Mẹo vặt diệt mối cho nhà ở cực kì đơn giản. Mối là côn trùng có hại. Nó phá hoại nhà cửa, đê diều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống.. Vậy bạn có cách gì để diệt chúng. Hãy thực hiện theo phương pháp dưới đây nhé
Các phương pháp diệt mối cho nhà ở
Mối là loại côn trùng hại gỗ rất mạnh. Hiện ở Việt Nam đã có tới 90 loại mối khác nhau, khi bị mối xâm nhập thì không chỉ có các loại gỗ, hàng hoá bị huỷ hoại mà ngay cả kiến trúc nhà ở, công trình cũng bị xuống cấp và có thể bị sụp lún.
Ngoài ra, mối còn phá hoại cả một số vận dụng có thành phần xen-lu-lô làm như giấy, vải, chăn màn... Báo công nghiệp Việt Nam xin giới thiệu một số cách diệt mối an toàn và hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên vật liệu
Gồm hộp nhử mối, thuốc diệt mối DM 90 (có bán nhiều tại các Trung tâm phòng chống mối mọt của địa phương). Hộp nhử mối nếu không mua được thì có thể làm bằng bìa các tông kích thước rộng 12 cm, dài 28 cm bên trong có chứa các thanh gỗ thông trắng hoặc gỗ trám, bồ đề có kích thước dầy khoảng 1 cm, rộng 5 cm, dài 25 cm xếp khít với nhau. Tuyệt đôi không dùng những loại gỗ đã bị mốc hoặc đã từng bị mối xông. Nếu không có gỗ, có thể thay bằng bã mía khô hoặc chiếu rách.
Cách làm
Đối với những ngôi nhà đang sử dụng thì có thể diệt mối bằng cách dùng chất dẫn dụ có trong hộp thuốc nhử mối để nhử chúng tập trung lại một chỗ rồi phun thuốc. Khi ngấm thuốc, mối sẽ hoảng loạn, tìm đường về tổ và sẽ chết tại tổ. Số mối còn lại trong tổ cũng sẽ bị lây thuốc và chết. Để tiêu diệt triệt để mối tại các góc khuất của công trình, cần thực hiện việc phun thuốc xua đuổi để tiêu diệt, gồm các bước sau:
- Đặt hộp nhử mối:
Đặt hộp nhử mối vào nơi đang có mối hoạt động, dùng đinh hoặc dây thép nhỏ để buộc cố định hộp nhử vào một chỗ. Để hộp nhử từ 15 đến 20 ngày, trong suốt quá trình này, tuyệt đối không được mở hộp ra xem hoặc động chạm vào hộp. Có thể nhìn thấy mối vào hộp bằng cách quan sát mép hộp nhử thấy có vết đất đắp lên có nghĩa là mối đang vào.
- Phun thuốc:
Khi thấy vết đắp đất đắp kín các kẽ hở của hộp nhử, lúc này có thể tiến hành phun thuốc: Bóc hộp nhử ra (sẽ thấy có rất nhiều mối ở trong đó), lấy thuốc bột DM 90 nhẹ nhàng rắc hoặc xịt vào những con mối ở trong hộp. Thuốc được xịt vào mối phải đều, tránh trường hợp con thì dính nhiều thuốc quá, con thì không bị dính thuốc. 100g thuốc DM 90 có thể phun xịt đủ cho hai hộp nhử. Khi phun thuốc xong, nhẹ nhàng đặt hộp nhử mối vào chỗ cũ để cho mối đã dính thuốc trở về tổ. Những con mối này sẽ mang theo thuốc trên mình về tổ, dẫn đến toàn bộ tổ mối bị tiêu diệt.
Lưu ý: phun thuốc vào nơi tiếp giáp giữa nền nhà với đáy hộp nhử để những con mối có ở đó dính thuốc trước khi chạy về tổ. Sau đó dùng tuốc nơ vít tách lần lượt thanh gỗ mồi trong hộp nhử để phun thuốc diệt mối.
Sau khi phun thuốc từ 3 -5 ngày, cần kiểm tra tất cả các điểm mối xuất hiện trong nhà một lần nữa, nếu thấy vẫn còn mối chứng tỏ ta làm chưa hoàn thiện và còn sót lại một tổ mối nào đó chưa bị tiêu diệt hết, cần làm lại lần nữa, nếu thấy không có mối sống hoạt động là đạt kết quả tốt, chỉ cần làm vệ sinh dọn bỏ tàn dư hộp nhử là được.
Chú ý: Để đảm bảo an toàn khi phun thuốc diệt mối, phải mang đồ bảo hộ lao động như quần áo, găng tay, khẩu trang... Không nên để thuốc dây ra tay hoặc bay vào bể nước uống hay đồ ăn thức uống của người và gia súc gia cầm. Sau khi phun thuốc và dọn bỏ hộp nhử đã phun thuốc phải dọn vệ sinh, giặt sạch quần áo. Phế thải của quá trình diệt mối phải được chôn cách xa khu dân cư và nguồn nước, không được tuỳ tiện đốt hoặc vứt xuống cao, hồ.
Chia sẻ kinh nghiệm diệt mối
Hóa chất sử dụng: là loại thuốc lan truyền dạng bột, pha sẵn có khả năng diệt cả tộc đoàn mối, không phải đào bới và thuốc không gây ô nhiễm môi trường.
Phương pháp xử lý: áp dụng các biện pháp kỹ thuật bơm thuốc trực tiếp lên mối sống để chúng lây lan mang thuốc về tổ và tiêu diệt toàn bộ tổ mối dưới đất (phương pháp này được áp dụng cho những nơi đã có sự xuất hiện của mối với số lượng tương đối lớn đặc biệt là loài mối Comtotemes Jormosanns (Mối Nhà).
Các bước thực hiện
Bước 1: Đặt mồi nhử
Cậy nơi có mối, làm ướt hộp nhử mối, sau đó đặt hộp nhử mối cố định tại nơi có đường đi của mối (chọn nơi yên tĩnh càng tốt). Trường hợp đường mối đi giữa tường thì phải làm giá treo cố định hộp.
Số lượng hộp nhử mối cần đặt phụ thuộc vào số đường mối ăn. Mỗi đường mối ăn có thể đặt 2 -3 hộp.
Bước 2: Phun thuốc dạng bột
Sau khi đặt mồi nhử từ 10 - 15 ngày, tiến hành kiểm tra nếu thấy xung quanh hộp nhử có xuất hiện đường ăn của mối, đó là lúc mối đã ăn nhiều trong hộp.
Trước hết dỡ hộp nhử mối, đổ hết các miếng mồi và những con mối trong hộp nhử vào một chậu khô, sau đó dùng thuốc bột PMC 90 bơm đều lên các con mối trên bề mặt các miếng mồi cho đều rồi xếp trở lại hộp nhử (cả những con mối) để hộp nhử đúng vào vị trí ban đầu. 1-2 ngày sau khi mối rút hết về tổ thì dọn bỏ hộp.
Bước 3: Phun thuốc dạng dung dịch
Sử dụng hóa chất chuyên dùng dạng dung dịch phun trực tiếp vào đường mối đi, nơi bị mối tấn công nhằm tiêu diệt hết mối thợ còn lại và phun trực tiếp lê bề mặt các kết cấu bằng gỗ, chân tường, những nơi mối có thể di chuyển và tấn công nhằm ngăn chặn không cho mối từ bên ngoài xâm nhập vào công trình.
Tham khảo thêm cách diệt côn trùng theo cách tự nhiên
Muỗi, rệp, gián, kiến... là những loại côn trùng thường xuất hiện trong nhà chúng ta nhưng bạn đã biết cách để 'trừ khử' nó?
Cách 1: Diệt ruồi muỗi
- Bạn đem vỏ quýt phơi khô sau đó mang vào trong phòng để đốt, không những diệt được ruồi muỗi mà những mùi khó chịu trong phòng nếu có cũng sẽ hết luôn.
- Mùa hè muỗi rất nhiều, còn mùa thu đông khi trời nồm cũng rất nhiều muỗi. Có 1 cách đơn giản để bắt được muỗi là bạn dùng chai bia đã dùng hết đựng từ 3-5 ml nước đường, cũng có thể đựng 1 ít bia cũng được, đặt lên bàn hoặc trong phòng nơi có nhiều ruồi muỗi. Khi ngửi thấy mùi đường ngọt hay mùi bia, muỗi sẽ bay đến và bị dính vào chai. Nếu đặt ở ngoài nhà, một đêm có thể bắt được hàng chục thậm chí hàng trăm con muỗi.
Cách 2: Diệt rệp
Bạn có thể dùng dầu hoả vẩy xung quanh giường, không những rệp ngửi thấy là chết mà các loại côn trùng khác cũng sẽ hết. (Lưu ý khi đó bạn không nên ở trong phòng).
Cách 3: Diệt gián
- Bắt gián bằng nước đường: Lấy 1 cái hộp sắt cho vào đó 3 thìa nước đường, hoà tiếp cùng với nửa bát nước đặt vào nơi gián thường đến để nhử. Ngửi thấy mùi đường, gián sẽ đến và bị rơi vào hộp nước.
- Mồi độc diệt gián: Lấy 1 ít băng sa (chất dính) , bột mì trộn với đường, vê thành viên nhỏ như hạt cơm, rắc vào chỗ gián hay đến, khi ăn phải gián sẽ chết.
- Dưa chuột tươi đuổi gián: Bạn có thể đặt dưa chuột tươi vào trong tủ đựng thức ăn, ngửi thấy mùi dưa chuột, gián sẽ bỏ đi. Sau vài ngày, bạn lại cắt chỗ dưa chuột khô đi, gián sẽ tiếp tục không dám đến nữa.
- Lá đào tươi đuổi gián: Bạn đem lá đào tươi đặt vào những chỗ gián thường đến, ngửi thấy mùi lá đào, gián sẽ bỏ chạy.
- Hành tây đuổi gián: Nếu trong bếp nhà bạn đặt 1 đĩa hành tây đã cắt sẵn, gián sẽ chạy đi hết, ngoài ra còn giúp thức ăn giữ được tươi lâu hơn.
Cách 4: Diệt kiến
Bạn dùng vỏ trứng sao khô giã nhỏ thành bột rắc vào góc tường và tổ kiến, kiến sẽ chết.
Cách 5: Chống mối mọt
- Chống mọt bằng ớt: Bạn có thể dùng ớt thay cho băng phiến để vào trong tủ sẽ có tác dụng chống mọt. Tất nhiên đối với tủ quần áo bạn vẫn phải dùng băng phiến.
Cách 6: Diệt chuột
Trộn bột mì, bột gạo hoặc bột ngô nấu chín, cho thêm 1 ít dầu ăn hoặc thức ăn có mùi thơm trộn với xi măng, đặt vào nơi chuột thường đến. Khi ăn phải thức ăn này, xi măng trong ruột chuột hút nước đông cứng lại làm cho chuột bị táo, chướng bụng lên sẽ chết.
Trừ ruồi muỗi, diệt chuột
Cách đuổi ruồi hiệu quả
Cách diệt kiến trong nhà
Hướng dẫn làm roi điện đơn giản
Cách diệt chuột hiệu quả để căn nhà sạch bóng quân thù
(st)