CÁCH LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG TY
Kế hoạch internet marketing
Tính năng, mô hình của thị trường bao gồm cả thời vụ
Nhân khẩu học khách hàng, phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu, nhu cầu, quyết định mua hàng.
Sản phẩm – những gì hiện có và những gì là cung cấp cạnh tranh. Tiến hành nghiên cứu thị trường bằng cách dựa vào Google và tiến hành tìm kiếm theo các loại sản phẩm và dịch vụ mà bạn muốn bán.
Thực trạng doanh số bán hàng.
Các nhà cung ứng – các hãng sản xuất mà bạn cần dựa vào.
Thị trường mục tiêu – để thành công, phải tập trung vào 1 hoặc 2 thị trường ngách thay cho 1 thị trường tập trung lớn. Thị trường ngách có ít sự cạnh tranh hơn hẳn và chúng có xu hướng nhiều lợi nhuận hơn.
2. Sản phẩm: Mô tả sản phẩm của bạn. Làm thế nào để sản phẩm của bạn liên kết với thị trường? Thị trường của bạn cần gì, hiện tại họ đang sử dụng gì, họ cần gì ở vượt qua và vượt ra ngoài điều kiện sử dụng hiện tại.3. Cạnh tranh: Mô tả sự cạnh tranh của bạn. Phát triển “những đề xuất bán hàng độc đáo”.
Điều gì làm bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh?
Tại sao bạn đặc biệt?
Tại sao 1 khách hàng nên chọn bạn thay vì 1 đối thủ cạnh tranh của bạn. Bạn càng làm khác biệt mình với các đối thủ cạnh tranh, bạn càng có nhiều thành công.
“Đóng góp” – bạn đang bán cái gì.
“Khác biệt” – đề xuất bán hàng độc đáo của bạn – tại sao bạn khác biệt trong cạnh tranh?
5. Chiến lược internet marketing:
Viết ra chiến lược internet marketing và promotion mà bạn muốn dung hoặc ít nhất là xem xét sử dụng. Những chiến lược để xem xét bao gồm:
- Search Engine Optimization ( Dịch vụ SEO ): sử dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Google, yahoo, MSN) sẽ xếp hạng trang web của bạn trong vòng top 10 kết quả tìm kiếm. Bằng cách này bạn có thể có tới hàng ngàn người đến thăm trang web của mình mỗi ngày miễn phí.
- Pay Per Click – Search Engine Marketing (SEM là gì ?): Khi bạn sử dụng dịch vụ này, bạn đang đấu thầu trên các từ khóa
- Affiliate Marketing: Sử dụng các website khác quảng cáo cho sản phẩm của bạn và trích cho họ phần trăm lợi nhuận
- Trao đổi liên kết: Tăng mức độ phổ biến cho website của bạn, thu hút thêm khách hàng và cũng có lợi cho SEO
- Viết bài và chia sẻ: 1 bài viết trên website của bạn sẽ được chia sẻ nhiều nơi, nhiều người biết đến và công cụ tìm kiếm cũng đánh giá cao bài viết này
- Sử dụng mạng xã hội làm 1 kênh internet marketing hiệu quả để xây dựng thương hiệu của bạn, giúp bạn tương tác với người dùng dễ dàng và đơn giản hơn.
- Marketing trực triếp sử dụng thư chào hàng, tờ rơi, bưu thiếp,…
- Phương tiện truyền thông quảng cáo – in ấn, danh bạ, biển quảng cáo, trang vàng, đài phát thanh, truyền hình,…
- Chương chình đào tạo – Hội thảo mà bạn đưa ra để nâng cao nhận thức.
- Viết bài cho tạp trí, báo địa phương và các ấn phẩm khác mà ngành công nghiệp của bạn sẽ đọc. Việc làm này giúp bạn được biết đến như 1 chuyên gia.
- Bán hàng trực tiếp/cá nhân.
- Thông cáo báo chí.
- Triển lãm.
- Chương trình giới thiệu.
- Co-marketing với các doanh nghiệp mà đang chia sẻ thị trường mục tiêp với bạn
- Hàng đổi hàng.
7. Giá cả, định vị và xây dựng thương hiệu:
Từ những thông tin đã thu thập được, thiết lập chiến lược để xác định giá của sản phẩm, vị trí mà sản phẩm của bạn sẽ đạt được trên thị trường và cách mà bạn sẽ có được nhận thức về thương hiệu. 8. Ngân sách: Ngân sách chi tiêu của bạn. Chiến lược nào bạn đủ khả năng theo? Bạn có khả năng chi tiêu bao nhiêu 1 tháng? 9. Mục tiêu tiếp thị: Thiết lập các mục tiêu marketing định lượng. Ở đây có nghĩa là những mục tiêu mà bạn có thể chuyển thành những con số. VD: Mục tiêu của bạn có thể đạt được ít nhất là 10 khách hàng mới mỗi tháng hoặc tạo ra 100 khách hàng tiềm năng mỗi tháng. 10. Giám sát kết quả của bạn: Kiểm tra và phân tích. Xác định các chiến lược đang làm.
Khảo sát khách hàng.
Theo dõi doanh số bán hàng, khách hàng tiềm năng, khách truy cập vào trang web của bạn, phần trăm doanh số ấn tượng.
Xác định chiến lược marketing nào đang mang lại nhiều khách hàng nhất và chiến lược nào mang lại ít khách hàng nhất.
Đo lường tiền lãi đầu tư trên mỗi hoạt động marketing.
Khởi nghiệp cũng giống như đưa một con thuyền bắt đầu hạ thủy và giương buồm ra khơi. Con thuyền sẽ có hành trình lênh đênh trên biển cả mênh mông để tìm tới những chân trời mới. Để con thuyền có thể dễ dàng người ta sử dụng la bàn, bản đồ làm công cụ để chỉ đường ,định hướng.
Doanh nghiệp mới khởi nghiệp cũng giống con thuyền. Doanh nghiệp đứng trước thị trường bao la và không biết mình phải làm sao để có thể tồn tại và phát triển, làm thế nào để tránh được những cơn bão, những cơn dông có thể thổi bay bất cứ lúc nào. Để tìm ra định hướng, để có kim chỉ nam cho doanh nghiệp người ta cần có một kế hoạch kinh doanh, kế hoạch này sẽ giúp doanh nghiệp có thể hiểu chính bản thân mình và đưa ra được những định hướng cho tương lai.
Nhiều người băn khoăn vì không biết phải lập một kế hoạch kinh doanh như thế nào và cũng không hiểu lập kế hoạch kinh doanh để làm gì ?
Kế hoạch kinh doanh là sự mô tả quá trình kinh doanh của bạn trong một khoảng thời gian. Nó mô tả việc kinh doanh của bạn đã thành công tới đâu và tìm kiếm những triển vọng để phát triển và thành công trong tương lai. Kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ mô tả mọi mặt trong công ty của bạn và sẽ là tài liệu quan trọng nhất mà các nhà đầu tư, các đối tác tài chính, các đối tác liên doanh sẽ đọc.
Kế hoạch kinh doanh là một công cụ quản lý của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu, các chiến lược, xác định thị trường, khách hàng , đối thủ cạnh tranh, nội lực của doanh nghiệp, đưa ra các phương hướng kinh doanh và phương thức để thực hiện các mục tiêu, chiến lược.
Kế hoạch kinh doanh không yêu cầu đúng hay sai mà nó đòi hỏi tính trung thực,sáng tạo và có khả năng phản ánh tới người đọc, nghe . Tùy thuộc vào thời gian và chức năng mà bản kế hoạch sẽ có độ phức tạp khác nhau. Ở đây đứng trên phương diện khởi nghiệp bản kế hoạch kinh doanh sẽ bao phủ toàn bộ ý tưởng kinh doanh và các hướng đi mà doanh nghiệp sẽ thực hiện khi bắt đầu tham gia vào thị trường.
Kế hoạch kinh doanh để làm gì khi khởi nghiệp?
Khi bắt đầu khởi nghiệp trong đầu bạn mới chỉ có ý tưởng kinh doanh. Bạn có thể nghĩ ra hàng ngàn ý tưởng nhưng để đánh giá nó có khả thi để thực hiện không chí ít cũng phải biến nó thành một bản kế hoạch .Bản kế hoạch đó giúp bạn mô hình hóa ý tưởng dựa trên các mô phỏng của thị trường, các mục tiêu mà bạn đặt ra và cách thức bạn sẽ thực hiện nó.
Kế hoạch kinh doanh sẽ rất có ích vì bạn có thể sử dụng nó để đánh giá ý tưởng, bạn có thể dùng nó để vay vốn tại ngân hàng, tìm kiếm cơ hội từ các nhà đầu tư. Bạn không thể đến ngân hàng trình bày mỗi ý tưởng và xin họ cho vay vốn, với các nhà đầu tư cũng vậy, họ chỉ quan tâm tới bạn khi ý tưởng của bạn có sự khả thi và tính thực tiễn .Tại sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh ?
Làm kinh doanh mà không lập Kế hoạch, nghĩa là bạn đang Lập kế hoạch cho sự thất bại.
& đó chính là lý do phải lập kế hoạch kinh doanh.
Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn là thất bại nặng nề.
Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định sự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực mà còn giúp cho bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công.
Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nên bao gồm 10 nội dung cơ bản sau:
1. Ý tưởng kinh doanh (bussiness ideas):
Bạn phải nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ kỹ về những ý tưởng đó. Lịch sử đã chứng minh, ý tưởng, dù cho điên rồ hay vĩ đại, thì cũng đều có những khả năng thành công.
Ví dụ như Bill Gates từ bỏ trường đại học để thành lập công ty thì lúc đó, nhiều người coi đó là điên rồ nhưng cuối cùng, thế giới ai cũng biết đến sự thành công của ông.
2. Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được (objectives and goals):
Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (1 năm, 2 năm hay 5 năm)?
Mục tiêu phải SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn)
3. Nghiên cứu và phân tích thị trường:
Phải xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào...
4. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis):
Bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó.
Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing…Phân tích thị trường cũng gíúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện.
5. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh:
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn 1 trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghịêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng hoại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào.
6. Lên kế hoạch marketing:
Làm sao để lôi kéo khách hàng và giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp ?
Chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó ?
Dù cho sản phẩm và dịch vụ của bạn tốt đến mức nào đi nữa
nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.
Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là:
Segment (phân loại khách hàng)
Target (chọn khách hàng mục tiêu)
Position (Định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng).
Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.
7. Lập kế hoạch hoạt động:
Tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ví dụ: nhân sự, thiết bị, quy trình,...
Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.
8. Có sẵn kế hoạch quản lý con người:
Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh, bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỷ năng và trình độ của họ.
Phân công công việc và phân quyền rõ ràng.
Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban.
Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý.
9. Kế hoạch tài chính:
Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh (Vay, vốn VCSH, khác)
& Các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào.
Lập dự toán ròng tiền hàng năm. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp thất bại.
Do vậy, bạn nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này - vấn đề sống còn.
Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu vào thì đã có đủ một khỏan tiền để trang trải các chi phí cho nhà cung cấp. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh có thể thành công. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý.
10. Kế hoạch thực hiện:
Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt.
Đặt ra những ưu tiên và thời hạn cho mỗi công việc.
Lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện.
Sau khi có kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm.
Luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó.
Cuối cùng, một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo cũng sẽ khó thành công nếu như bạn không tính đến cuộc sống cá nhân.
Kế hoạch kinh doanh phát triển sản phẩm mới
Cách lập kế hoạch phát triển bản thân hoàn hảo nhất
Kế hoạch kinh doanh bán hàng hoàn hảo
Kế hoạch kinh doanh bán hàng qua mạng
Kế hoạch kinh doanh bảo hiểm
(ST)