Mẹo vặt khi bị tiêu chảy cực kì đơn giản. Nếu diễn tiến bệnh tiêu chảy không quá trầm trọng, không bị mất nước, không bội nhiễm một số bệnh khác cùng lúc thì có thể áp dụng một số bài thuốc đơn giản theo kinh nghiệm cổ truyền. Khi bị tiêu chảy có thể dùng:
Cách trị đau bụng tiêu chảy hiệu quả
Tiêu chảy do hàn thấp: Thường người bệnh thấy đau bụng lâm râm, đi ngoài loãng kèm nước trong, mệt mỏi không muốn ăn, uống, rêu lưỡi nhạt trắng: dùng 40g củ riềng tươi thái lát mỏng; 80g vỏ bóc từ thân cây ổi đem sao qua rồi sắc đặc cả 2 vị trên. Uống nhiều lần trong ngày thay nước chè rất tốt
Tiêu chảy do nhiễm phải gió lạnh: Người bệnh thấy đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, người lúc nóng lúc lạnh, nhức đầu, phân thường lỏng: lấy 5 lát gừng, 6g tía tô, củ sả (sao vàng), vỏ quýt (sao thơm) mỗi vị 20g. Đổ 2 bát nước (bát ăn cơm) sao còn 1 bát, uống lúc còn nóng.
Tiêu chảy do thấp nhiệt: Người mắc bệnh này khi thấy đau bụng là phải đi ngoài ngay, phân có sắc vàng, mùi hôi thối, đi tiểu ít và nước tiểu có màu đỏ, khát nước nhiều, rêu lưỡi vàng. Bệnh thường gặp vào mùa hè, thu. Lấy 20g lá và bông mã đề, 40g nõn dứa (khóm, thơm) lấy đoạn trắng ở lá non của cây dứa ăn quả. Tất cả rửa sạch, giã nhuyễn rồi cho thêm ít muối. Đổ 1 bát nước sôi vào hỗn hợp thuốc, để độ nửa giờ xong gạn lấy nước uống.
Tiêu chảy do tỳ vị hư hàn: Người bệnh tinh thần mệt mỏi, kém ăn, sắc khí nhợt nhạt, tay chân lạnh, đi ngoài ra nguyên thức ăn: dùng 16g vỏ quýt, 16g gừng khô, 100g gạo cũ rang cháy sắc đặc chia uống dần
Tiêu chảy do hàn thấp: Thường người bệnh thấy đau bụng lâm râm, đi ngoài loãng kèm nước trong, mệt mỏi không muốn ăn, uống, rêu lưỡi nhạt trắng: dùng 40g củ riềng tươi thái lát mỏng; 80g vỏ bóc từ thân cây ổi đem sao qua rồi sắc đặc cả 2 vị trên. Uống nhiều lần trong ngày thay nước chè rất tốt
Tiêu chảy do nhiễm phải gió lạnh: Người bệnh thấy đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, người lúc nóng lúc lạnh, nhức đầu, phân thường lỏng: lấy 5 lát gừng, 6g tía tô, củ sả (sao vàng), vỏ quýt (sao thơm) mỗi vị 20g. Đổ 2 bát nước (bát ăn cơm) sao còn 1 bát, uống lúc còn nóng.
Tiêu chảy do thấp nhiệt: Người mắc bệnh này khi thấy đau bụng là phải đi ngoài ngay, phân có sắc vàng, mùi hôi thối, đi tiểu ít và nước tiểu có màu đỏ, khát nước nhiều, rêu lưỡi vàng. Bệnh thường gặp vào mùa hè, thu. Lấy 20g lá và bông mã đề, 40g nõn dứa (khóm, thơm) lấy đoạn trắng ở lá non của cây dứa ăn quả. Tất cả rửa sạch, giã nhuyễn rồi cho thêm ít muối. Đổ 1 bát nước sôi vào hỗn hợp thuốc, để độ nửa giờ xong gạn lấy nước uống.
Tiêu chảy do tỳ vị hư hàn: Người bệnh tinh thần mệt mỏi, kém ăn, sắc khí nhợt nhạt, tay chân lạnh, đi ngoài ra nguyên thức ăn: dùng 16g vỏ quýt, 16g gừng khô, 100g gạo cũ rang cháy sắc đặc chia uống dần
- Chè khô, gạo rang lượng bằng nhau, sắc với 3 lát gừng tươi, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống khi nước thuốc còn ấm nóng.
- Nụ sim (thu hái khi còn chưa nở), liều lượng khoảng nửa chén sắc uống.
- Lấy một nắm búp ổi nhai với vài hạt muối nuốt cả bã.
- Dùng vỏ măng cụt sắc với nước đặc uống.
Có thể chữa tiêu chảy bằng các kinh nghiệm cổ truyền
Tiêu chảy là đại tiện ra phân lỏng, có khi toàn nước, số lần đại tiện tăng nhiều lần hơn lúc bình thường kèm theo các chứng đau bụng, nôn mửa hoặc sốt...
Không được nhịn ăn
Theo lương y Hoài Vũ, tiêu chảy không phải là một bệnh mà là một triệu chứng có liên quan đến nhiều bệnh về tiêu hóa và nhiễm khuẩn, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc điểm chung của tiêu chảy là cơ thể mất nhiều nước và muối khoáng nên có thể mệt mỏi, dẫn tới sốt cao, co giật, thậm chí tử vong.
Tiêu chảy - dù là nguyên nhân gì, điều trước tiên là phải bổ sung nước và muối khoáng Oresol, hoặc bằng nước chín (nước đun sôi để nguội). Cứ 1 lít nước cho vào 8 thìa cà phê đường và 1 thìa cà phê muối, đun sôi rồi để nguội, cứ mỗi giờ uống 5 - 100 ml. Cũng có thể cho uống nước gạo rang có bổ sung muối và đường.
Khi bị tiêu chảy, dù là người lớn hay trẻ em cũng không nên nhịn ăn. Điều này chẳng những không làm giảm tiêu chảy mà còn làm cơ thể suy nhược hoặc tiêu chảy mạnh hơn.
Hình minh họa
Những bài thuốc chữa tại nhà
Theo lương y Hoài Vũ, nếu tiêu nhiều lần, phân lổn nhổn, nhiều nước, màu vàng, mùi chua là rối loạn tiêu hóa thông thường (do nhiễm lạnh, ăn quá nhiều, ăn đồ ăn lạ...). Trong trường hợp này chỉ cần thay đổi, điều chỉnh chế độ ăn, kiêng ăn đồ ăn lạ, và cho uống bài thuốc sau: củ gấu (giã dập, sao vàng) 20g, búp ổi (sao vàng) 20g, vỏ quýt (sao thơm) 12g, củ sả (sao vàng) 12g, gừng tươi 8g. Cho vào ấm, đổ thêm 500 ml nước sắc kỹ, chắt lấy 200 ml nước thuốc chia uống 2 lần trong ngày.
Nếu tiêu nhiều lần, lúc đầu ít phân, sau ra toàn nước như nước gạo, kèm đau bụng và nôn mửa, cơ thể suy sụp nhanh chóng thì phải nghĩ ngay tới tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả, nguy hiểm và lây lan rất nhanh. Cần phải đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị và cách ly, đồng thời phải khử trùng, tiêu hủy mầm bệnh.Ở những nơi xa, trong khi chờ đưa đến bệnh viện có thể cho uống tạm bài thuốc sau: hoắc hương 40g, hậu phác (sao thơm) 20g, trần bì (sao thơm) 20g, vỏ rụt (nam mộc hương) 20g, can khương 12g. Cho hết vào ấm cùng 600 ml nước sắc còn 200 ml chia uống 2 lần trong ngày.
Củ gừng tươi.
Nếu tiêu lỏng, có dấu hiệu mất nước rõ (môi khô, mắt trũng, lờ đờ), bị sốt, người mệt mỏi, suy sụp phải nghĩ tới tiêu chảy do nhiễm độc, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thần kinh. Trường hợp này cũng phải đi khám, điều trị. Có thể cho uống bài thuốc sau: sắn dây 30g, rau má 40g, bông mã đề 20g, cam thảo dây 12g, rửa sạch các vị thuốc trên, giã dập, cắt nhỏ rồi cho 600 ml nước vào, sắc còn 200 ml chia uống 2 lần trong ngày.
Đi tiêu nhiều lần, phân sền sệt, màu nâu, mùi thối khẳm, sốt vật vã phải nghĩ tới hội chứng hoại tử ruột, và phải đến bệnh viện để điều trị. Khi chờ đợi có thể cho uống bài thuốc: bố chính sâm (sao gừng) 20g, sa nhân 16g, vỏ quýt 16g, củ mài 16g, gạo tẻ rang cháy 30g, can khương 16g, vỏ rụt 20g, cho 600 ml nước vào sắc còn 200 ml, chia uống 2 lần trong ngày.
Trong thời điểm giao mùa, bệnh tiêu chảy xảy ra nhiều. Do vậy, cần ăn uống đảm bảo vệ sinh để phòng tiêu chảy.
Mẹo chữa bệnh tiêu chảy bằng ổi xanh
Quả ổi xanh có hàm lượng tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy (dùng khi bình thường dễ gây táo bón). Ổi xanh cũng có thể phá giải các chất độc khác gây tiêu chảy. Các bộ phận của cây ổi đều là những vị thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh tốt.
Búp ổi chữa đau bụng, đi ngoài hiệu quả |
- Khi bị đau bụng, đi ngoài, lấy 5 - 7 búp ổi, rửa sạch, nhai với vài hạt muối, nuốt nước, ngày 2 - 3 lần.
- Búp ổi 20g sao qua, vỏ quýt khô 10g, gừng nướng chín 10g. Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
- Búp ổi 20g, củ sả 16g, củ riềng 8g. Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống.
- Lá ổi 20g phối hợp với vỏ quả bòng phơi khô 20g, lá chè tươi 10g, gừng tươi 2 lát. Sắc uống.
- Quả ổi xanh ăn ngày 5 - 7 quả cũng nhanh chóng cầm được chứng tiêu chảy.
Ngoài tác dụng chữa tiêu chảy, ổi còn tốt cho người bị tiểu đường. Việc dùng thường xuyên hằng ngày một lượng ổi chín khoảng 500g sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm cholesterol trong máu và hạ huyết áp (nhất là loại ổi da sần và ruột màu đỏ).
Cách phòng đau bụng đi ngoài
Khi cơ thể gặp một hiện tượng nào khác bất thường cũng khiến cho bạn khó chịu. Đau bụng kèm theo đi ngoài cũng vậy. Đây là một vấn đề gặp rất thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của mọi gia đình và ở mọi lứa tuổi. Một số cách phòng tránh đơn giản mà bạn có thể áp dụng như sau:
Khi bị tiêu chảy cấp nên ăn các thức ăn mềm như cháo loãng, mì và nước trà loãng, nước hoa quả, tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.
Hình ảnh minh họa.
Tiêu chảy mạn nên ăn những thức ăn loãng, ít dầu mỡ, giàu protein, giàu nhiệt lượng, giàu vitamin. Ăn ít nhưng chia thành nhiều bữa, có thể ăn trứng hấp, thịt băm, cá, mì, rau băm nhuyễn, táo, chuối. Những thức ăn để qua đêm cần đun sôi tiệt trùng.
Lấy 15g đậu ván trắng, nhân sâm 5 – 10g, gạo 50g. Đậu ván luộc chín, sau đó cho gạo vào nấu cháo. Nhân sâm sắc lấy nước, khi cháo chín thì cho nước nhân sâm vào là được. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn khi đói. Công dụng: Ích tinh bổ phổi, kiện tỳ, cầm tiêu chảy. Thích hợp với những người tỳ vị hư nhược.
Phương pháp phòng ngừa:
Không uống nước lã, không ăn thức ăn ôi thiu và thực phẩm chưa được chứng nhận hợp tiêu chuẩn vệ sinh; chú ý rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; ngăn ngừa bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
Hình ảnh minh họa.
Trước khi ăn các thực phẩm từ động vật hoặc hải sản như cá biển, cua biển, sứa, tôm, nội tạng lợn, bò…. Và các chế phẩm từ sữa cần được đun kỹ.
Không ăn các thức ăn ôi thiu đã biến chất.
Cần có bộ dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín riêng biệt. Ngoài ra, không nên mua thức ăn hay ăn uống trong những cửa hàng không sạch sẽ.
Khi xung quanh có người mắc tiêu chảy nên cách ly. Những người mắc bệnh lỵ cần cách ly một tuần sau khi các triệu chứng biến mất, cần tiệt trùng dụng cụ ăn uống, phơi màn, chăn, quần áo.
Chú ý: Mùa hè nắng nóng oi bức, ngoài chú ý chống say nắng, giảm nhiệt độ, cần chú ý không để bị lạnh. Ví dụ ngồi trong phòng điều hòa quá lâu, nằm ngủ dưới đất lạnh, uống nhiều rượu bua, uống nhiều nước lạnh có thể gây tổn thương đường ruột. Trong đó, hiện tượng thường gặp nhiều nhất là tiêu chảy. Khi bị đi ngoài do bị nhiễm lạnh thường kèm theo đau bụng, trướng bụng, đại tiện không hết, phân nhớt…
Thuốc chữa đầy bụng đi ngoài chuẩn nhất
Sau khi ăn cơm bị đau bụng - một số triệu chứng cần lưu ý
Làm sao để hết đi ngoài ra máu
Mẹ bị đau bụng có nên cho bé bú hay không?
Khi bà bầu bị tiêu chảy nên ứng phó thế nào
Rối loạn tiêu hóa khi mang thai và những điều cần biết
(st)