Thông thường khi ổ đĩa cứng bị “bad”, bạn sẽ nghĩ ngay tới việc sử dụng HDD Regenerator để khắc phục, nặng hơn chút nữa là thì sử dụng tới Partition Magic cắt bỏ các bad sector. Thế nhưng với những ổ đĩa cứng mà Partition Magic cũng "chào thua" thì giải quyết thế nào? Cùng tham khảo những hướng dẫn khắc phục ổ cứng bị lỗi nhé.
Cách khắc phục lỗi phân mảnh ổ cứng
Cắt bad cho ổ cứng thế nào khi ko có HDD Regenerator? Ảnh: internet
1. Xác định phân vùng ổ cứng bị bad sector
Bạn dùng chương trình MHDD 4.6 có trong đĩa Hiren’s Boot để kiểm tra ổ đĩa cứng của mình. Đây là một chương trình quét bề mặt đĩa từ có tốc độ cao và rất chính xác. Để sử dụng MHDD, trong menu chính của Hiren’s Boot bạn chọn 6.Hard Disk Tools.
Tiếp đó chọn More 2 lần để tìm tới menu 4.MHDD 4.6. Trong cửa sổ chương trình, bạn chọn thứ tự ổ đĩa cần kiểm tra. Sau đó gõ Enter, tiếp đó bấm F4 hai lần để chương trình bắt đầu quét. Bây giờ bạn hãy chú ý đến cột bên phải của chương trình, phần dưới cùng chính là phần trăm của ổ đĩa đã được quét.
Hãy lấy giấy và bút ghi lại khoảng phần trăm bị bad (tương ứng với các màu đỏ đậm và chữ X đỏ). Lấy ví dụ ổ đĩa cứng bị bad 3 khoảng: từ 16% đến 20%, từ 32% đến 40% và từ 72% đến 84%. Nhưng bạn nên cộng trừ thêm 2% như thế sẽ an toàn hơn. Vậy lúc này sẽ là 14% đến 22%, 30% đến 42% và 70% đến 86%.
ư
Xác định phân vùng ổ cứng bị bad sector? Ảnh: internet
2. Tính toán dung lượng để tiến hành cắt bad
Đầu tiên là tính dung lượng các khoảng bị bad. Bạn lấy dung lượng toàn đĩa cứng chia cho 100 sẽ được giá trị dung lượng 1%. Từ đó nhân lên với số phần trăm đã thu được khi quét để tính.
Như trên, với ổ đĩa 40 GB sẽ là: 2,8 GB, 4,8 GB và 6,4 GB. 3. Tiến hành cắt phần ổ đĩa cứng bị bad Bạn nên sử dụng chương trình DiskManager 9.57 trong Hiren’s Boot để làm việc này. Disk Manager (DM) thường được dân kỹ thuật dùng để phân chia ổ đĩa cứng, nó làm chuẩn và “sạch sẽ” hơn Partition Magic rất nhiều. Để chạy chương trình bạn vào DOS trong đĩa Hiren và đánh lệnh DM.
Trong chương trình, bạn chọn Advanced Options, chọn Yes nếu chương trình đưa ra câu hỏi. Đến khi xuất hiện bảng Select a Partitions Option thì bạn chọn mục dưới cùng Define your own và bắt đầu quá trình phân vùng ổ đĩa như cấu trúc bạn đã tính toán. Đầu tiên DM sẽ yêu cầu bạn nhập dung lượng phân vùng Primary, phần còn lại sẽ là phân vùng Extended.
Sau đó bạn hãy bấm phím Tab để chuyển sang vùng Extended, ở đây bạn bấm phím N để bắt đầu chia nhỏ phân vùng này thành các phân vùng Logical với dung lượng như đã tính toán. Theo như ổ đĩa trong ví dụ trên thì sẽ được 1 phân vùng Primary và 6 phân vùng Logical. Bạn sẽ thấy được DM đã phân chia chính xác tới từng Cylinder trên ổ đĩa cứng.
Cuối cùng để cắt các phần bad, bạn chỉ việc chọn vào các phân vùng Logical chứa đoạn bad và bấm Delete để vô hiệu hóa chúng. Sau đó chọn Save and Continue để DM lưu lại việc phân vùng ổ cứng.
Xử lý ổ cứng bị lỗi
Ảnh: minh họa |
Dấu hiệu của một ổ cứng bắt đầu “đỏng đảnh”
Là một thành phần hết sức quan trọng của máy nên khi ổ cứng bị lỗi thì gần như ngay lập tức bạn sẽ “hứng chịu” những vấn đề như tốc độ mở, lưu, xóa các tệp tin rất chậm hay máy tính của bạn thường xuyên bị treo (hay còn gọi là đứng máy).
Thông thường khi xử lý những tác vụ nặng nề cũng có thể khiến máy bị treo trong khoảng một thời gian nhưng khi nguyên nhân là do đĩa cứng thì chuột và bàn phím đều không thể sử dụng được và chỉ còn một cách để thoát khỏi tình trạng đó là khởi động lại máy. Sau đó sẽ là sự xuất hiện những “vị khách không mời mà đến” là những tệp tin rất lạ mà chính bạn cũng không biết từ đâu ra.
Quá trình khởi động máy (boot) cũng sẽ gặp những trục trặc như bị đứng hoặc không nhận ổ cứng. Trường hợp nặng hơn là khi bị lỗi vật lý, đĩa cứng sẽ phát ra những âm thanh to hơn bình thường và đôi lúc có những âm thanh rất lạ như tiếng “cạch” to.
Giải quyết vấn đề “cứng”
Vấn đề “cứng” được nêu ra ở đây là lỗi vật lý liên quan đến dàn cơ, bo mạch xử lý hoặc các kết nối. Bạn hãy mở thùng máy ra để kiểm tra ổ cứng của mình. Đầu tiên, hãy gỡ ổ cứng ra, vệ sinh sạch sẽ bằng cọ và khăn khô. Sau đó là vệ sinh cáp nối, các tiếp điểm trên ổ cứng và trên bo mạch chủ. Kiểm tra thiết lập Master/Slave cho ổ cứng xem có chính xác không rồi cắm ổ cứng vào như cũ.
Mở máy lên và truy cập vào trình quản lý hệ thống BIOS và chọn chế độ tự động nhận diện đĩa cứng của bạn thì tỉ lệ hư “cứng” của đĩa đã giảm đi được nhiều phần. Còn nếu không nhận ra được, hãy thử kiểm tra lại các tiếp điểm, cắm cáp sang một khe khác để kiểm tra hoặc thay luôn dây cáp khác. Khi đã làm tất cả những bước trên mà vẫn không cho BIOS nhận diện được thì thành thật chia buồn với bạn vì bạn đành phải đưa đĩa cứng của mình đi bảo hành hoặc đến các trung tâm sửa chữa thiết bị tin học vậy.
Xử lý những vấn đề “mềm”
Sau khi BIOS đã nhận diện được đĩa cứng và bạn vẫn còn có thể vào Windows thì cách đơn giản nhất là dùng chương trình ScanDisk. Đây là một công cụ được tích hợp trong Windows giúp bạn kiểm tra và xác định đúng các sự cố xảy ra trên ổ cứng. Để sử dụng công cụ này, bạn làm như sau: Vào My Computer, nhấn chuột phải lên ổ đĩa cần kiểm tra, chọn Properties, chọn thẻ Tools và nhấn vào nút Check Now. Sau đó sẽ xuất hiện một cửa sổ với hay tùy chọn: Tự động sửa những file hệ thống bị lỗi và tìm kiếm các sự cố rồi phục hồi các bad sector. Hãy chọn cả hai và nhấn Start. Quá trình kiểm tra sẽ khá lâu (tùy theo dung lượng đĩa cứng).
Nếu bạn là một người khá rành máy tính và đã từng sử dụng qua đĩa Hiren’s Boot thì có thể sử dụng các ứng dụng kiểm tra đĩa cứng như Segate Seatools, Hitachi Drive Fitness Test, Western Digital Data LifeGuard Dianostic tùy theo thương hiệu đĩa cứng mà bạn đang dùng.
Các chương trình trên chuyên xử lý các lỗi của đĩa cứng (đặc biệt là lỗi bad sector) nên bạn có thể hoàn toàn tin tưởng vào chúng. Chỉ có một vấn đề với các chương trình này là quá trình chẩn đoán và sửa lỗi thường rất lâu (có thể trên 12 giờ liên tục cho các ổ cứng bị lỗi nhiều hoặc có dung lượng lớn).
Sau khi hoàn tất những thao tác trên, hãy chỉ lưu những dữ liệu ít quan trọng lên đĩa cứng này để kiểm tra hiệu quả sửa chữa. Nếu một thời gian sau mà đĩa cứng vẫn hoạt động bình thường, không phát hiện âm thanh hay bị lỗi dữ liệu thì bạn có thể lưu những dữ liệu quan trọng hơn lên nó. Tuy vậy, theo nguyên lý bảo vệ sự an toàn cho dữ liệu, bạn hãy luôn sao lưu tất cả vào một đĩa cứng hoặc thiết bị lưu trữ khác trong một thời gian nhất định (1-3 tháng/lần).
Tự sửa ổ cứng máy tính bị hỏng |
Sau khi bị va đập mạnh hoặc bị sốc khi vận chuyển, ổ cứng của bạn có thể không sử dụng được nữa hoặc không vào được hệ điều hành. Bạn có thể may mắn sửa được lỗi và hồi sinh ổ cứng nếu thực hiện đúng các bước sau đây.
Bước 1. Kiểm tra lỗi và khắc phục ổ cứng bằng tính năng Error-checking của Windows:
Bạn chọn vào ổ đĩa cần sửa chữa và chọn Properties > chuyển qua thẻ Tools > nhấn chọn Check Now > đánh dấu chọn trước Automatically fix the file system errors và Scan for and attempt recovery of bad sectors. Cuối cùng nhấn Start. Nếu có thông báo hiện ra, bạn hãy nhấn Yes. Tính năng này chỉ khắc phục tạm thời trong thời gian ngắn giúp bạn có thể kịp thời sao lưu dữ liệu quan trọng mà thôi.
Bước 2. Chữa ổ cứng bằng công cụ Flobo Hard Disk Repair
Sau khi cài đặt, bạn chọn ổ đĩa cần sửa chữa > nhập vị tríStart Sector và End Sector (để mặc định nếu muốn sửa toàn bộ ổ cứng) > chọn Bad Sector Repair để bắt đầu quá trình sửa lỗi. Bạn có thể kiểm tra bề mặt đĩa từ với công cụ Surface Test và kiểm tra hệ thống điều khiển ổ cứng có vấn đề gì sau va đập hay không bằng tính năng Controller Test.
Nếu bạn gặp phải tình trạng ổ cứng vẫn được nhận diện sau va chạm nhưng bị lỗi hệ điều hành và không thể đọc được các file khởi động được lưu trên đĩa hoặc mất đi ở phân vùng Active chứa HĐH, những lỗi thông báo cho trường hợp này thường là NTLDR is missing(trên Windows XP) hoặc BOOTMGR is missing (với Windows Vista/7), đồng thời màn hình boot sẽ dừng lại ở thông báo này. Bạn có thể làm theo những bước sau để khắc phục lỗi:
- Chọn chế độ ưu tiên boot từ D\DVD-ROM và cho đĩa Windows XP CD vào ổ CD. Trong quá trình chọn lựa, bạn hãy nhấn phím 'R' để bắt đầu sửa lỗi trong Recovery Console.
- Chọn phân vùng (ổ đĩa) cài đặt Windows XP (C:\WINDOWS) > gõ mật khẩu Administrator và gõ lệnh fixboot. Lệnh này sẽ chép lại các file cần thiết cho việc khởi động (boot sector) vào ổ đĩa.
- Tiếp tục, bạn kiểm tra tên ổ đĩa của CD-ROM bằng lệnh dir X: (X là tên ổ quang – hình minh họa ổ CD-ROM là D). Khi biết chắc chắn tên ký tự ổ CD, bạn hãy tiến hành copy 2 file NTLDR và NTDETECT.COM từ CD cài đặt vào ổ cứng. Sau đó, kết thúc bằng lệnh BOOTCFG /rebuild và khởi động lại máy.
COPY CDDrive:\I386\NTLDR C:\
COPY CDDrive:\I386|NTDETECT.COM C:\
BOOTCFG /rebuild (CDDrive: tên ổ đĩa CD)
+ Đối với Windows Vista/7: Khởi động lại máy với đĩa Windows Vista DVD > nhấn Next trong của sổ đầu tiên. Nhìn xuống góc trái, bạn sẽ thấy tùy chọn Repair your computer và bạn nhấn vào đây > Chọn Microsoft Windows Vista/7 > Next để tiến hành sửa chữa lỗi.
Tiếp tục, bạn nhấn chọn Startup Repair và đợi vài giây để quá trình sửa lỗi hoàn tất. Sau đó, bạn hãy khởi động lại máy tính. Ngoài ra, bạn có thể vào Command Prompt > gõ lệnh bootrec /fixboot để sửa chữa hệ thống dùng Windows Vista/7.
Nếu bạn không bị một trong hai trường hợp là máy chỉ dừng lại ở màn hình chào Windows hoặc tự động restart sau vài giây thì cách khắc phục lỗi bad sector như sau:
+ Bước 1. Chuẩn bị 1 đĩa Hiren’s Boot CD, bạn có thể tải về tại http://www.hirensbootcd.org/ và ghi ra đĩa.
+ Bước 2. Khởi động máy tính bằng đĩa Hiren’s Boot với thiết lập ưu tiên khởi động bằng CD-ROM.
+ Bước 3. Chọn Start Boot CD >Hard Disk Tool > HDD Regenerator.
Lưu ý:Nếu thanh trạng thái của HDD Regenerator (| |B||R|||B|||||) hiển thị quá nhiều B thì ổ cứng của bạn đã bị hư mà chương trình không thể sửa chữa được. (Blà ký hiệu của việc bad sector đã được chương trình khôi phục thành công). Thời gian thực hiện khá lâu nên nếu bạn muốn dừng lại giữa chừng có thể bấm tổ hợp phím Ctrl+Break để tắt. Sau khi cắt bỏ các đoạn sector hỏng, HDD sẽ bị giảm dung lượng xuống nhưng bù lại, bạn có thể truy cập dữ liệu từ ổ cứng nhanh chóng hơn.
Những trường hợp khác liên quan
Có nhiều triệu chứng lạ khác liên quan đến việc hư ổ cứng mà bạn có thể tự sửa dễ dàng được máy thông báo không nhận diện được ổ cứng với thông báo “No HDD detected” ở màn hình khởi động. Cách khắc phục như sau:
- Trước hết, bạn thử lại việc tự động nhận dạng ổ cứng trong BIOS thông qua tính năng IDE Auto-Detection và khởi động lại máy.
- Nếu vẫn chưa được, bạn có thể tháo nắp máy và gắn lại các cáp ổ cứng cho chắc chắn hơn và làm lại lần nữa. Nên nhớ là bạn phải rút điện ra khỏi máy và khử tĩnh điện trước khi thao tác.
Lời khuyên:
- Không được tắt máy đột ngột, phải tắt máy tính hoàn toàn theo đúng quy trình, không được tắt “nóng” hay rút điện đột ngột để máy tính và ổ cứng không bị “sốc” điện.
- Không được vận chuyển máy tính khi máy đang còn nóng mà phải để máy nguội tự nhiên rồi mới chuyển đi. Nên kê các tấm xốp hoặc đệm bên dưới để hạn chế tác động khi đi trên đường.
(St)