Trong điều kiện bình thường, stress là một đáp ứng thích nghi về mặt tâm lý, sinh học và tập tính, tạo cho cơ thể một cân bằng mới sau khi chịu những tác động của môi trường xung quanh
CÁCH GIẢI TỎA CẢM XÚC
Hét và khóc một cách… thoải mái
Một ngày nào đó bạn cảm thấy căng thẳng vì thiếu ngủ, công việc quá tải, dường như không còn kiểm soát được cảm xúc của mình. Thay vì "bó tay" để bản thân bị trầm cảm, bạn hãy học cách đối diện với cảm xúc tiêu cực để tìm cách giải tỏa bằng những động thái tích cực sau:
Cách giải tỏa nỗi buồn
Lo âu, muộn phiền dẫn đến căng thẳng là một trong những bệnh kinh niên của con người trong xã hội hiện đại với bộn bề công việc. Liệu bạn đã biết cách để giải tỏa những nỗi lo âu trong lòng và giúp cuộc sống của mình trở nên nhẹ nhàng chưa?
Viết ra giấy
Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng thực ra rất có tác dụng. Hãy thử viết tất cả những mối lo của bạn ra một cuốn sổ hay thậm chí là một tờ ghi chú nhỏ.
Hãy nói ra
Tất cả chúng ta đều có ít nhất vài người bạn thân - những người sẵn sàng chia sẻ cùng bạn mọi buồn vui mà không cắt ngang hay phán xét bạn. Nếu đang băn kho��n về việc gì đó, hãy gọi cho bạn của mình để trò chuyện và giải bày. Những rắc rối được cụ thể hóa bằng ngôn từ sẽ hiệu quả rất nhiều so với đăng một dòng trạng thái lên Facebook. Trong nhiều trường hợp, việc chia sẻ nỗi lo với người khác giúp bạn tìm ra một giải pháp thật đơn giản mà bản thân chưa từng nghĩ đến.
. Đặt vấn đề vào góc nhìn hợp lý
Những nỗi lo lắng như có được thăng tiến trong công việc hay không dường như trở nên nhỏ bé khi bạn biết cách đặt chúng vào bối cảnh lớn hơn trong cuộc đời mình và góc nhìn của thời gian. Đừng so sánh cuộc sống của bạn với người khác - điều đó chỉ làm cho bạn cảm thấy tội lỗi hay xấu xa hơn mà thôi. Hãy nhìn vào mối lo lắng hiện tại trong 5 năm tới.
Tập thể thao
Thay vì ngồi một chỗ gặm nhắm những nỗi phiền muộn trong lòng, tập thể thao một chút sẽ giúp bạn ổn định tinh thần hơn rất nhiều. Chạy bộ, đi dạo trong rừng, tập thể hình hay tham gia một lớp học yoga sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng, xóa tan nỗi lo âu và thư giãn tâm trí.
Hãy năng động
Nếu bạn đang lo lắng, điều tồi tệ nhất bạn có thể làm là ngầu nghiến nó, xem tin tức hoặc thổi bùng ngọn lửa thù hằn trên Facebook. Tắt TV, tắt máy tính, và cố gắng làm một cái gì đó mang tính xây dựng như tập thể dục chẳng hạn.
Sẵn sàng tinh thần cho trường hợp xấu nhất
Vậy điều tồi tệ nhất của vấn đề sẽ như thế nào? Bạn trai của bạn đã trở nên xa cách trong thời gian qua và rất có thể sẽ chia tay bạn. Tốt hơn là hãy mạnh dạn nói lời tạm biệt với chàng trai ấy- người đã không còn yêu bạn nữa. Trong công việc, bạn có thể không được đề xuất thăng tiến nhưng bạn vẫn còn công việc. Bất cứ điều gì bạn lo lắng, hãy thử nghĩ đến trường hợp xấu nhất và tưởng tượng đối phó với điều đó như thế nào. Thực tế thường sẽ không xảy ra tồi tệ đến vậy.
ĐỪNG UỐNG RƯỢU
Những nỗi lo khiến bạn xuống dốc tinh thần nghiêm trọng và cần đến rượu để tạm quên trong cơn say. Thực tế, rượu khiến bạn trầm cảm hơn và làm tồi tệ thêm vấn đề.
Hãy hành động
Cách tốt nhất để giải quyết nỗi lo là đứng lên và hành động. Bắt tay giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn tìm thấy đường đi và ánh sáng để vượt qua chúng. Thậm chí, suy nghĩ về phương thức hành động giải quyết vấn đề cũng giúp bạn cảm thấy tích cực.
Đi xe đạp
Một nghiên cứu của trường Đại học Northwestern (Mỹ) cho biết, đi xe đạp giúp cải thiện tình hình tim mạch của bạn. Đặc biệt, nếu đạp xe trong khoảng 20 phút mỗi lần và tập 4 lần mỗi tuần sẽ giúp tăng lượng hormone tạo cảm giác tốt serotonin và dopamine.
Tập thái cực quyền
Luyện tập thái cực quyền trước khi đi ngủ có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng. Việc hít thở đúng cách giúp tim mạch khỏe mạnh, cung cấp đủ oxy cho não. Ngoài ra, nhiều động tác giúp rèn luyện kỹ năng thăng bằng cũng có lợi cho phần tiền đình trong não của bạn.
Tập trung vào hơi thở và chuyển động nhẹ nhàng, thái cực quyền đưa con người
về trạng thái an tĩnh, xóa bỏ ưu phiền
Bơi lội
Theo nghiên cứu của Đại học Hull (Anh), bơi là cách làm giảm căng thẳng, bởi vận động dưới nước giúp tạo ra endorphin – một hợp chất cho bạn cảm giác hưng phấn.
Các hoạt động từ bơi lội sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng hữu hiệu
Quyền anh
Tập quyền anh sẽ giúp ngăn chặn tình trạng lão hóa tế bào liên quan đến căng thẳng, đồng thời giúp tạo ra chất endorphine trong vài phút.
Tập quyền anh sẽ giúp bạn giải tỏa những điều đang xâm lấn tâm trí,
trút bỏ những cảm xúc bị dồn nén
Yoga
Tập luyện yoga là một trong những giải pháp tốt nhất giúp tâm thanh tĩnh. Yoga đòi hỏi chúng ta tập trung di chuyển chậm và điều hòa hơi thở. Mỗi tư thế trong Yoga sẽ giúp bạn giải phóng áp lực.
Yoga là giải pháp thiền đình giúp tâm thanh tĩnh, xóa bỏ những bức xúc, căng thẳng
Chơi squash
Chơi squash giúp cơ thể sản xuất endorphine, có tác dụng an thần và
điều hòa hoạt động thần kinh cho cơ thể
Chơi squash cũng có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng. Với những cú đánh bóng mạnh, squash không chỉ giúp bạn tiêu hao calo, giảm cân mà còn giúp tăng sản xuất endorphine cho não bộ của bạn. Endorphine có tác dụng an thần và điều hòa hoạt động thần kinh.
Giải tỏa stress, kiểm soát cơn giận
Đếm số từ 10-1: Khi bạn tức giận, hãy bắt đầu đếm số thứ tự giảm dần từ 10-1. Đếm một cách từ từ. Cách này giúp bạn quên chú ý đến vấn đề đang gây tức giận và giúp bạn có thêm thời gian để suy nghĩ.
Ra ngoài đi dạo: Thông thường, bạn tức giận là vì một cá nhân nào đó, hoặc vấn đề gia đình, hay điều gì đó liên quan đến bạn bè hoặc gia đình. Vì vậy, chỉ cần tránh xa những điều này một lúc và đi bộ dạo chơi một lát sẽ giúp bạn thấy dễ chịu hơn.
Hít thở sâu: Là một cách giúp xử lý cơn tức giận hiệu quả. Bạn hãy tập trung vào việc hít thở. Với mỗi lần hít thở, cơn tức giận sẽ rời khỏi bạn một ít. Nó giúp bạn bình tĩnh lại và có thêm thời gian để thư giãn cũng như suy nghĩ.
Xác định nguyên nhân: Cách lành mạnh nhất để xử lý cơn tức giận là tìm ra lý do và tìm cách giải quyết. Bạn cố gắng tự xác định nguyên do khi hoàn toàn bình tĩnh. Nếu cần, có thể nhờ bạn thân hoặc thành viên gia đình giúp đỡ.
Tìm giải pháp khả dĩ: Sau khi xác định được những nguyên nhân làm bạn tức giận, hãy cố gắng tìm ra giải pháp tốt nhất có thể. Chẳng hạn, nếu tủ quần áo lộn xộn của chồng làm bạn giận dữ mỗi khi nhìn thấy nó thì bạn hãy nói chuyện với anh ấy. Nếu vấn đề vẫn không cải thiện thì chấp nhận nó và bắt đầu tránh nó.
Thiền, tập yoga hoặc tập thể dục: Đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe tinh thần và cảm xúc. Nó làm cho bạn dễ chấp nhận, khoan dung hơn đối với nhiều tình huống mà bạn dễ nổi giận, đồng thời cũng giúp kiểm soát cảm xúc tốt.
Học cách quên và tha thứ: Đôi khi việc quên đi những điều làm bạn tức giận cũng cần thiết, mặc dù việc quên và tha thứ cho người khác không dễ dàng chút nào. Nhưng đây là một cách tuyệt vời để xử lý cơn giận nếu bạn có thể làm được.
Nói chuyện với bạn bè: Trong nhiều trường hợp, sự thất vọng, mệt mỏi của chúng ta thể hiện ở dạng giận dữ và gia đình của chúng ta trở thành nạn nhân của nó. Mở lòng với bạn thân sẽ giúp bạn rất nhiều trong những tình huống như vậy. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Làm những điều ưa thích: Khiêu vũ, nghe nhạc, đi ra ngoài và gặp gỡ bạn bè hoặc làm bất cứ điều gì bạn muốn khi bạn đang rất tức giận. Ban đầu, việc chuyển từ trạng thái giận dữ sang tâm trạng hành động rất khó nhưng một khi bạn làm được điều đó, nó trở nên dễ dàng hơn.
Cuộc sống tươi đẹp: Tin vào những điều tích cực này và nói: “Cuộc sống tươi đẹp”, “Tôi may mắn có một cuộc sống tốt đẹp như vậy”. Tiếp tục lặp đi lặp lại những câu tích cực như vậy sẽ làm dịu các giác quan và giúp bạn lấy lại bình tĩnh.
Điều trị bằng tâm lý liệu pháp
Các liệu pháp tác động tập tính: như phương pháp giải tỏa cảm xúc một cách có hệ thống và phương pháp học tập xã hội (qua cách đối phó với những tình huống tương tự như tình huống stress hoặc qua cách đối phó với một tình huống tưởng tượng đóng vai trò là tình huống stress).
Điều chỉnh lối sống: Những bệnh nhân không biết sử dụng thời gian một cách hợp lý và những người gặp khó khăn khi phải thích nghi với các tình huống stress, cần làm cho họ ý thức rõ rệt về lợi ích của việc làm tăng sức đề kháng của cơ thể với stress, sử dụng hài hòa, cân bằng thời gian dành cho việc thư giãn, chơi thể thao và thời gian dành cho công việc nghề nghiệp. Các thói quen ăn uống cũng cần phải thích hợp, tránh làm tăng trọng lượng cơ thể một cách quá mức.
Giúp người bệnh khẳng định bản thân: sẽ giúp cho bệnh nhân làm chủ được tình cảm, những thái độ thụ động, thù địch thường gây ra những phản ứng không thích hợp và quá mức. Những thái độ không thích hợp có thể do chủ thể có những suy nghĩ lệch lạc hoặc do những ức chế xã hội. Luyện tập cho bệnh nhân đối phó với các tình huống stress, bằng cách đưa họ vào những tình huống stress có cường độ tăng dần và thay đổi vai trò của họ từ bệnh nhân thành những người tham gia điều trị.
Liệu pháp nhận thức: Trong giai đoạn đầu: hướng dẫn bệnh nhân tìm ra những suy nghĩ lệch lạc của mình khi đánh giá tình huống stress. Sự đánh giá này được người bệnh nhận xét, phê phán với sự trợ giúp của thầy thuốc.Trong giai đoạn hai: giúp bệnh nhân đề xuất những suy nghĩ, những nhận thức thích hợp để chống lại các suy nghĩ lệch lạc. Trong giai đoạn ba: những suy nghĩ mới, những nhận thức thích hợp được người bệnh đem ra thử thách trong thực tế.
Phương pháp tiếp cận cơ thể: Một trong biểu hiện quan trọng của bệnh lý stress về cơ thể là rối loạn thần kinh thực vật và căng thẳng cơ bắp. Các liệu pháp cơ thể chủ yếu nhằm điều trị hai loại rối loạn này.
Liệu pháp luyện tập tự sinh của Schultz: Bệnh nhân ở tư thế nằm, tập trung suy nghĩ về những phần cơ thể được giãn cơ thoải mái. Lời hướng dẫn là những câu ám thị để bệnh nhân luyện tập và có những cảm giác như: tay phải nóng lên, chân phải rất nặng hoặc tim đập chậm, rất chậm... Thầy thuốc có thể hướng dẫn người bệnh qua băng ghi âm, ghi hình... Bệnh nhân sẽ có được khả năng tự thư giãn sau nhiều tháng luyện tập đều đặn (mỗi tuần ít nhất luyện tập một lần).
Liệu pháp thư giãn cơ bắp dần dần: Mục đích của liệu pháp là làm cho chủ thể có được một sự thư giãn mà trong đó chủ thể làm chủ được mình và sự thư giãn dần dần xuất hiện một cách thường xuyên, giúp cho cơ thể thích nghi tốt hơn với các tình huống stress.
Liệu pháp tác dụng ngược sinh học: Các phương tiện đo lường chỉ số sinh học của cơ thể như điện cơ, nhiệt độ da... sẽ thông báo cho người bệnh biết về các trạng thái sinh lý của cơ thể. Các thông tin này cho phép người bệnh học cách tự mình kiểm soát và điều chỉnh các quá trình sinh lý theo chiều hướng đáp ứng tốt hơn khi gặp các tình huống stress.
Liệu pháp dùng thuốc
Liệu pháp dùng thuốc chỉ được sử dụng khi có các biểu hiện stress bệnh lý. Ngoài ra, biện pháp này còn được sử dụng để góp phần phục hồi khả năng thích ứng của chủ thể và làm giảm nhẹ các rối loạn stress. Điều trị stress bằng thuốc thường cần phối hợp với các liệu pháp tâm lý.
Các thuốc thường được sử dụng: Thuốc bổ sung magiê, canxi; Các vitamin, glucocorticoid; Các thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương: các thuốc giảm lo âu, các thuốc chống trầm cảm, các thuốc dưỡng não... Các thuốc chủ yếu tác dụng ngoại biên: các thuốc chẹn bêta, một số thuốc đặc hiệu khác...
Phòng stress
Duy trì sức khỏe tốt, biết chấp nhận tất cả những gì mình có; Duy trì các mối quan hệ bạn bè thân thiết; Sáng tạo trong công việc, tránh nhàm chán và áp lực. Khi gặp các vấn đề khó khăn cần sử dụng các phương pháp phân tích với những vấn đề có liên quan đến stress. Nên tập thể dục thường xuyên, ghi nhật ký để giải tỏa căng thẳng cá nhân.
Cảm xúc và tinh thần
Quản lí” cảm xúc thời kì thai nghén
Tăng tốc cảm xúc cho chàng
Những thay đổi về cảm xúc
Sau khi chia tay đàn ông nghĩ gì?
Cách loại bỏ suy nghĩ tiêu cực
(ST)
ách cực nhanh để giải tỏa stress
Nếu bạn vẫn còn lo lắng về những chuyện cỏn con không quan trọng, đã đến lúc nghiêm chỉnh hơn về việc đẩy lùi cơn stress ra khỏi cuộc đời bạn. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Psychological Science, những người càng phản ứng lại những cơn khủng hoảng hằng ngày càng có nhiều nguy cơ bị rối loạn tâm tính.
Nghiên cứu đã tiến hành quan sát ảnh hưởng dài hạn của những cơn căng thẳng hằng ngày bằng cách đánh giá xem họ phản ứng mạnh mẽ như thế nào đối với những vấn đề thường gặp trong cuộc sống như cãi nhau với người bạn đời hoặc trục trặc trong công việc. Các nhà nghiên cứu phát hiện, những người phản ứng mạnh với các yếu tố gây stress hàng ngày sẽ có 30 - 50% bị chẩn đoán là mắc chứng rối loạn tâm tính, chẳng hạn rối loạn trầm cảm hoặc các biểu hiện lo lắng khác, dễ mắc phải trong 10 năm tới.
Những người thành công trong việc quản lý stress sẽ xẽ xem stress như sợi dây đàn hồi. Nhưng nếu rơi vào cơn khủng hoảng nghiêm trọng, họ sẽ dần mất khả năng phản ứng lại và đó là lúc rắc rối xảy ra.
Thế nên, nếu lần tới bạn có cảm giác "đời lại bất công với mình", dù cho đó là chuyện trả cả xấp hóa đơn, chán sếp hoặc bực hàng xóm, hãy tham khảo 5 cách giúp bạn lấy lại sự thư giãn.
1. Bấm nút dừng
Lúc bạn đang kích động, đừng gửi mail, trả lời thư hoặc nhấc điện thoại lên và bấm máy. Phản ứng lại trong lúc chưa hạ hỏa sẽ khiến bạn càng stress thêm. Nên lắng nghe tiếng nói từ sâu trong bản thân mình trước khi cư xử bất cứ điều gì.
2. Thở bằng bụng
Đặt một tay lên lồng ngực và thở thật sâu, làm thế nào để bụng căng hết mức là được. Bàn tay trên ngực phải không phập phồng theo nhịp hít thở. Thở bằng cơ hoành có lợi cho hệ thần kinh đối giao cảm, hoạt động như chiếc phanh, giúp dừng cơn "lôi đình" sắp bốc hỏa.
3. Soi vào bản chất vấn đề
Bạn phải trả các hóa đơn tiền điện, nước... cao ngất ngưởng? Đối mặt với cách sống dẫn đến tình trạng này có thể giúp bạn tìm lại sự kiểm soát và không lặp lại sai lầm. Điều đó cho thấy bạn có trách nhiệm, ít nhất là một phần, với cả những điều tích cực và tiêu cực xảy ra trong cuộc đời mình.
4. Đừng chất đống mọi việc!
Càng căng thẳng, lo lắng, bạn càng có xu hướng "thả ga" và bỏ hết mọi việc sang một bên. Vấn đề không được giải quyết, càng dồn ứ càng khiến bạn rơi vào bế tắc. Thay vì thế, bạn nên ghi nhận sự việc, thậm chí có thể ghi ra giấy để không phải chứa thêm dữ liệu trong đầu. Sau đó, chọn lúc tỉnh táo để giải quyết triệt để.
5. Nhìn xa trông rộng
Thử hình dung cuộc đời bạn như một chuyến xe lăn bánh trên đường dài, bạn sẽ thấy những rắc rối hôm nay mình gặp phải chẳng là gì trong bức tranh toàn cảnh. Khi nhìn rộng hơn, bạn có cơ hội nhận ra mình có cả những lúc thành công chứ không chỉ toàn thất bại. Cách này giúp bạn thôi dằn vặt bản thân hoặc đắm chìm trong nỗi lo lắng.