Trầm cảm sau sinh

seminoon seminoon @seminoon

Trầm cảm sau sinh

18/04/2015 10:40 AM
226

Đây là một từ được sử dụng để chỉ bất cứ cảm giác nào từ muốn khóc vào khoảng ngày thứ ba, thứ tư sau sinh - nỗi buồn sau sinh – cho tới những căn bệnh tâm thần có kèm theo ảo tưởng hay ảo giác. Vì còn có ít nghiên cứu về hình thức trầm cảm này, nên người ta chưa biết rõ hẳn nguyên nhân của nó và chắc chắn là nó thuộc loại phức tạp. Nỗi buồn sau sinh thì thường gặp chứ bệnh trầm cảm sau sinh thực sự thì hết sức hiếm. Vấn đề ở cả hai mức độ có vẻ bắt nguồn từ cả những lý do cảm xúc cũng như thể chất.

Vì sao?

Chắc chắn là bệnh trầm cảm sau sinh một phần là do các bà mẹ phải trải qua một sự cách biệt quá lớn giữa những mong đợi về cuộc sống sau khi con họ chào đời với thực tế phải đối phó với mọt hài nhi bé nhỏ và có đòi hỏi khắt khe.

Về mặt thể chất, thì cũng có những biến chuyển về lưu lượng hormone trong máu, đang tụt dần xuống sau khi đã đạt tới những đỉnh cao trong khi mang thai rồi sau đó lại tăng lên khi một lớp hormone mới xuất hiện khơi nguồn cho dòng sữa. Thêm vào đó là hình thức sinh mà bạn đã trải qua thực thế (những gì bạn đã trông chờ khác với cung cách điều trị mà bạn đã nhận được ở bệnh viện)

Trong trường hợp gia đình bạn thông cảm và không có thái độ phê phán, chắc hẳn là bạn sung sướng hơn và có thể học cách săn sóc em bé mà không phải chịu đựng sự lo âu do bị xét nét phê bình. Những phụ nữ sống xa gia đình, hay không có chồng bên cạnh hỗ trợ, hoặc mới mất đi người thân khi mang thai, dễ có nguy cơ bị bệnh trầm cảm sau sinh này.

Bệnh có nghiêm trọng không?

Hiện tượng thay đổi đột ngột mức độ hormone trong máy xảy ra trước khi thấy kinh hay trong thời gian mang thai khiến cho đa số phụ nữ đâm ra hay khóc, cáu kỉnh, do dự và lo âu.Sau sinh, các cảm giác này nguôi đi khi các nếp sinh hoạt trong gia đình trở nên ngăn nắp hơn và bạn đã học được cách đối phó với các tâm trạng căng thẳng của người làm mẹ và do quen dần với những cữ bú đêm. Trong trường hợp bệnh trầm cảm trở nên trầm trọng và kéo dài, thì nó không còn tượng trưng cho chứng trầm cảm bình thường (có thể là hậu quả của thời kỳ mang thai). Thay vào đó, nó có thể báo hiệu một tình trạng rối loạn tâm lý trầm trọng có thể kéo dài một thời gian. Điều thiết yếu là phải sớm nhận diện ra bệnh này, bạn có thể phải chịu đựng một cú sốc lớn lao bởi lẽ sự kiện vui mừng mà vợ chồng bạn mong đợi đã trở thành một áp lực đối với bạn.

Triệu chứng:

- Hay khóc

- Hay cáu

- Hết sức mệt mỏi và mệt nhọc

- Mất ngủ

- Thờ ơ hoặc không có khả năng tự săn sóc mình và săn sóc em bé

- Tự ty mặc cảm và cảm tưởng mình không thích đáng

- Thay đổi tính tình rõ rệt từ trầm cảm sâu đậm đến phấn chấn hoan hỉ

- Cảm tưởng khiếp sợ

Dự tính tự tử hay giết hại em bé

Tôi có phải đi bác sĩ không?

Trong trường hợp bạn bị trầm cảm dù ở mức độ thấp đến đâu, bạn hãy tìm nơi giúp đỡ hoặc là từ phía bác sĩ điều trị bạn hoặc là từ một tổ chức cộng đồng

Bác sĩ sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ khởi sự công việc tham vấn và hỗ trợ từ các chuyên viên cũng như từ gia đình và bạn bè của bạn, mọi người sẽ đóng góp vào việc sắp xếp một nếp sinh hoạt để giải tỏa những áp lực có thực hay tưởng tượng.

Nếu bệnh trầm cảm kéo dài, bác sĩ có thẻ quyết định kê toa một đợt thuốc chống trầm cảm để giúp bạn mau trở lại bình thường.

Nếu bạn thuộc số ít phụ nữ có tình trạng trầm cảm kéo dài hàng tháng, thì thường có hai hậu quả. Thông thường nhất, tình trạng trầm cảm không cần phải nhập viện; bác sĩ gia đình hay bác sĩ chuyên về tâm thần có thể chữa trị bằng thuốc chống trầm cảm và tham vấn. Đối với bệnh tâm thần hậu sản trầm trọng, người ta sẽ cho bạn nhập viện, tố tnhất là vào một khoa nhận cả mẹ lẫn con. Cốt lõi của cuộc trị liệu là thuốc chống trầm cảm, tuy nhiên ngày nay phương pháp trị liệu bằng sốc điện cũng vẫn được sử dụng với tỷ lệ thành công cao. Điều thiết yếu là hỗ trợ cho cả gia đình. Bệnh trầm cảm này khó khăn cho bạn nhưng chồng bạn cũng có thể phát sinh ra những lúc gay go về mặt tâm lý và cả hai bạn đều cần làm quen trở lại với đời sống gia đình sau khi việc điều trị của bạn kết thúc

Tôi có thể làm được gì?

Bạn nên tìm hiểu càng nhiều càng tôt về bệnh trầm cảm sau sinh trước khi sinh để có thể nhận dạng bất cứ triệu chứng nào. Một khi bạn về nhà một mình với em bé, những đêm bị đánh thức dậy và những đòi hỏi không tài nào đoán trước được của thành viên mới này có thể chi phối thời gian của bạn nên bạn phải dự trù tránh mọi tình huống gây căng thẳng và mệt mỏi. Bạn có thể ngăn không để các sự việc điều khiển bạn bằng cách đặt thật rõ thứ tự ưu tiên những việc phải làm.

Bạn hãy quên đi những vấn đề nhỏ như công việc nhà, nấu ăn hay ủi đồ. Hãy phân công cho chồng bạn, cho gia đình và bạn bè. Mỗi khi có ai đề nghị làm gì giúp bạn, bạn hãy nhờ họ giặt giũ hay ủi đồ hoặc giao cho họ danh sách những thứ cần mua

Đừng có dự định bán nhà hay dọn nhà ngay sau khi em bé ra đời. Hãy xếp mọi bên một kế hoạch lớn cho tới khi nạo và bé quen ở với nhau đã.

Trong trường hợp bạn có ý nghĩ tiêu cực về en bé, bạn hãy bày tỏ với một ai đó. Đừng dồn nén cảm xúc của mình. Có thời gian riêng cho mình là một điều cần thiết tuyệt đối. Một tuần, bạn hãy cố giành riêng cho mình một chút thời gian để chăm sóc bản thân cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy tận hưởng những giây phút khi bạn đi ra ngoài. Hãy tự chiều ý mình: như đi uốn tóc, đi dùng bữa trưa với một người bạn, đi xem phim. đừng đặt sự nghiệp làm mẹ làm lẽ sống duy nhất của mình.

Hãy để cho chồng bạn có thời gian một mình với em bé để anh ấy tham gia cùng với bạn.

Bạn nên cẩn thận yêu cầu bác sĩ giải thích mọi khía cạnh chăm sóc em bé mà bạn không hiểu rõ.

Bạn đừng lầm tưởng là rồi mình sẽ sớm bình phục nếu tình trạng trầm cảm của bạn kéo dài hàng tuần lễ. Bạn hãy tâm sự với người nào đó về nỗi lo sợ của mình và đi bác sĩ. Càng để lâu không chữa trị thì bạn càng mất nhiều thời gian để bình phục. Bệnh tâm thần sau sinh có thể tái phát, vì vậy bạn nên chuẩn bị cho bản thân và cẩn thận cho bác sĩ và các tổ chức hỗ trợ hay biết về tiền sử bệnh lý đã qua của bạn. Một thái độ lạc quan và một sự chuẩn bị tốt sẽ làm giảm bớt nguy cơ bệnh tái phát.

Nếu bạn nằm bệnh viện, bạn nên cố gắng giữ em bé bên bạn. Cho dù bạn có thể cảm thấy chính bé là nguyên do căn bệnh của bạn, bất cứ tình huống chia rẽ nào cũng sẽ gây tổn thương về lâu về dài.

NỖI BUỒN SAU KHI SINH

Đa số phụ nữ trải qua cảm giảc trầm cảm và muốn khóc vào khoảng ngày thứ ba hay thứ tư sau sinh. Thời điểm này thường khởi đầu với lần xuống sữa đầu tiên. Buồn chán sau sinh có thể làm cho bạn mất đi niềm vui mới sau khi có em bé, nếu bạn không nhận ra rằng đó là đó là một phản ứng bình thường và mọi việc có thể khá hơn.

Thường thì bác sĩ không cần lưu ý cho thuốc, mặc dù sau khi cân nhắc, bác sĩ có thể kê toa cho bạn dùng thuốc ngủ một đợt ngắn hạn nếu bạn không đủ thời gian nghỉ ngơi. Đúng là bạn nên chuẩn bị tinh thần trước cho cảm giác buồn chán sau sinh, vì gần như tất cả các phụ nữ đều có một phản ứng nào đó sau sinh.

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Tai sao sau khi sinh khoang 4 ngay ,co cam giac met moi ,mat ngu ,khong an ,khong muon noi chuyen thi phai lam sao ,co nguy hiem lam khong a .
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
MINH SINH BE DC 5THANG RUI MA LUC NAO MINH CUNG CAM THAY BUON VA KHO CHIU HAY KHOC;LIEU MINH CO BI TRAM TRAM CAM K
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý