất nhiều cách nhìn nhận về rượu, chê có, khen có. Thậm chí, người ta coi rượu như một thứ ma túy, gây ra nhiều cảnh dở khóc, dở cười và không ít chuyện đau lòng. 
Thế nhưng tự cổ chí kim, nhân loại vẫn... không ngừng uống rượu. Cuộc sống hiện đại có vô vàn những sự kiện mà rượu luôn luôn có mặt, khiến con người rất khó nói lời từ biệt thức uống ma quái đó.Với phụ nữ nói chung và những nữ doanh nhân thành đạt, có những lúc rượu giống như trợ thủ, đem đến cho họ sự phấn khích và cảm giác tự tin. Rượu còn giúp họ gạt bỏ những rào cản không đáng có, gặt hái ít nhiều thành công trong khi giao tiếp cùng các đối tác.Tuy nhiên, rượu lại khiến phụ nữ phải dè chừng, lo ngại. Nhiều chị em mất vui, có khi mất ngủ vì những tai họa xuất phát từ rượu. Nhưng không lẽ từ chối uống rượu trong khi các sự kiện cứ nối tiếp nhau và rượu luôn hiện diện ở đó? Vậy có cách nào uống rượu mà không say?

Những việc cần và nên làm trước khi uống rượu

Có lẽ không một bạn gái nào bỏ qua khâu trang điểm trước khi rời khỏi nhà để đến các sự kiện! 

Vậy, bạn đừng quên chuẩn bị cách đối phó với rượu, tác nhân có thể làm phụ nữ xấu xí đi nhiều trong con mắt khách quan hoặc các đối tác.
Bạn nên biết, khả năng chịu đựng của phụ nữ châu Á thấp hơn nam giới cùng châu lục. Người châu Á nói chung chịu đựng chất cồn kém hơn hẳn người châu Âu và châu Mỹ. Vì thế, bạn đừng chủ quan. Khoa học đã phát hiện chất cồn chính là thủ phạm khiến người ta dễ dàng lâm vào tình trạng không chịu được rượu. Nhẹ thì buồn ngủ, nặng là say xỉn hoặc ngộ độc, mức độ tùy thuộc vào từng loại rượu cũng như cách uống.Một phút sau khi uống, chất cồn có trong rượu sẽ tới não, 20% lượng rượu được hấp thụ vào máu ngay từ dạ dày và 80% được hấp thụ tại ruột. Điều gì xảy ra sau đó khi chịu em phụ nữ phải cụng hết ly này đến ly khác, trong một sự kiện diễn ra nhiều giờ và có rất nhiều vị khách họ phải nâng ly?
Trước khi nhập tiệc rượu, bạn nên dùng chút thức ăn nhiều dầu mỡ. Cách này giúp bề mặt dạ dày và ruột được tráng một lớp dầu, nhằm giảm lượng cồn hấp thu vào máu qua niêm mạc của hai bộ phận này.
Ngoài ra, bạn có thể ăn lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt. Chất albumin của lòng trắng trứng sẽ làm kết tủa cồn trong rượu, giảm lượng cồn hấp thu vào máu, do đó giảm nguy cơ say và ngộ độc rượu. Mặt khác, albumin còn bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác động kích thích, xung huyết, loét... của lượng cồn có trong rượu.
Nước chanh đường hay những lát chanh thái mỏng hoặc một vài trái cây có vị chua của a-xít lactic, a-xít acetic (như cam, chanh, quýt...)... có thể trung hòa đáng kể lượng cồn có trong rượu, giúp làm giảm nguy cơ say hoặc ngộ độc rượu.Trong khi uống rượu, bạn cần chú ý điều gì?
Bạn đừng quên vừa ăn vừa uống. Nên uống từ từ để cơ thể có thời gian chuyển hóa lượng cồn đã uống vào. Trong một giờ, cơ thể chỉ phân giải được 1/10 xị rượu 45 độ (25ml), lượng cồn không bị phân giải tồn đọng do uống quá nhanh sẽ tràn vào máu, dễ gây ngộ độc.
Bạn nên dùng những loại thức ăn như củ cải trắng, rau cải trắng, rau cần, những món ăn chế biến từ đậu xanh, các món nhiều dầu, mỡ, các loại trái cây như cam, chanh, quýt, dâu tây... trong khi uống rượu. Những món ăn đó sẽ giúp trung hòa, giảm lượng cồn hấp thụ hoặc phân giải cồn trong rượu, giúp bạn vẫn có thể cụng ly mà không quá say.
Bạn đừng bao giờ uống rượu với các loại nước ngọt có gas, vì phản ứng tạo bọt khí sẽ làm tăng tốc độ cồn ngấm vào máu. Chỉ nên uống một loại và tốt nhất nên chọn rượu vang, loại thường dành cho phụ nữ.

Cách uống rượu không say

Trong khi uống rượu, nếu bạn có cảm giác buồn nôn, hãy vào toilet và nôn hết mọi thứ. Tránh kìm nén hoặc dùng thuốc chống nôn, vì như vậy, bạn đã vô tình giữ lại những chất độc mà cơ thể đang cố gắng vận dụng cơ chế tự bảo vệ để đào thải ra ngoài.
Sau khi nôn, bạn có thể bổ sung nước, điện giải và năng lượng bằng một ly nước ép trái cây hoặc nước chanh đường. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng một bát cháo loãng. Cháo dễ tiêu hóa, khiến bạn không có cảm giác nặng bụng.
Các loại nước ép giúp giải rượu và tình trạng ngộ độc hiệu quảTrong trường hợp đã thực hiện các cách trên nhưng vẫn say, bạn phải làm gì?
Bạn có thể tự giải quyết hoặc nhờ người nhà giúp đỡ để thoát khỏi cảm giác mệt mỏi, khó chịu, thậm chí say xỉn, ngộ độc... bằng những cách sau:
- Uống ngay một ly nước mía ép hoặc nước củ cải trắng giã nát, vắt lấy nước, thêm chút đường cho dễ uống.
- Ăn chừng 15-30g các sản phẩm chế biến từ đậu xanh hoặc giã 5-10g đậu xanh, pha đường uống để gây nôn, tống mọi chất trong dạ dày ra ngoài.
- Có thể dùng chút ít rau cần, rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước uống từ từ. Nước ép này không những giải rượu nhanh mà còn giảm cảm giác nặng đầu, đau đầu khi say xỉn.Pha nước chanh với bột sắn dây hoặc sắc 10g hoa hay củ sắn dây để uống. Ngoài ra, bạn có thể hãm 5g hoa sắn dây, 5g trà búp, 10g đậu xanh với nước sôi, uống vài lần trong ngày cũng giúp gan đào thải độc tố của rượu.
Nhiều người còn dùng nước sắc của những lát gừng cộng thêm chút mật ong, giúp cho mạch máu lưu thông tốt và làm tăng khả năng giải rượu. 
Bạn có thể bổ sung cho cơ thể một số vi khoáng như ka-li, can-xi bị mất do nôn ói bằng các loại nước đậu đen sắc, nước ép cà chua chín, nước ép bưởi... 
Cà phê đậm đặc với chất caffeine, trà xanh với chất a-xít tanic là những hóa chất phân giải rượu khá hiệu quả.Bạn cũng có thể áp dụng những bài thuốc Nam dưới đây:
- Sao thơm 30g vỏ quýt khô, tán vụn. Lấy hai quả mơ chua, bỏ hạt, thái vụn, sắc với 360ml nước và vỏ quýt trên lửa nhỏ. Sau 30 phút lọc bỏ bã, lấy nước uống cùng chút nước gừng tươi hay nước trà.
- Sấy khô 50g vỏ chanh, 50g vỏ quýt, 25g hoa sắn dây, 25g hoa đậu xanh, 10g nhân sâm, 10g nhục đậu khấu, 30g muối ăn, nghiền tất cả thành bột, đựng trong bình kín. 

Khi say rượu, bạn pha 6-7g bột trên với nước, uống mỗi ngày ba lần.

Tuy nhiên, trong trường hợp mê sâu, rối loạn hô hấp và tim mạch... người nhà cần chuyển gấp bệnh nhân đến bệnh viện.

Phải nói luôn rằng đã uống nhiều rượu thì chắc chắn sức khỏe bị ảnh hưởng. Ngay cả khi dùng "thuốc giải rượu" tác hại của chất cồn cũng chỉ được giảm thiểu phần nào mà thôi.

Do đó, để bảo vệ sức khỏe trong ngày Tết, cách hiệu quả nhất vẫn là kiểm soát bản thân để uống rượu bia một cách chừng mực. Tuy nhiên, trong không khí nhậu hết mình của những ngày đầu xuân, chẳng mấy quý ông đủ điềm đạm để tuân thủ khuyến cáo này. Vì thế, thực tế nhất vẫn là “thủ sẵn” vài bí quyết để mức độ thiệt hại giảm tối đa.
 
Dưới đây là những phương pháp mà thạc sĩ – bác sĩ Tạ Văn Sang gợi ý nhằm giúp quý ông đỡ say, đỡ mệt khi uống rượu, hoặc giúp những quý ông say rượu chóng phục hồi sức khỏe.
 
Mẹo uống rượu lâu say

Các quý ông thường không cẩn thận đến mức “làm gì đó” trước khi đi nhậu để khỏi say. Vì vậy, các bà vợ hãy thay chồng làm việc này. Nếu biết chồng sắp có cuộc hẹn chén chú chén anh với ai đó, bạn có thể dụ ăn chút trứng gà, nhất thiết phải ăn cả lòng trắng, bởi lòng trắng trứng gà mới là yếu tố chủ lực giúp quý ông đỡ say nhờ protein của nó giúp kết tủa chất cồn, giảm lượng cồn bị ngấm vào máu, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của rượu.
 
Bạn cũng có thể mời anh xã ăn một ít hoa quả có tính axit cao như xoài, bưởi… vì chúng cũng giúp “xử lý” bớt chất cồn. Cũng với tác dụng tương tự, bạn có thể ép chàng ăn chút giá đậu xanh (ăn cả phần lá mầm), uống nước vỏ đậu xanh, thực phẩm được coi là có tác dụng giải độc rất tốt, rượu cũng là chất độc, nhất là khi được dùng nhiều.

Khi tổ chức ăn uống, nhậu nhẹt ở nhà, các bà nội trợ càng có điều kiện để giúp chồng đỡ say, không phải bằng cách giằng lấy chai rượu vốn có thể khiến chàng nổi khùng vì mất mặt với bạn nhậu. Rượu sẽ đỡ gây hại hơn nếu trong mâm nhậu có các món ăn như  rau cần, cải trắng, dưa củ cải, các món từ đậu xanh (nhân bánh chưng chẳng hạn)… Bạn cũng nên pha cho các quý ông những cốc nước chanh tươi không đường (hoặc rất ít đường) để họ thỉnh thoảng nhấp một ngụm. 

sayruou.jpg

Ảnh minh họa

Làm gì với những người say?

Các biện pháp phòng ngự kể trên không phải lúc nào cũng được các quý ông thực hiện. Vì vậy đôi khi, cuối ngày xuân, bạn phải mở cửa đón ông chồng say lử cò bợ vào nhà, dìu lên tận giường, thậm chí phải giải quyết hậu quả của các vụ "cho chó ăn chè". Hãy giúp chàng chóng hồi phục bằng cách pha một cốc sắn dây có vắt thêm nước chanh, chàng sẽ nhanh tỉnh, bởi sắn dây giúp giải độc cho gan.
 
Nếu nhà còn lá dong thừa từ đợt gói bánh chưng, bạn có thể rửa sạch, giã lấy nước cốt pha chút xíu đường cho chàng uống. Đơn giản hơn, bạn pha chút xíu trà, vắt vào đó ít quất tươi, thái cả vỏ càng tốt, làm đồ uống giã rượu.
 
Một số loại rau cũng giúp các quý ông say rượu chóng tỉnh táo, khỏe khoắn trở lại, chẳng hạn như rau cần, củ cải trắng, giã lấy nước cốt, uống ngay.
 Bạn cũng có thể giã một nhánh gừng tươi, pha thêm chút đường và dấm, “dụ” người say uống. Một cách khác là cho uống nước chanh tươi, ăn vài lát chanh thái mỏng, cả vỏ.
 
Cuối cùng, vẫn phải nhắc lại rằng, dù làm cách nào, người say ít nhiều cũng sẽ mệt mỏi, vì thế dù vui, mọi người cũng không nên uống quá nhiều.

Rượu là một thức uống không thể tránh khỏi trong các bữa tiệc, liên hoan, hội họp... Tuy nhiên, uống rượu quá nhiều có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng say rượu cũng như tác hại của rượu.

Ăn trước khi uống rượu

Để uống rượu không say, bạn nên ăn một cái gì đó trước khi uống rượu. Đây chính là cách chống say hiệu quả nhất. Tuyệt đối bạn không nên để dạ dày trống rỗng khi uống trượu, kho đó khả năng hấp thu của rượu sẽ tăng. Điều này có nghĩa là nó sẽ khiến cho bạn dễ dàng bị say. Vì vậy, bạn nên ăn một số thức ăn béo, chẳng hạn như thịt mỡ, trước khi uống.

Hoặc chúng ta có thể uống một ít sữa. Bằng cách này, nó có thể bảo vệ dạ dày tránh bị tổn thương và không dễ dàng say được. Nếu bạn không có loại thực phẩm nào để ăn, bạn có thể uống một chút mật ong hoặc uống một số nước ngọt nửa giờ trước khi uống rượu. Thức ăn có thể làm hạn chế khả năng thẩm thấu chất cồn của thành dạ dày.

Ảnh minh họa

Uống quá nhiều rượu có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

Thực hiện nguyên tắc khi uống rượu

Quan trọng nhất, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc khi uống rượu:

Thứ nhất, không uống nước lạnh hoặc nước chanh cùng với rượu, pha nước ngọt, nước soda vào rượu. Nhiều người thường nghĩ làm như vậy sẽ giúp làm giảm nồng độ rượu, nhưng thật sai lầm, bởi các thành phần có trong nước ngọt có ga sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thụ rượu vào trong máu.

Thứ hai, chúng ta nên uống từ từ. Trong vòng chưa đầy năm phút, ethanol sẽ vào máu. Và trong nửa giờ đến hai giờ, hàm lượng ethanol trong máu sẽ là cao nhất. Nếu uống rượu từ từ nó sẽ có đủ thời gian để phân hủy ethanol.

Thứ ba, bạn có thể uống một ít sữa chua để trung hòa ethanol.

Thứ tư, bạn có thể ăn rau xanh trong khi uống. Rượu làm tổn hại lớn cho gan. Các chất chống oxy hóa và vitamin trong rau xanh có thể bảo vệ gan. Bên cạnh đó, các sản phẩm đậu có chức năng tương tự.

Thứ năm, gan động vật là thức ăn tốt nhất để tránh bị say rượu. Gan động vật khá bổ dưỡng, nó có thể cung cấp nhiều vitamin B, đó là cần thiết cho những người uống rượu nhiều. Vitamin B giúp đẩy nhanh quá trình giải rượu. Trước khi uống rượu có thể uống 1, 2 viên vitamin B sẽ rất có lợi cho sức khoẻ, bởi quá trình giải độc tố rượu trong gan rất cần đến chúng.

Ăn hoa quả

Nếu bạn đang say rươu, bạn có thể ăn một chút hoa quả sẽ giúp cho bạn duy trì được trạng thái tỉnh táo. Theo kinh nghiệm dân gian, sau khi uống rượu, hãy ăn một chút hoa quả, nó có tác dụng át mùi rượu và khiến bạn không bị say. Các loại hoa quả không chỉ có nhiều đường fructoza, không những có khả năng tiêu hóa mà còn đẩy nhanh quá trình đào thải chất ethanol ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể ăn súp nóng, uống một chút giấm hoặc trà cũng có hiệu quả để giải rượu.

Dù cho bạn có dùng cách nào để giải rượu cũng không tốt bằng việc hạn chế uống. Đặc biệt là những người mắc bệnh về đường tiêu hoá, sỏi thận, viêm gan, tim mạch. Sau khi uống thuốc nhất thiết không được uống rượu, nhất là những thuốc an thần, thuốc cảm.

Tác hại khi uống quá nhiều rượu

- Gây nhức đầu, làm giảm khả năng thích ứng và phối hợp các hành động ứng xử. Đặc biệt, người uống rượu quá mức thường dễ gây tai nạn.

- Rối loạn giấc ngủ và hoạt động tình dục.

- Làm tăng huyết áp, có thể gây tai biến mạch máu não, suy tim cấp đến mức đột tử.

- Gây viêm nhiều cơ quan (như phổi, thận), xơ gan, loãng xương và rối loạn các chức năng miễn nhiễm.

- Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư (miệng, họng, thực quản, gan). Nguy cơ này có thể cao gấp hai lần ở những người nghiện rượu kèm nghiện hút thuốc lá.

- Có thể dẫn đến chảy máu dạ dày ở những người đang dùng các loại thuốc điều trị (an thần, kháng histamin, giảm đau, aspirin).

Các tài liệu y học đã khuyến cáo tuyệt đối cấm uống rượu bia trong trường hợp: huyết áp cao, rối loạn nhịp tim , viêm loét đường tiêu hóa, mắc bệnh gan, phụ nữ đang mang thai ...



Ăn gì sau khi say rượu bia để giã rượu?
Mệt mỏi sau khi say rượu và những bí kíp đánh tan mệt mỏi sau cơn
Thuốc uống chống say rượu bia có tốt không?
Cách uống bia không say
Cách chữa say rượu bia rượu cực nhanh bằng dân gian
Cách giải say rượu bia nhanh hết say lâng lâng



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý