Trong cuộc sống, chúng ta khao khát thành công, khao khát chiến thắng và nắm chắc những cơ hội của mình. Nhưng thực tế lại không phải một màu hồng như vậy. Những thất bại, những lần vấp ngã, những cuộc chiến đấu đau thương đã làm phai nhật niềm đam mê và nhiệt huyết trong bạn. Bạn sợ phải đối diện với thất bại bởi vì bạn đã quá mệt mỏi vì chúng?
CÁCH RÈN LUYỆN TÍNH KIÊN NHẪN
Tính Kiên nhẫn làm thay đổi cuộc đời của bạn
Nếu Edison cũng làm giống bạn, từ bỏ ngay lần thử thách đầu tiên để tìm ra sợi đốt bóng đèn trong gần 10000 hóa chất được kiểm nghiệm thì có lẽ đến hôm nay chúng ta đã không có bóng đèn điện thắp sáng. Tính kiên trì đã làm thay đổi bộ mặt của cả thế giới! Sẽ không còn những đường phố âm u bởi không có đèn chiếu, sẽ không còn tiêu tốn quá nhiều sáp và mỡ động vật để làm nến bởi giờ đây chúng ta đã có đèn điện.
Niềm đam mê xuất phát từ trái tim của bạn nhưng khối óc lại quyết định bạn có theo đuổi được chúng hay không. Chính trí óc mới là thứ quyết định xem chúng ta có đủ ý chí, nghị lực và quyết tâm để thực hiện hóa những ước mơ lớn lao và suốt đời theo đuổi niềm đam mê mãnh liệt của mình.
Nhiều người vì thiếu lòng kiên trì đã bỏ cuộc quá sớm, họ không biết phải cố gắng hơn nữa để chạm tay vào thành công của mình. Có người cả đời theo đuổi niềm đam mê nhưng không sao thực hiện được ước mơ của mình! Họ thiếu một điều gì đó như một ngọn lửa thúc đẩy họ cố gắng và kiên định với ước mơ của mình. Họ không nhận ra chính mình đang dần từ bỏ ước mơ và niềm đam mê.
Không phải ai cũng sẵn có tính kiên trì nó được hình thành qua quá trình học tập rèn luyện và tu dưỡng suốt những năm tháng cuộc đời. Khi chúng ta đi trên con đường cuộc đời riêng mình, không chịu ảnh hưởng và quyết định của người khác chúng ta phải chuẩn bị tâm lý thật kỹ cho mình. Sẽ không có quá nhiều thuận lợi khi chúng ta một mình gánh lấy trách nhiệm cho cuộc đời của chính mình nên bạn hãy kiên trì để đi đến điểm cùng của con đường ấy.
Những khó khăn vất vả sẽ đón đường bạn và gây không ít trở ngại với bạn. Nhưng làm được điều mình muốn còn hơn cả đời sống trong cái bóng của người khác? Đừng lo lắng về những lời đàm tiếu hay chê bai, bởi vì chưa có một vĩ nhân nào lại chịu ảnh hưởng của người khác. Họ là những cái tôi khác biệt, lớn lao và kỳ dị. Ở họ luôn có một điểm mà người khác cho là lập dị nhưng điều đó đã giúp họ thành công trên con đường họ đã chọn. Họ kiên trì theo đuổi ước mơ lớn lao của cuộc đời mình mà không đầu hàng trước những khó khăn.
Họ làm được bạn cũng sẽ làm được. Hãy tin tôi, bởi vì: Những kẻ nghèo khó là những kẻ để tương lai của mình phụ thuộc vào ý kiến và sự cho phép của người khác. Hãy nhớ rằng: nếu bạn sợ bị chỉ trích, bạn sẽ chẳng làm được gì cả.
Cách giúp bạn học sự kiên nhẫn
Bình tĩnh, kiên nhẫn là điều rất cần trong cuộc sống. Nhưng đó là cả một quá trình! Hãy đề ra danh sách giúp bạn rèn tính kiên nhẫn!
1. Kìm chế sự nóng giận, vội vàng
Khi bạn nóng giận, vội vàng sẽ làm hỏng chuyện và đánh mất cơ hội. Ngoài ra bạn sẽ không kiểm soát được nhiều hành động và mắc phải sai lầm lớn.
Ngay lập tức cần tìm đến những cốc nước mát giúp bạn “hạ hỏa” và trở nên bình tĩnh hơn. Hay đơn giản là đi dạo phố, đến một nơi nào đó mà bạn thấy thoải mái. Ăn những món khoái khẩu, chơi những trò rất thú vị… Những việc này chắc chắn sẽ giúp bạn đỡ nóng vội hơn đó!
2. Để tâm hồn thư thái
Bạn thấy không yên tâm, lo lắng và muốn làm việc gì đó ngay lập tức nhưng thực tế thì không nên. Hãy để tâm hồn thực sự thoải mái, được sâu lắng và suy tư. Đó cũng là lúc để bạn có cơ hội nhìn nhận lại vấn đề cũng như chính mình.
3. Đừng thường xuyên để mình rảnh rỗi
Khi quá nhàn rỗi bạn sẽ đâm ra chán nản, và luôn chú ý quá nhiều đến một vấn đề gì đó. Hãy để bản thân làm việc và sáng tạo trong thời gian chờ đợi. Như vậy bạn sẽ không phải nhìn đồng hồ thường xuyên, và đương nhiên bạn sẽ không còn thấy thời gian là vô bổ nữa.
4. Cố gắng học tập sự kiên trì
Trước mỗi việc bạn hãy tự mình học cách chờ đợi. Bởi mọi thứ luôn phải trải qua một quá trình, đặc biệt là cần được rèn luyện trong thực tế. Một vài lần đầu sẽ khó, sẽ không quen và thấy rất khó chịu nhưng dần dần nó sẽ thấm sâu vào con người bạn.
Ngoài ra, bạn có thể nhờ người khác nhắc nhở, nhưng bản thân cần có sự chủ động. Vì không ai có thể tạo được tính nết cho bạn khi bạn không muốn có điều đó.
5. Rèn luyện qua các bài test
Tự đặt ra tình huống bất ngờ, hoặc nhờ bạn bè giúp để kiểm tra tính kiên nhẫn của bản thân. Sau một quá trình rèn luyện bạn sẽ thấy mình rất tiến bộ. Sự kiên nhẫn sẽ được thể hiện trong những công việc hàng ngày cũng như cách ứng xử của bạn.
Sẽ có những cách khác để tạo cho mình sự kiên nhẫn, chỉ cần bạn thấy phù hợp. Hãy sống chậm lại để cảm nhận được những giá trị của cuộc sống!
Kiên nhẫn là một trong những điểm mạnh, giúp ta vượt qua được những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
Kiên nhẫn là một yếu tố cần thiết để đạt được thành công trong cuộc sống. Nếu bạn có sự kiên nhẫn, thì điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang sở hữu một sức mạnh lớn nhất, giúp bạn dám đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Có vài điều trong cuộc sống, nếu không có kiên nhẫn thì sẽ không thể làm được.
Để có được sự kiên nhẫn
Những việc làm sau đây sẽ giúp bạn có được sự kiên nhẫn:
1. Hãy đánh giá tất cả các công việc mà bạn làm đều có tầm quan trọng như nhau. Nếu bạn đánh giá công việc này quan trọng hơn công việc kia, thì bạn chỉ tập trung vào nó và không chú trọng việc khác, có khi bạn nản, bạn bỏ chúng, không làm luôn. Bạn hãy kiên nhẫn và mọi công việc sẽ đều hòan thành.
2. Hằng ngày, nên tự nhắc nhở với chính bản thân mình những mục đích mà bạn muốn đạt được trong cuộc sống. Và hãy kiên nhẫn, cố gắng đạt những mục đích đó.
3. Hãy nhớ một điều rằng, trong cuộc sống có những điều mà chúng ta không thể thực hiện ngay được, mà phải kiên nhẫn chờ đợi đến thời điểm thích hợp để làm chúng.
4. Nếu bạn không thể hòan thành những mục đích mà mình đặt ra, bởi vì thiếu đi sự kiên nhẫn, thì hãy cố gắng chia nhỏ mục đích chính của mình ra thành những mục đích nhỏ. Và cố gắng thực hiện những mục đích nhỏ đầu tiên và sau đó hãy thực hiện những mục đích lớn hơn.
5. Thậm chí một việc làm nhỏ như đứng xếp hàng để mua một thứ nào đó, chẳng hạn như đứng xếp hàng trong siêu thị chờ tính tiền, đứng xếp hàng mua vé xem phim. Nếu bạn không thể làm việc này thì bạn sẽ không bao giờ có được tính kiên nhẫn. Hãy nghĩ đến những phụ nữ mang thai, họ phải kiên nhẫn biết bao nhiêu khi họ phải mang bàu thai đó đến chín tháng mười ngày để sinh ra một sinh linh bé bỏng.
Có rất nhiều điều trong cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên nhẫn. Ông bà ta thường nói “Kiên nhẫn là mẹ của thành công”. Nếu bạn có kiên nhẫn thì bạn có thể làm được mọi thứ.
HÃY KIÊN NHẪN
Đây là một chuyện thật đã xảy ra tại Hoa Kỳ.
Một người bước ra cửa để ngắm chiếc xe tải mới của mình.
Ông hốt hoảng vì thấy đứa con ba tuổi đang vui vẻ cầm búa đập tróc lớp sơn bóng nhoáng của chiếc xe.
Ông chạy đến bên con mình, xô nó ra, và lấy búa đập sưng vù đôi tay thằng bé để phạt nó.
Khi nguôi ngoai cơn giận, ông chạy đến bệnh viện thăm con. Dù các bác sĩ đã hết lòng cứu chữa những đốt xương giập nát, thì cuối cùng họ cũng phải cắt bỏ các ngón trên cả hai bàn tay.
Khi em bé tỉnh dậy sau ca mổ và nhìn thấy bàn tay cuộn băng, nó thơ ngây nói: “Ba, con xin lỗi về cái xe của ba”. Rồi hỏi thêm: “nhưng khi nào mấy ngón tay của con mới mọc lại?”
Người cha quay về nhà và tự tử.
Hãy nhớ đến câu chuyện này khi ai đó dẫm lên chân bạn hoặc khi bạn muốn trả đũa. Hãy suy nghĩ trước khi bạn mất kiên nhẫn đối với một người mình thương. Xe thì có thể sửa chữa được. Những đốt xương gãy và tình cảm bị tổn thương thì thường khó mà chữa lành.
Ta rất hay quên nhận thức sự khác biệt giữa con người và thành tích. Ta quên rằng tha thứ thì cao cả hơn trả thù.
Ai ai cũng đều lầm lỗi. Ta được phép lẫm lỗi. Nhưng những hành động ta thực thi trong lúc nóng giận sẽ ám ảnh ta suốt đời.
Hãy dừng lại và suy nghĩ. Suy nghĩ trước khi hành động. Hãy kiên nhẫn. Hãy tha thứ và quên đi. Hãy yêu thương từng người và mọi người.
Nếu bạn xét đoán người ta thì bạn sẽ không còn thì giờ để yêu thương họ nữa.
Kiên trì là một tính cách, có thể do di truyền, môi trường sống hoặc tập luyện mà có. Những người có “gen” kiên trì sẽ có những biểu hiện về mặt hình tướng của người kiên trì. Đó là khí tiên thiên. Tính cách này có thể mạnh lên hoặc yếu đi do môi trường có những tác động hàm dưỡng hay sở tập. Các bậc cha mẹ có thể nhận biết sớm ở con mình và có những phương pháp phù hợp để hình thành tính kiên trì ở con mình. Với người lớn, nếu nhận biết mình không được kiên trì có thể tập luyện để cải thiện phần nào tính cách này của mình. Dưới đây là một số kinh nghiệm:
1) Luyện đứng tấn, tốt nhất là tham gia học võ vovinam hoặc akido. => luyện vovinam thích cái này lâu rồi nè ^_^.
2) Luyện hít thở sâu và lâu. Khi đi bơi có thể tập lặn ngày càng lâu => Thường hay hít thở sâu nè, bơi thì thường lặn nằm bất động hoài.
3) Tự kỷ ám thị mình bằng việc ghi ra những câu “Tôi là người kiên trì” để trong phòng ngủ, bàn làm việc, status trên máy tính, điện thoại di động. => Thường để trên máy tính ghi trong đầu câu “Cố gắng nhé, tao làm được”.
4) Kết bạn, xin làm việc với những người thành công nhờ kiên trì đeo đuổi một đam mê nào đó. => Luôn ngưỡng mộ và tìm cách tiếp cận anh nào thành công nhé
5) Đọc sách về những tấm gương của người kiên trì như Jack Welch, Mẹ Teresa, Steve Jobs… => Sách đọc nhiều mà sao chả thấu bấy nhiêu mặc dù đọc nhiều.
6) Mỗi ngày dành thời gian 15 phút để làm bài tập như : đổ các que diêm ra rồi nhặt từng que vào hộp nhiều lần. => Đổ que diêm chưa từng làm, ngoài tự phá cái gì đó rồi ngồi làm lại cho nổ não ).
Một ngày như mọi ngày, sáng sớm thức dậy và bắt đầu kế hoạch cho ngày mới, cười một cách thỏa mãn trước khi đi làm, cách thường làm vào buổi sáng….
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Giúp trẻ rèn luyện tính kiên nhẫn
Kiên trì, nhẫn nại là những đức tính cần thiết đối với mỗi thành công của con người. Vì vậy, cha mẹ cần sớm phát hiện những biểu hiện thiếu tính kiên nhẫn của trẻ để rèn luyện ngay từ nhỏ.
Trẻ thiếu kiên trì, nhẫn nại sẽ không có ý chí vươn lên, thiếu tinh thần khắc phục khó khăn và năng lực làm việc kém. Trẻ không có sự sáng tạo, ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, khả năng phản xạ của trẻ kém, luôn ỷ lại vào cha mẹ, làm việc gì cũng không đến cùng và thường bỏ dở.
Với trẻ, việc rèn luyện đức tính này không hề đơn giản, vì trẻ chóng chán và dễ thay đổi. Cha mẹ phải là người luôn tích cực trong việc giáo dục tính kiên nhẫn cho trẻ.
Cha mẹ hãy là tấm gương kiên trì và nhẫn nại
Muốn rèn luyện cho con tính kiên trì, nhẫn nại thì trước tiên cha mẹ phải là tấm gương về những đức tính này. Trẻ thường bị ảnh hưởng rất nhiều từ tính cách của người lớn. Nếu thấy cha mẹ hay nôn nóng, vội vã, cáu gắt và thiếu bình tĩnh trước mọi việc, trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng tính thiếu kiên nhẫn từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.
Không nên làm giúp trẻ tất cả mọi việc
Tâm lý của các bậc cha mẹ là luôn sợ con mình còn nhỏ nên chưa biết làm việc, hay sợ con vất vả nên cha mẹ thường làm hộ con tất cả mọi việc. Nhưng chính điều này sẽ dẫn đến việc trẻ luôn ỷ lại vào người khác và không biết làm gì. Vì vậy, cha mẹ không nên làm giúp con mọi việc mà hãy để trẻ tự làm những việc mà trẻ yêu thích. Qua đó, trẻ có cơ hội được tìm tòi, học hỏi và kiên trì theo đuổi một công việc yêu thích nào đó. Nếu thấy trẻ làm chậm, hoặc không làm được thì cũng không nên giúp đỡ trẻ ngay, có thể hướng dẫn hoặc gợi ý từng bước cho đến khi trẻ hoàn thành công việc thì thôi.
Đáp ứng nhu cầu của trẻ một cách chừng mực và có điều kiện
Trẻ con thường có tính "đòi không được thì ăn vạ". Nếu như cha mẹ "nhún" quá là trẻ càng lấn tới. Vì vậy, chỉ nên đáp ứng nhu cầu của trẻ trong một chừng mực nào đó và phải tỏ rõ quan điểm cho trẻ hiểu rằng"không phải lúc nào đòi cũng được".
Để tránh tình trạng căng thẳng giữa cha mẹ và con thì phải học cách hướng sự chú ý của trẻ vào cái khác một cách nhanh chóng và linh hoạt. Nếu trẻ cố tình đòi hỏi một thứ gì đó, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu của trẻ, nên có điều kiện ngược lại để trẻ hiểu về trách nhiệm của mình. Sau khi hoàn thành yêu cầu của cha mẹ, trẻ sẽ được đáp ứng yêu cầu ngay, thay bằng việc cứ ngồi đó mà ỉ ôi đòi hỏi cho bằng được.
Uốn nắn, động viên khi trẻ thiếu kiên nhẫn
Nếu để trẻ dễ dàng đạt được mục đính của mình thì từ đó trẻ sẽ đánh mất dần sự kiên nhẫn. Do đó, khi trẻ tỏ ra thiếu kiên nhẫn, cha mẹ cần động viên, uốn nắn ngay để không trở thành một thói quen xấu. Cần kết hợp hài hòa giữa biện pháp động viên (khen ngợi, thưởng…) với biện pháp uốn nắn (phạt). Nhất là với một số việc quan trọng (như tập tô màu, tập viết chữ, tập làm toán…), cần có khuôn phép nhất định để hình thành một nền nếp thường xuyên, ổn định.
Rèn luyện tính kiên nhẫn là cả một quá trình, vì vậy bản thân cha mẹ phải kiên trì theo đuổi sự rèn luyện đó. Trẻ đang làm việc gì đó, hãy cố động viên để trẻ làm cho xong, đừng bảo trẻ làm việc khác. Chẳng hạn, trẻ đang tập viết, bạn đi đâu về có đồ chơi mới, liền gọi trẻ nhận quà, tức thì trẻ sẽ bị món quà mới hấp dẫn, lúc đó bảo trẻ chơi một chút rồi viết bài tiếp e rất khó. Vì vậy, để trẻ làm xong một việc gì đó, với ý thức trách nhiệm cao (không được làm qua loa, đối phó) rồi mới yêu cầu hoặc để trẻ làm việc khác. Dĩ nhiên, cha mẹ không thể đòi hỏi ở con mình nhiều quá mà phải phù hợp sức khỏe, tính cách, thói quen, điều kiện thực tế…
Nét duyên ngầm của phụ nữ trong mắt đàn ông hiện đại
Chồng hay đi nhậu về khuya vợ nên làm thế nào
Những câu nói hay về cuộc sống
3 phương pháp dạy con tính kiên nhẫn
Tiền đạo nội phải biết kiên nhẫn -
Xây dựng tính kiên nhẫn cho con -
Hãy học cách kiên nhẫn
(ST)
Các trò chơi rèn luyện tính cách
Những trò chơi như, Thi đua với thời gian, ‘Siêu nhân’ thầm lặng, Điểm cộng - điểm trừ và Vươn tới những vì sao sẽ giúp bé trở nên năng động, kiên nhẫn và hữu ích.
Thi đua với thời gian
Những bé chậm chạp nên được khuyến khích chơi trò này. Trong trò chơi, bé được giao một nhiệm vụ và ra thời hạn để bé hoàn thành nhiệm vụ này. Ví dụ: dọn đồ chơi, lau bàn ghế, tưới cây… Nếu bé làm việc hăng say, bạn có thể “trợ cấp” cho bé thêm năm, sáu phút nữa. Bé sẽ được thưởng nếu hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn được giao.
“Siêu nhân thầm lặng”
Nếu bé rất hiếu động, hay nghịch phá, thì trò chơi này sẽ rèn luyện tính kiên nhẫn của bé. Bé sẽ được đóng vai một “siêu nhân” có khả năng biết hết mọi chuyện. Nhưng “siêu nhân” này không được phát ra tiếng động. Bạn hãy giao cho bé một nhiệm vụ và bé phải hoàn thành trong im lặng. Thời gian đầu, nếu bé ngưng gây tiếng ồn được từ 5 đến 10 phút, bạn nên thưởng cho bé để khích lệ. Từ từ, thời gian thử thách sẽ được nâng lên tùy theo độ tuổi và sự hiếu động của bé.
Điểm cộng và điểm trừ
Bất cứ khi nào bé làm một việc tốt, hãy cho bé một điểm cộng và ngược lại bé sẽ bị một điểm trừ khi phạm lỗi. Việc cho điểm này phải được quan tâm sát sao để chắc rằng bé sẽ được cho điểm chính xác. Bé sẽ được thưởng nếu tổng cộng trong ngày điểm cộng nhiều hơn điểm trừ. Lưu ý, bạn phải chấm điểm công khai, dưới sự “chứng kiến” của bé để bé hiểu được mình đã làm sai điều gì và làm tốt điều gì.
Vươn tới những vì sao
Đây là một trò chơi tuyệt vời nếu bạn muốn dạy bé những bài học mới. Tùy vào sở thích của bé, bạn có thể cắt dán những vì sao, bông hoa hoặc ông mặt trời… Hãy lên danh sách những việc tốt bé có thể làm như tự dọn dẹp phòng, đi ngủ đúng giờ, không la hét… Và mỗi khi bé đạt được, hãy dán cho bé một ngôi sao hoặc bông hoa. Khi số lượng ngôi sao đạt đến ngưỡng quy định (ví dụ năm ngôi sao cho bé năm tuổi) thì bé sẽ được nhận phần thưởng.
Lưu ý: Tuyệt đối không được dùng tiền hay những quà tặng đắt tiền để làm phần thưởng cho bé, vì bé sẽ có khuynh hướng “chỉ làm việc tốt khi có tiền”. Phần thưởng nên mang tính khích lệ và giáo dục, ví dụ như bé sẽ được một bữa ăn ngon, được mẹ đọc một câu chuyện hay, được về quê thăm ông bà hoặc được đi chơi công viên…