Kiên trì và nhẫn nại hay thường được gọi là kiên nhẫn. Edison đưa ra công thức để trở thành thiên tài là 10% của năng khiếu còn lại 90% là do kiên trì.
Rèn luyện tính kiên trì
Chữ Nhẫn
Kiên trì là một tính cách, có thể do di truyền, môi trường sống hoặc tập luyện mà có. Những người có “gen” kiên trì sẽ có những biểu hiện về mặt hình tướng của người kiên trì. Đó là khí tiên thiên. Tính cách này có thể mạnh lên hoặc yếu đi do môi trường có những tác động hàm dưỡng hay sở tập. Các bậc cha mẹ có thể nhận biết sớm ở con mình và có những phương pháp phù hợp để hình thành tính kiên trì ở con mình. Với người lớn, nếu nhận biết mình không được kiên trì có thể tập luyện để cải thiện phần nào tính cách này của mình. Dưới đây là một số kinh nghiệm:
1) Luyện đứng tấn, tốt nhất là tham gia học võ vovinam hoặc akido. => luyện vovinam thích cái này lâu rồi nè ^_^.
2) Luyện hít thở sâu và lâu. Khi đi bơi có thể tập lặn ngày càng lâu => Thường hay hít thở sâu nè, bơi thì thường lặn nằm bất động hoài.
3) Tự kỷ ám thị mình bằng việc ghi ra những câu “Tôi là người kiên trì” để trong phòng ngủ, bàn làm việc, status trên máy tính, điện thoại di động. => Thường để trên máy tính ghi trong đầu câu “Cố gắng nhé, tao làm được”.
4) Kết bạn, xin làm việc với những người thành công nhờ kiên trì đeo đuổi một đam mê nào đó. => Luôn ngưỡng mộ và tìm cách tiếp cận anh nào thành công nhé
5) Đọc sách về những tấm gương của người kiên trì như Jack Welch, Mẹ Teresa, Steve Jobs… => Sách đọc nhiều mà sao chả thấu bấy nhiêu mặc dù đọc nhiều.
6) Mỗi ngày dành thời gian 15 phút để làm bài tập như : đổ các que diêm ra rồi nhặt từng que vào hộp nhiều lần. => Đổ que diêm chưa từng làm, ngoài tự phá cái gì đó rồi ngồi làm lại cho nổ não
Một ngày như mọi ngày, sáng sớm thức dậy và bắt đầu kế hoạch cho ngày mới, cười một cách thỏa mãn trước khi đi làm, cách thường làm vào buổi sáng….
Phương Pháp rèn luyện tính kiên nhẫn
Kiên nhẫn là một trong những điểm mạnh, giúp ta vượt qua được những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
Kiên nhẫn là một yếu tố cần thiết để đạt được thành công trong cuộc sống. Nếu bạn có sự kiên nhẫn, thì điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang sở hữu một sức mạnh lớn nhất, giúp bạn dám đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Có vài điều trong cuộc sống, nếu không có kiên nhẫn thì sẽ không thể làm được.
Để có được sự kiên nhẫn
Những việc làm sau đây sẽ giúp bạn có được sự kiên nhẫn:
1. Hãy đánh giá tất cả các công việc mà bạn làm đều có tầm quan trọng như nhau. Nếu bạn đánh giá công việc này quan trọng hơn công việc kia, thì bạn chỉ tập trung vào nó và không chú trọng việc khác, có khi bạn nản, bạn bỏ chúng, không làm luôn. Bạn hãy kiên nhẫn và mọi công việc sẽ đều hòan thành.
2. Hằng ngày, nên tự nhắc nhở với chính bản thân mình những mục đích mà bạn muốn đạt được trong cuộc sống. Và hãy kiên nhẫn, cố gắng đạt những mục đích đó.
3. Hãy nhớ một điều rằng, trong cuộc sống có những điều mà chúng ta không thể thực hiện ngay được, mà phải kiên nhẫn chờ đợi đến thời điểm thích hợp để làm chúng.
4. Nếu bạn không thể hòan thành những mục đích mà mình đặt ra, bởi vì thiếu đi sự kiên nhẫn, thì hãy cố gắng chia nhỏ mục đích chính của mình ra thành những mục đích nhỏ. Và cố gắng thực hiện những mục đích nhỏ đầu tiên và sau đó hãy thực hiện những mục đích lớn hơn.
5. Thậm chí một việc làm nhỏ như đứng xếp hàng để mua một thứ nào đó, chẳng hạn như đứng xếp hàng trong siêu thị chờ tính tiền, đứng xếp hàng mua vé xem phim. Nếu bạn không thể làm việc này thì bạn sẽ không bao giờ có được tính kiên nhẫn. Hãy nghĩ đến những phụ nữ mang thai, họ phải kiên nhẫn biết bao nhiêu khi họ phải mang bàu thai đó đến chín tháng mười ngày để sinh ra một sinh linh bé bỏng.
Có rất nhiều điều trong cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên nhẫn. Ông bà ta thường nói “Kiên nhẫn là mẹ của thành công”. Nếu bạn có kiên nhẫn thì bạn có thể làm được mọi thứ.
iúp trẻ rèn luyện tính kiên trì và nhẫn nại
Kiên trì và nhẫn nại là đức tính quý báu ở con người, nhưng với trẻ em thì rèn luyện đức tính này không đơn giản vì trẻ chóng chán và dễ thay đổi. Do đó, cha mẹ hãy là người thầy, người bạn giúp con rèn luyện những đức tính này.
Rèn luyện tính kiên nhẫn trong 1 tuần!
Mình viết bài này dành cho những ai không có tính kiên trì trong cuộc sống hay cho những ai có sức ỳ quá lớn để cho chúng ta chiến thắng được bản thân, vượt qua những khó khăn trì trệ.
Thực ra ai sinh ra thì hầu như tính cách đều gần giống nhau. Tính kiên trì cũng vậy, phần lớn chúng ta không có nó đều do chúng ta mắc phải những cái lười đầu đời. Từ cái lười đầu tiên rồi nó thành cái dớp để ta lặp lại nó càng ngày càng nhiều, để rồi nó biến thành tính cách của ta- tính chây lười, phó mặc số phận. Nếu ai có bản lĩnh vượt qua được nó, từng lần từng lần sẽ lại làm cho cái bản lĩnh ấy thêm sắt đá, và càng nhiều lần thì ta sẽ có được cái tính cách kiên trì.
Ở đây mình muốn nói là con người thì ai cũng có thể có được tính kiên trì. Quan trong là bạn phải rèn luyện, và mỗi lần gặp khó thì hãy coi đó là một thử thách để rèn luyện tính cách của bạn.
Ta sẽ bàn về cách để có được tính kiên trì trong 1 tuần . Việc đầu tiên mà ta phải là là quyết định dứt khoát xem ta có nên rèn luyện hay không
Bạn đã quyết định rồi thì hãy làm theo những nguyên tắc sau:
- Đã quyết định làm việc gì trong khoảng thời gian bao lâu là phải làm đến cùng và trong thời gian đó phải tập trung tối đa hết sức có thể
- Tập 1 thói quen trong 1 tuần mà ngày nào cũng phải làm , ví dụ : Sáng 6h 30 dậy, tập thể dục,vvv
- Luôn gọn gàng sạch sẽ và sống lành mạnh, đúng giờ đúng giấc
- Không được bỏ dở giữa chừng bất cứ việc gì
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Cha mẹ hãy nhẫn nại
Muốn rèn luyện cho con tính kiên trì, nhẫn nại thì trước tiên cha mẹ phải là tấm gương về những đức tính này. Nếu thấy cha mẹ hay nôn nóng, trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng thiếu tính nhẫn nại khi trưởng thành.
Không nên làm giúp trẻ mọi việc
Vì sợ con không biết làm, hoặc sợ con vất vả nên cha mẹ lúc nào cũng muốn làm giúp trẻ mọi việc. Điều này sẽ dẫn đến việc trẻ luôn ỷ lại vào người khác và sẽ không biết làm gì. Vì vậy, cha mẹ không nên làm giúp con mọi việc mà hãy để con tự làm những việc mà trẻ yêu thích. Hãy để trẻ có cơ hội được tìm tòi, học hỏi và kiên trì theo đuổi một công việc yêu thích nào đó. Nếu thấy trẻ làm chậm, hoặc không làm được thì cũng không nên giúp đỡ trẻ ngay.
Để con tự làm một số việc khó
Khi con đã làm được những việc đơn giản rồi thì bạn nên tiếp tục (hoặc cố ý) để con làm một số việc khó hơn đối. Nếu trẻ không làm được hoặc tỏ ra chán nản thì bạn cần động viên, khích lệ kịp thời và giải thích để trẻ hiểu rằng nếu kiên trì làm một việc nào đó thì sẽ đem lại thành công.
Cho trẻ chơi đồ chơi thông minh
Hãy cho con chơi những đồ chơi thông minh như: xếp hình, tô màu… với mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để con vừa rèn luyện tính nhẫn nại, vừa phát triển khả năng sáng tạo và có hứng thú mỗi khi thành công trong một giai đoạn.
Hãy giúp trẻ tự biết đặt ra mục tiêu
Cha mẹ nên giúp trẻ tự đặt ra mục tiêu trong phạm vi và khả năng của mình bằng cách, hãy để trẻ tự nói ra và lặp đi lặp lại mục tiêu của mình. Bằng cách này trẻ sẽ ngầm hiểu rằng, lời nói của mình giống như một lời hứa, từ đó thúc đẩy trẻ phát triển tính kiên trì. Nếu trẻ đạt mục tiêu, cha mẹ nên thưởng cho trẻ để khuyến khích trẻ tích cực hơn ở những lần sau.
Vì sao cần phải rèn tính kiên trì, nhẫn nại cho trẻ?
Kiên trì, nhẫn nại là những đức tính cần thiết đối với mỗi thành công của con người kể từ nhỏ và người lớn. Vì vậy, cha mẹ cần sớm phát hiện những biểu hiện của việc thiếu tính kiên trì, nhẫn nại dưới đây để rèn luyện cho trẻ:
- Tính tình dễ bị kích động, nóng nảy, không ý thức được mục đích của việc mình làm.
- Lúc ăn thường nghịch nghợm.
- Lúc xem tivi hay đứng lên, ngồi xuống.
- Không kiên trì chơi một đồ chơi nào, lúc cầm cái này lúc lại lấy cái kia.
- Thường cắn móng tay.
- Thần kinh mẫn cảm, thường xảy ra lo lắng.
- Thường làm những việc không phù hợp với lứa tuổi.
- Thường hiếu động, hay gây gổ.
- Thường làm vỡ đồ chơi của bạn bè hoặc đồ đạc trong nhà.
- Không hòa đồng với bạn bè, hay nói bậy.
- Thường không suy nghĩ khi chơi một trò chơi trí tuệ nào đó, hay gây rắc rối.
- Không vừa ý việc gì liền la khóc.
Tác hại của sự thiếu kiên trì, nhẫn nại ở trẻ
- Trẻ thiếu kiên trì, nhẫn nại sẽ không có ý chí vươn lên, tinh thần khắc phục khó khăn và năng lực làm việc kém. Trẻ không có sự sáng tạo, ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như khả năng hoàn thành nhiệm vụ sau này.
- Khả năng phản xạ kém, nhu nhược, thường cảm thấy bất ổn về tinh thần, ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách, lớn dễ mắc bệnh về thần kinh.
- Trẻ thiếu kiên nhẫn sẽ luôn ỷ lại vào cha mẹ, làm việc gì cũng không đến cùng và thường bỏ dở.
Rèn luyện tính kiên trì cho con qua ghi chép
Ghi chép bài trên lớp sao cho đúng và đủ thường xuyên không phải là điều dễ dàng với trẻ đang ở lứa tuổi ham chơi. Cha mẹ cần giúp trẻ rèn luyện tính ghi chép cần mẫn ngay từ thuở nhỏ.
Ghi chép bài trên lớp là một thói quen tốt giúp trí nhớ, vừa giúp trẻ nắm được những điểm khó, điểm quan trọng của bài học, lại có lợi cho việc lưu giữ tư liệu thuận lợi cho ôn thi hay nâng cao khả năng phân tích tổng hợp. Tuy nhiên, rất nhiều trẻ vì mải chơi và lười mà không ghi chép bài học trên lớp. Làm cha mẹ, khi biết trẻ không ghi chép bài thì ngoài việc nhờ thầy cô nhắc nhở trẻ trên lớp thì bản thân bạn cũng cần rèn cho trẻ thói quen ghi chép ở nhà. Dưới đây là một vài "chiêu" để cha mẹ rèn cho trẻ cách ghi chép cẩn thận, đúng và đủ.
Dạy trẻ ghi chép có mục tiêu, rõ ràng rành mạch
Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách ghi chép có chủ điểm rõ ràng, khi đọc sách hay học trên lớp cố gắng nắm bắt những ý chính, những điểm quan trọng để ghi một cách ngắn gọn. Nếu không có mục tiêu rõ ràng, ghi chép tuỳ tiện không những không có ích cho học tập mà còn làm phí công vô ích, ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ.
Ghi chép mạch lạc có thể giúp trẻ hệ thống kiến thức vào trong đầu dễ dàng hơn. Không những thế, cách ghi chép này còn giúp hình thành một hệ thống khái niệm khi ôn tập, bài này có những kiến thức trọng tâm nào, có thể suy nghĩ từ góc độ nào....giúp trẻ khi xem lại tiết kiệm được nhiều thời gian.
Giúp con chuẩn bị các vở chuyên dùng
Bạn phải chắc chắn rằng mỗi môn học trẻ đều có một quyển vở ghi chép riêng và thường xuyên kiểm tra chúng. Vở ghi chép không phải là thứ có cũng được, không có cũng xong. Giống như sách giáo khoa khi lên lớp, vở ghi chép là thứ không thể thiếu khi con bạn đi học.
Khi xem các vở ghi chép của con, bạn nên chú ý tới không chỉ nội dung mà còn hình thức ghi chép của trẻ. Rất nhiều trẻ cho rằng ghi chỉ chỉ là thể hiện bề ngoài, không đáng quan tâm. Thực ra việc ghi chép ngay ngắn không chỉ khiến người đọc dễ chịu, đọc nhanh hơn mà nó còn rèn cho trẻ tính cẩn thận, tỉ mỉ khi làm việc.
Giúp trẻ hiểu rõ về cách viết
Cha mẹ nên giải thích cho con hiểu rằng, có điều cần phải viết kỹ, có điều chỉ cần viết một cách sơ lược; những vấn đề trọng tâm, những điểm khó cần trình bày một cách nổi bật; mạch lạc sao cho nhìn vào là hiểu ngay. Khi ghi chép, trẻ cần cố gắng viết ngay ngắn, cẩn thận, không bay bướm hay viết ẩu.
Để hướng dẫn con cách ghi chép, bạn có thể đọc cho con bạn nghe một đoạn văn hay một câu chuyện ngắn rồi bảo chúng ghi lại những thông tin đã thu nhập được. Sau đó coi lại bản ghi chép và thảo luận với chúng về những điều ghi được, những gì chúng bỏ qua và yêu cầu giải thích lý do. Sau đó, hãy bảo con bạn dựa trên ghi chép đó và đọc lại câu chuyện. Rèn luyện kỹ năng này thường xuyên bạn sẽ thấy càng ngày con bạn ghi chép tốt hơn, những gì chúng ghi lại rõ ràng mạch lạc hơn và biết gạn bỏ những gì không cần thiết.
Nhắc nhở trẻ xem lại nội dung đã ghi chép
Dù ghi chép có tốt đến đâu nhưng khi về nhà trẻ cất kĩ trong cặp không xem xét lại thì cũng coi như không ghi chép gì. Bạn hãy thường xuyên nhắc trẻ đọc lại những điều đã ghi chép để nhớ bài học đồng hời có thể bổ sung thêm cho đầy đủ. Ngoài ra, nội dung ghi cũng không phải là bất biến, khi có thay đổi gì thì cũng cần chỉnh sửa vở ghi chép để giúp ích cho việc học tập cũng như ôn tập của trẻ. Có như vậy thì việc ghi chép mới thực sự có tác dụng.
Ngoài những ghi nhớ trên, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ viết nhật ký ngày với những mục chủ điểm đa dạng như : nhân vật sự kiện, mục chuyên về thầy cô, bạn bè; mục viết về bố mẹ; mục miêu tả cảnh vật thiên nhiên và cảm nhận về cuộc sống...Viết nhật ký thì dễ nhưng rất khó kiên trì, nếu trẻ chăm chỉ viết nhật ký thì việc bạn rèn cho trẻ tính cần mẫn ghi chép khi ở trên lớp không còn quá khó khăn.
8 Cách Giúp Con Kiên Nhẫn Hơn
Chúng ta cùng tham khảo 8 cách sau để giúp con mình rèn tính kiên nhẫn từ nhỏ nhé.
Chẳng hạn, sửa một cái quạt, thường con trẻ thích ngồi xem bạn làm, nếu bạn không kiên trì cho đến lúc sửa xong, trẻ dễ có cảm giác tiếc nuối, hình tượng đẹp đẽ của bạn trong con ít nhiều giảm sút, khi bạn thuyết phục con phải kiên nhẫn trong việc gì đó, sẽ giảm tính thuyết phục. Do đó, với một số việc mà bạn khó có thể kiên trì khi thực hiện được thì cũng không nên để cho trẻ thấy.
Chẳng hạn, trẻ đang tập viết, bạn đi đâu về có đồ chơi mới, liền gọi trẻ nhận quà, tức thì trẻ sẽ bị món quà mới hấp dẫn, lúc đó bảo trẻ chơi một chút rồi viết bài tiếp e rất khó. Vì vậy, để trẻ làm xong một việc gì đó, với ý thức trách nhiệm cao (không được làm qua loa, đối phó) rồi mới yêu cầu hoặc để trẻ làm việc khác. Dĩ nhiên, cha mẹ không thể đòi hỏi ở con mình nhiều quá mà phải phù hợp sức khỏe, tính cách, thói quen, điều kiện thực tế…
Do đó, khi trẻ tỏ ra thiếu kiên nhẫn, cha mẹ cần động viên, uốn nắn ngay để không trở thành một thói quen xấu. Cần kết hợp hài hòa giữa biện pháp động viên (khen ngợi, thưởng…) với biện pháp uốn nắn (phạt). Nhất là với một số việc quan trọng (như tập tô màu, tập viết chữ, tập làm toán…), cần có khuôn phép nhất định để hình thành một nền nếp thường xuyên, ổn định.
Hãy để trẻ chờ trong một vài phút và tăng dần số thời gian đó lên.
Ngoài ra, mỗi khi con yêu cầu có được thứ gì, bạn cũng hãy ra điều kiện ngược lại. Con sẽ phải hoàn thành bài tập, làm việc nhà hoặc một điều gì đó rồi mới nhận được thứ mình muốn. Phương pháp này sẽ giúp trẻ học được cách có mọi thứ bằng chính năng lực của bản thân. Nó sẽ giúp trẻ biết chờ đợi là có ích. Từ đó, trẻ sẽ hiểu được ý nghĩa của thời gian, nên nhẫn nại và biết mình cần phải chờ bao lâu.
Hãy quan sát một cách khéo léo xem trẻ sẽ làm gì trong lúc đó. Đây là phương pháp giúp trẻ sáng tạo tư duy và biết tận dụng thời gian. Với những đứa trẻ từ 3 tới 4 tuổi, người lớn hãy thông qua việc làm này để dạy trẻ biết có trách nhiệm hơn với những hành động mình làm.
Rèn luyện tính kiên trì cho trẻ như thế nào
Giúp trẻ rèn luyện tính kiên trì và nhẫn nại
Kiên trì sẽ thành công! -
Kiên trì làm thuyền nan!
Doanh nghiệp bất động sản kiên trì vượt khó khăn - -
(ST)