Trong cuộc sống, sẽ có lúc bạn gặp phải tình huống một người nào đó ngỏ lời nhờ bạn cho mượn tiền. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể sẵn sàng giúp đỡ nếu họ không có lý do thực sự chính đáng. Và bạn cảm thấy thật khó để nói câu từ chối. Phải làm sao đây?
Nghệ thuật từ chối cho mượn tiền
Từ chối khéo sẽ giúp cho bạn không đánh mất những mất quan hệ cũng như tránh được những rắc rối, đồng thời cũng không làm cho người muốn mượn tiền bạn cảm thấy khó chịu và mất mặt. Sau đây là một số cách từ chối cho mượn tiền một cách khéo léo:
1.Nói khéo
Để từ chối cho mượn tiền thì cách đơn giản và phổ biến nhất là nói khéo rằng mình đã hết tiền vì phải mua một vật dụng gì đó hay đóng những khoản tiền cần thiết cho gia đình. Chị Ngọc Linh (Q. Tân Bình) cho biết: “Khi muốn từ chối cho mượn tiền, mình thường lấy lý do là vừa đóng tiền điện tháng này hay là vừa mua chiếc máy quạt mới, hay dành tiền để mua quà sinh nhật cho ông xã,… nên hết tiền, không cho mượn được. Nói như thế thì bạn mình cũng tỏ ra thông cảm và hiểu cho mình hơn.” Tuy nhiên, khi dùng cách này, bạn phải đưa ra một lý do hết tiền thật chính đáng và không nên lặp lại cách này quá nhiều lần.
2.“Sao chị không nói sớm?...”
Từ chối theo cách này yêu cầu bạn phải thật khéo léo và tỏ ra “thành thật”. Nếu bạn bè hay đồng nghiệp muốn mượn tiền mà bạn chưa biết từ chối thế nào thì bạn có thể nói rằng: “Sao chị không nói sớm, em vừa cho chị A mượn tiền rồi!” đồng thời tỏ ra tiếc nuối vì không thể giúp đỡ người đó. Với cách làm này thì người đó không thể trách bạn “keo kiệt” vì không phải bạn không muốn cho mượn tiền mà chỉ là bạn đã cho người khác mượn rồi.
3.Than vãn
Với một số người hay mượn tiền bạn mà bạn biết trước người đó sắp ngỏ lời mượn tiền thì bạn có thể dùng cách than vãn hết tiền với chính người đó. Đây là “chiêu” từ chối cho mượn tiền mà chị Thu Hiền (Q.3) tán thành: “Với những người có “sở thích” mượn tiền thì mình giả vờ than vãn hết tiền, cháy màng túi với chính người đó thì chẳng còn lý do gì để họ tiếp tục ý định mượn tiền mình. Ai lại đi mượn tiền một người đang “khổ sở” vì hết tiền!”. Nhưng bạn nên nhớ chỉ than vãn với những ai “thích” mượn tiền bạn thôi nhé, đừng áp dụng chiêu này với mọi người vì như thế sẽ khiến bạn trở thành người thích than vãn chuyện tiền nong trong mắt mọi người đấy!
4.“Tiền “nhà” em giữ hết rồi…”
Cánh đàn ông thường vì ngại hay vì sĩ diện nên không biết từ chối thế nào cho khéo khi bạn bè, đồng nghiệp muốn mượn tiền. Cách dễ dàng và tránh làm mất lòng nhất là nói với người muốn mượn tiền bạn rằng: “Em muốn giúp anh lắm nhưng tiền “nhà” em giữ hết rồi. Anh thông cảm nhé!” Phụ nữ thường là người quản lý tiền bạc trong gia đình nên người bạn đó sẽ không thể “bắt bẻ” gì khi bạn đưa ra lý do này. Và tất nhiên là người bạn của bạn chẳng dại gì mà “làm phiền” đến “nhà” bạn để mượn tiền đâu!
5.Vỏ quýt dày, móng tay nhọn
Với những người thường xuyên mượn tiền mà không hề thấy ngại khiến bạn cảm thấy khó chịu thì bạn nên tìm cách thay đổi “tâm lý” này. Bạn có thể giả vờ để quên ví trong lúc đi ăn chung với người đó và mượn tiền người đó để thanh toán. Ngay sau đó, bạn hãy hoàn trả lại số tiền đã mượn trong thời gian sớm nhất kèm theo lời “nhắn nhủ”: “Phiền bạn quá, mình ngại nhất là mượn tiền của người khác. Cảm giác như đang làm phiền người khác vậy! Cảm ơn bạn nhé!” Có thể người bạn của bạn sẽ phải thay đổi cách suy nghĩ và hạn chế mượn tiền bạn hơn.
6.Đừng tỏ ra “cần là có”
Mượn tiền đôi khi là một “thói quen” của ai đó nhưng cũng có khi thói quen đó hình thành dựa trên cách cư xử không khéo léo của bạn. Để tránh việc thường xuyên bị mượn tiền và không phải “nát óc” nghĩ cách từ chối sao cho không mất lòng thì bạn không nên biến mình thành nơi mượn tiền “cần là có” và cho mượn quá dễ dàng. Khi mượn tiền quá dễ dàng thì “nguy cơ” bạn tiếp tục bị mượn tiền là rất cao. Từ chối một cách khéo léo và hợp lý sẽ khiến bạn tránh được những rắc rối không cần thiết.
Nghệ thuật từ chối
Người quen và gia đình thảng hoặc yêu cầu những việc, mà chúng ta không hề chờ đợi. Muốn vay mượn tiền, đến chơi, nhờ trông cháu... Và-cho dù trong đầu muốn hét lên "không được", chúng ta vẫn trả lời:"Được thôi!". Đã đến lúc cần phải thay đổi cách sống như vậy. Xin tiết lộ cách thức từ chối-vừa nhã nhặn, lại không mặc cảm có lỗi. Nguyên tắc cơ bản: hãy từ chối nhẹ nhàng, song dứt khoát. Hãy đưa lý do từ chối ngắn gọn và rõ ràng, tránh đi vào chi tiết. Việc giải thích dài dòng thường bất lợi và không cần thiết. Càng phân bua, đối tượng càng gây sức ép và cố gắng thuyết phục. Không bao giờ thay đổi quyết định, một khi đã từ chối. Cố gắng "làm ngọt" lời từ chối, để tránh làm tổn thương tình cảm đối tác. Tốt nhất hãy bắt đầu bằng lưu ý mềm mỏng dạng: "Em thực sự muốn giúp chị, nhưng....", hay: "Ngay bây giờ thì, không đuợc...". Cố gắng, để sự từ chối không nhằm trực tiếp vào đối tượng, tránh nói-thí dụ: "Chị không thể cho em mượn áo dài, bởi con mèo nhà em xé rách". Bao giờ cũng nhận lý do từ chối về phía mình, thí dụ:"Chị không thể cho em mượn, vì chị có việc phải mặc hôm nay". Trường hợp không chắc, có nên từ chối hay đồng ý, hãy tạm hoãn binh với câu hỏi: "Em có thể chờ sáng mai chị trả lời được không ?". Xin liệt kê vài tình huống "nóng bỏng" và cách thức hoá giải. Bạn bè và tiền bạc Nếu người quen vay tiền. Bạn biết đó là con người khó tin và sợ mạo hiểm, hãy trả lời:"Xin lỗi, nhưng mình không thể. Hiện cả nhà chẳng còn khoản tiết kiệm nào". Nếu người vay là đối tượng vẫn chưa thanh toán món nợ cũ, hãy trả lời thẳng thừng :"Xin lỗi, nhưng mình chỉ cho mượn, khi cậu trả hết món nợ cũ!". Phản ứng như vậy của bạn chắc chắn sẽ có tác dụng, bởi thái độ rõ ràng, không úp mở. Bạn không cảm thấy có lỗi, bởi lẽ: bản thân có thể giúp đỡ bạn bè, song không không nên tiếp tục, một khi người khác không thực hiện sõng phẳng nghĩa vụ thanh toán. Cũng nên ghi nhớ nguyên tắc:- với những khoản tiền lớn-chỉ nên cho vay người thân đáng tin cậy và chỉ trong trường hợp thật cần thiết. Thăm viếng gia đình Trong thời gian nghỉ hè, bà cô muốn cùng lũ trẻ đến nhà bạn, khi bạn đã có kế hoạch đi nghỉ mát cùng chồng con. Hãy trả lời: "Cháu cũng định mời cô cùng các em đến chơi một, hai ngày, bởi tuần tới cả nhau cháu đã có kế hoạch đi nghỉ mát". Bạn không cảm thấy có lỗi, bởi: nhà của bạn là "pháo đài"của riêng bạn. Bạn có toàn quyền mời ai và trong thời gian nào, mà bản thân thấy thuận tiện. "Bỏ bom" công việc Sếp lại giao cho bạn việc mới, ngoài nghĩa vụ. Hoặc giao tiếp việc mới, trong khi việc cũ còn đầy cả đống. Hãy trả lời:"Liệu thủ trưởng có thể cho em văn bản quy định cụ thể công việc của mọi người trong phòng? Một khi đã biết nghĩa vụ của mình, em sẽ tổ chức công việc tốt hơn, làm việc có hiệu quả hơn". Trường hợp biết chắc bản thân bị giao nhiều việc hơn người khác, hãy trả lời: "Em xin lỗi, song em chỉ có thể giải quyết công văn X, sau khi đã giải quyết công văn Y, bởi thời hạn đã gần hết". Và thông báo thời gian có thể bắt tay giải quyết việc khác. Phản ứng như vậy sẽ có tác dụng, bởi: bạn đã chứng tỏ với sếp rằng, bản thân không hề coi thường mệnh lệnh; mà chỉ muốn công việc được giải quyết tốt nhất. Không cảm thấy có lỗi, vì: cần phải tự vệ, một khi bị "bỏ bom" quá nhiều. Sẽ chẳng làm được gì "ra hồn", một khi sợ sệt, cả nể. Đồ đắt tiền, không cho mượn Người quen (không đáng tin cậy) đi về quê. Anh ta muốn muợn con A còng, mà bạn mới tậu. Hãy trả lời: "Xin lỗi, nhà mình mấy hôm nay nhiều việc, cũng phải đi luôn. Ngoài ra, nó là cả gia tài..." Phản ứng của bạn sẽ có tác dụng, bởi: bạn không hề khẳng định rằng, bản thân không tin anh ta. Lý do không cho mượn là công việc gia đình. Không cảm thấy có lỗi, bởi: chiếc xe "là cả gia tài". Việc không rời nó là nhiệm vụ bảo vệ tài sản, không phải hành vi "ki bo", chơi xấu. Nhờ vả, lạm dụng Bạn thường gặp quá nhiều phi vụ nhờ vả dạng:"Anh ấy là bác sỹ, hãy xin cho tới cái đơn thuốc...", hoặc "Cậu giỏi tiếng Anh, hãy làm hộ con tớ bài tập này...". Có thể giúp đỡ ai đó một-hai lần, song bạn sẽ bực mình, một khi sự nhờ vả quá nhiều. Hãy trả lời: "Xin lỗi, chồng tớ không được phép tuỳ tiện kê đơn như vậy", hoặc "Tuần trước tớ đã làm hộ rồi, lần này để con cậu tự học..." Phản ứng như vậy sẽ mang lại kết quả, vì: bạn đã chứng tỏ, gia đình mình không dễ bị mọi người sai khiến. Bạn không thấy bản thân có lỗi, bởi: là chuyên gia một lĩnh vực nào đó, không có nghĩa quanh năm đi "hầu" thiên hạ, bất kể lý do. Hãy cẩn thận với chiêu mượn tiền "đáng sợ" Có nhiều hoàn cảnh trong cuộc sống khiến teen “bỗng dưng túng thiếu”, từ đó teen hay nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè. Nhưng một số teen cứ thiếu là mượn, không kể nguyên nhân. Không chỉ mượn vô tội vạ, có những teen còn định “xù” luôn những khoản ấy hay có những chiêu làm cho "chủ nợ" phải hoảng hồn bởi cách trả nợ "đặc biệt" của mình. Mượn tiền trả lắt nhắt Khi ta khó khăn cần bạn bè giúp đỡ, có rất nhiều bạn nhiệt tình với ta, bạn sẵn sàng giúp đỡ vì biết ta đang cần kíp với tinh thần vui vẻ. Thế nhưng không ít teen lại có thái độ trả tiền "kinh dị" khiến những người bạn tốt ấy “sợ chết khiếp”. Như trường hợp của Hồng Anh, 16 tuổi, cô nàng sau nhiều phen “kinh hãi” đã tự hứa với bản thân là “thấy chết phải ngó lơ”. Hồng Anh tâm sự: “Ngày trước mình rất nhiệt với bạn bè. Chuyện gì cũng vậy, cả chuyện tiền bạc, bạn bè cần là mình luôn cố gắng giúp, thậm chí khó khăn quá mình có thể nhờ mẹ mình giúp cùng. Thế nhưng nhiều bạn lại lợi dụng lòng tốt của mình, mượn nhưng hình như không có ý định trả. Qúa lâu mình “xin lại”, một số còn tỏ ra khó chịu. Thỉnh thoảng mình gặp những bạn có chiêu trả tiền rất hãi. Mình cho nhỏ bạn cùng lớp tên Minh Thu mượn 200k. Thu bảo bạn ấy cần tiền mua quà sinh nhật cho mẹ. Thu sẽ trả ngay vào tuần sau. Thế mà bẵng đi gần 2 tháng không động tĩnh, mình thấy Thu ăn xài chơi bời rất nhiều, nhưng hình như Thu đã quên mất đang nợ mình. Hỏi khéo thì Thu bảo “Ah, để Thu trả từ từ”. Thế là 200k, mỗi ngày 5k, 10k hay 20k. Thu cứ đưa lắt nhắt sau khi Thu tung tăng đi ăn uống cùng bạn. Mình không nhớ được Thu đã trả bao nhiêu. Mình thấy buồn vì Thu trả như kiểu “bố thí cho mình vậy”." Có thể nói, cách mượn tiền của Thu khiến nhiều người khiếp sợ. Đồng thời, người cho mượn tiền cũng cảm thấy mình không được tôn trọng.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa Mượn tiền trả dây chuyền “Sau một sáng thức dậy, không mượn tiền nhưng mình bỗng thành con nợ” - Đó là lời tâm của Quốc Minh, 18 tuổi. Anh chàng kể rằng: “Mình có một thằng bạn không-thân-mấy tên Mạnh Hùng. Hùng luôn tự nhận là bạn thân của mình. Mình ban đầu nghĩ do Hùng quý mình nên cũng không phản bác. Thế nhưng lâu dần, mình thấy Hùng chỉ tìm mình khi cần nguồn-cứu-trợ. Có lần Hùng mượn tiền, nhưng mình không có, thế là Hùng quay sang mượn ngay một người bạn khác của mình. Rồi Hùng còn hẹn với người ta: “Cứ yên tâm cho mượn đi. Hùng với Minh là bạn thân. Có gì Minh sẽ trả giúp Hùng. Minh hứa rồi”. Đến khi bạn mình gọi điện thoại kể lại, mình mới chưng hửng vì Hùng không hề nói lời nào cả. Bị sốc mình gọi cho Minh, thì Minh chỉ cười cười nhờ trả”. Không khác gì Q.Minh, một số teen bỗng dưng trở thành con nợ không nguyên do. Những người mượn nợ dậy chuyền như thế thường “nhận vơ” trên những mối quan hệ, hay là bạn theo kiểu “thân” mà thân-ai-nấy-lo, số ít là anh em họ hàng xa. Chính vì thế, “nạn nhân” cảm thấy rất khó từ chối và không biết nên xử sự ra sao. Kiểu mượn tiền này không chỉ khiến người-bị-đổ-nợ tức giận, mà khiến cả người cho mượn nợ cũng tức giận. Và hẳn đây là một khoản nợ khó đòi, vì sự đùn đẩy trách nhiệm cứ từ người nọ đổ sang người kia. Những người nào bị gạt một lần, thường sẽ tởn tới già với những ai có cách cư xử thiếu tôn trọng như vậy. Đến những kiểu mượn phổ biến khác... Một trường hợp mượn tiền phổ biến là “mượn tiền trả dây chuyền”. Nghĩa là mượn tiền A để trả B và mượn B để trả cho C, cứ thế xoay vòng. Nhiều teen vô tình trở thành người-ở-giữa, khiến cho những kiểu mượn tiền này trở nên phổ biến hơn. Tất nhiên, khi biết rằng mình là người-ở-giữa, thì chẳng ai muốn cả. Nhưng nhiều khi, tiền đã cho mượn rồi, nhận ra thì cũng…quá trễ. Hoàng Tùng, 17 tuổi cho biết: “Mình có thằng bạn chuyên gia mượn người này để trả nợ cho người kia. Chỉ cần nhìn thấy nó thôi, là khối đứa đòi-tiền. Nhiều khi mình không muốn giúp, nhưng vì nó van nài, nể bạn nên phải giúp mà lòng thấy thật không vui chút nào. Mình thật sự bực mình vì tính không rõ ràng của nó. Nhiều bạn bè thấy mình chơi với nó, cũng tỏ ra e dè khi kết bạn với mình.” Những kiểu mượn tiền như vậy lâu dần dẫn đến một kiểu mượn phổ biến khác nữa, đó là mượn nợ không kì hạn. Nghĩa là người mượn tiền nhưng không có ý định hoàn lại. Những “con-nợ” này thường là những người có “kinh nghiệm” vay mượn, hay chí ít cũng phải là những người da-mặt-khá-dầy. Thế nên, dù cho có bị “chủ nợ” đòi đến đâu, thì “con-nợ” vẫn có đủ cớ và lí do khất lần khất lượt. Về phía chủ nợ, thì thật đến “khốn khố” sau những cuộc giằng co. Thậm chí, nhiều khi dẫn đến xô xát giữa 2 bên vì lời qua, tiếng lại. Thận trọng trước khi cho mượn tiền. Tin tưởng và giúp đỡ bạn bè là một điều tốt, nhưng giúp đúng người, đúng lúc mới là điều quan trọng. Đôi khi vô tình, ta bỗng trở thành người tiếp tay cho những điều không tốt. Vì thế, trước khi cho vay mượn, teen nên tìm hiểu kĩ nguyên nhân và hoàn cảnh của khổ chủ. Nhưng cũng không nên vì “sợ trốn nợ”, hay cảm thấy người ấy “khó trả lại được” mà ngoảnh mặt làm ngơ trước những hoàn cảnh khó khăn. Hoài My, 16 tuổi đã rất ân hận vì một lần “lạnh lùng” của mình. Cũng khó trách H.My, do H.My khá hiền lành, nên từng bị nhiều bạn bè lợi dụng. Rút kinh nghiệm những lần trước, H.My luôn tỏ ra lạnh lùng và ngại ngần nếu ai “vay-mượn”. Một lần, có người bạn học cùng cấp 2 đến tìm My để tìm sự giúp đỡ. Rút kinh nghiệm, bạn chưa kịp nói hết lời thì My từ chối ngay. Nhưng My đâu biết rằng do gia đình người bạn cũ ấy đang gặp khó khăn nên không đủ khả năng đóng tiền học cho bạn. Vì muốn được tiếp tục học, nên bạn ấy mới tìm bạn bè mong được giúp đỡ. Vậy mà My không biết, nên đã ngoảnh mặt làm ngơ, thấy “chết” không cứu. Khi ta giúp người khác một việc tốt, nghĩa là chính ta đang đem lại một niềm vui và một điều ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Vì thế, đừng quá “ạnh lùng trước những con người và những hoàn cảnh thật sự khó khăn. Hãy thật bình tĩnh và sáng suốt, để luôn là người bạn tốt của mọi người, teen nhé. |