Cách khử mùi hôi của chó hiệu quả nhất

seminoon seminoon @seminoon

Cách khử mùi hôi của chó hiệu quả nhất

19/04/2015 01:00 PM
6,830

Làm bạn với một chú chó thật tuyệt vời nhưng làm sao để tránh khỏi những vết bẩn do chúng để





CÁCH KHỬ MÙI HÔI CỦA CHÓ

khu mui hoi cho meo trong nha

Thật thú vị khi có một chú cún con xinh xắn trong nhà, tuy nhiên, với đa số các ông chủ, bà chủ việc nuôi một con chó trong nhà là một việc không hề đơn giản, khi mà bạn thường xuyên phải đóng vai nhân viên dọn vệ sinh với những thứ mà chúng bày bừa: lông, dấu chân bẩn, hay thậm chí 'những thứ nhạy cảm' khác. Đặc biệt khi chơi với vật nuôi chúng ta cũng phải biết cách phòng tránh những bệnh lây nhiễm từ vật nuôi. Cũng như con người, thú vật cũng mang những mầm bệnh trên mình và có thể lây truyền mầm bệnh đó cho những người sống chung. Đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Hãy thử tham khảo cách sau đây để vừa có thể giữ nhà sạch sẽ lại có những ngày tháng vui vẻ với chó cưng của mình.

Liệu pháp tinh dầu (Aromatherapy) không những có lợi cho sức khoẻ của con người mà chúng còn mang đến nhiều lợi ích thú vị cho những thú cưng nuôi trong nhà. Tinh dầu sẽ giúp loại bỏ mùi hôi, cải thiện hệ thống miễn dịch, chống kí sinh trùng... Điều này có nghĩa là “người bạn thân thiết” của chúng ta không còn là nguồn nuôi dưỡng các mầm mống gây bệnh.

diet bo cho trong nha
Gần đây những lợi  ích của tinh dầu đối với sức khoẻ con người đã được những người yêu thích nuôi thú cưng tiếp tục áp dụng và phát huy

- Để điều trị các bệnh như viêm da, nhiễm trùng tai, phát ban, đầy hơi... với tinh dầu hoa cúc (Chamomile). 

- Giúp thú thư giãn và giải stress. Với các laoị tinh dầu sử dụng cho con ngưoif cũng có tác dụng tương tự như trên động vật. Dầu hoa oải hương (Lavender), dầu hoa cúc, có thể giúp cho mèo cảm thấy buồn ngủ, chúng cảm thấy thoải mái hơn nếu đang bị đau  

- Tinh dầu cũng rất hiệu quả trong việc tiêu diệt bọ chét và rận. Phương pháp tự nhiên này có hiệu quả gần như với các loại thuốc xịt và các hóa chất thường được sử dụng. Thuốc xịt và vòng đeo cổ diệt bọ chét có nguồn gốc thảo dược chứa các loại tinh dầu như bạc hà (Peppermint), sả (Citronella), bạch đàn (Eucalyptus), hoa oải hương (Lavender), phong lữ (Geranium), chanh (Lemon) và nhựa thơm (Myrrh). Biện pháp tiêu diệt bọ chét và rận này có thể dễ dàng được thực hiện tại nhà. Chỉ cần pha 25 giọt của bất kỳ của những loại dầu này với khoảng 240 mL nước. Sau đó lắc đều và phun nó vào thú cưng hoặc vào nơi nghi ngờ bị nhiễm bệnh (chú ý tránh phun vào mắt) cũng mang lại hiệu quả tốt.

 - Cuối cùng là vấn đề khử mùi cho thú cưng bằng tinh dầu. Một điều cần biết là những thú nuôi như chó và mèo có khả năng nhận cảm mùi nhạy hơn con người. Nếu thấy thú cưng bị chảy nước mắt, hắt hơi, nhảy cẩn, hay rên rỉ… thì chúng ta nên dừng lại. Một số dấu hiệu khác có thể là chúng tự liếm hoặc xát đầu trên mặt đất với nỗ lực để thoát khỏi mùi hương. Thú nuôi cũng có khả năng dị ứng với các loại tinh dầu. Một tác nhân thường gây dị ứng cho cả vật nuôi và con người là hoa cúc (Chamomile) vì nó liên quan mật thiết với cỏ phấn hương (Ragweed). Vì vậy, nên sử dụng dung dịch pha loãng nồng độ nhẹ ban đầu, sau đó theo dõi một cách cẩn thận để đảm bảo rằng thú cưng có thể chịu đựng được điều trị của chúng ta.


Tinh dầu là biện pháp hiệu quả để giúp cho chúng ta giải quyết nhiều bệnh vật nuôi trong gia đình.Lưu ý không được sử dụng tinh dầu nguyên chất trực tiếp lên da hoặc lông của thú nuôi mà cần phải pha loãng . Những loại dầu nền thường dùng đễ pha loãng bao gồm dầu hạnh nhân (Almond oil), dầu ô liu (Olive oil), dầu Jojoba. Chúng ta có thể thêm một vài giọt tinh dầu vào khoảng 30 mL dầu nền để sử dụng cho chúng. Ngoài ra, các loại tinh dầu cũng có thể được pha loãng trong một bình xịt và phun trực tiếp lên vật nuôi hoặc lên giường của chúng. Dung dịch dùng để pha có thể là nước cất hoặc dấm rượu táo. Các khuyến cáo thông thường là khoảng 20 – 30 giọt tinh dầu cho khoảng 240 mL dung dịch pha. Nếu pha loãng quá thì hiệu quả sẽ bị giảm đi và nếu pha quá đậm đặc thì có thể bị ngộ độc. Tinh dầu cũng có thể được pha loãng trong rượu vodka hoặc rượu mạnh và chúng ta có thể thoa ở gan bàn chân của thú cưng. Cần chú ý rằng không để vật nuôi uống nhầm rượu pha hoặc tinh dầu trực tiếp.


Giữ nhà sạch khi nuôi chó cưng

Giu nha sach khi nuoi cho cung

 

Thật thú vị khi có một chú cún con xinh xắn trong nhà, một chú chinhuahua tinh nghịch hay thậm chí một anh chàng beggiê hùng dũng lo việc canh gác gia đình. Tuy nhiên, với đa số các ông chủ, bà chủ việc nuôi một con chó trong nhà là một việc không hề đơn giản, khi mà bạn thường xuyên phải đóng vai nhân viên dọn vệ sinh với những thứ mà chúng bày bừa: lông, dấu chân bẩn, hay thậm chí 'những thứ nhạy cảm' khác. Hãy thử tham khảo một số cách sau đây để vừa có thể giữ nhà sạch sẽ lại có những ngày tháng vui vẻ với chó cưng của mình.

Không được lười: Không ngạc nhiên khi đây là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất nếu bạn đang nuôi thú cưng. Việc vệ sinh phải thường xuyên và gần như ngay lập tức khi những chú chó 'ngỗ nghịch' làm bậy. Nên nhớ, theo thời gian những vết bẩn từ vật nuôi sẽ càng khó tẩy rửa so với thời gian ban đầu.

Sử dụng những loại sàn có tính bóng cao, nhờ đó bạn có thể dễ dàng phát hiện và lau sạch mỗi khi có vết bẩn. Hạn chế sử dụng các loại thảm lông trong nhà khi mà rất khó khăn trong việc làm sạch thảm đã bị lẫn lông chó.

Sử dụng một số loại nước hoa, nguyên liệu đặc biệt để khử mùi hôi từ động vật. Đặc biệt chú ý đến các vị trí quan trọng như chỗ ngủ , khu vực ưa thích của con chó.

Thường xuyên tắm rửa cho những con cún cưng này, một con chó sạch sẽ để lại ít mùi khó chịu hơn. Tập cho chúng thói quen tắm rửa ngay từ nhỏ nếu không chúng sẽ rất lười đứng dưới vòi nước.

Để tránh những thứ 'nhạy cảm' của chó nuôi để lại sau khi đi vệ sinh, hãy rèn luyện chó thường xuyên bạn nhé. Đây là công việc được đánh giá là khá kì công, đòi hỏi người chủ phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức; Nếu không, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc huấn luyện chó con trên thị trường, chỉ một vài lần nhỏ thuốc vào một vị trí, chó sẽ nhanh chóng trung thành với vị trí 'đi cầu' đó.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Cách nuôi chó tốt nhất


Có được một đàn chó chuẩn về gien giống, khỏe về thể chất là mục tiêu và mơ ước của các nhà nhân, chọn giống chó. Thiết nghĩ các hiểu biết cơ bản về chăm sóc chó sơ sinh có vai trò quan trọng, không thể lấy kinh nghiệm thay thế những kiến thức cơ bản.
Các nhà nhân giống chó có nhiều kinh nghiệm quý về chăm sóc chó sơ sinh, chó theo mẹ, nhưng để có cơ sở khoa học hơn, chúng ta cần biết một số kiến thức cơ bản để chăm nuôi một đàn chó khỏe mạnh, phát triển tốt về giống và chọn giống.

1. Thế nào là đàn chó sơ sinh khỏe mạnh ?


Trong vòng 48 giờ đầu, chó con ngủ liên tục, chỉ thức dậy để bú rồi lại ngủ tiếp. Trong khi ngủ, chúng vẫn có các động tác co duỗi, đạp chân, lắc đầu hoặc mút không khí tựa như đang bú, ngủ mê ( mơ ngủ ). Đó là bản năng "luyện tập" hoạt động ban đầu của hệ cơ bắp toàn thân.

Được chó mẹ âu yếm, hỗ trợ liếm láp không những " hỗ trợ vần động, trở mình" cho con, mà còn liếm vào hậu môn, lỗ tiểu để kích thích bài tiết và "dọn vệ sinh" cho con.

Chó con mới sinh có thể nâng đầu lên nhưng chưa thể giữ vững thế, quay cổ, định hướng chưa tốt nên hay bị kẹt mắc vào vải, chất lót đệm ổ. Đặc biệt lưu ý khi để đàn chó ở góc tường, mẹ nằm sát dễ kẹp, đè chết con vừa do bị đè nén, vừa do ngạt thở.

2. Các chỉ số sinh lý, hoạt động cơ bản của chó sơ sinh ?

Nhịp tim 160 - 200 lần / phút.

Nhịp thở 15 - 35 lần / phút.

Thân nhiệt 34,5 - 36,1oC - Sau 4 tuần tuổi thân nhiệt mới đạt 38oC. Vì thế chó con thường hay nằm áp vào da bụng mẹ vừa dễ bú vừa giữ ấm cho mình.

Mở mắt từ 10 - 14 ngày. Khả năng nhìn và nghe phản xạ với âm thanh hoàn chỉnh sau 25 ngày tuổi.

Biết liếm láp và tập ăn được trong máng ăn vào 21 ngày tuổi.

3. "Sữa đầu" của mẹ quan trọng như thế nào?


Trong vòng 36 giờ sau khi sinh, sữa mẹ có chất lượng đặc biệt gọi là "sữa đầu" hay " sữa non". Sữa đầu có hàm lượng vitamin, khoáng chất và protein rất cao.Đặc biệt là kháng thể miễn dịch ban đầu IgG có khả năng bảo vệ, miễn nhiễm với các bệnh truyền nhiễm cho chó con. Nếu chó mẹ được tiêm vaccine một tháng trước khi mang thai, kháng thể miễn dịch qua sữa mẹ sẽ bảo vệ cho chó con tới lúc 16 tuần tuổi với các bệnh Parvovirus, Carrê và các bệnh truyền nhiễm khác.Nguyên nhân chính của chó sơ sinh chết yểu là do không bú được hoặc rất ít sữa đầu của chó mẹ.

4. Quan niệm về "ăn dặm" - Ăn ngoài sữa mẹ của chó sơ sinh ?

Cũng giống như ở người, " không gì thay thế được sữa mẹ !" đặc biệt là sữa đầu. Việc cho chó con ăn dặm sớm là điều bất tắc dĩ, cần cân nhắc và có tư vấn của các bác sỹ Thú y.

Trong vòng 36 giờ đầu, tuyệt đối không được cho chó con ăn dặm. Một số chủ chó quá cẩn thận sợ chó con đói đã tự ý cho ăn dặm rất sớm làm cho chó con chán sữa mẹ ( vì độ ngọt của đường lactose sữa mẹ kém hơn sữa ăn dặm). 80- 90 % chó sơ sinh chết yểu do không bú đủ sữa đầu của mẹ.

Hai tuần đầu nếu có trục trặc vì chó mẹ mất sữa hoặc đàn con quá đông thì biện pháp tách đàn hoặc tìm chó "vú em" là biện pháp tốt nhất thay thế "ăn dặm". Khái niệm "ăn dặm" và "tập cho chó ăn" vào 21 ngày tuổi nên hiểu là giống nhau.

5. Các nguy cơ gây chết yểu chó sơ sinh là gì ?

Do chất lượng chó mẹ :

Chó mẹ phối giống ngay lần động dục đầu tiên , cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, chó mẹ vụng nuôi chăm con. Chó mẹ ốm yếu, đặc biệt khi mang thai hoặc mắc các bệnh mạn tính như : Ghẻ demodex ( xà mâu ), viêm da lở loét, viêm, u tử cung...Chó mẹ tuổi cao trên 6 năm. Chó mẹ có vấn đề về gien: lai đồng huyết, cận huyết. Chăm sóc kém trong kỳ mang thai.

Đẻ quá nhiều con : Các giống chó nhỏ như chihuahua, phốc sóc...số lượng con 3-4/đàn, các giống chó to GSD, GD, Rottweiler... 6 - 8 con / đàn. Vượt quá số con trên, trọng lượng chó sơ sinh quá nhỏ so với bình thường là bất lợi cho sức khỏe của cả đàn con.
Do điều kiện chăm sóc của chủ chó trước và sau khi đẻ không hợp lý.Sức khỏe chó con yếu, bị nhiễm giun tròn nặng qua bào thai. Cho ăn dặm quá sớm...



Xã hội hóa là 1 quá trình xuyên suốt cuộc đời chú chú chó. Đây là 1 quá trình phải được thực hiện tù khi bạn đón chó con về cho tới khi 6 tháng tuổi. Theo nghĩa đen, thì xã hội hóa là giúp chú chó của bạn sống thật hòa đồng với xung quanh, xã hội hóa chú chó của bạn có nghĩa là hãy dành thời gian cho nó, chăm sóc và quan tâm tới nó, giới thiệu nó với mọi người xung quanh. Hãy yêu quý, gọi nó 1 cách thân mật với cái tên mình đã chọn. Hãy hướng dẫn trẻ em trong nhà cách yêu quý và chăm sóc chúng.

Xã hội hóa chúng với các con chó khác là rất quan trong nhưng điều đó cũng không có nghĩa là chúng được phép chạy thoải mái bên nhà hàng xóm. Hãy giới thiệu chúng với những chú chó mà bạn biết, những chú chó không nguy hiểm và vào thời điểm thích hợp.
Dưới đây là 1 số cách bạn có thể làm:
+ Cho chúng tới lớp huấn luyện
+ Đến chơi những chú chó đáng yêu khác
+ Đưa chúng đi theo bạn trong những ngày đẹp trời. ( luôn nhớ rằng, không bao giờ bỏ chúng ngoài xe 1 mình trong thời tiết nóng, điều này có thể khiến chúng không thở được).
+ Giới thiệu chúng với những người khách của bạn.


Xã hội hóa không có nghĩa là luôn ép chúng ở trong tình trạng sợ hãi. 1 số điều bạn nên nhớ trong đầu:
+ Những thứ mà chúng được học sớm sẽ mãi theo chúng suốt cuộc đời.
+ Trong khoảng từ 1 tháng tới 3 tháng tuổi, chúng sẽ có hầu như những cảm giác, sự vận động và khả năng làm việc.
+ Hãy dành nhiều tình cảm cho chúng
+ 1 ít huấn luyện trong lúc chơi và chơi trong lúc huấn luyện. Hãy để việc huấn luyện luôn vui vẻ.
+ 1 khi BSTY bảo nó có thể tiếp xúc với bên ngoài, bạn hãy giới thiệu chúng với thế giới xung quanh. Hãy cho chúng sự động viên, giúp đỡ khi chúng bắt đầu khám phá thế giới xung quanh.


Chải lông:

Chải lông hàng ngày giúp chúng trở nên bình tĩnh hơn, có những hành động tốt hơn, thêm thời gian thân thiện với chúng. Trong thời gian đầu, có thể chúng không thích, hoặc không cần, nhưng bạn hãy vẫn chải lông hàng ngày cho chúng.

Chăm sóc bàn chân, tai mũi miệng:

Khi chúng trở nên mệt mỏi, hãy để ý kỹ bàn chân, tai, mũi và vạch miệng chúng ra kiểm tra. Bạn có thể dùng tay mát sa lợi cho chúng, việc này sẽ giúp bạn chăm sóc răng lợi cho chúng sau này 1 cách dễ dàng. Hãy khen, nịnh chúng khi chúng cho bạn chăm sóc.

Cho ăn:

Đây là 1 quá trình quan trong trong việc xã hội hóa chúng. Hãy tạo cho chúng 1 thói quen là lúc cho ăn là lúc hạnh phúc bằng cách khen chúng như chúng rất ngoan và đặt bát thức ăn xuống sàn. Bạn có thể vừa đặt bát xuống rồi gọi chúng lại, đây cũng là 1 cách đơn giản cho việc huấn luyện chúng cháy lại chỗ bạn

1 điều nên ghi nhớ là hãy khen và thưởng cho chúng khi chúng làm đúng ý bạn.





6 TRƯỜNG HỢP BẤT THƯỜNG CẦN CẢNH GIÁC Ở CHS


Trường  hợp 1: Tinh thần oể oải,thân thể suy nhược vận động chậm chạp,đuôi khi vẫy bị run rẩy hoặc ko vẫy được.thõng xuống,mặt chó trông mệt mỏi.

Trường  hợp 2: Mũi chó khô nhưng hay bị chảy nước .Đó là triệu chứng sốt.Nhưng khi ngủ mũi chó có thể khô,đó lại là triệu chứng bình thường,không cần lo lắng.

Trường hợp 3: Phân không bình thường,lúc lỏng như nước loãng,lúc rắn trông như cục đá.Chó khỏe mạnh một ngày đi vệ sinh thường là 2 lần.Phân Thường có mảu đen hoặc vàng nâu,không bị lỏng hoặc cứng.

TRường hợp 4: Ăn uống không bình thường ,giảm sút.Nếu chó ăn đồ ăn bẩn hoặc đồ khó tiêu hóa thì sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày gây nên biếng ăn,nôn mửa.

Trường hợp 5: Sợ ánh sáng,nhiều gỉ mắt.Đó là bị tụ máu ở giác mạc.

Trường hợp 6: Nhiệt độ thận chó tăng cao.Nhiệt độ cơ thể chó thường là 38.5,buổi sáng  mới dậy nhiệt độ là 38,buổi trưa tăng cao 1 chút là 39.quá 39 độ là bất bình thường.

Ngoài ra chó còn ho,tiểu tiện khó khăn,loét tai,thương xuyên cọ mông xuống đất.Đều là dấu hiệu bệnh tật cần chú ý



Có nên nuôi chó trong nhà

Nuôi chó cảnh
Phương pháp nuôi chó husky
Phương pháp nuôi chó phốc
Phương pháp nuôi chó cảnh
Kinh nghiệm nuôi chó lấy thịt hiệu quả cao
Kinh nghiệm nuôi chó sơ sinh

(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý