Cách rèn luyện trí nhớ tốt nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách rèn luyện trí nhớ tốt nhất

19/04/2015 12:51 PM
572

Việc tự đặt ra những thử thách, kích thích và luyện tập hiệu quả cả 5 nhóm chức năng của bộ não sẽ giúp sống khỏe, minh mẫn ngay cả khi tuổi tác đã nhiều.






Làm sao có một trí nhớ tốt?


Nếu chúng ta ai cũng chỉ cần đọc lướt trên một trang giấy là nhớ hết và mãi mãi những gì viết trên đó thì hay biết mấy! Hoặc là chúng ta có thề mãi mãi không quên ngày sinh nhật của các bạn bè.Nhưng thât đáng buốn! không phài ai trongchúng ta cũng có được ký ức chính xác như vậy (eidetic memory). Chỉ một thiểu số thật sự có ký ức đó, còn phần đông chúng ta  đểu dựa vào các thiết bị giúp trí nhớ (mnemonic devices).Tuy nhiên, có điểm may mắn là bất cứ ai cũng có thể rèn luyện trí nhớ, và với thời gian và thực hành nhiểu người có thể đạt được khả năng nhớ(memorize) một lượng thông tin nhiểu không thể ngờ. Dù là bạn không muốn trở thành nhà vô địch trí nhớ toàn cẩu nhưng biết cách rèn luyện trí nhớ cũng là một điểu tốt …vì cũng giúp bạn thắng được một cuộc thi về lịch sử chẳng hạn  hay ít ra không quên được  chỗ đễ chìa khoá xe hơi!

Dưới đây là một số điểu hướng dẫn để bạn rèn luyện trí nhớ

1- Tin tưởng là  mình có một trí nhớ tốt và cải tiến được

Rất nhiểu người tự cho là mình có một trí nhớ kém đến cả tên người cũng không nhớ nổi và tự nhiên các con số biến mất khỏi trí óc không biết vì lý do gì. Nếu bạn có suy nghĩ như vậy thì hãy gạt bỏ ngay. Bạn phải quyết tâm cải thiện trí nhớ và tìm sự vui thích trong các tiến bộ của mình. Bạn đừng bao giờ nản chí.

2- Rèn luyện não bộ

Rèn luyện não bộ đểu đặn sẽ giúp cho não tăng trưởng và thúc đẩy sự phát triển các mối nối thẩn kinh mới có thể  giúp cải thiện trí nhớ. Bằng việc phát triển các  kỹ sảo trí óc mới ---đặc biệt là các kỹ xảo phức tap như học một ngôn ngữ mới hay chơi một nhạc cụ mới---và việc thách đố não với những bài đố hoặc  trò chơi game, chúng ta có thể giữ cho não năng hoạt và cải thiện chức năng sinh lý của não. Mỗi ngày bạn hãy dành khoảng 30 phút để chơi ô chữ, sudoku, hoặc game đã được chuyển tải sẵn vào máy điện thoại di động của bạn

3- Tập thể dục mỗi ngày

Tập aerobic đều đặn sẽ giúp cải thiện sự lưu thông máu huyết trong cơ thể  bao gồm cả não, .và có thể giúp ngăn chặn sự mất trí nhớ do tuổi già. Thể dục còn giúp bạn trở thành lanh lẹn hơn và cảm thấy thư dãn hơn , do đó việc ghi nhận các “hình ảnh” trong trí nhớ được tốt hơn

Môn tập aerobic là môn thể dục liên hệ tới và cải thiện việc tiêu thụ oxogen bởi cơ thể. Đây là một loại thễ dục đòi hõi tim và phổi phải lảm việc quá tải nhiểu hơn so với lúc nghỉ ngơi. Môn tập aerobic gồm có nhảy aerobic, đạp xe đạp, đi trượt tuyết, đi bộ, nhảy dây, chạy bộ, leo thang và bơi lội

4- Giảm căng thẳng tâm thần (stress)

Sựcăng thẳng tâm thần mạn tính (chronic stress) , mặc dầu không gây tổn thương về thể chất cho não,nhưng làm cho việc nhớ  (remembering) trở thành khó khăn hơn nhiếu. Nếu tình trạng stress kéo dài thì não sẽ bị tổn thương.

 Khi tình huống stress xẩy ra thì hypothalamus trong não sẽ nhận ra  và gởi tín hiệu cho tuyến yên (petuitary gland). Tuyến yên này tiết ra hoóc-môn ACTH (adrenocorticotropic hormone) , hoóc-môn này ảnh hưởng lên các tuyến thượng thận (adrenal glangs) trong việc bài tiết adrenaline và sau đó cortisol (corticosteroids). Chất corticosteroid này có thể làm yếu rào cản não-huyết và làm tổn thượng hippocampus (trung tâm trí nhớ). Sự tạo mô thẩn kinh (neurogenesis) thật sự có hiện diện trong hippocampus nhưng bị cản trở bởi stress.

Nói tóm lại, tình trạng stress mạn tính sẽ ảnh hưởng lên sức khoẻ và trí nhớ của bạn, nó sẽ làm tỗn thương não, v ì vậy cách tốt nhầt là phải tập kiểm soát stress. Stress không bao gi có thể loại bỏ được, nhưng chắc chằn có thể kiểm soat được( http://ezinearticles.com/?How-Stress-Effects-Neurotransmitters&id=19510.) Ngay cả những stress tạm thời cũng làm cho việc tập trung tư tưởng và quan sát sự việc trở thành khó khăn. Bạn hãy tập thư dãn (relax) , tập đểu đặn yoga hay những môn tập thư dãn khác, và bạn cần tham khảo bácsĩ nếu bị stress mạn tính trẩm trọng

5- Ăn uống cho tốt và đúng

Ngoài thị trường có bầy bán nhiểu dược thảo bổ sung được quảng cáo là cải thiện trí nhớ, nhưng chưa có  thứ nào được chứng tỏ là có hiệu nghiệm qua các thử nghiêm lâm sàng (mặc dầu có những nghiên cứu qui mô hạn hẹp cho thấy một vài kết quả hứa hẹn về ginko biloba và phosphatidyldserine). Tuy nhiện một ch ế đ ộ ăn u ống lành mạnh sẽ giúp cho não khoẻ mạnh và những thực phẩm chứa các chất chống oxi- hóa ( như broccoli, blueberries, spinach, và berries…) và các acid béo Omega-3 giúp tăng cường chức năng của não. Bạn hãy nuôi dưỡng não với những chất b sung như thiamine, vitamin E, niacin và vitamin B-6. Ăn thành 5 hay 6 bữa ăn nhỏ trong một ngày thay vì 3 bữa ăn lớn cũng cải thiện sự vận hành của trí óc (bao  gổm cả trí nhớ) vì giới hạn được sư tụt giảm cũa mức đường-huyết có th có ãnh hưởng tiêu cực tới não

6- Ghi nhận tốt các “hình ảnh”

Chúng ta thường quên các sự việc không phải vì trí nhớ chúng ta kém mà vì kỹ năng quan sát của chúng ta không tốt. Một  tình huống thường xẩy ra (và điểu này hẩu như  mọi người đều liên quan tới ) là khi chúng ta được giới thiệu với môt người. Thông thường lúc ban đầu chúng ta không nhớ tên người đó vì chúng ta thật sự không chú tâm vào việc đó. Bạn sẽ nhận thấy là  nếu bạn chủ tâm muốn nhớ những điểu như vậy thì bạn sẽ làm khá hơn. Một cách để tự huấn luyện kỹ năng quan sát của mình thì bạn hãy tập chú tâm quan sát trong vài giây ảnh chụp của một người không quen biết, rổi lật xấp tấm ảnh lại  và sau đó mô tả hoặc viết xuống càng nhiểu chi tiết vể tấm ảnh càng hay. Bạn hãy nhắm mắt lại và cố hình dung ra bức ảnh chụp trong trí óc. Mỗi lần tập như thế bạn hãy dùng một tấm ảnh khác và nếu thực tập đều đặn bạn sẽ thấy mình có thể nhớ được nhiều chi tiết hơn, ngay cả khi chỉ nhìn thoáng qua tấm ảnh

7- Để ký ức có thởi gian hình thành

Các ký ức ngắn hạn rất mong manh và chĩ cần chúng ta xao lãng  là quên đi nhanh chóng những sự việc đơn giản như số điện thoại chẳng hạn. Thìa khoá đ tránh mất các ký ức trước khi chúng hình thành thì chúng ta phài có  thời gian tâp trung vào sự việc mà chúng ta cẩn phải nhớ trong môt khoảng khắc mà không nghĩ tới các sự việc khác. Vì vậy khi bạn muốn nhớ việc gì thì bạn hãy tránh đừng để bị xao lãng  và ngưng những công việc phức tạp trong một vài phút

8-Tạo ra những hình ảnh linh hoạt  dễ nhớ

Bạn có  thể  nhớ  một thông tin dễ dàng hơn khi mà bạn có th hỉnh dung ra nó. Nếu bạn muốn liên hợp môt đứa trẻ với một cuốn sách, bạn đừng có hình dung một đứa bé đang ngồi đọc sách –vì hình ảnh đó quá đơn giản và dễ quên. Thay vào đó, bạn hãy nghĩ ra một cái gì  nổi bật hơn, một cái gì bắt mắt hơn, chẳng hạn như cuốn sách đuổi theo đứa bé hay đứa bé đang gặm ăn cuốn sách. Hình ảnh càng đập vào mắt và càng gây cảm xúc nhiểu thì sự liên hợp càng mạnh mẽ bấy nhiêu

9- Lập đi lập lại những điểu mà bạn cẩn nhớ

Bạn càng nghe thấy, nhìn thấy hoặc nghĩ tới điểu gì nhiều lần thì chắc chắn bạn sẽ nhớ điều đó, có đúng thế không? Khi bạn muốn nh điều gì-----chẵng hạn như tên người đổng nghiệp mới hay ngày sinh nhật của  người bạn thân --- bạn hãy lập đi lập lại nhiểu lần hoặc  lớn tiếng hoặc nhẩm trong miệng.  Bạn có thể viểt xuống và nghĩ tới điểu bạn muốn nhớ

10- Tập trung thành nhóm các điểu bạn muốn nhớ

Một bản liệt kê một cách ngẫu nhiên các thứ (như bản kê những thứ phải ra chợ mua sắm) có thễ đặc biệt khó nhớ. Muốn dể nhớ hơn, bạn hãy  phân loại các thứ trên bản liệt kê ra thành từng nhóm. Như v ậy nếu bạn cần mua bốn thứ trong nhóm rau thì  bạn sẽ thấy dễ nhớ hơn cả bốn.

11- Tổ chức đời sống cho gọn gàng

Luôn luôn để các thứ  thường dùng như  chìa khoá, kính mắt ở cùng một chỗ.  Bạn hãy dùng một thiết bị xắp xếp điện tử (electronic organizer)hay một thiết bị kế hoạch hoá hàng ngày (daily planner) để  theo dõi các buổi hẹn, các ngày phải thanh toán hoá đơn, và những công việc khác. Ghi các số điện thoại và địa chỉ trong một cuốn sổ  địa chỉ hoặc vào máy điện toán hay điện thoại di động. Việc tổ chức gọn gàng  có thể giúp bạn  có thời giờ tập trung vào những công việc ít xẩy ra  hàng ngày.  Ngay cả nếu khi đời sống của bạn được tổ chức như vậy mà trí nhớ của bạn không cải thiện thì  bạn  cũng vẫn hưởng được nhiểu những lợi ích tương tự   ( chặng hạn như bạn không còn phải tìm kiếm chìa khoá nữa)

12- Ngồi thiền

Nghiên c ứu cho thấy những người ngồi thiền đều đặn có thể tập trung tư tưởng và có trí nhớ tốt hơn. Các nghiên cứu của bệnh viện Massachusetts General Hospital cho thầy là ngổi thiền thường xuyên tăng lượng máu chạy tới vỏ não (cerebral cortex) làm cho vùng này dày thêm. Một số nhà khảo cứu cho rằng điều này có thể gia tăng khả năng chú ý, tập trung và trí nhớ

13- Ngủ ngon giấc

Lượng giấc ngủ ảnh hưởng tới khả năng nhớ của não đối với những thông tin mới nhận được. Theo báo cáo của Đại học Harvard thì ngủ giấc đêm  được tối thiểu 7 tiếng có thể  cải thiện trí nhớ ngắn hạn và  trí nhớ liên hệ dài hạn (long term relational memory)

14- Học hỏi các kỹ thuật giúp trí nhớ

Các kỹ thuật này tạo nền  tảng cho các  kỹ thuật luyện trí nhớ (mnemonic techniques)  và sẽ cải thiện trông thấy trí nhớ của bạn .

15- Hãy mạohiểm và học hỏi  từ các sai lẩm

Bạn  hãy thử nhớ một trăm con số đẩu của pi (*) hoặc nếu bạn  đã  làm rồi thì hãy  thử với một ngàn con số đầu. Bạn  hãy thử nhớ tên các vị vua nước Anh với kỹ  thuật “memory palaces”  hoặc nhớ bản liệt kê thực phẫm cẩn mua ở chợ qua phương pháp hình dung (visualization). Nếu siêng năng cố gắng biết đâu bạn sẽ chẳng nắm vững đươc nghệ thuất nhớ.

Cách rèn luyện trí nhớ hiệu quả

Trí nhớ của mỗi người làm việc theo các kiểu riêng của nó. Có bạn chỉ cần nghe giảng bài là nằm chắc nội dung nhưng có bạn cứ phải đọc to nhiều lần mới nắm được vấn đề. Đặc biệt có bạn chỉ cần đọc một hai lần là có thể thuộc cả bài thơ dài…
Các nhà khoa học tâm lý chia trí nhớ thành 3 loại chính:
- Trí nhớ hình tượng: hương vị mặn ngọt, nóng lạnh, hình bóng…
- Trí nhớ cảm xúc: là một dạng đặc biệt, vì cùng chứng kiến một sự kiện nhưng mỗi người thường có cảm xúc không giống nhau.
- Trí nhớ logic: nhớ theo tư duy, suy luận logic.
Ba dạng trí nhớ tồn tại đồng thời, tuy nhiên tùy theo thời kỳ sinh học mà loại này chiếm ưu thế hơn hai loại kia. Dạng trí nhớ hình tượng và logic giữ vai trò quan trọng nhất ở tuổi học sinh. Bởi lẽ, tất cả những gì liên quan tới kiến thức toán, lý, hóa, văn… đều gắn bó với trí nhớ logic, với sự hổ trợ của trí nhớ hình tượng.
Có những học sinh thích lặng lẽ học bài một mình, đó là những bạn có trí nhớ hình tượng phát triển. Ngược lại có những bạn ít đọc sách, chủ yếu nghe giảng và thích học nhóm, trao đổi với bạn bè. Điều đó cho thấy chúng ta thường chỉ thích chọn và luyện cho mình một dạng trí nhớ mà bỏ phí những khả năng ghi nhớ khác.
Để tăng cường trí nhớ, đầu tiên chúng ta phải biết cách xoá bỏ những thông tin không có ý nghĩa, hoặc cố nhớ một cách máy móc những thứ mình không hiểu. Thật ra, với những "hiểu biết" không có tác dụng gì thì không cần nhớ và các "tri thức" nếu chưa hiểu rõ mà nhớ thì cũng chẳng có tác dụng gì.
Như vậy, để nâng cao trí nhớ, phải hiểu những nội dung tri thức học được, đây là điều hết sức quan trọng. (Đọc  thêm: Mẹo học để hiểu và nhớ bài).
Có lẽ sẽ có người phản đối rằng: để đối phó với các kỳ thi không thể không dùng đến những cách nhớ này. Hẳn nhiên, việc giáo dục của các trường học hiện nay buộc học sinh thường phải dùng cách nhớ máy móc chỉ với mục đích thi cử, xong rồi quên. Rõ ràng, cách ghi nhớ máy móc không hề mang lại kết quả tốt.
Vì thế, để có bản lỉnh cao cường về trí nhớ, học đâu nhớ dấy, bạn hãy rèn luyện trí nhớ- tài sản vô giá của bạn. Sau đây là những lưu ý để cho bạn áp dụng cả 3 loại trí nhớ: Hình tượng (nhìn), logic (nghe) và cảm xúc.
 
cach ren luyen tri nho

1) Ôn tập: Ôn tập là mẹ của trí nhớ, lập đi lập lại nhiều lần sẽ tạo thành mối liên hệ thần kinh bền vững trong não bộ, từ đó để lại dấu vết sâu đậm trong trí nhớ. Nhưng học thuộc mà không hiểu thì cũng sẽ bị quên. Vì vậy, ôn tập cần phải đủ hai phần: Hiểu sâu và nhớ kỹ.
2) Cần hiểu rõ mục đích ghi nhớ: Trong một thực nghiệm, người ta đưa cho học sinh hai loại tài liệu dài và khó như nhau, dặn: ngày mai sẽ kiểm tra tài liệu A và tài liệu B thì hai tuần nữa. Sau đó, cả tài liệu A và B đều kiểm tra sau hai tuần, kết quả cho thấy hiệu quả ghi nhớ của tài liệu B cao hơn rất nhiều tài liệu A. Rõ ràng, đề ra nhiệm vụ “cần phải nhớ lâu” có tác dụng rất lớn đối với trí nhớ. Vì thế, khi tạm thời ghi nhớ để đối phó với thầy cô hoặc để đi thi, quả nhiên ngay lúc ấy có thể nhớ nhưng rất chóng quên, chính là do không có mục đích ghi nhớ lâu dài.
3) Cần tích cực hoạt động thực tế: Luôn quan sát, nắm bắt thông tin, tổng hợp thành quy luật. Vì nó có tác dụng nâng cao hiệu quả ghi nhớ. Ví dụ: học lý-hóa cần tự tay làm thí nghiệm, học địa lý cần kẻ bảng, vẽ hình.
4) Cần hiểu rõ ý nghĩa nội dung ghi nhớ: Hiệu quả của hiểu và nhớ bài thường cao hơn ghi nhớ máy móc rất nhiều. Riêng đối với những tài liệu khô khan như niên đại, số liệu, thuật ngữ…, ta cố gắng tạo ra mối liên hệ hoặc ý nghĩa nhân tạo để giúp cho dễ ghi nhớ (liên tưởng).
5) Sắp xếp hợp lý: Cùng một số lượng tài liệu, nhất là khi tài liệu quá dài, nếu ta cứ học từ đầu đến cuối, sẽ lâu thuộc hơn so với cách học chia đoạn, rồi cuối cùng tổng hợp lại.
6) “Tính chất” ảnh hưởng đến tài liệu ghi nhớ: Sẽ rất dễ nhớ hơn với các tài liệu trực quan, hình tượng, giàu cảm xúc, có vần điệu… Vì thế, hãy sưu tầm hoặc tự soạn những định lý toán, những bài ngữ pháp, dưới các dạng ca dao, hò vè (chơi mà học) … dễ học, dễ thuộc lại nhớ lâu.
Hiểu và áp dụng những lưu ý cho cả ba loại trí nhớ trong việc học tập, tuân thủ những quy luật khoa học của trí nhớ, có như vậy bạn sẽ đạt được kết quả mỹ mãn. Không những thế, vì trí nhớ là một tư duy khoa học còn sẽ theo ta suốt cả cuộc đời hoạt động, nên dù bạn đã có hoặc chưa có “trí nhớ tốt”, xin bạn hãy tiếp tục rèn luyện, không bao giờ là muộn cả

5 bài tập rèn não mỗi ngày



  

Ghi nhớ

Ghi nhớ đóng vai trò thiết yếu hơn cả trong nhóm các chức năng tri giác, nó có trong những việc đọc, lập luận, tính toán.

Để duy trì trí nhớ tốt, bạn cần phải rèn luyện, và điều này đơn giản hơn bạn tưởng: Nghe nhạc rõ ràng là hoạt động rất thú vị, và nếu bạn chọn một bài hát không biết hoặc không nhớ lời, bạn sẽ tự làm tăng lượng acetylcholine, một chất hóa học giúp kiến tạo thêm cho não, nâng cao khả năng ghi nhớ cho não bộ.

Hãy tự tạo ra thử thách cho mình bằng cách tắm hoặc mặc quần áo trong bóng tối, hoặc dùng tay trái đánh răng. Tất cả những hoạt động như vậy sẽ giúp tạo ra những kết nối mới giữa các tế bào thần kinh khác nhau trong bộ não.

Sự tập trung

Khả năng tập trung là yếu tố rất cần thiết gần như trong mọi hoạt động hàng ngày của con người. Biết tập trung tốt sẽ giúp bạn có thể duy trì sự chú ý ngay cả khi xung quanh rất ồn ào và liên tục bị ngắt quãng để hoàn thành nhiều hoạt động trong cùng một thời điểm.

Ta có thể cải thiện năng lực tập trung bằng cách đơn giản là thay đổi những thói quen hàng ngày. Chẳng hạn, bạn có thể thay đổi đường đi tới công ty hay sắp xếp lại bàn làm việc, cả hai cách đó đều sẽ bắt trí óc bạn phải tỉnh táo hơn để thoát khỏi những thói quen.

Khi tuổi tác nhiều hơn, sức chú ý của chúng ta cũng giảm dần, điều này khiến ta dễ bị phân tán hơn và khả năng kết hợp nhiều hoạt động cùng lúc cũng giảm hiệu quả. Bằng cách kết hợp các hoạt động như vừa nghe một cuốn sách nói vừa chạy bộ, hay làm toán trong khi lái xe có thể khiến não bạn hoạt động nhiều hơn trong cùng một thời điểm.

Ngôn ngữ

Các hoạt động ngôn ngữ sẽ buộc chúng ta phải nhận diện, ghi nhớ và hiểu ý nghĩa các từ vựng. Chúng cũng sẽ giúp ta rèn luyện kỹ năng ngữ pháp, sự trôi chảy trong khi nói, viết và tăng lượng từ vựng.

Với bài tập hàng ngày, bạn có thể mở rộng kho từ mới và dễ dàng nhận diện các từ ngữ quen thuộc. Chẳng hạn, nếu bạn chỉ thường xuyên đọc những bản tin thể thao thì bây giờ, hãy thử đọc những bài báo viết về thương mại một cách kỹ lưỡng.

Bạn sẽ tiếp cận với những từ mới, tuy nhiên, chúng sẽ dễ hiểu hơn khi đọc trong một văn cảnh nhất định và thậm chí, nếu bạn chưa hiểu được, bạn có thể tra cứu bằng từ điển. Hãy dành thời gian để hiểu những từ mới đó ngay trong ngữ cảnh văn bản, điều này sẽ giúp bạn xây dựng kỹ năng ngôn ngữ và dễ dàng vận dụng những từ ngữ mới trong cuộc sống hàng ngày cũng như công việc.

Nhận thức thị giác

Chúng ta đang sống trong một thế giới 3 chiều đầy màu sắc. Việc phân tích các thông tin về mặt thị giác là điều cần thiết và có thể được thực hiện ngay trong môi trường sống của bạn.

Để luyện tập chức năng tri giác này, bạn hãy đi vào một căn phòng, chọn tìm 5 đồ vật và ghi nhớ vị trí của chúng. Khi ra khỏi phòng, hãy cố gắng nhớ lại 5 vật đã chọn đó cùng vị trí của chúng. Bạn thấy điều này quá đơn giản ư? Hãy chờ qua 2 giờ đồng hồ sau đó, và nhớ lại những vật này cùng vị trí của chúng.

Hãy nhìn về phía trước và ghi lại mọi điều bạn có thể thấy trước mặt và hai bên tầm nhìn của bạn. Hãy bắt mình nhớ lại mọi điều và ghi ra. Cách làm này sẽ buộc bạn phải sử dụng trí nhớ và rèn luyện cho trí não khả năng tập trung vào những điều xung quanh bạn.

Chức năng hành động

Mặc dù có thể không nhận ra, nhưng bạn đang sử dụng kỹ năng logic và lập luận hàng ngày để đưa ra những quyết định, xây dựng các giả thuyết và xem xét những kết quả có thể diễn ra trong những hành động của mình. Các hoạt động trong đó bạn phải xác định chiến lược để đạt được kết quả mong muốn và tính toán những hành động thích hợp để tìm ra giải pháp trong thời gian ngắn nhất có thể chính là những hoạt động yêu thích bạn làm mỗi ngày, giống như các hoạt động tương tác xã hội và các trò game chẳng hạn.

Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với một người bạn có thể kích thích hoạt động trí tuệ vì bạn sẽ phải cân nhắc những lời đối đáp có thể và những kết quả mong muốn. Các trò game đòi hỏi người chơi phải có chiến lược và kỹ năng giải quyết những khó khăn để đạt được mục đích tốt nhất.

Luyện tập trí óc

Cùng với tuổi tác, việc rèn luyện trí óc cũng quan trọng như luyện tập cơ thể. Và bây giờ, bạn đã biết 5 nhóm chức năng tri giác của não và cách thức luyện tập chúng, thế nên bạn sẽ nhận thấy dễ dàng hơn những hoạt động hàng ngày có thể giúp mình rèn luyện trí óc và não bộ ra sao.

Chơi sodoku

Sodoku là một trò chơi trí tuệ điền các chữ số vào các ô vuông. Nhiều người đã phát hiện sodoku là một trò chơi thú vị có thể gây nghiện. Ngoài ra, trò chơi này còn giúp nâng cao năng lực giải quyết vấn đề của bạn. Bạn có thể chơi online, hay trên facebook, android…

Học điều mới mỗi ngày

Lựa chọn tuỳ theo máy là một trong những cách chọn lựa văn bản của Wikipedia. Tại sao việc đó lại có ích cho trí não của bạn? Mỗi ngày bạn đều có thể  sử dụng nó để chọn ra một chủ đề mới. Qwiki, một Wikipedia mê hoặc có hiệu quả trực giác phong phú, cũng là một công cụ rất hữu ích. Học một điều mới mỗi ngày sẽ có thể duy trì sự khoẻ mạnh cho trí não của bạn.

Mỗi ngày làm một vài phép tính số học đơn giản

Khi còn học tiểu học, có thể bạn đã từng phải trải qua thử nghiệm tính nhanh các phép tính số học trong vòng 60 giây. Đây là một cách tập luyện rất tốt mà đến giờ bạn vẫn hoàn toàn có thể áp dụng. Các con tính số học đơn giản hoàn toàn có thể giúp bạn rèn luyện trí não, giúp bạn tránh được thói quen ỷ lại vào máy tính.

Thường xuyên viết tay, không gõ chữ

Chúng ta yêu bàn phím của chúng ta, bởi chúng cho ta hiệu quả tuyệt vời hơn nhiều so với chữ viết tay. Dù vậy, viết tay lại có tác dụng hỗ trợ nâng cao hiệu quả học tập, bởi viết tay làm tăng cường khả năng tập trung của trí não.

Viết tay

Làm thầy giáo của chính mình

Bạn có thể giả làm giáo viên của chính mình để các kĩ năng bạn đã học được càng thêm vững vàng. Bạn không nên chỉ chăm chú lo làm thế nào hoàn thành hết các công việc trước mắt, mà hãy thử giả vờ như mình đang dạy bản thân làm thế nào để có thể làm được chúng. Như vậy sẽ giúp bạn hồi tưởng lại được các thông tin cần thiết, tránh gặp phải các lỗi đáng tiếc.

Kể lại một câu chuyện

Kể lại một câu chuyện là cách rèn luyện trí não rất tốt. Nó khiến cho nội dung càng hấp dẫn hơn, các tình tiết càng trở nên dễ nhớ. Điều đó giúp bạn tập trung tại điểm mà bạn muốn ghi nhớ nhất. Nhờ đó bạn có thể thông qua việc kể chuyện để rèn luyện trí nhớ. Kể chuyện cũng đã được dùng làm phương pháp trị liệu cho bệnh Alzheimer. Nếu việc này có thể giúp các bệnh nhân Alzheimer cải thiện trí nhớ của họ, vậy chắc chắn nó cũng sẽ giúp được bạn cải thiện trí nhớ của bản thân.

  Vận động và ăn uống điều độ

Vận động và ăn uống điều độ, hợp lý sẽ giúp cho có thể và trí não của bạn luôn ở trạng thái tốt nhất. Nếu bạn không thích vận động, ăn uống lại không khoa học, cơ thể bạn s�� không thể khoẻ mạnh. Do đó mọi biện pháp nhằm duy trì trí não minh mẫn đều sẽ không hiệu quả.

Rèn Luyện Trí Nhớ Bằng Các Thói Quen

Có một trí nhớ tốt giúp bạn có một cuộc sống khoa học cho sức khỏe, công việc và các hoạt động khác. Một phần rất quan trọng của trí nhớ nữa là, giúp bạn vẫn nhận thức rõ nét khi về già. Bạn có thể luyện tập trí nhớ của mình với các thói quen đơn giản sau.

tập yoga

Tập yoga là một cách để rèn luyện trí nhớ. Ảnh: internet

1. Đọc thường xuyên

Việc đọc mỗi ngày rất tốt cho sự tưởng tượng của trí não. Hãy giảm bớt thời gian xem tivi xuống và tăng thời gian đọc lên bạn sẽ thấy khả năng nhớ, suy nghĩ logic được phát triển, tăng lên đáng kể. Hãy kiểm tra nó bằng cách đưa ra một chủ đề để suy nghĩ và bàn luận với một người bạn.

Tuy nhiên điều bạn cần chú ý là: không đọc một loại sách báo/tạp chí. Hãy đọc nhiều thể loại xen kẻ nhau. Ví dụ bạn là người yêu thích thể loại truyện khám phá, bí ẩn. Hãy đọc cùng với một số sách như lịch sử, khoa học viễn tưởng. Việc đọc xen kẽ này giúp cho sự liên tưởng của bạn cũng được rèn luyện và phong phú hơn.

2. Phát triển sự tưởng tượng của các giác quan

Hãy nhắm mắt vào, tập trung hình dung ra các cảnh, bức tranh mà bạn đang nghĩ đến. Ví dụ:

Sóng biển đang vỗ,
Cảnh mặt trời mọc sau một đêm mưa lớn,
Con sư tử đuổi bắt một con sơn dương,
Im lặng trong bóng tối,
Tiếng kêu hoảng hốt trong đêm,
Mưa trong rừng vắng.

Sau đó bạn ngồi viết ra tên từng bức tranh một với những gì bạn đã hình dung. Nếu bạn làm được nhiều hơn 6 bức tranh mỗi ngày thì bạn đã luyện tập thành công.

viết láchHãy rèn luyện kỹ năng viết để rèn luyện trí nhớ bằng các thói quen. Ảnh: internet

3. Rèn luyện kỹ năng viết

Viết rất tốt cho việc rèn luyện trí nhớ của bạn. Bởi trong quá trình viết bạn phải nhớ lại, hình dung và chuyển thành ngôn ngữ. Nếu bạn có sở thích khác như vẽ thì bạn có thể thay việc viết bằng việc vẽ. Tất cả những thói quen này không chỉ tốt cho trí nhớ mà còn rất tốt cho sự sáng tạo.

4. Chơi game

Hãy chọn cho mình một số game trí tuệ để chơi. Ví dụ cờ vua, cờ tướng, trò chơi trí nhớ, câu đố logic, trò chơi ô chữ. Tất cả các trò chơi này đều cải thiện trí nhớ của bạn, phát triển logic, tăng tốc độ và tăng cường tinh thần sáng tạo.

5. Luyện tập tay không thuận

Nếu thuận tay phải, bạn hãy cố gắng thực hiện các công việc hàng ngày bằng tay trái (hoặc ngược lại). Bằng cách này, bạn sẽ luyện tập cho bán cầu não còn lại của mình được hoạt động nhiều hơn. Một số công việc sẽ vô cùng khó khăn vào lúc đầu, nhưng qua thời gian bạn có thể rèn luyện mình để được thuận cả hai tay trong nhiều trường hợp.

6. Luyện tập kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

thuyết trình

Thuyết trình cũng giúp bạn nhớ rất lâu. Ảnh: internet

Việc bạn tiếp nhận và lưu trữ thông tin mà không thể đưa nó ra bên ngoài bằng cách nào đó cũng sẽ làm mài mòn não và trí nhớ của bạn. Hãy chia sẻ và luyện tập các kỹ năng về giao tiếp, thuyết trình. Khi bạn thực hiện được điều này thì bạn sẽ khắc sâu thông tin vào não mình hơn một mức nữa.

7. Học một ngoại ngữ mới

Một trong những cách mạnh mẽ nhất để tập thể dục cho não bộ của bạn là học một ngôn ngữ mới. Bạn có thể đăng kí một khóa học tại các trung tâm ngôn ngữ. Nếu không thuận tiện, bạn có thể học một ngoại ngữ trực tuyến hoặc bằng cách nghe băng.

Còn có nhiều cách khác để tập thể dục não của bạn như ngồi thiền, làm toán, học tập để chơi một loại nhạc cụ và mở rộng vốn từ vựng của bạn. Điều quan trọng là tránh đi vào một thói quen. Bằng cách thay đổi các hoạt động hàng ngày và tham gia vào những thách thức mới, bạn có thể nâng cao năng lực tinh thần và kích thích bộ não của bạn.



Rèn luyện trí nhớ
Thói quen tốt cho trí nhớ
Biện pháp tăng cường trí nhớ tốt
Làm sao để cải thiện trí nhớ hiệu quả
Những thức ăn làm giảm trí nhớ trầm trọng




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý