Một nghiên cứu về stress của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên Cứu ở Stockholm, Thụy Điển cho biết, những người thường xuyên kìm nén cơn giận dẫn đến ức chế và gây ra stress sẽ có nguy cơ bị bệnh tim đồng thời cũng có tỉ lệ hay xảy ra những cơn đột quỵ gấp đôi người bình thường.
CÁCH GIẢI TỎA BỰC TỨC
Muốn giải tỏa bực tức cũng cần phải học cách
Nếu không giải tỏa thì teen sẽ phải đối diện với điều gì nhỉ?
Ngoài ra, việc kìm nén cơn giận còn gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, khiến chúng mình phải làm quen với anh chàng đau dạ dày thường xuyên hơn.
Chính vì vậy, đừng ngại tìm cách giải tỏa khi bạn đang bốc hỏa nhé! Chỉ cần tìm đúng nơi, đúng đối tượng, đúng cách thức thì mọi chuyện sẽ ổn thôi mà!
Viết thư … cho cục tức
Giấu nhẹm nỗi bực tức trong lòng sẽ càng khiến bạn phát hỏa vì “nóng trong người”. Vậy nên, thay vì tức giận âm thầm, hãy viết mọi thứ vào một tờ giấy, đầy đủ chi tiết từ A-Z. Viết càng dài, càng chi tiết càng tốt. Sau đó đốt, xé bỏ hoặc vứt vào thùng rác… Cục tức của bạn sẽ theo đó mà biến mất ngay tắp lự.
Kể với đứa bạn thân
Sầu khổ một mình là hạ sách. Mỗi khi có chuyện buồn, hãy tìm tới bạn thân của mình để buôn chuyện, quạt mát cho “hạ hỏa”. Những ý kiến vô cùng khách quan và sáng suốt của “người ngoài cuộc” sẽ rất có ích cho bạn đó.
Hét lên thật to
Chạy tới một khu thoáng, rộng hoặc đơn giản hơn, hãy đóng chặt cửa phòng, bật một đĩa nhạc Rock cực mạnh, vặn volume max. Sau đó, hãy hét lên tất cả những điều khiến bạn cảm thấy cáu giận. Cách này sẽ đạt được hiệu quả ngay tức thì, cơn nóng giận sẽ nhanh chóng biến mất thôi.
“Đấm đá” túi bụi
Bạn đang buồn phiền ư? Hãy ra một trung tâm giải trí gần nhất. Mua một nắm điện tử xèng và chơi trò đấm tính điểm. Còn chần chừ gì nữa, đấm thật mạnh vào nhé. Một là xem bạn khỏe đến đâu. Hai là đấm nát mọi thứ củ chuối làm bạn bực mình. Cam đoan rằng, sau khi đấm đá mệt nhoài như thế, bạn sẽ chỉ nghĩ về những điều tốt đẹp thôi
Khóc một chút …cũng tốt
Hãy khóc nếu bạn muốn, đừng cố kìm nén nước mắt của mình vì điều này sẽ chẳng khiến bạn vui vẻ hơn đâu. Chui vào phòng và nức nở một lúc, bạn sẽ thấy mọi chuyện tươi sáng hơn phải không nào? Khóc chính là cách để bộ nhớ của bạn dọn dẹp nhà cửa và cho tất cả những chuyện không vui vào…toa lét.
Đừng quan tâm tới nó
Mặc kệ mức độ kinh khủng của vấn đề. Đằng nào thì bạn cũng chẳng thể vượt qua rắc rối này ngay lập tức mà, đúng không? Thế thì cách tốt nhất là đừng làm câu chuyện nghiêm trọng hơn. Hãy tống nó ra khỏi đầu và bịt tai lại, làm một việc khác có ý nghĩa hơn như: đọc 1 cuốn sách, xem bộ phim mà bạn thích…Một lát sau, bạn đã quên béng chuyện buồn rồi phải không nào?
Chơi thể thao
“Endorphin” – là một loại thần dược giúp dọn dẹp cả stress lần buồn phiền. Thê nhưng, bạn không thể uống những viên “endorphin” bởi vì nó chỉ có trong đầu bạn mà thôi. Làm sao để lôi nó ra bây giờ nhỉ? Hãy xỏ giày và chạy hoặc lấy vợt làm vài ván cầu lông, đá bóng cũng là một cách hay để biến stress từ to hóa nhỏ, từ nhỏ hóa không có gì.
Viết nhật ký – vũ khí truyền thống
Người bạn thân nhất là người hiểu ta nhất…đó là những lời ca ngợi dành cho nhật ký. Nhưng bạn có biết rằng, các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng: Nếu nhìn những dòng chữ đen trên trang giấy trắng, đầu óc bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Thế thì, từ bây giờ hãy viết nhật ký bằng mực đen teen nhé!
Ôm một ai đó
Ôm mẹ, em bé, cún cưng hoặc thú bông là biện pháp tâm lý hữu hiệu vô cùng. Khi bạn gặp chuyện bực tức, khó chịu, bạn sẽ thấy cô đơn vì nghĩ chẳng ai quan tâm đến mình (dù sự thực chẳng phải như vậy). Hãy ôm một ai đó, vì sự âu yếm sẽ khiến bạn thấy rằng: Mọi người vẫn quan tâm tới mình nhiều lắm.
Cười to lên nào
Bạn càng nghĩ ngợi nhiều, mọi thứ sẽ càng rối như mớ bòng bong. Tốt nhất hãy về nhà xem những bộ phim hài hoặc mở mục truyện cười ra đọc. Nụ cười là liều thuốc bổ tinh thần có thể chữa bách bệnh. Tại sao bạn không thử nở một nụ cười nhỉ? Mọi lo lắng, muộn phiền
Rà soát
Khi chồng chọn giải pháp "thoát thân" thì bạn cũng cần tĩnh tâm, suy nghĩ về những vấn đề làm mình buồn, làm thế nào để đẩy chúng ra khỏi đầu, tìm kiếm sự minh mẫn cho những hành động tiếp theo sáng suốt và đúng đắn nhất. Bạn hãy tổng hợp tất cả ra một tờ giấy trắng, sau đó, chọn những điều không thực sự đáng buồn, thì gạch bỏ và đừng quên vạch ra ô giải pháp để giải quyết vướng mắc của bạn với chồng.
Sẻ chia
Hãy tìm đến một người bạn, người thân để kể tất cả những gì bạn đang bức xúc, giãi bày cho người đó nghe. Chắc chắn khi ấy, nỗi buồn sẽ vơi đi rất nhiều và bạn sẽ nhận được những lời động viên, an ủi từ người bạn thân dù đôi khi, người đối diện chỉ ngồi yên và lắng nghe bạn nói...
Hãy biết tận dụng triệt để thế giới giải trí qua công nghệ hiện đại. Nếu bạn cóblog thì cứ mạnh dạn mang nỗi buồn lên blog để mọi người cùng hiểu và comment chia sẻ. Tuy là thế giới ảo nhưng cũng an ủi bạn rất nhiều.
Hành động
Có những kế hoạch từ lâu được lưu lại trong cuốn sổ mà bạn chưa có thời gian thực hiện, có thể là các hoạt động xã hội, tham gia công tác từ thiện, sinh hoạt cộng đồng... Hãy liên hệ với bạn bè và cùng họ thảo luận, cùng tham gia hành trình với họ.
Bạn cũng có thể đặt lịch với các spa, salon beauty để làm đẹp bằng những bài thuốc thư giãn, những bản nhạc du dương giúp bạn giảm strees. Tâm trạng vui vẻ sẽ giúp cho bạn nghĩ ra được nhiều giải pháp sáng suốt hơn trong vấn đề tình cảm.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
8 cách giải tỏa stress
Đếm từ 1 đến 10, hít thở thật sâu hoặc cười thật to... giúp bạn giải tỏa cảm xúc bực bội, buồn rầu, chán nản.
Đó là lời khuyên của các chuyên gia tâm lý trên trang Foxnews. Một ngày nào đó bạn cảm thấy căng thẳng vì thiếu ngủ, công việc quá tải, dường như không còn kiểm soát được cảm xúc của mình. Thay vì "bó tay" để bản thân bị trầm cảm, bạn hãy học cách đối diện với cảm xúc tiêu cực để tìm cách giải tỏa bằng những động thái tích cực sau:
1. Biểu lộ cảm xúc
Khi còn nhỏ, bạn thường được dạy rằng có một số hành vi không thể chấp nhận được như con trai không được nói nhiều, con gái lớn không được khóc... Tuy nhiên hãy nghĩ thoáng hơn một chút, rằng cảm xúc chỉ là những phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể, nên nếu cần thì biểu hiện nó ra. Buồn thì cứ khóc, vui thì cười, hoặc chia sẻ mọi chuyện với bạn thân, đừng để cảm xúc dồn nén quá.
Ảnh minh họa: Foxnews.
Nhà giáo dục Jude Bijou, chuyên về vật lý trị liệu gia đình, tác giả của quyển sách "Attitude Reconstruction: A Blueprint for Building a Better Life", cho rằng tất cả cảm xúc tiêu cực của con người bắt nguồn từ 3 loại cảm xúc cơ bản đó là tức giận, buồn bã và sợ hãi. Việc thể hiện chúng ra bên ngoài là điều bình thường, nó giúp ta giải tỏa cảm xúc và nhanh chóng thoát khỏi tình trạng tồi tệ hiện tại.
2. Có kế hoạch đối phó trước
Cơn giận dữ, khủng hoảng, sự ganh tị, ẩu đả giữa anh chị em trong nhà là điều không thể tránh khỏi. Song nếu bạn có sự chuẩn bị và lên kế hoạch trước, bạn sẽ bình tĩnh và có nhiều điều kiện hơn để xử lý các tình huống khó khăn đó. Nicole Knepper, một chuyên viên tư vấn lâm sàng khuyên những lúc như thế, mọi người nên tìm đến một nơi yên tĩnh hoặc đi dạo công viên sẽ giúp bạn bình tâm và dần giải tỏa cơn giận dữ.
3. Điều chỉnh sự kỳ vọng
Nếu bạn đang cố gắng trở thành người mẹ hoàn hảo và làm theo tất cả những lời khuyên của mọi người thì bạn rất dễ bị thất vọng. Thay vì như thế, hãy đánh giá lại những lời khuyên ấy và làm những gì mà bạn cảm thấy thực tế có lợi cho gia đình. Như thế bạn sẽ cảm thấy dễ thở và hài lòng với những gì mình đang có hơn.
4. Khi thấy áp lực, hãy tìm cách thoát khỏi nơi đó
Việc chăm sóc con cái khiến bạn cảm thấy bực bội, đau đầu? Lời khuyên cho bạn là hãy để chúng ngủ, hoặc làm bất kỳ những gì chúng thích trong vòng 20 phút. Trong thời gian đó bạn đi sang phòng khác, đi tắm, gọi điện cho một người bạn hoặc ngồi đọc một quyển tạp chí vui vẻ. Hãy làm bất kỳ điều gì giúp bạn cảm thấy thoải mái, an lòng, từ đó suy nghĩ tích cực sẽ đến.
5. Hãy cười lên
Theo một nghiên cứu gần đây của trường đại học Oxford, dù bạn đang buồn rười rượi, chỉ cần cố gắng nở một nụ cười sẽ giúp thúc đẩy tâm trạng tích cực, giải phóng endorphins, thậm chí trong một số trường hợp, nó có thể giúp giảm đau.
6. Đếm số
Đếm từ 1 đến 10 và hít thở thật sâu là cách hiệu quả để giải tỏa những cảm xúc. Hãy nhớ rằng việc giải phóng năng lượng ra ngoài cơ thể là điều tự nhiên, từ đó giúp giải phóng cảm xúc tiêu cực kìm nén trong người bạn.
Một số cách khác: Khi tức giận, bạn có thể dùng tay đẩy mạnh cánh cửa, dậm chân xuống sàn, đấm tay xuống đệm hoặc quát “Ư...” một tiếng. Còn khi buồn, bạn cứ khóc. Khi sợ hãi, thay vì co rúm, hãy lắc lư và hoạt động để phá vỡ cảm giác sợ sệt. Nếu bạn ngại có người nhìn thấy cảnh ấy thì hãy đi vào một phòng khác, hoặc giải thích rằng bạn đang cảm thấy mệt mỏi, cần thư giãn và bạn sẽ sớm vượt qua. Nên nhớ đừng kéo dài những việc đó nếu bạn không muốn người khác khó chịu về mình.
7. Học cách chấp nhận
Bạn cảm thấy bực bội về hành động nào đó của lũ trẻ trong nhà? Lúc này thật bạn cảm thấy thật khó kiềm chế cảm xúc. Nhưng nếu bạn biết học cách chấp nhận hành vi của con cái, xem nó là hành động tinh nghịch, trước đây mình đã từng làm thế thì bạn sẽ thoải mái hơn và dễ dàng đối thoại với con cái để chúng làm theo ý mình. Thay vì nói "Con phải làm theo cách khác” thì hãy nói “Đây là cách mà con của chúng ta đã làm”. Bằng cách này, bạn đã thiết lập lại suy nghĩ của mình từ thái độ chờ đợi sự thay đổi thành thái độ chấp nhận, sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
8. Hãy nhờ giúp đỡ
28% các bà mẹ làm việc nội trợ và 17% các bà mẹ đi làm cho rằng họ đang chán nản vì phải làm nhiều việc một mình, theo kết quả khảo sát của Gallup Heathways Well-Being Index. Về điểm này, các chuyên gia tâm lý khuyên, nếu bạn cảm thấy quá tải công việc, đừng ngại nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình hoặc bạn bè, đồng nghiệp. Đôi khi sự giúp đỡ ấy chỉ đơn thuần là một lời tư vấn sáng suốt giúp bạn thoát khỏi tình trạng tồi tệ hiện tại.
Lời khuyên khi cơ giận dữ đến
Quắc mắt, nói những lời cay nghiệt, đập phá mọi thứ, đóng sầm cửa, khóc như mưa,… tất cả những hành động giận dữ đó đều không nên có ở chỗ làm. Vậy khi bạn cáu giận với đồng nghiệp, sếp hay bực tức vì công việc không như ý, bạn phải làm sao?
Ở công sở, chúng ta nên kiềm chế cảm xúc, đừng để nó tự do thể hiện, nó sẽ làm xấu hình ảnh và ảnh hưởng không tốt đến sự nghiệp của bạn. Có 10 cách để "trị" cơn giận, bạn đã biết chưa?
1. Thư giãn để lấy lại bình tĩnh
Trong cuộc họp nội bộ, khi có ai đó đánh giá thấp phong cách quản lý của bạn hay chỉ trích cách làm việc của bạn, đừng vội phản ứng một cách giận dữ. Hãy lấy lại sự bình tĩnh bằng vài phút thư giãn ngoài ban công và một tách trà nóng giúp đầu óc tỉnh táo. Khi đã bình tĩnh, con người ta ăn nói khôn ngoan hơn.
2. Hỏi rõ trước khi phản ứng
Khi gặp điều không ưng ý, đừng vội “đốp” lại ngay. Hãy hỏi lại người nói xem ý họ định nói gì, nhỡ đâu bạn hiểu nhầm ý họ thì sao. Khi bạn đã bình tĩnh hỏi lại, người kia có thể cũng thấy mình hơi quá lời, và nói lại với ý nhẹ nhàng hơn, vậy là mâu thuẫn đã được hóa giải một cách đơn giản.
3. Áp dụng nguyên tắc "10 giây"
Bạn đang "bí bách", bức bối trong lòng và chỉ muốn "xả" hết ra cho hả, hãy áp dụng cách hạ nhiệt bằng cách hít thở sâu và nhẩm đếm từ 1 đến 10. Đếm xong số 10 thì sự minh mẫn cũng quay trở lại.
4. Chia sẻ
Bí mật của các cơn giận là phải được trút ra mới hả. Vậy, thay vì trút ra những lời nóng giận với "đối thủ", bạn hãy tâm sự, kể lể với người đồng nghiệp thân. Như vậy, bạn vừa tránh được một cuộc cãi vã không đáng có, vừa nhận được những lời khuyên tốt từ đồng nghiệp.
5. Tìm niềm vui trong công việc
Đừng làm xấu hình ảnh của mình bằng cách đấm bàn, đá ghế, hò hét loạn xạ hoặc hầm hập như một quả bom. Nên nhớ bạn đang ở trong một môi trường tập thể với những mối quan hệ phức tạp. Hãy quay trở lại với công việc, biết đâu, những cuốn hút chuyên môn sẽ giúp bạn quên đi cơn nóng.
6. Nhận dạng vấn đề
Hãy cảnh giác, có thể người ta biết rằng bạn nóng tính, nên tìm cách chọc tức để làm hỏng hình ảnh của bạn. Đừng mắc bẫy nhé. Nếu họ thích vặn vẹo bạn trong cuộc họp, hãy lường trước mọi câu trả lời và cho họ thấy rằng bạn chẳng "ngán" ai cả. Xác định được vấn đề và tìm hướng giải quyết chính là chìa khóa để hóa giải cơn giận
7. Đừng tự gây họa
Bạn biết cô đồng nghiệp ngồi cạnh không thích bị làm phiền, sao còn cứ mượn đồ của cô ấy, khiến cô ấy nổi cáu và nói những câu không hay, làm bạn bực mình? Bạn biết anh chàng kia không biết đùa, ai động trêu tí là la ó, vậy sao bạn còn thích chọc ngoáy anh ta? Bạn đã biết cô nàng kế toán của công ty hay soi mói, chỉ trích, vậy thì hãy tránh xa cô ta ra. Đừng tự gây cho mình những mâu thuẫn.
8. Xem lại mình
Người đồng nghiệp cùng phòng chỉ trích cách làm việc thiếu chuyên nghiệp và dềnh dang của bạn, trước khi định cáu giận với anh ta, hãy xem lại mình, có phải bạn như thế thật không? Nếu anh ta nói đúng thì bạn nên cảm ơn anh ấy đã chỉ cho bạn những điểm yếu của mình.
9. Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói
Bạn vẫn định cho nổ tung cơn giận ra vì nếu cứ yên lặng mãi, bạn sẽ điên mất. Vậy trước khi mở lời, thử nghĩ xem nếu mình nói câu này ra, người nghe sẽ cảm thấy thế nào. Nếu mình phải nghe những câu đó, mình sẽ phản ứng ra sao. Cân nhắc thật kỹ trước khi nói, bởi cái gì đã nói ra không rút lại được đâu.
10. Xin lỗi
Sau khi đã nguôi giận, nếu thấy mình đã làm gì thất thố, bạn nên xin lỗi mọi người xung quanh, những nạn nhân vô tình cũng phải chịu cơn giận của bạn, thậm chí xin lỗi cả người đã làm bạn tức nữa. Phương pháp dĩ hòa vi quý này rất có lợi: thứ nhất, nó khiến "đối thủ" của bạn thấy ngượng ngùng; thứ hai, mọi người sẽ thông cảm với bạn hơn, vì lúc đó bạn đang nóng mà; thứ ba, bạn sẽ suy nghĩ lại và thấy, hành động giận dữ là sai lầm.
Bạn thấy đó, ở công sở, chữ NHẪN vô cùng quan trọng. Biết nín nhịn không phải là nhu nhược, đó chính là cách để bạn thể hiện bản lĩnh và sự mạnh mẽ của mình trước mọi người. Bạn nên nhớ, người ta đã từng đúc kết: "Phải mất nhiều năm để tạo dựng được danh tiếng, nhưng chỉ cần vài giây để hủy hoại tất cả".
(ST)