Không cần phải có những chiếc tăm bông, không cần phải tới bác sĩ, bạn vẫn có thể lấy ráy tai một cách đơn giản lại an toàn và không tốn kém.
Ráy tai: Kẻ gác cổng
Ráy tai (cerumen) là một “sản phẩm” tự nhiên xuất hiện bên trong tai của con người. Theo BS Dương Hoàng Thắng (chuyên khoa Tai mũi họng), ráy tai rất cần thiết, vì cấu tạo của chúng là các a-xít béo, giúp chống nhiễm trùng và chống nấm tai ngoài. Không những thế, ráy tai còn giúp giữ bụi bẩn và những chất khác, hạn chế côn trùng “đi lạc” vào tai, đồng thời giúp tai không lâm vào tình trạng khô quá mức.
Ráy tai có 2 loại. Hầu hết người có nguồn gốc châu Âu hoặc châu Phi thường có ráy tai ướt, trong khi đa số dân khu vực Đông Á lại có ráy tai khô. Tại Việt Nam xuất hiện cả 2 loại ráy tai này. Dù có công dụng tốt là vậy, nhưng nếu có ráy tai quá nhiều lại là một chuyện khác.
Đối với một số người, các tuyến trong ống tai đôi khi sản sinh ráy tai quá mức. Thông thường ráy tai tự động bị tống ra khỏi tai hoặc được rửa sạch. Tuy nhiên, ráy tai nhiều quá có thể cứng lại và tạo thành vật cản khó chịu đối với sóng âm, làm giảm khả năng nghe của khổ chủ. Ráy tai bít chặt lỗ tai là một trong những nguyên nhân làm giảm thính giác nhiều nhất.
Cũng có trường hợp một người tự làm bít ống tai mình khi cố gắng làm sạch tai nhưng kết quả lại đẩy ráy tai vào sâu hơn. Do đó, ở một số trường hợp cần phải lấy ráy tai, nhưng nếu không biết cách thì bạn có thể gây ra nhiều tổn hại cho chính mình.
Ráy tai là gì? Có tác dụng gì?
Ráy tai là một chất lỏng dính có khả năng tự làm sạch với đặc tính kháng khuẩn, bôi trơn và bảo vệ tai. Ráy tai và những sợi lông nơi lỗ tai là cái bẫy để bụi và các hạt nước bên ngoài không vào được bên trong của tai.
Cơ thể chúng ta sẽ tự loại thải bớt ráy tai ra ngoài khi chúng đóng quá dày. Quá trình vận động xương hàm khi nhai và nói chuyện là những cách tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ ráy tai ra khỏi ống tai. Theo các chuyên gia, bạn không nên lấy ráy tai thường xuyên.
Vì cơ thể sản xuất ra ráy tai nhằm mục đích ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây hại và bụi bặm, không cho chúng lọt vào phần tai trong, làm suy giảm sức khỏe của tai. Một vài người cảm thấy khó chịu vì tình trạng ráy tai nhiều, nhưng để bảo đảm an toàn, bạn không nên thường xuyên lấy chúng.
Tuy nhiên, phương pháp tự nhiên của cơ thể (vận động của xương hàm) đôi khi không thể loại bỏ ráy tai một cách hiệu quả. Bạn cần biết rằng tình trạng ráy tai nhiều có thể dẫn đến chứng đau tai, ảnh hưởng đến thính giác và độ nhạy cảm của tai, gây ù tai, hoa mắt, chóng mặt.
Dưới đây là một số phương pháp lấy ráy tai một cách tự nhiên mà theo đánh giá của các chuyên gia là rất hiệu quả:
Uống viên nang dầu cá:
Theo các chuyên gia, bạn hãy uống một viên nang dầu cá mỗi ngày. Ngoài việc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, dầu cá còn giúp ổn định tình trạng ráy tai ở mức bình thường.
Sử dụng thuốc nhỏ tai: Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ tai có chứa chất kháng sinh và chống viêm trong việc lấy ráy tai bằng cách nhỏ vài giọt vào tai theo chỉ dẫn. Sau đó, day và xoa nhẹ phần ống tai rồi lau khô tai bằng một miếng vải sạch.
Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, bạn cần nhớ là không được tự ý mua bất cứ các loại thuốc nhỏ để tẩy sạch ráy tai nào có sẵn ở các cửa hiệu thuốc, vì chúng có thể gây rát và khó chịu cho tai của bạn. Bạn chỉ nên sử dụng các loại thuốc nhỏ tai theo chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng dầu ôliu:
Nhỏ vài giọt dầu ôliu đã được làm ấm vào mỗi bên tai, để khoảng 15 phút, rồi nằm nghiêng tai cho dầu chảy ra ngoài. Sau đó, sử dụng một miếng vải sạch, ẩm lau sạch tai. Để tăng hiệu quả, bạn hãy áp dụng phương pháp này ba lần/ngày và liên tục từ 2-3 ngày. Trong trường hợp không có sẵn dầu ôliu, bạn có thể sử dụng dầu dành cho em bé hoặc các loại dầu vô cơ.
Sử dụng dầu trà:
Dầu trà là chất giúp thuận lợi trong việc lấy ráy tai. Bạn hãy nhỏ vài giọt dầu trà vào mỗi bên tai và để khoảng vài phút. Chất này có tác dụng tiêu diệt các loại nấm và vi khuẩn gây hại trong tai. Sau đó, sử dụng một ống tiêm phun nước ấm vào trong tai. Nước sẽ có tác dụng rửa sạch ráy tai đã được làm mềm từ dầu trà. Cuối cùng, bạn sử dụng một miếng gạc sạch lau khô tai và để tẩy sạch ráy tai hoàn toàn. Nếu không có dầu trà, bạn có thể sử dụng nước oxy già cũng mang lại lợi ích tương tự.
Lưu ý:
Việc sử dụng các que quấn bông gòn để lau sạch tai cũng có thể để lại nhiều tác hại vì chúng có thể làm thủng màng nhĩ.
Không có quãng thời gian cố định cho tần suất của việc lấy ráy tai vì không nên lấy ráy tai thường xuyên, chỉ nên lấy khi cần thiết, khi thấy hiện tượng ráy tai xuất hiện nhiều, có cảm giác ngứa và khó chịu.
Nên nhớ không nên dùng vật sắc nhọn để lấy ráy tai vì nó cũng rất nguy hiểm. Không nên dùng chung dụng cụ này với ai vì trong quá trình lấy ráy tai, làn da tai mỏng manh có thể bị tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây viêm nhiễm. Nếu bạn không tự tin với khả năng của mình thì hãy nhờ đến bác sĩ hoặc chuyên gia làm công việc này.
Mách bạn bí kíp lấy ráy tai an toàn
Làm thế nào để ngăn chặn sự tích tụ ráy tai?
- Tránh sử dụng quá mức tai nghe hoặc tai nghe của iPod.
- Đừng đẩy ráy tai vào sâu hơn trong tai của bạn khi làm sạch.
- Ăn đầy đủ acid béo omega-3 trong chế độ ăn. Nếu tai của bạn khô và ngứa, thì có thể là do thiếu omega-3.
- Nếu bạn đeo máy trợ thính, hãy hỏi bác sĩ để kiểm tra thường xuyên trong tai của bạn xem có tích tụ nào không.
Cẩn thận khi lấy ráy tai
Các chuyên gia tại Viện Y học quốc gia Mỹ (NIH) đã đưa ra một vài cách để bạn có thể tự xử lý tình trạng ráy tai nhiều quá mức. Theo đó, ráy tai có thể được làm mềm lại bằng dầu khoáng, glycerin, dầu em bé hoặc thuốc nhỏ tai. Hydrogen peroxide (H2O2) hoặc carbamide peroxide cũng có thể giúp ích được tình trạng này.
Có một cách khác để lấy ráy tai được gọi là thụt rửa. Giữ đầu ở tư thế thẳng đứng, giữ lấy phần ngoài của tai. Nhẹ nhàng kéo lên để làm thẳng ống tai. Dùng thiết bị tiêm bơm nhẹ nhàng nước vào thành ống tai. Sau đó xoay đầu sang hướng khác để nước ra ngoài. Có thể lặp lại quá trình đó vài lần và nên dùng nước có cùng nhiệt độ với thân nhiệt của bạn.
Nếu nước lạnh hơn hoặc ấm hơn, nó có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt. Lưu ý không bao giờ cố gắng thụt rửa tai trong trường hợp màng nhĩ bị tổn thương. Điều này có thể làm tai bị nhiễm trùng và các vấn đề khác. Khi ráy tai trôi ra ngoài, hãy nhẹ nhàng làm khô tai. Nhưng nếu phương pháp thụt rửa thất bại, tốt nhất nên đến trạm xá hoặc các cơ sở y tế để nhận được hướng dẫn của chuyên gia.
Đặc biệt chú ý không nên dùng tăm bông hoặc vật thể khác vào bên trong khu vực ống tai. Nhưng bạn có thể sử dụng tăm bông hoặc vải bông quấn ngón tay để lau sạch phần bên ngoài của tai.
(ST)