Mẹo vặt khi đi biển cực hữu ích. Những mẹo vặt sau đây sẽ giúp chuyến du lịch biển của bạn trở nên hoàn hảo hơn trong mùa hè này.
1. Chống say tàu xe
Nhiều bạn ngại du lịch xa chỉ vì sợ bị say xe. Nếu cao dán chống say hay thuốc chống nôn không có tác dụng với bạn, hãy thử mẹo sau:
Nếu đi tàu, thuyền ra biển, bạn hãy tìm chỗ ngồi thoáng, ngoài trời. Nếu phải di chuyển lâu nên, tốt nhất bạn nên chọn chỗ ngồi giữa thân tàu, thuyền vì nơi đó ít chòng chành.
Khi đi máy bay bạn nên chọn chỗ ngồi trên cánh, tránh ngồi ở phần đuôi vì đó là chỗ hay lên – xuống nhất, mở bộ phận thông gió trên đầu và hướng gió vào mặt mình. Khi đi tàu hoặc ô tô, bạn nên nhìn phong cảnh phía trước mặt, không nên nhìn sang 2 bên. Hãy mở cửa kính để có gió (trừ những nơi không khí bị ô nhiễm), chọn chỗ ngồi cạnh lái xe hoặc ghế đằng trước để đảm bảo sức khỏe.
Bạn nên ngủ sớm ở đêm trước khi đi du lịch, không dùng chất có cồn, gas, không đọc sách báo khi máy bay, tàu xe đang di chuyển.
2. Tắm biển
Thay vì đi riêng lẻ, bạn nên tắm chỗ đông người để có thể được hỗ trợ nếu gặp nạn. Trước khi xuống nước, bạn nên chạy hoặc tập thể dục trên bãi biển để tránh bị chuột rút.
Trước khi đi biển, bạn nên chuẩn bị ít nhất là 2 bộ áo tắm. Quần short, váy, áo ngắn tay sẽ tạo cho bạn cảm giác mát mẻ, sảng khoái. Bạn nên đi dép xăng đan thay cho giầy vì đôi chân sẽ được thoáng mát.
Bạn cũng nên mang theo khăn tắm, kính bơi. Nếu đi cùng trẻ nhỏ, bạn nên sắm cho bé loại phao bơi cho trẻ hoặc chiếc ghế phao để ngồi trên biển.
Trước khi xuống nước, bạn nên hỏi người dân địa phương bãi tắm nào an toàn để tránh nguy cơ bị sụt cát, sứa, đá nhọn… Bạn không nên bơi quá xa bờ hoặc đến những điểm quá sâu. Cách dễ dàng nhất là luôn để ý đến cờ báo giới hạn bơi mà hầu hết các vùng biển đều có hoặc chú ý đến những người xung quanh. Phải luôn cảnh giác trước việc sụt cát và những con sóng có thể đưa bạn ra xa bờ.
Không nên tắm quá lâu khi trời nắng hoặc vào giữa buổi trưa. Đừng mang theo đồng hồ, đồ trang sức nhất là dây chuyền, đề phòng sóng làm tuột mất.
3. Cách chữa rộp da
Phơi nắng quá lâu hay tung tăng dạo biển mà không che chắn sẽ có thể khiến làn da của bạn bị ửng đỏ, phồng rộp và bong tróc trông rất xấu. Mẹo để chữa trị rất đơn giản:
Bạn hãy lấy phần lắng đọng của nước vo gạo xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị rộp đó. Làn da sẽ mau chóng được làm dịu và mềm trở lại. Ngoài ra, mặt trắng trong vỏ cam cũng góp phần giúp lấy đi những lớp da chết sần sùi, bôi tiếp một lớp kem dưỡng nữa là mọi thứ lại ổn.
4. Chăm sóc máy ảnh
Nước biển hay hơi nước muối có thể khiến máy ảnh của bạn bị hỏng. Vì thế bạn nên thường xuyên lau máy, quét cát trên thân máy và ống kính bằng chổi chuyên dụng sau mỗi lần chụp ảnh trên bãi biển.
5. Mang chanh tươi để… chống muỗi
Hãy mang theo vài quả chanh để tránh bị muỗi đốt khi đi du lịch. Xát vỏ chanh lên da hoặc đun nước ấm có pha chanh cùng tinh dầu chanh là cách tốt giúp bạn xua đuổi được muỗi.
6. Bảo quản cua ghẹ tươi trên đường về nhà
Nếu mua hải sản về làm quà cho người thân, đặc biệt là cua, ghẹ, bạn nên đóng trong thùng xốp có lót đá lạnh dưới đáy thùng. Chú ý trải lên đó một lớp ni lông rồi mới đặt cua, ghẹ lên.
Mẹo vặt khi đi tắm biển mùa hè
Để có một chuyến đi tắm biển hoàn hảo, bạn nên chuẩn bị chu đáo mọi thứ trước khi xuất phát và cẩn thận với mọi sự nguy hiểm có thể xảy ra. Mình xin mách bạn một số kinh nghiệm khi đi tắm biển vào mùa hè này.
Thay vì đi riêng lẻ, bạn nên tắm chỗ đông người để có thể được hỗ trợ nếu gặp nạn. Trước khi xuống nước, bạn nên chạy hoặc tập thể dục trên bãi biển để tránh bị chuột rút.
Trước khi đi biển, bạn nên chuẩn bị ít nhất là 2 bộ áo tắm. Quần short, váy, áo ngắn tay sẽ tạo cho bạn cảm giác mát mẻ, sảng khoái. Bạn nên đi dép xăng đan thay cho giầy vì đôi chân sẽ được thoáng mát.
Bạn cũng nên mang theo khăn tắm, kính bơi. Nếu đi cùng trẻ nhỏ, bạn nên sắm cho bé loại phao bơi cho trẻ hoặc chiếc ghế phao để ngồi trên biển.
Du khách cũng cần mang theo kem chống nắng để bảo vệ làn da, đặc biệt cần chọn loại
chỉ số SPF từ 30 trở lên. Mũ rộng vành, kính mát để bảo vệ đôi mắt khỏi bị chói sáng.
Ngoài ra, thuốc nhỏ mắt, bông ngoáy tai, sữa tắm, nước gội đầu cũng là những vận dụng hữu ích. Đi cùng trẻ nhỏ, bạn nên mang theo ít đồ ăn khô hoặc nước uống để trẻ ăn sau khi tắm xong. Vì hoạt động nhiều sẽ khiến trẻ đói mềm.
Trước khi xuống nước, bạn nên hỏi người dân địa phương bãi tắm nào an toàn để tránh nguy cơ bị sụt cát, sứa, đá nhọn... Bạn không nên bơi quá xa bờ hoặc đến những điểm quá sâu. Cách dễ dàng nhất là luôn để ý đến cờ báo giới hạn bơi mà hầu hết các vùng biển đều có hoặc chú ý đến những người xung quanh. Phải luôn cảnh giác trước việc sụt cát và những con sóng có thể đưa bạn ra xa bờ.
Không nên tắm quá lâu khi trời nắng hoặc vào giữa buổi trưa. Đừng mang theo đồng hồ, đồ trang sức nhất là dây chuyền, đề phòng sóng làm tuột mất.
Khi một tập thể đi tắm biển thì nên chia nhỏ nhóm để dễ quản lý. Khi chơi các trò như đi tàu cao tốc, lướt sóng, chảy dù, kayak, lặn biển... bạn cần tuân thủ các yêu cầu an toàn do hướng dẫn viên đưa ra. Không nên ra xa ngoài khu vực an toàn, tránh các chướng ngại trên biển từ xa.
Không nên cho trẻ nhỏ tắm lâu khi nước biển lạnh. Thay vào đó, bạn hãy cho trẻ tắm trong bể bơi hoặc chơi trên bãi cát.
Ngộ độc thực phẩm tại các nhà hàng ven biển dễ xảy ra do số người lớn, tập trung vào một địa điểm làm cho các nhà hàng khó cung cấp kịp thời, đảm bảo chất lượng. Do vậy, bạn không nên ăn thức ăn khi nướng hoặc nấu chưa chín. Ngoài ra, bạn mang theo thuốc đau bụng, dầu gió.
Mùa hè nắng nóng, trẻ con được nghỉ hè, biển sẽ là lựa chọn hàng đầu cho gia đình bạn. Nhưng trong các chuyến đi cũng kèm theo nhiều vấn đề trục trặc hoặc những nhân tố gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe như việc bị cháy nắng, dị ứng 3 đồ biển … Vì thế MeoVat.edu.vn xin chia sẻ cho các bạn 3 mẹo vặt cần biết khi đi biển giúp mọi người có được chuyến đi du lịch vui vẻ, thoải mái và an toàn.
Những việc cần chuẩn bị khi đi biển
Bảo vệ cơ thể
-
Kem chống nắng: Có khả năng ngăn các tia cực tím gây hại và làm sạm da của bạn. Lưu ý: sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên mới bảo vệ được da khi bạn phơi mình trên cát.
-
Thuốc nhỏ mắt: Chọn loại thuốc có % nhẹ, dùng để rửa mắt.
-
Bông ngoáy tai: nước biển sẽ làm bạn bị ngứa và ướt tai. Hãy để chúng giúp bạn làm sạch sẽ như ban đầu.
Các vật dụng cần thiết
-
Kính mắt: Hãy sử dụng một chiếc kính dâm với hai mắt kính rộng, để tránh ánh nắng chói chang chiếu thẳng vào mắt khiến bạn khó chịu.
-
Mũ rộng vành: Giúp bảo vệ tóc của bạn không bị khô và cháy nắng. Ngoài ra, nó cũng tránh ánh nắng chiếu trực tiếp khiến bạn bị đau đầu.
-
Váy maxi: Nếu bạn thích xu hướng thời trang này, bạn hãy mặc chúng để bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
-
Đồ bơi, khăn tắm, máy ảnh và các loại nước hoa quả đóng hộp: Bạn nên mang theo từ nhà, những thứ này sẽ giúp bạn chủ động có đồ uống hợp khẩu vị và tiết kiệm một khoản tiền không nhỏ. Hơn nữa chiếc máy ảnh có thể ghi lại những thời khắc đáng nhớ.
-
Sạc pin điện thoại: Sẽ rất cần thiết nếu bạn đi lâu ngày hay thường xuyên sử dụng điện thoại.
Lưu ý khi ăn đồ biển
-
Ăn các loại hải sản tươi sống được chế biến cẩn thận, không bị sống, hạn chế ăn gỏi sống từ hải sản để tránh các loại ký sinh vi khuẩn gây hại cho dạ dày, não. Ngoài ra, tránh mua các loại hải sản như tôm, cua, sò, hến đã chết vì chúng có chứa nhiều độc tố có hại dễ gây ngộ độc.
-
Không ăn hải sản cùng thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh,… Vì ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C dễ gây ngộ độc
-
Hạn chế uống bia khi ăn hải sản: Ăn nhiều hải sản và uống bia sẽ tăng tốc độ hình thành axit uric. Axit uric dư thừa có thể gây ra bệnh gút
-
Không ăn hải sản và trái cây cùng lúc vì dễ gây khó tiêu, thậm chí buồn nôn.
-
Tránh ăn hải sản cùng với thực phẩm có tính hàn cao, dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu như : rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh…
-
Tránh ăn các loại hải sản như: Cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển….Những loại thực phẩm này có thể chứa chất độc.
-
Không nên uống trà sau khi ăn hải sản: Bởi vì trà có chứa acid tannic có thể kết hợp với canxi trong thủy, hải sản để tạo thành canxi không hòa tan, cản trở tiêu hóa.
Tham khảo thêm những mẹo vặt hữu ích khi đi du lịch
Khi đi du lịch, bạn không nên mang theo cuốn danh bạ điện thoại hay sổ ghi địa chỉ chi chít và dày cộm vì chúng sẽ làm hành lý thêm nặng. Hãy in địa chỉ người thân, bạn bè vào những mảnh giấy có decal rồi dán lên bưu thiếp, vừa tiết kiệm tiền bạc vừa không mua thiếu quà tặng.
Không nên để tài sản và những vật dụng quan trọng ở ngăn ngoài, bên hông hay phía trước vali để dễ trông chừng. Đây là những vị trí “thuận lợi” cho kẻ trộm cắp ra tay và bạn không thể lúc nào cũng ôm khư khư hay tập trung trông hành lý được.
Nên cất những tài sản quí, tài liệu quan trọng vào giữa túi và bỏ những vật dụng có vẻ “tế nhị” (đồ lót chẳng hạn) vào túi để đánh lạc hướng kẻ gian. Không nên tìm điện thoại trong túi, vali khi tình cờ có ai đó nhắc bạn rằng bạn đang có điện thoại. Rất có thể “người có lòng tốt” nhắc bạn chính là một kẻ cắp “giả dạng”. Vì thế, thay vì kiểm tra ngay điện thoại, bạn không làm gì hết và chỉ bí mật kiểm tra ngay khi có thể Thay cho túi mỹ phẩm cồng kềnh, bạn hãy mua những bộ kit sản phẩm nhỏ hoặc mua những sản phẩm đa chức năng vừa đủ sử dụng trong thời gian đi nghỉ. Nơi an toàn để cất ví là túi trước, bên trái vì hầu hết mọi người (và kẻ móc túi) đều thuận tay phải.
Bạn cũng có thể “đánh lừa” kẻ cắp bằng cách bỏ một cái ví trống không vào túi sau. Không nên vội vàng chen lấn để xếp hàng lên máy bay, tàu, xe... khi nghe thông báo (vừa mất trật tự lại dễ bị móc túi). Cần ngồi yên ở ghế chờ mọi người tuần tự sắp hàng. Hãy nhớ rằng bạn đã đặt chỗ rồi, không ai có thể lấy mất chỗ của bạn và chuyến đi sẽ chỉ bắt đầu sau khi mọi thứ đã được kiểm tra đầy đủ!
Cần mang thêm những gì?
1. Chanh: Trên đường đi, có thể bạn sẽ phải đợi nhiều ngày mới được tắm rửa hoặc đôi khi việc tắm rửa không được thoải mái và tiện nghi như ở nhà. Khi đó, hãy chia đôi trái chanh và đặt trên vòi nước. Hương thơm của chanh còn có tác dụng giải độc và thư giãn rất tốt. Khi bị muỗi hay côn trùng cắn, bạn hãy thoa nước chanh lên vết cắn, sẽ bớt đau và mau lành.
2.Túi đựng đồ dùng cá nhân: Mua một chiếc túi nhỏ để cất riêng những vật dụng cá nhân nhỏ hoặc sẽ được sử dụng thường xuyên
3. Ảnh chụp mới nhất của con: Nếu con bạn bị lạc, tấm hình đó sẽ giúp cảnh sát tìm trẻ dễ hơn là bạn chỉ miêu tả bằng lời, đó là chưa kể đến những khó khăn về ngoại ngữ nếu bạn đi du lịch nước ngoài.
4. Nước: Những chuyến bay dài ngày có thể làm cơ thể bạn mất nước. Vì thế, hãy mua thêm vài chai nước dự trữ, vì không phải lúc nào các nhân viên cũng sẵn sàng để phục vụ bạn mọi lúc mọi nơi.
Nên mang theo nước để giải nhiệt khi đến chơi ở các công viên giải trí. Ở đây người ta cũng có bán nhưng chắc chắn là sẽ không rẻ chút nào. Khi đi chơi biển, nếu bạn không thích phải liên tục chạy đi mua nước mát để giải khát, hãy mang theo những chai nước đã đông thành đá vì như thế sẽ giữ nước được lâu hơn.
5. Khăn lau khử mùi, kem chống nắng: Hãy đem theo loại khăn lạnh dùng một lần có tác dụng khử mùi để giữ cơ thể luôn sạch, không “bốc mùi” và luôn có cảm giác tươi mát. Kem chống nắng sẽ giúp bảo vệ da khi bạn đi du lịch đến các vùng nắng nóng.
6. Radio, máy nghe nhạc cá nhân, sách báo: Những “phụ kiện” này sẽ giúp bạn thư giãn trong quá trình di chuyển và suốt kỳ nghỉ. Giá bán một chiếc radio, máy nghe nhạc cá nhân (như MP3, MP4) ngày nay không quá mắc. Với chiếc radio cá nhân, bạn có thể nghe bất cứ đài nào, giờ nào bạn thích mà không làm phiền người bên cạnh.
7. Cẩn thận với chứng tắc nghẽn mạch máu: Một nghiên cứu mới đây của Pháp chỉ ra rằng những người đi xe hơi, máy bay hoặc tàu lửa lâu hơn năm giờ sẽ gia tăng nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu lên bốn lần. Mối nguy hiểm này đặc biệt gia tăng khi đi máy bay do tình trạng không vận động và mất nước.
Mix trang phục đi biển chuẩn
Quần áo đi du lịch biển trong ngày hè năng động
Cách làm trắng da sau khi đi biển đơn giản mà hiệu quả
Trang phục cần thiết khi đi biển cho bạn gái
Sành điệu với khăn choàng khi đi biển
Xu hướng thời trang đi biển cực hot trong năm 2013
(st)