Nếu bạn đã từng yêu sản phẩm da cũ xưa nhưng lại có mùi như mùi khói, bạn sẽ cần phải khử mùi này. Đầu tiên cần làm sạch sản phẩm. Nếu sau khi làm sạch, sản phẩm vẫn hôi mùi thì cần áp dụng những phương pháp sau:
CÁCH KHỬ MÙI HÔI CỦA TÚI DA
Chai xịt khử mùi.
Nếu sản phẩm có lót vải bên trong, xịt khử mùi sẽ là giải pháp đầu tiên. Nó sẽ giúp khử đi tất cả mùi khó chịu của lớp vải trong. Về phần bề mặt da của sản phẩm, bạn cũng có thể xịt khử mùi ở dạng phun sương nhẹ mặc dù các hãng khuyến cáo không nên dùng trên da do khả năng làm biến màu hoặc mất màu nhuộm của da.
Cần thử nghiệm ở 1 miếng nhỏ của sản phẩm trước khi áp dụng cho toàn bộ sản phẩm. Nếu vùng thử nghiệm cho thấy không có sự tổn hại nào, bạn hãy khử mùi toàn bộ bên trong và bên ngoài sản phẩm rồi để khô.
Bột nở làm bánh
Bột nở làm bánh có thể sử dụng để nhẹ nhàng loại bỏ mùi hôi của da, dù thế, bạn vẫn phải thử ở những chỗ da khuất đề phòng da bị hư hỏng nặng.
Bột khô; Bỏ sản phẩm vô 1 túi giấy hoặc túi vải mỏng rồi đặt vào hộp bột nở 24 tiếng. Bạn cũng có thể bỏ 1 ít bột vào túi vải mỏng hay vớ rồi đặt vào các ngăn bên trong của sản phẩm.
Hoặc pha 1 muỗng bột nở với 1 lít nước ấm và lau toàn bộ sản phẩm da. Để khô tự nhiên.
Giấm
Pha loãng giấm với nước ấm, nhúng vải sạch vào vắt khô và lau toàn bộ sản phẩm. Để khô tự nhiên.
Nên sử dụng giấm trắng. Nếu sử dụng giấm có màu sẽ làm sản phẩm bị ố vàng.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
MẸO GIỮ GIÀY DA LUÔN MỚI
Bạn hãy thử cách sau để đôi bạn luôn bền đẹp và như ý nha!
- Trong vỏ chuối có chất danning, nếu ta dùng để lau vết bẩn dầu trên giày da (hoặc túi da, ví da) thì vết bẩn không những sạch mà bề mặt da còn sạch sẽ như mới.
- Sữa bò sau khi uống còn thừa hoặc để lâu đã hỏng, ta không nên vứt bỏ, mà có thể dùng để lau giày và các đồ da khác sẽ có tác dụng giúp cho da giày không bị khô nứt.
- Khi đánh giày, ta có thể trộn vào chỗ si cần đánh vài giọt giấm ăn, da giày sẽ sáng bóng và không dễ bám bụi bẩn.
- Ta có thể dùng tất da chân hoặc tất ni lông cũ lồng vào bản chải đánh giày, sau đó thấm vào si để đánh giày, như vậy giày sẽ sáng và rất bóng.
- Giày da màu sáng rất dễ bị dây bẩn vì vậy khi lau, đánh giày, trước tiên ta nên dùng nước chanh lau bề mặt giày, rồi dùng xi để đánh, hoặc dùng thuốc đánh răng chải lên trên, giày sẽ sáng bóng như mới.
- Giày da màu trắng khi bị bẩn, trước tiên ta dùng giấm ăn để lau, sau đó dùng khăn vải khô lau sạch, rồi dùng xi trắng đánh lên trên, hiệu quả sẽ tốt hơn nếu đánh giày bằng xi ngay.
- Sau khi giày trắng đã được lau sạch và bôi lên lớp dầu bóng, ta có thể dùng giấy nến để đánh, cuối cùng dùng khăn giấy ẩm lau sạch những chấm bẩn còn lại trên giày, như vậy giày sẽ giữ sạch được lâu.
BÍ QUYẾT ĐỂ GIÀY DA LUÔN MỚI CỨNG
Đôi khi, dù bạn rất thích đôi giày mới mua, nhưng lại chần chừ không dám xỏ chân. Lý do duy nhất là vì chúng khiến đôi chân bị đau và ê nhức suốt cả buổi. Điều này thường xảy ra với những đôi giày có đế cứng.
Để không gặp phiền toái với những đôi giày yêu thích, hãy tham khảo những thông tin dưới đây.
Đây sẽ là điều đầu tiên bạn cần biết nếu muốn "trị" đôi giày mới. Cho dù loại da bạn dùng có tốt đến đâu thì chúng vẫn bị cứng khi "mới ra lò".
Phải mất một thời gian, thì phần mặt trên của giày mới giãn nở, ôm vừa theo kích thước chân bạn. Và trong khoảng thời gian đấy, chắc chắn bạn sẽ phải chịu đau đớn. Những đôi giày mới ép đôi chân của bạn vào một cái "khuôn" không quen thuộc, khiến xương và các dây chằng phải chịu một áp lực.
Bạn có thể đặt câu hỏi rằng khi thử tại cửa hàng, bạn cảm thấy chúng rất thoải mái? Đó là vì bạn chỉ xỏ chân vào trong một thời gian ngắn. Thông thường, bạn sẽ phải mang giày trong khoảng thời gian ít nhất là vài tiếng, chứ không phải chỉ khoảng 10 phút như khi đi mua đồ. Phải mất khoảng thời gian một tháng (nếu bạn đi hàng ngày), đôi giày mới "bai" theo hình dáng đôi chân và giúp chân không phải chịu áp lực nữa.
Với những lưu ý dưới đây, bạn có thể tránh được sự đau đớn không đáng có này.
Nên mua sớm trước khi thực sự cần diện chúng
Đây không phải là một vấn đề quá lớn với phụ nữ, chúng ta thường mua giày theo cảm hứng và hầu như không theo dịp nào cả. Tuy nhiên, bạn không nên diện ngay đôi giày mới mua.
Để giày giãn dần ra mỗi ngày
Với giày mới, chỉ nên xỏ chân vào khoảng 10 phút mỗi ngày. Sau đó, bạn có thể tăng dần thời gian cho đến khi cảm thấy đôi chân của mình được dễ chịu ít nhất một tiếng.
Đi giày trong nhà
Đây sẽ là cách để tiết kiệm thời gian nếu như bạn muốn sớm diện chúng ra đường. Hãy xỏ chân vào đôi giày và đi vòng quanh nhà khi rảnh rỗi (nhưng nhớ để ý đến nguyên tắc 10 phút).
Mang giày khi đang ngồi trong văn phòng
Khi ngồi, đôi giày "mới cứng" sẽ không tạo áp lực lên chân bạn. Cách này cũng giúp đôi giày của bạn "bai" nhanh hơn mà không tạo áp lực lên chân.
Đánh giày
Cho dù bề mặt vẫn còn bóng và mới, nhưng bạn vẫn nên đánh đánh giày sau mỗi lần đi ra khỏi nhà bởi việc này sẽ giúp phần da thích nghi với chân nhanh hơn.
Dùng khuôn lót giày (shoes trees)
Hãy mua một đôi shoes trees có chất lượng tốt đặt vào trong giày khi không dùng đến. Điều này luôn đúng, ngay cả đối với nhưng đôi giày cũ.
Mang theo băng cá nhân
Trong trường hợp bất khả kháng, buộc phải mang giày mới, hãy phòng thân một vài chiếc băng vết thương cá nhân. Chúng sẽ giúp bạn thấy dễ chịu hơn.
Những hiểu nhầm trong cách làm mềm giày
Dưới đây là những ý tưởng tồi nhưng lại khá phổ biến trên internet.
-Nhúng giày vào nước hoặc cồn IPA (còn gọi là rubbing alcohol, một loại dung môi cho sơn và mực in): Điều này sẽ khiến đôi giày của bạn mất đi lượng dầu tự nhiên trên bề mặt và trở nên khô, dễ vỡ. Ngoài ra, bạn có thể tưởng tượng ra rằng đôi giày trông sẽ thảm hại thế nào khi sũng nước không?
- Dùng búa gõ vào phía sau giày: Cách này chỉ khiến đôi giày của bạn trở nên xấu xí và biến dạng mà thôi.
Đi giày da lộn làm bận trông trẻ trung và phong cách hơn. Tuy nhiên, giày da lộn rất dễ bị dính bẩn. Sau đây, vệ sinh công nghiệp Thành Hưng gửi các bạn một vài cách làm sạch vết bẩn khi đi giày da lộn
Khi giày của bạn dính bùn, chờ đợi cho đến khi khô bùn, dùng bàn chải mềm để loại bỏ nhẹ nhàng các lớp bùn khô còn bám lại trên giày da lộn. Khi chải nên đi theo một hướng nhất định, chú ý tới cả các vết bẩn bị mắc kẹt trong từng chi tiết.
Khi giày da lộn của bạn bị dích nước, hãy dùng miếng giấy mềm để thấm nước, cuốn 2-3 vòng phủ toàn đôi giày. Bạn để giày ở nơi có ánh sáng và thoáng. Ngoài lớp bọc giày bạn chèn thêm một lớp xốp bên trong để khi giày khô sẽ không bị biến dạng. Nên để giày khô qua đêm sau đó nhẹ nhàng chải lại để khôi phục lại kết cấu.
Nếu giày của bạn dính nhiều dầu mỡ tức là đôi giày của bạn đang ở trong tình trạng nguy hiểm rồi. Cách tốt nhất lúc này là dùng một bàn chải cứng chà đi chà lại để lớp da lộn bong lên lớp mới sẽ thay thế lớp cũ. Sau đó mà giày của bạn vẫn để lại vết ố thì bạn rửa đôi giày với một ít nước rửa bát pha với cồn và một bàn chải cứng sau đó để nơi khô và thoáng mát. Nếu đôi giày vẫn ố thì cũng có thể là thời gian để nói lời tạm biệt với đôi giày dơ bẩn của bạn.
Một số điều tránh khi sử dụng giày da lộn
- Không nên đi giày da lộn khi ngoài trời mưa lớn.
- Không sử dụng báo lót khi giày bị ướt vì chữ in trên báo có thể sẽ in lên giày của bạn.
- Không sử dụng nguồn nhiệt mạnh khi giày ướt vì sẽ làm cho giày bị biến dạng
- Không nên giữ giày trong túi nhựa hoặc hộp kín gió và tránh độ ẩm vì có thể làm cho giày bị mốc, ánh sáng mặt trời và độ nóng có thể làm cho màu giày da lộn bị đổi màu.
Khi không sử dụng
- cách bảo quản tốt nhất là bọc giày trong khăn giấy và đặt trong một chiếc hộp thoáng khí.
- Điều đầu tiên mà bạn cần phải nhớ là đừng bao giờ để những vật dụng bằng da sát nền nhà, mặc dù nền nhà bạn có lát gạch hay tráng xi măng. Hơi đất sẽ làm cho da chóng hư và nhất là vào mùa mưa, khí ẩm sẽ làm cho da mốc meo.
- Không nên dùng đồ da khi trời ẩm ướt, trời mưa, hoặc khi bạn có quá nhiều mồ hôi. Những chất này sẽ làm da nhanh bị cứng. Nếu da bị ẩm ướt, thì không nên dùng máy sấy để sấy vì sẽ khiến da dễ bị khô, nứt, nên để da khô tự nhiên ở nơi thoáng gió. Mỗi mùa, đồ da nên được làm mềm vài lần, đặc biệt ở những vùng có khí hậu nắng, ẩm. Khi dùng chất đánh bóng, cần chú ý màu xi phải phù hợp với màu sản phẩm, và cẩn thận kẻo chúng có thể làm hỏng màu da tự nhiên.
Cách đánh bóng vật dụng bằng da
- Bạn dùng một miếng nỉ mềm có tẩm sữa tươi chà mạnh lên mặt da. Bạn nhớ chà mạnh tay và chà thật đều theo lối xoay tròn. Sau đó, lấy vải khô lau sạch, các vật dụng sẽ
mới và bóng ngay.
- Bạn lọc lấy lòng trắng trứng gà, đánh nó tới ra tuyết. Sau đó nếu bạn có ví da, túi bằng da dùng lâu ngày bị khô cứng, hãy dùng lòng trắng trứng nói trên thấm vào một miếng vải sạch đánh mạnh lên ví, túi da. Sau đó, chùi kỹ bằng khăn sạch khác. Cam đoan các đồ dùng ấy sẽ mềm mại và bóng lẩy như khi mới mua về vậy.
Khi tẩy cần chú ý
- Khi tẩy, bạn nên bắt đầu bằng một mảng nhỏ, ở chỗ khó thấy để thử nghiệm. Sau vài phút, nếu không thấy có vết đổi màu thì hãy tiếp tục. Nên dùng vải ẩm hoặc bàn chải nhỏ. Nếu da bị mốc, bạn hòa cồn với nước, dùng miếng vải nhúng vào dung dịch này rồi tẩy. Nếu vết mốc quá "cứng đầu", bạn có thể dùng xà phòng bánh và nước, sau đó dùng khăn nhúng nước để tẩy đi phần xà phòng còn bám trên da, sau đó để da tự khô.
Cất giữ lâu ngày
- Một món đồ da, khi cất giữ lâu ngày không dùng đến, bạn nên cất ở nơi khô, thoáng, mát. Không để đồ da vào túi nilong , hộp quá kín. Nơi cất đồ da bạn nên để thêm một ít hạt hút ẩm và để .
- Cách giữ đồ da không khô cứng : Đồ da bị nước mưa thấm, thường khô cứng lại. Bạn nên lấy nửa củ khoai tây chà xát thật mạnh, thật kỹ trên túi xách Xong, bạn đánh bóng lại bằng xi, đồ da sẽ hết khô cứng.
Cách làm mất vết mốc trên da
- Nếu đồ dùng bằng da của bạn bị mốc, bạn có thể làm mất vết mốc đi bằng cách lấy giẻ sạch tẩm dầu thông mà chùi đi. Tuy nhiên, nếu dấu mốc ăn sâu vào trong da, chùi không sạch, bạn phải như sau :
- Bạn dùng giấy nhám, thứ thật nhuyễn đánh lên vết mốc cho sạch. Đánh xong, phải tô chỗ da bị đánh giấy nhám cho đồng màu với da xung quanh. Sau cùng, bạn dùng sáp đánh giày đánh lại cho bóng.
Cách làm mất vết mỡ trên da
- Đầu tiên, bạn phải dùng bông gòn tẩm Benzine chùi lên vết dầu mở. Da chỗ ấy sẽ lợt đi, không còn tiệp với màu da chung nữa, bạn phải đánh bóng bằng sáp cùng màu với da.
Bảo quản túi xách
- Cứ khoảng 1-2 lần mỗi năm, hãy làm mới túi da của bạn bằng xi đánh giày không màu.
- Để sửa chữa, đừng mang đến hàng sửa giày hay giặt khô, có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa túi chuyên nghiệp.
- Đừng cất túi da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da. Nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào túi để giữ hình dáng. Đặt túi trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối và để dựng đứng.
- Khi cất túi da lâu ngày, bạn nên nhồi giấy báo vào bên trong, vừa có tác dụng hút ẩm, vừa giữ nguyên hình dáng giúp chúng không bị gãy, nứt bề mặt.
(ST)