Dù ở vị trí nào, bạn cũng nên có sự quyết đoán khi giải quyết công việc. Đó là chiếc chìa khóa giúp bạn khẳng định tài năng, kinh nghiệm của bản thân, mở ra cánh cửa tương lai n con đường sự nghiệp.
Để trở thành người quyết đoán
Hãy tìm cách để bạn có thể quyết đoán hơn sau khi đọc xong bài viết này. Có phải bạn thường lẻ loi trong những lễ hội. Bạn có gặp khó khăn khi nói "không" lúc bạn thật sự muốn? Bạn có khuynh hướng chiều theo ý người khác bởi vì bạn ngại không thể nói lên điều bạn muốn nói? Nếu điều này xảy ra ở bạn thì bạn cần tìm cách làm mình thêm quyết đoán hơn.
Những người quyết đoán thường là những người tự tin, hướng ngoại và biết mình cần gì ở cuộc sống. Họ cũng theo đuổi những gì họ muốn với tất cả nhiệt huyết và lòng quyết tâm. Họ thường là những người thành công trên hầu hết mọi phương diện của cuộc sống, đặc biệt khi có cạnh tranh. Nhưng bạn đừng nhầm lẫn cho rằng đây là những người... ưa bắt nạt người khác. Bây giờ, điều đầu tiên bạn cần học là không được tự mãn với tính quyết đoán một khi bạn đã chiếm lĩnh nó. Tính quyết đoán không phải là hiếu chiến hay bắt nạt người khác... Nó chỉ đơn giản là một cách để bạn có thể đứng trên quan điểm của mình và không để bị chi phối bởi những người có thể lợi dụng bạn. Đồng thời quyết đoán là tôn trọng cảm xúc và ý kiến người khác.
Bạn có thể tập tính quyết đoán bằng cách dành thời gian để phân tích thật ra bạn cảm thấy như thế nào. Hãy thành thật với chính mình. Điều này có nghĩa là nếu một nhóm bạn cùng đi ăn trưa và mọi người đều gọi món mì, bạn không phải máy móc gọi theo họ món đó. Nếu bạn muốn goị món Chef's Salad chẳng hạn, bạn cứ cảm thấy thoải mái mà làm thế. Thay vì có nguy cơ bị trêu chọc vì bỗng dưng trở thành "người chơi nổi", bạn sẽ ngạc nhiên trước việc có nhiều người đổi món Salad cho bữa trưa giống như bạn cho mà xem. Đừng sợ bị người khác trêu chọc hay nói móc. Bạn chỉ đơn giản thể hiện điều mình muốn và ao ước, trong trường hợp này là bạn muốn món CHEF'SALAD.
Một cách khác giúp bạn thêm quyết đoán trong cuộc sống là luôn tự chủ. Điều này có nghĩa là bạn hãy giữ bình tĩnh tối đa khi đối mặt với những tình huống kịch tính. Bạn càng tự chủ bao nhiêu thì bạn càng quyết đoán bấy nhiêu. Và chỉ khi tự chủ, bạn mới có thể quyết đoán được. Hãy giữ sự sáng suốt và đừng để người khác chọc giận mình. Bạn có thể kiểm soát mình - và hãy luôn như thế. Khi có những xung đột trong cuộc sống ,như nó vốn thế, sự thoả hiệp có thể là một giải pháp hiệu qủa để giải quyết vấn đề giữa hai hay nhiều người.
Tuy thế, phải luôn nhớ rằng "thoả hiệp" không có nghĩa là "nhượng bộ". Bạn không phải đầu hàng và từ bỏ mọi thứ bạn muốn. Chẳng hạn, người ấy của bạn muốn ra ngoài ăn tối nay nhưng bạn muốn ở nhà và xem sách. Bạn sẽ cần thoả hiệp một chút để giải quyết vấn đề này. Hãy nhớ đừng cho rằng bạn biết đối phương nói gì hay làm gì, bạn không thể đọc được suy nghĩ của họ đâu. Hãy từng bước thoả thuận vấn đề. Nhớ luôn bình tĩnh và làm chủ tình hình. Nếu đối phương mất kiên nhẫn và dùng bài cũ "Anh/em chẳng bao giờ/luôn luôn...". Đừng để họ làm thế, "Em chẳng bao giờ đi ra ngoài hoặc em lúc nào cũng muốn ở nhà..." là những lời người ta thường dùng khi cố gắng thuyết phục người khác. Tuy nhiên một sự thoả hiệp khôn khéo lúc này sẽ là "Hãy ở nhà hôm nay và đi ra ngoài hôm khác nhé". Và, nếu không thoả thuận được thì ít ra đó cũng là một bước khởi đầu tốt để bạn có thể trở nên quyết đoán hơn rồi đấy.
Kỹ năng quyết đoán trong cuộc sống
Trong nhiều trường hợp, kỹ năng quyết đoán rất quan trọng. Nó sẽ giúp chúng ta ứng phó linh hoạt, vượt qua khó khăn và thay đổi kịp thời để chớp lấy thời cơ. Thiếu tự tin, không quyết đoán thì cho dù có kiến thức, có tầm nhìn, có được thông tin chăng nữa thì sự do dự cũng sẽ làm lỡ mất cơ hội.
Quyết đoán là sự cân bằng giữa rụt rè-thận trọng (thái độ phục tùng) và năng nổ-hiếu thắng (thái độ gây hấn). Để tạo ra sự cân bằng này không có nghĩa là phải tỏ ra gay gắt, liều lĩnh mà cũng không lo lắng, do dự, chờ đợi nơi người khác. Tính quyết đoán, nói đơn giản là đạt tới những gì mình muốn, những điều mình xứng đáng có được mà không vi phạm trắng trợn quyền lợi của người khác, là một cách để bạn có thể đứng trên quan điểm của mình và không để bị chi phối bởi những người có thể lợi dụng bạn. Đồng thời quyết đoán là tôn trọng cảm xúc và ý kiến người khác.
Quyết đoán không phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám làm. Một việc gì nếu bạn dám hành động, hành động có suy nghĩ, chủ động và kiên quyết thì tại sao thành công lại không thể đến. Những người quyết đoán thường là những người tự tin và biết mình cần gì ở cuộc sống. Họ cũng theo đuổi những gì họ muốn với tất cả nhiệt huyết và lòng quyết tâm. Họ thường là những người thành công trên hầu hết mọi phương diện của cuộc sống, đặc biệt khi có cạnh tranh.
Bạn có gặp khó khăn khi nói "không" trong lúc bạn muốn nói “có”? Bạn có khuynh hướng chiều theo ý kiến của người khác bởi vì bạn ngại không thể nói lên điều bạn muốn nói. Nếu điều này xảy ra ở bạn thì bạn cần tìm cách làm mình thêm quyết đoán hơn. Bạn có thể luyện tập tính quyết đoán bằng cách phát huy tính linh hoạt, thái độ tiếp nhận và cách ứng xử của bạn đối với các sự việc cũng như đối với người khác trong giao tiếp.
Một vài khía cạnh trong cuộc sống, bạn cần đến kỹ năng quyết đoán :
- Trong các cuộc họp là tình huống lý tưởng để bạn thể hiện sự quyết đoán của mình. Đó có thể là cơ hội cho bạn tỏa sáng và trình diễn những điểm nổi trội nhất. Tận dụng các cuộc họp để chia sẻ ý tưởng sáng tạo và giải pháp cho các vấn đề sẽ giúp bạn chứng minh khả năng lãnh đạo của mình, thậm chí hỏi một câu hỏi đúng trong cuộc họp cũng có thể cần đến sự quyết đoán.
- Một cách khác giúp bạn thêm quyết đoán trong cuộc sống là luôn tự chủ. Nếu đồng nghiệp của bạn khiến bạn bực mình, khó chịu, họ luôn muốn vượt trội trên bạn và sai khiến bạn. Bạn hãy tỏ ra quyết đoán để xác định những giới hạn giúp bạn đối phó lại với các đồng nghiệp đó. Bạn hãy tự chủ, giữ bình tĩnh tối đa khi đối mặt với những tình huống kịch tính. Bạn càng tự chủ bao nhiêu thì bạn càng quyết đoán bấy nhiêu. Và chỉ khi bạn tự chủ, bạn mới có thể quyết đoán được. Hãy giữ sự sáng suốt và đừng để người khác chọc giận mình.
- Học cách nói "không" khi bạn bị quá tải, khi không thể giúp, khi không muốn. Nói "không" là dạng thức khó thể hiện nhất của tính quyết đoán.
- Tính quyết đoán có thể giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn trong công viêc của mình. Có nhiều người chịu thiệt thòi chỉ vì họ không đủ quyết đoán để thỏa thuận mức lương hay thẳng thắn đề nghị tăng thu nhập cho mình, họ gặp rất nhiều khó khăn để thể hiện sự quyết đoán khi phải đề cập đến chuyện tiền bạc. Nếu bạn cứ chờ đợi sếp chú ý tới những đóng góp của bạn và sẽ đề nghị cho bạn một mức lương cao hơn, thì sự chờ đợi đó có lẽ chỉ là niềm hy vọng …kéo dài. Bạn phải quyết đoán đến gặp sếp một cách tự tin và đề nghị tăng lương. Bạn có thể ghi ra giấy mong muốn tăng lương kèm theo bản tóm tắt các thành tích bạn đạt được, sau đó sắp xếp một cuộc gặp và thẳng thắn trình bày điều mà bạn xứng đáng có được.
Bạn có thể tự kiểm soát mình, tự tin, không nóng nảy và hãy luôn như thế!
Khi có những xung đột trong cuộc sống, sự linh động có thể là một giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề giữa hai hay nhiều người. Tính quyết đoán không chỉ đem lại lợi ích cho sự nghiệp mà còn cho cả cuộc sống của bạn, để bạn luôn cảm thấy hài lòng về bản thân và công việc. Hiểu biết và nhận ra tính quyết đoán của mình là một phương cách then chốt trong việc giúp bạn phát huy các kỹ năng giao tiếp, ảnh hưởng của bạn đối với người khác và sự quyết định cần thiết khi giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Đã bao giờ bạn chần chừ, dù biết sai mà vẫn làm, biết không nên mà vẫn ko thể nói KHÔNG? Để rồi sau đó thấy hối tiếc tại sao mình lại thiếu quyết đoán đến vậy?
Đã bao giờ bạn hì hục lên kế hoạch cho tương lai, đầy tham vọng, nhưng lại chẳng bao giờ đủ kiên định, hay kỷ luật để duy trì kế hoạch đó?……
Nếu trường hợp đó, hãy rèn luyện để vượt qua những giới hạn đó của bản thân. Hai đức tính cơ bản, tôi cho rằng tôi và bạn nên tu tập, là : quyết đoán & kiên định.
Người quyết đoán là người hay tự tin, hướng ngoại, biết mình cần gì trong cuộc sống. Họ cũng theo đuổi những gì họ muốn với tất cả lòng nhiệt huyết và lòng quyết tâm.
Tính quyết đoán, nói đơn giản, là cách để bạn có thể đứng trên quan điểm của mình và không để bị chi phối bởi những người lợi dụng bạn. Đồng thời quyết đoán là tôn trọng cảm xúc và ý kiến của người khác.
Bạn có thể tập tính quyết đoán bằng cách dành thời gian phân tích thật ra bạn cảm thấy như thế nào? Thành thật với chính mình. (Vd: chọn món ăn mà mình thích, đừng vì mọi người đều chọn 1 món mà mình cũng chọn. Sau khi gọi món mình thích, cứ cảm thấy thoải mái mà làm thế)
Một cách khác giúp bạn thêm quyết đoán trong cuộc sống là luôn tự chủ. Điều này có nghĩa là bạn hãy luôn giữ bình tĩnh tối đa khi đối mặt với những tình huống kịch tính. Bạn càng tự chủ bao nhiêu thì bạn càng quyết đoán bấy nhiêu. Và chỉ khi tự chủ, bạn mới có thể quyết đoán được. Hãy giữ sự sáng suốt và đừng để người khác chọc giận mình.
Các bước rèn luyện thói quen quyết đoán trong công việc
Một khi có sự quyết đoán, bạn dám trình bày ý tưởng với sếp và đồng nghiệp một cách rõ ràng, gãy gọn, thậm chí là báo cáo vấn đề vướng mắc, yêu cầu giúp đỡ. Sự quyết đoán thể hiện qua thái độ tự tin, tiếp cận mọi vấn đề một cách chững chạc.
Theo Tiến sĩ Daniel J. Ryan, tác giả cuốn "Cẩm nang cho người tìm việc", nhiều người tin rằng, họ có sự quyết đoán cao nhưng trên thực tế, thái độ của họ lại không hề dứt khoát. Để tạo cho bản thân tính độc lập, quyết đoán trong mọi việc, bạn nên nghiên cứu một số gợi ý của Ryan:
- Sẵn sàng chấp nhận rủi ro
Cơ hội đến không đồng nghĩa với thành công. Có lúc, nắm bắt cơ hội sẽ mang đến cho bạn thành công đáng kể nhưng đôi khi cũng khiến bạn thất bại. Điều quan trọng là bạn có dám đương đầu với thử thách, chấp nhận mọi rủi ro hay không.
Không có ai tài giỏi tuyệt đối, làm việc gì cũng thành công ngay được. Những thất bại, vấp ngã, những khó khăn không thể vượt qua nhưng lại giúp bạn sẵn sàng hơn cho những cơ hội mới. Vì vậy, sẵn sàng đối diện với rủi ro cũng là cách đưa đến cho bạn sự vững vàng, tự tin trong mọi việc.
- Hài lòng với kết quả đạt được
Nỗ lực vươn lên là tốt nhưng đừng vì thế mà đặt ra quá nhiều mục tiêu, bắt bản thân phải thực hiện và không bao giờ hài lòng với thành tích đạt được. Một khi có được kết quả tốt, bạn nên có những giờ phút tận hưởng thành công, tự hào về những gì mình làm được.
Nếu đồng nghiệp, bạn bè hay người thân nói lời chúc mừng, đừng bao giờ tỏ thái độ "việc đó không có gì cả". Thay vào đó, bạn nên nói lời cảm ơn và tỏ ý hài lòng vì những việc đã làm. "Thực sự đó là công việc không dễ dàng gì, tôi cũng rất hạnh phúc vì đã có được kết quả như ngày hôm nay". Hài lòng với những gì đạt được, mọi thứ sẽ trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, áp lực cũng giảm bớt.
- Học hỏi nâng cao trình độ
Khi cảm thấy cần nâng cao trình độ ở một lĩnh vực nào đó, đừng ngại học hỏi, tìm hiểu. Dù khó khăn và không biết nhiều về vấn đề đó, nhưng đừng nản chí. Bạn có thể tự tìm hiểu hoặc đề xuất với công ty để tham gia các khóa học hỗ trợ.
Sự quyết đoán giúp bạn tạo lập được hình ảnh tốt hơn trong mắt mọi người - (Ảnh minh họa)
- Tha thứ cho chính mình
Không ai sinh ra là người hoàn hảo, có thể hoàn thành mọi việc trôi chảy, không có chút sai lầm nào. Bởi vậy, đừng tự trách móc, dằn vặt bản thân mà hãy biết tha thứ, bỏ qua những sai sót của chính mình để rút kinh nghiệm và hướng tới những vấn đề mới. Tự dằn vặt bản thân chỉ khiến bạn thêm chán nản, trong khi, công việc không chào đón những người có tâm trạng như thế.
- Lắng nghe
Sự quyết đoán không đồng nghĩa với việc bạn chỉ biết nói và làm. Đôi khi, bạn cần lắng nghe ý kiến của những người xung quanh. Đừng bao giờ nêu ý kiến một chiều và bắt người khác làm theo, như thế bạn trở thành kẻ chuyên quyền, độc đoán, chẳng ai chịu nổi khi làm việc với một người như thế.
Trước một vấn đề cần bàn bạc, bạn nên lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh, xem xét, phân tích thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Đó cũng là cách thể hiện sự tôn trọng với đồng nghiệp và mọi người xung quanh.
- Thành thật với bản thân
Bạn là một người bình thường, không phải là thần thành gì để có thể hoàn thành tất cả mọi việc. Vì thế, đừng vì cả nể hay tự đề cao bản thân mà nhận lời trước cả những việc khó khăn, ngoài sức mình.
Đôi khi, nói không cũng là việc nên làm. Bạn nên nhìn vào thực lực, thành thật với chính mình, xem có thể giải quyết được công việc đến đâu. Những gì vượt khỏi tầm kiểm soát, bạn nên từ chối. Chẳng có gì phải ngại ngần, phải giải thích lý do hay xin lỗi nếu những việc đó quá xa khả năng của bạn
Thật vậy, tính quyết đoán trong công việc luôn mang lại hiệu quả bất ngờ cho bạn. Vậy, làm thế nào để trở nên quyết đoán?
Xác định thái độ hiện tại của bạn
Bạn có ngán ngẩm khi trình bày ý kiến của mình trước cuộc họp? Bạn có tìm cách tránh mặt một số người trong cơ quan? Bạn có làm việc nhiều hơn trách nhiệm của bạn? Bạn có muốn cải thiện một số mối quan hệ hay tình huống nào đó? “Việc khoanh vùng” những phạm vi cần cải thiện chính là bước khởi đầu.
Tập cách góp ý thuyết phục
Những câu nói bắt đầu với đại từ “tôi” chẳng hạn như: “Tôi nghĩ...” hoặc “Tôi muốn...” sẽ chứng tỏ với người nghe rằng bạn sẵn sàng lắng nghe những ý kiến và quan điểm của họ. Khi bất đồng quan điểm với người nào đó, đừng nói những lời mang tính chỉ trích hay buộc tội họ. Những câu nói đại loại như: “Anh (cô) có thể xem lại...”, sẽ tốt hơn khi nói: “Tôi không đồng ý với anh (cô)”, vì nó giống như cách bạn thể hiện phản ứng tiêu cực.
Học cách nói “không”
Hãy cho mình chút thời gian trước khi trả lời. Cần suy nghĩ vấn đề thật kỹ trước khi trả lời, có thể nói rằng bạn sẽ cân nhắc, hoặc trước tiên bạn phải kiểm tra lại lịch làm việc, nhưng bạn cần đảm bảo rằng một khi đã nhận lời, phải giữ đúng lời hứa. Nếu bạn không muốn trả lời “không” đối với một dự án quan trọng, hãy hỏi ý cấp trên của bạn nếu bạn có thể chủ động sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc.
Kiềm chế cảm xúc
Giận dữ hay bối rối không mang lại kết quả tốt trong giao tiếp, vì thế bạn hãy chờ cho đến khi lấy lại được bình tĩnh trước khi bắt đầu một cuộc nói chuyện khó khăn. Cố gắng giữ giọng nói mềm mỏng nhưng cương quyết, hít thở sâu để lấy lại sự bình tĩnh.
Rèn luyện cách nói
Cách nói của bạn cũng quan trọng giống như những điều bạn nói. Sự rèn luyện cho phép gạn lọc suy nghĩ của bạn để có được một cuộc nói chuyện thẳng thắng mà vẫn đúng mực. Bạn hãy viết ra những điều cần nói rồi thực hành trước gương hoặc “diễn tập” trước bạn bè để tiếp thu nhận xét từ họ.
Thể hiện sự minh bạch
Nếu bạn là sếp, hãy luôn giữ vững công bằng với tất cả các nhân viên dưới quyền. Đừng vì một chút cảm tình riêng hay mối quan hệ thân thích để bênh vực khi ai đó làm sai. Sự minh bạch của bạn sẽ được các nhân viên khác trọng nể và tất nhiên, nó là một phần của tính quyết đoán.
Tự rèn luyện
Nếu bạn muốn được giúp đỡ một cách nghiêm túc, có thể tìm đến các hội thảo hay những khóa học về các kĩ năng mềm nơi công sở. Đừng chờ đợi những thay đổi thần kỳ sẽ đến với bạn. hãy từ bỏ những thói quen nhút nhát và rụt rè cố hữu bằng cách rèn luyện triệt để. Hãy bắt đầu quyết đoán từ những vấn đề nhỏ trước khi áp dụng vào những công việc lớn hơn. Tính quyết đoán trong công việc nếu đi kèm với sự thông minh, hiểu biết và nhạy bén chắc chắn sẽ mang đến thành công và con đường tiến thân sẽ mở rộng chờ đón bạn.
Những người thành công thích giảm giác tự tin do biết cách lựa chọn khôn ngoan thích hợp. Cùng với việc rèn luyện, bạn có thể cải thiện khả năng đưa ra những quyết định tốt cho mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống – riêng tư, tài chính, và nghề nghiệp – vì cuộc sống bao gồm rất nhiều quyết định và những lựa chọn tốt nhất là chìa khoá cho sự thành công.
Khả năng đưa ra quyết định tốt có thể giúp bạn:
• Đạt được mục đích ở nơi làm việc và trong cuộc sống riêng tư của mình
• Tránh được những sai lầm mà có thể gây tốn kém cho bạn
Đưa ra quyết định chín chắn là một trong những bước dấu hiệu trở thành người lớn. Cho dù bạn đang học, kiếm tiền hay đi chơi cùng bạn bè thì điều quan trọng vẫn là nghĩ về những hậu quả trước khi bạn đưa ra quyết định. Sau đây là một ví dụ:
Hãy tưởng tượng là bạn đang đi chơi cùng bạn bè, một người bạn mời bạn một điếu thuốc lá, bạn sẽ từ chối lời mời hay nhận lời?
Cuộc sống là thế, chúng ta luôn phải đưa ra những quyết định và phải có trách nhiệm với những quyết định đó. Quyết định là quá trình lựa chọn bạn phải làm gì bằng việc xem xét các hậu quả của những lựa chọn khác nhau mà có thể xảy ra.
Quá trình cơ bản của việc ra quyết định là gì?
Bước 1: Hiểu vấn đề
• Bạn phải quyết định điều gì?
• Đảm bảo là bạn tập trung chính xác vào vấn đề mà gây ra sự rắc rối
Bước 2: Nhận định các giải pháp
• Những lựa chọn của bạn là gì?
• Nghĩ đến các cách mà bạn có thể giải quyết được vấn đề.
Bước 3: Đưa ra các lỹ lẽ tán thành và phản đối của mỗi lựa chọn.
• Xác định các hậu quả tiềm tàng và các kết quả có thể cho mỗi lựa chọn và ảnh hưởng của nó đối với những người khác.
Bước 4: Quyết định đâu là giải pháp tốt nhất, sau đó làm theo giải pháp đó.
• Kết hợp tất cả các thông tin để quyết định đâu là sự lựa chọn tốt nhất
• Quyết định và thực hiện
• Chịu trách nhiệm về quyết định và hành động của mình
Một số quyết định Làm và Không làm
Làm:
• Trung thực trong việc xác định và đánh giá vấn đề
• Chấp nhận trách nhiệm cho các quyết định trong cuộc sống của mình
• Sử dụng thời gian một cách khôn ngoan Khi bạn quyết định – Sử dụng tối đa thời gian mà bạn cần để không tạo thêm vấn đề mới
• Có sự tự tin trong khả năng đưa ra quyết định của mình – và khả năng học hỏi từ những sai lầm của bạn nữa.
Không làm:
• Có những mong muốn không thực tế cho bản thân bạn – chắc chắn sớm hay muộn bạn cũng sẽ có quyết định sai
• Có quyết định “trong chốc lát” trừ khi thật cần thiết. Thay vào đó hãy tuân thủ theo 4 bước khi đưa ra quyết định
• Hành động không cần thiết khi phương hướng hành động tốt nhất là không làm gì cả
• Lừa gạt bản thân mình bằng cách chọn những giải pháp dễ dàng và thuận lợi – nhưng không giải quyết được vấn đề
Đưa ra quyết định thì dễ – Nhưng để đưa ra quyết định đúng yêu cầu phải có kiến thức và kỹ năng.
Một số Câu hỏi và Trả lời:
Thế nào là Tôi đưa ra quyết định sai?
Lỗi lầm có thể là những bậc thầy tốt nhất – Hãy tận dụng chúng cho bạn! Tìm xem cái gì sai, và tập hợp các thông tin này lại để sử dụng cho các quyết định trong tương lai của bạn sau này.
Thế nào là Tôi phải quyết định “trong chốc lát”?
Tất nhiên là không phải lúc nào cũng có thời gian để sử dụng 4 bước. Nhưng sử dụng chúng khi có thể bạn cũng sẽ xây dựng được năng lực đưa ra quyết định “trong chốc lát”.
Né tránh các quyết định dường như lúc nào cũng dễ dàng hơn. Nhưng tự đưa ra quyết định cho riêng mình là cách duy nhất mà bạn phải chịu trách nhiệm với cuộc sống và thành công của bạn.
7 bí quyết giúp bạn dạy trẻ sự quyết đoán -
Làm sao để rèn thói quen quyết đoán trong công việc
Làm mẹ đơn thân vì sự thiếu quyết đoán của anh
Lưu Hương Giang: 'Tôi quyết đoán hơn chồng' -
(ST)