Cách giải rượu bằng sắn dây nhanh hết say, giải độc cơ thể

seminoon seminoon @seminoon

Cách giải rượu bằng sắn dây nhanh hết say, giải độc cơ thể

19/04/2015 01:01 PM
4,912


Sắn dây còn gọi là sắn cơm, bạch cát, bẳn mắn kéo (Thái), khau cát (Tày), tên khoa học là Pueraria thomsonii Benth., thuộc họ đậu (Fabaceae).

Hình ảnh có liên quan



Giải rượu-giải nhiệt bằng sắn dây
 

Rễ củ sắn dây gọi là cát căn (Radix Puerariae), các hiệu thuốc đông y còn gọi là can cát (sắn dây khô). Nếu muốn chế biến thành bột sắn dây, khi đào rễ củ lên phải chế biến ngay, không để quá 5 ngày, vì tinh bột sẽ kém phẩm chất do mặt vỏ bị chuyển màu. Hoa (cát hoa), thân và lá của cây sắn dây dùng để làm thuốc, có nơi dùng lá để nuôi gia súc.

Trong rễ củ sắn dây tươi có 12% tinh bột (nếu củ khô có đến 40% tinh bột), saponosid và isoflavon (puerarin, daidzin, daidzein…). Trong dây và lá khô có chứa các chất protein 16,3%; lipid 1,8%; glucid 31,1%; cellulose 31,3%; các axít amin (asparaginic, glutamic, adenin, prolin, leucin…).

Giải rượu và giải nhiệt

Theo đông y, sắn dây có vị ngọt, tính bình. Tác dụng giải cơ, sinh tân dịch, trừ phiền nhiệt, thông đại tiểu tiện, làm ra mồ hôi, giải độc. Thường dùng trong các trường hợp tiêu khát (đái tháo đường), cơ thể nóng nực, ngực bụng nóng bức muốn phát cuồng, nôn mửa, lỵ ra máu, tiểu trường không thông lợi và ngộ độc rượu. Ngoài ra, còn dùng chữa cảm sốt phong nhiệt, nhức đầu, mụn nhọt, và phòng ngừa các loại rôm sảy do thời tiết quá nóng bức. Ngày dùng 12 -30gr sắn dây khô, sắc uống. Hoặc dùng 10 -16gr bột, pha với nước sạch để uống.

Hiện nay, sắn dây còn được sử dụng trong điều trị cao huyết áp, chống thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, làm thuốc cai rượu.

Kết quả hình ảnh cho cách giải rượu bằng sắn dây

Người Nhật Bản gọi sắn dây là koudzou, dùng chữa rối loạn tiêu hóa. Nấu cháo (gồm 30-40gr sắn dây với gạo tẻ) để bổ trợ cho việc điều trị đái tháo đường.

Người bị say rượu có thể giải rượu bằng cách cho uống nước vắt từ củ sắn dây (đã gọt vỏ và rửa sạch), thêm ít muối. Hoặc dùng bột sắn dây khuấy với nước sôi, thêm ít muối để ăn.

Hoa sắn dây thu hái vào cuối thu, đầu đông, khi chưa nở. Theo đông y, hoa sắn dây gọi là cát hoa, có vị ngọt, mát, không độc; dùng chữa sốt cao, khát nước, nôn mửa, đi cầu ra máu. Đặc biệt, hoa sắn dây là vị thuốc giải rượu rất có hiệu quả. Ngày dùng 12-16gr, sắc uống. Nếu giải độc rượu nên dùng khoảng 30-40gr, sắc đậm đặc, cho bệnh nhân uống sẽ làm cơ thể nôn ra hết, dần dần tỉnh lại.

Những người nghiện rượu mạn tính, nếu quyết tâm cai rượu, hằng ngày nên uống nước vắt từ củ sắn dây, khoảng 20-30gr, cùng với việc giảm dần số lượng rượu cho đến khi có thể bỏ hẳn. Uống liên tục 6-8 tuần sẽ có kết quả. Người Trung Quốc thường kết hợp sắn dây với hoa hòe trong một thang thuốc có tên là Cát hoa thang (sắn dây 12-16gr, hoa hòe 12-16gr), nấu với 1 lít nước, sắc còn 700ml, dùng uống giải khát, giải khí độc do thử thấp (khí nóng và ẩm) gây ra, phòng ngừa các bệnh ngoài da khi thời tiết oi bức (rôm sảy, mụn nhọt, ghẻ ngứa…), dùng giải độc rượu và rất tốt cho người bị đại tiện ra máu, cao huyết áp, đái tháo đường.

Những lợi ích khác

Thanh niên nam, nữ bị mụn trứng cá, mụn nhọt, hoặc uống nhiều rượu mà đi cầu ra máu, có thể dùng củ sắn dây 40gr, đậu xanh 20-30gr, hai thứ rửa sạch, nấu nước để uống hằng ngày.

Trẻ em bị rôm sảy do nhiệt độc của mùa hè, dùng bột sắn dây pha nước sôi cho chín, để nguội rồi cho uống giải khát hằng ngày. Lá sắn dây tươi rửa thật sạch, nhai nuốt nước hoặc giã nát, vắt lấy nước uống, còn bã dùng đắp trị vết thương chảy máu, rắn cắn.

Thân cây sắn dây dùng trị mụn nhọt sưng đau, viêm họng. Ngày dùng 12-16gr, sắc uống. Nếu dùng ngoài thì đốt tồn tính, tán bột, bôi vào chỗ đau hoặc hoà với nước sạch ngậm chữa viêm họng.

Khi mua bột sắn dây nên chọn loại được chế biến bảo đảm vệ sinh an toàn, nếu không rất dễ bị nhiễm.
khuẩn.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Một số cây trái giúp giải rượu

Cam, chanh, sắn dây, sen... có chứa nhiều loại vitamin, đường fructose, hoặc một số hoạt chất có tác dụng trung hòa lượng cồn của rượu, từ đó giải rượu hiệu quả.

Khi say rượu, có thể dùng một trong những cách giải rượu sau đây :

Nước mía: Dùng nước mía tươi, hoặc nước mía có pha thêm một chút nước gừng tươi, hay nấu cháo đậu xanh với nước mía để ăn.

Nước chanh: Chanh tươi 1 quả, vắt lấy nước cho uống hoặc thái mỏng cho ăn luôn cả quả. Có thể dùng chanh muối pha đường để uống.

Trong một số loại cây trái có chứa các hoạt chất làm trung hòa lượng cồn của rượu.

Trong một số loại cây trái có chứa các hoạt chất làm trung hòa lượng cồn của rượu. Ảnh: dnsg

Cháo sắn dây: Bột sắn dây 16g, gạo tẻ 100g. Nấu gạo tẻ thành cháo rồi hoà sắn dây vào, có thể thêm ít đường cho trẻ  ăn trong ngày. Có thể thêm đậu xanh để nấu cháo.- Nước sắn dây: Dùng củ sắn dây, gọt vỏ, rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm ít muối, đường, để uống. Hoặc dùng bột sắn dây khuấy với nước sôi, thêm ít muối, đường, để uống.

Trà sắn dây, lá sen: Củ sắn dây 30g rửa sạch, xắt mỏng (hoặc cho hoa sắn dây 10g rửa sạch), lá sen ½ cái rửa sạch, xắt sợi. Hai thứ nấu với 1 lít nước, sắc còn 750ml, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Hoa sắn dây: Dùng hoa sắn dây 10-15g, nấu với 300ml nước để uống. Hoặc nấu chung với đậu xanh 50g, chia uống 2-3 lần.

Nước lá dong (loại lá dùng để gói bánh chưng) : Lấy 100 - 200g lá dong, rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước cho uống.

Nước quả mơ: Dùng nước siro mơ pha loãng để uống. Hoặc dùng mơ chua 2 quả, bỏ hạt, thái nhỏ, nấu với ít vỏ quýt khô 10g (sao thơm, tán vụn) và 500ml nước, lọc bỏ bã, lấy nước cho uống.  

Củ ấu: Dùng thịt quả ấu tươi 150-250g, nhai nát nuốt dần hoặc giã nát, chế thêm nước nguội để uống. Tác dụng giải trúng nắng, giải say rượu, dã độc thuốc.

Canh củ sen - hồng táo: Củ  sen 500g, hồng táo (táo đỏ) 200g. Củ sen rửa sạch xắt nhỏ, hồng táo rửa sạch, bỏ hột. Hai thứ  hầm chín nhừ, thêm đường phèn vừa đủ, dùng uống giải độc rượu, giúp cho cơ thể khoẻ  mạnh, khí lực dồi dào, da dẻ hồng hào, tươi nhuận.

Cháo rau má: Rau má tươi 100g, đậu xanh 50g, gạo tẻ 50g. Rau má rửa sạch cắt nhỏ. Gạo, đậu xanh vo sạch rối cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ để nấu thành cháo nhừ. Cho tiếp rau má vào, nấu sôi lại vài phút. Ăn nóng với ít muối hoặc đường.

Nước cà rốt, táo tây: Cà rốt 1 củ, táo tây ½ trái, nước chanh vắt. Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, cắt nhỏ; táo tây rửa sạch, cắt nhỏ, cho nước chanh vào trộn đều, xay nhuyễn. Dùng uống giải khát, giải rượu.

Củ cải trắng: Dùng củ cải tươi, gọt vỏ, rửa thật sạch, giã hoặc ép để uống. Nếu phối hợp với nước ép giá đậu xanh thì càng hiệu quả hơn.

Nước củ cải, quất: Củ cải trắng 100g, rửa sạch, xắt nhỏ, ép lấy nước. Quất 5 trái, rửa sạch, bỏ hạt, giã nát. Trộn đều nước củ  cải và quất, thêm mật ong 20g, hoà với 300ml nước sôi. Chia 2 lần để uống.

Nước sinh tố chuối, cà chua:

Chú ý chỉ lột vỏ và cắt chuối ngay trước khi ăn hay chế biến để tránh bị  nhũn và ngả màu.

Nguyên liệu: Chuối cắt mỏng 500gr, cà chua xắt nhỏ 300gr, nước cốt cam 2 muỗng canh, nước cốt chanh 1 muỗng canh, đá bào 1/2 chén.

Cách làm: Cho hỗn hợp trên vào máy xay nhuyễn. Đổ ra ly uống liền.

Nước sinh tố chuối:

Nguyên liệu: Chuối cắt mỏng 300gr, nước cốt cam 2 muỗng canh, nước cốt chanh 1 muỗng canh, đá bào 1/2 chén

Cách làm: Cho hỗn hợp trên vào máy xay nhuyễn. Cho ra ly uống liền.

Chanh dây: Rửa sạch quả chanh dây, bổ đôi rồi nạo lấy hết nạc bên trong, cho vào rá sạch, chà nhẹ rồi ép lọc lấy dịch quả. Thêm nước lọc hoặc nước sôi để nguội cùng với 1 ít  đường hoặc mật ong (lượng tuỳ ý thích), khuấy đều để uống.

Có thể làm nước sinh tố kết hợp chanh dây cùng với 1 số trái cây khác như: mãng cầu xiêm, cam, táo tây, nho, lê, thơm (dứa)… để tăng tác dụng bổ dưỡng, giải độc, giải nhiệt, giải khát, an thần, lợi tiểu, nhuận trường, tăng cường các chất chống oxi hoá, giúp bảo vệ hệ tim mạch, phòng ngừa các bệnh mỡ máu cao, cao huyết áp, tiểu đường, ung thư...

Nước ép dâu tây: Dâu tây tươi 100gr. Xirô 1 muỗng cà phê. Nước cốt chanh 1 muỗng cà phê. Nước sôi để nguội 1/2 ly. Muối 1 ít.

Cho dâu vào máy ép để lấy nước cốt dâu. Hoà nước cốt dâu với nước, xirô, nước cốt chanh, muối rồi khuấy đều. Cho ra ly, uống liền.

Sinh tố dâu tây: Dâu tươi xắt nhỏ 100gr. Xirô  1 muỗng cà phê. Nước cốt chanh 1 muỗng cà phê. Nước sôi để nguội 1/2 ly.

Cho hỗn hợp trên vào máy xay nhuyễn. Cho ra ly uống liền.

Nước nấu dâu tây, bưởi: Dâu tươi 200g, bưởi tươi 100g, thêm đường trắng 100g, nước 0.5 lít, nấu sôi khoảng 3 phút, để nguội rối mới uống..

Nước ép dưa hấu: Dưa hấu xắt miếng nhỏ 3 chén, cam 300g, chanh 1 trái.

Rửa cam và chanh rồi vắt lấy nước cốt, cho dưa hấu vào máy ép lấy nước cốt.

Cho ra ly, dùng uống liền.

Nước dưa hấu, mía: Dưa hấu 500g, mía 200g, đường phèn 10g.

Dưa rửa sạch, bỏ vỏ và hạt, xắt miếng nhỏ; mía róc vỏ, chẻ nhỏ. Hai thứ cho vào máy ép lấy nước, chế thêm đường phèn, dùng uống liền. Thức uống này có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, làm khỏe thận, chống nôn và giải độc rượu.


Kinh nghiệm giải rượu, bia ngày Tết

Ăn một ít thức ăn dầu mỡ trước khi đi uống
 

Ăn một ít thức ăn dầu mỡ trước khi đi uống

Trước khi đi uống với bạn bè, hãy chủ động ăn trước một ít thức ăn nhiều dầu mỡ. Chúng sẽ tạo thành một lớp áo che kín mặt trong ruột, giảm sự thẩm thấu của rượu qua thành ruột vào máu. Nhờ đó bạn sẽ lâu bị say hơn.

Không uống các loại thuốc chống nôn

Đừng cố uống các loại thuốc chống nôn vì chính loại thuốc đó sẽ tiếp tục giữ chất độc lại trong cơ thể bạn, mà gan lại không thể lọc chất độc kịp, hậu quả là gây tổn hại nghiêm trọng tới gan, lâu ngày gây xơ gan và ung thư gan.

Uống nước

Nước là một trong những thành phần không thể thiếu trong đời sống con người, không những vậy nước còn giúp giải rượu bia vô cùng tốt. Tết đến, phải thường xuyên tiếp xúc với bia rượu làm cho lượng cồn trong máu bạn tăng nhanh gây ra chứng đau đầu chóng mặt; đồng thời các chất alcohol kích thích sự lợi tiểu, cơ thể sẽ thải nước ra ngoài liên tục. Khi đó, bạn sẽ có cảm giác khô khát, đắng miệng vì thiếu nước. Uống nước nhiều sẽ giúp ích cho bạn vượt qua tình trạng này.

Nước Mía

Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước mía ép sẽ có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất.
 

Gừng tươi
 

Gừng tươi

Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.
 

Bổ sung vitamin B, C
 

Bổ sung vitamin B, C

Khi uống quá say, muốn chóng tỉnh táo bạn cần hạ thấp lượng cồn trong cơ thể, hãy bổ sung vitamin B (tốt nhất dưới dạng viên sủi). Vitamin B có tác dụng lợi tiểu, tăng cường khả năng đào thải cồn ra ngoài.Rươu bia nếu quá chén có tác hại vô cùng cho cơ thể. Một trong những tác hại đó là gan thận suy yếu nhanh chóng. Nếu uống nhiều bia rượu trong thời gian dài sẽ gây tổn hại gan thận nghiêm trọng, dẫn đến những bệnh vô cùng nguy hiểm như xơ gan, viên gan, ung thư gan, thận suy. Các chất chống oxy hóa như vitamin C có thể phần nào giúp bạn chống đỡ được các tác hại của rượu.

Khi quá chén, cần uống vitamin C 3 lần/ngày hoặc uống nhiều loại nước trái cây có vitamin C như cam, chanh, bưởi... Các loại nước trái cây này còn cung cấp thêm kali, đường tự nhiên giúp tăng lượng đường cần thiết mà cơ thể bị thiếu hụt khi say rượu.
 

Cà phê đậm đặc
 

Cà phê đậm đặc

Uống cà phê giải rượu. Người say rượu, bia thường ngủ mê mệt. Lấy nước sôi pha một cốc cà phê đặc cho uống, một lúc sau sẽ tỉnh rượu.

Chè xanh

Cho người say rượu uống một cốc chè xanh pha đặc cũng sẽ giải ngộ độc rượu rất tốt. Vì trong chè xanh có chất axít tanic khử được chất cồn trong rượu.
 

Đậu đen
 

Đậu đen

Khi ngộ độc rượu ta có thể uống nước sắc đậu đen để giải say. Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.

Đậu xanh

Đậu xanh hạt cũng giải được ngộ độc rượu bằng cách sau: Nghiền nát khoảng nửa lon đậu xanh hạt, sau đó hòa vào nước sôi để nguội rồi cho người ngộ độc rượu uống để nôn mọi chất trong dạ dày ra khỏi cơ thể. Sau đó có thể cho người ngộ độc ăn cháo gạo nấu với 30g cam thảo.
 

Rau cần, sắn dây
 

Rau cần, sắn dây

Bạn hãy lấy một nắm rau cần rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha chút đường uống từ từ. Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu váng vất sau khi tỉnh. Nếu không có rau cần thì pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.

Khi say rượu bạn hãy kịp thời áp dụng một trong những cách nói trên sẽ giải rượu và tránh được ngộ độc rượu. Tuy nhiên, cách chống say rượu tốt nhất vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chỉ uống rượu ở mức vừa phải, phù hợp với thể trạng, sức chịu đựng của mình. Chỉ uống rượu của các hãng rượu có tín nhiệm. Nếu là rượu dân gian, rượu thuốc thì có nguồn gốc tin cậy, tránh rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc, rượu nghi có pha thuốc sâu để tăng nồng độ thì rất nguy hại cho sức khỏe.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý