Cách kiếm học bổng du học Pháp

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách kiếm học bổng du học Pháp

19/04/2015 01:04 PM
1,465

Bạn có dự định du học Pháp? Hãy cùng tìm hiểu về cách xin học bổng Pháp, con người Pháp và phong cách sống của họ để dễ dàng hoà nhập với môi trường khi bạn đặt chân đến đất nước này học tập nhé!





Du học Pháp kiếm học bổng không khó


. Giới thiệu

Học bổng (bourse) du học pháp là 1 bước khởi đầu là bước ngoặt lớn có thể làm thay đổi cả 1 cuộc đời. Đã có nhiều thế hệ anh chị đi trước thành công trên con đường sự nghiệp, nhờ những bourse khởi đầu này. Để xin được học bổng, cần thực lực cũng như sự giúp đỡ của anh chị đi trước.

 

du hoc phap-xin hoc bong

duhocphap.org

Bài viết này góp phần cung cấp thông tin cho các bạn sinh viên làm thế nào để nhận học bổng du học pháp , và mong các bạn/ anh /chị/ em đi trước cùng đóng góp để cho sinh viên Việt Nam (đa số đều ko có nhiều tiền nhưng mơ ước đi du học pháp như bản thân tôi cũng như anh em nhà gấu ) có thêm cơ hội du học  Pháp. Hồ sơ mẫu (đã xin học bổng thành công) được đính kèm để giúp các bạn tự tin hơn “học bổng không khó”.

Lĩnh vực đề cập : các ngành Khoa Học Cơ Bản và Khoa học ứng dụng. Các ngành như : kinh tế, xây dựng, y khoa, cũng có chung đặc điểm, nhưng mình ko nằm trong ngành đấy, mong mọi người mỗi người vào đóng góp.

Đối tượng : những bạn sinh viên năm 4 hoặc năm 3, có dự định du học Pháp,  thậm chí những bạn học sinh cấp 3 mà gia đình định hướng đi du học

Loại học bổng : Loại học bổng mà mình đề cập là học bổng sau đại học, bạn tốt nghiệp đại học, sang Pháp xin học bổng học sau đại học ( 1 năm hoặc 2 năm cho Master)==> Quan trọng nhất. Hoặc bạn học cao học ở việt nam, muốn sang Pháp tiếp tục nghiên cứu tiến sĩ ( 3 năm cho Doctorat).

2. Các loại học bổng năm 2010-2011-2012

Hiện tại, mình thấy bây giờ số lượng học bổng càng ngày càng nhiều, mà số lượng thí sinh lại có phần giảm đi, nên các bạn hãy mạnh dạn apply hồ sơ. Phần này thông tin về các loại học bổng trong domaine Science.

a) Học bổng AUF

Có lẽ học bổng của tổ chức AUF http://www.auf.org gắn bó với khá nhiều anh chị em tại đây. Nhưng vấn đề là, ko nhiều trường đại học liên kết với AUF.

Nếu hiện tại bạn đã học trong liên kết AUF, thì chắc chắn bạn đã nắm thông tin rồi.
Nếu bạn đang phân vân chọn trường Đại Học, bạn nên tham khảo các trường liên kết AUF.
Vậy nên khi bạn chọn trường ĐH, bạn nên tham khảo trước khi muốn sang Pháp. Trong khoa học, hiện tại các khoa liên kết với AUF là (có thể có thay đổi cần bổ sung):

Đại học Khoa học tự nhiên HCM : Khoa Hóa + Khoa CNTT
Đại học Bách Khoa HCM : (có sinh viên tài năng Việt Pháp – Khoa xây dựng cầu đường)
Đại Học Y-Dược HCM
Đại Học Khoa học tự nhiên HN : Khoa Hóa
Đại Học Nông Lâm
Đại Học Thủy Sản Nha Trang
Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng : Khoa Công Nghệ Hóa

Học bổng AUF Vùng

Lợi : Tùy vào phân bố các vùng, nếu bạn đứng đầu hoặc hạng 2( hạng 3) trong lớp AUF, đến cuối năm 4, chắc chắn bạn sẽ có 1 suất học bổng đi du học pháp 1 năm cho Master 2. Học bổng khoảng 700E/ tháng + vé máy bay. Học bổng này gọi là học bổng vùng của AUF (AUF Régionale).

Điều kiện : Bắt buộc học trong trường có liên kết AUF, ko áp dụng cho những bạn lỡ học trong trường ko có liên kết với AUF. Bạn nộp hồ sơ tháng 3, tháng 7 có kết quả, tháng 9 sang Pháp

Học bổng AUF Quốc Tế

Điều kiện : bạn nộp hồ sơ trước tháng 12, kết quả học bổng có vào tháng 4, và tháng 9 bạn sang Pháp.
Khó : hồ sơ của bạn được xét với các hồ sơ của các nước khác (Việt Nam, Lào, Capuchia,…), sự cạnh tranh khá cao, bạn có thể ko học trong trường có liên kết với AUF (mình ko chắc).

b) Học bổng Ambassade EG

Học bổng Ambassade Évariste Galois Hình ảnhlà 1 học bổng lớn, và là mục tiêu thứ 2 nếu bạn ko lấy được học bổng AUF. Số lượng học bổng Ambassade khó đoán được, thay đổi theo chỉ tiêu hàng năm.

Các bạn có thể lên thẳng Đại Sứ Quán hay Lãnh Sự Quán Pháp để hỏi và yêu cầu giúp đỡ, tại HN hay HCM, bạn còn có trung tâm Espace Hình ảnh tại đây, các chị tại trung tâm sẽ hướng dẫn cho bạn.

Lợi : học bổng của chính phủ, được trả bảo hiểm y tá cao 200E, học bổng khoảng 760E/ tháng, ko có vé máy bay, nhưng được trợ cấp 600E mua laptop, được ở nhà trong cité khi sang Pháp.

Khó : sự cạnh tranh khá cao, ngoài khả năng bản thân, còn phụ thuộc nhiều vào quan hệ của người giới thiệu và đề tài nghiên cứu khi sang Pháp. Hồ sơ được nộp từ rất sớm trước tháng 1, kết quả công bố vào tháng 4, tháng 9 bạn sang Pháp.

Vấn đề khó nữa là bạn phải tìm được “Projet de recherche”, bạn phải nhờ thầy cô hướng dẫn tại Việt Nam, liên hệ với thầy bên Pháp đề viết Projet, và viết thư giới thiệu cho bạn, điều này phải hoàn tất trước tháng 12.

Ngày hội thông tin thường được tổ chức tại l’Espace trong tháng 12. Bạn cần để ý xem và hỏi cách làm hồ sơ.

c) Học bổng Ile de France

Bourse Ile de france là học bổng của vùng Ile de France cho các bạn muốn sang Pháp học Master. Đây cũng là học bổng chính phủ và là mục tiêu tiếp theo nếu bạn ko được Ambassade.

Hồ sơ và thời gian cũng giống như học bổng Ambassade, tuy nhiên, theo mình, bạn nên gửi hồ sơ lên Ambassade trước, nếu ko được học bổng Ambassade hoặc bạn nằm trong liste d’attente thì bạn sẽ được chuyển hồ sơ sang để xét học bổng Ile de France.

Lợi : học bổng chính phủ, được nhiều ưu tiên về nhà ở và bảo hiểm khi sang Pháp.

Khó : Bạn bắt buộc phải đăng kí học tại 1 trường đại học trong Ile de France như Paris 6, Paris 7, Paris 11, Paris 5, Paris 1, Paris 13. Giới hạn, bạn phải nằm trong khối pháp ngữ tại Hà Nội.

d) Học bổng Eiffel

Học bổng Eiffel hay học bổng Egide  là 1 học bổng khó. Nhưng bù lại, đây là học bổng cao nhất, khoảng 1200-1400E / tháng.
Bạn phải apply hồ sơ trên mạng trước tháng 9 trước 1 năm, và gửi hồ sơ giấy trong tháng 1, tháng 3 sẽ có kết quả và tháng 9 bạn sang Pháp.
Vấn đề khó nhất ở đây là bạn phải tự liên hệ với trường mà bạn sẽ học ở Pháp, làm thủ tục nhập học và yêu cầu họ làm hồ sơ Eiffel cho bạn. Người gửi hồ sơ đi là trường mà bạn sẽ học, chứ ko phải là bạn.
Khó : phải liên hệ và xin Projet từ sớm, bạn nên trao đổi thư từ liên tục với giáo viên responsable của bạn tại Pháp, tính cạnh tranh cao, điểm của bạn cần lớn hơn 8.0. Tuy nhiên, có những bạn hồ sơ ko cần đẹp lắm, nhưng nhiệt tình liên hệ với trường nên vẫn đc học bổng Eiffel.
Lợi : có bạn đã xin được học bổng Eiffel mà ko cần biết tiếng Pháp, bạn ấy xin đc là có 1 CV đẹp và 1 projet tốt, học bổng này là học bổng “khủng” nhất, nhưng ko phải là ko thể xin được.
Chú ý : bạn chỉ được apply hồ sơ 1 lần, nếu thất bại thì năm sau bạn ko có quyền gửi lại do vậy bạn hãy chuẩn bị tốt trước khi gửi.

e) Học bổng của từng trường

Ngoài học bổng của chính phủ (Ambassade, Ile de France) hay của tổ chức (AUF) còn có học bổng của từng trường cho học sinh nước ngoài. Các ngành khác thì mình ko rõ, nhưng ngành Hóa, thì có trường Paris Orsay 11, có học bổng cho sinh viên nước ngoài đến học Master 2, gọi là học bổng Accueil.
Lợi : Dễ xin, ít người biết, 700E/ tháng, được ở kí túc của trường
Khó : Bạn phải tự liên hệ với giáo sư, nộp hồ sơ tháng 1, tháng 7 có kết quả, tháng 9 qua Pháp. Muốn liên hệ giáo sư, bạn vào trang Web của trường, chọn khoa bạn muốn học, và hỏi giáo sư xem ở trường có học bổng ko? Thường là khi liên hệ được rồi, thì các thủ tục sau rất nhanh.

f) Học bổng religion

Học bổng Nhà Thờ, điều kiện, bạn phải liên hệ với 1 nhà thờ ở vn có liên kết với nhà thờ ở bên Pháp. Học bổng này xem như 1 trợ cấp giúp bạn học bên Pháp, đồng thời, cũng phải đi học đạo và đi lễ hàng tuần.

f) Học bổng từ phía Việt Nam

Nếu bố mẹ bạn làm trong điện lực hoặc dầu khí, sẽ có học bổng giúp bạn đi du học, học bổng này bạn cho phép bạn đi học (licence, hay Master đều được). Cái này chủ yếu là quan hệ, và điểm của bạn tại trường cấp 3 hoặc Đại Học, yếu tố ngoại ngữ ko quan trọng.

Ngoài ra còn có học bổng 322 của chính phủ việt nam. Bạn nên liên hệ với giáo viên của trường để hỏi. Tham khảo tại đây học bổng 322

3. Yếu tố quyết định

a) bản thân học sinh
Có được học bổng, ko nhất thiết là bạn phải là học sinh giỏi (> 8 phẩy), nếu bạn là học sinh khá (> 7 phẩy) vẫn xin được học bổng. Muốn có học bổng còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như : quan hệ, cách làm hồ sơ, may mắn, nên bạn cứ thử xem.

Ví dụ : học bổng vùng AUF, học bổng Accueil, học bổng Ambassade, ko cần quá quan trọng điểm. Học bổng AUF, bạn chỉ cần top 2, top 3 là có thể xin được. Học bổng Ambassade, bạn mình xin được với điểm 7.4, học bổng Accueil ko cần quan trọng điểm.

Ngoại ngữ, tốt nhất là có 1 bằng ngoại ngữ như DELF A2, hoặc DELF B1 càng tốt, nó sẽ làm hồ sơ bạn đẹp hơn. Nếu ko có, bạn có thể bổ sung bằng tiếng Anh, và phải viết 1 projet tốt.

b) Mối quan hệ
Cái này mới quan trọng, ban giám khảo sét học bổng của bạn thường là thầy hiệu trường, trưởng khoa các trường Đại Học, có tiếng trong khối Pháp Ngữ. Vậy nếu thầy cô hướng dẫn của bạn tại Việt Nam cũng có tên tuổi, hay đề tài hợp tác bên Pháp với thầy tên tuổi, hoặc bạn được thầy cô có tiếng trong ngành viết thư giới thiệu, thì bạn chắc sẽ có học bổng.
May mắn, sự may mắn rất quan trọng, có năm hồ sơ thí sinh đều đẹp, có năm lại có ít hồ sơ đẹp, nên cũng khó so sánh. Điều quan trọng là làm hết sức, và chờ kết quả.

4. Cách làm hồ sơ
a) Làm CV
CV của bạn nên gắn ngọn, súc tích nhưng ấn tượng. Ban giám khảo họ chỉ đọc lướt CV của bạn mà thôi, thường là trên dưới 15 giây.
Nên viết CV ngắn gọn, cái nào mình nổi nhất thì làm cho nó nổi lên. Đề tài nghiên cứu có hữu ích gì cho bạn thân hay cho VN thì BOLD nó lên. Nếu có giải quốc gia, giải tỉnh cũng thêm vào, bằng cấp ngoại ngữ cũng phải thêm vào.
Chú ý : Khi chuyển điểm từ VN sang điểm Pháp, thì có 1 mẹo này : Ví dụ điểm của bạn là 7.5 / 10 ở VN ( học sinh khá) thì khi viết CV nên đổi thành (15 / 20) trong CV. Vì ở bên Pháp, bạn học mà được 15 điểm thì ko phải dễ, nhưng ở VN, học để 7.5 thì ko khó.

b) Làm Lettre de Motivation
Lettre Motif cũng ko quan trọng lắm, vì bạn giám khảo chỉ đọc trong vòng 10 giây. Nên ko cần kể dài dòng, chủ yếu là mục đích du hoc Pháp, và dự định sau học xong là nhấn mạnh.

c) Projet sang Pháp
Cái này quan trọng, Projet + thư giới thiệu của các thầy trưởng khoa, hiệu trưởng thì gần như là có học bổng. Bạn yêu cầu thầy bên Pháp, viết cho cái Projet hoặc tự viết và nhờ thầy cô sửa. Yêu cầu : càng rõ ràng, cụ thể càng tốt. Độ dài tầm 3-4 trang A4.

d) Hồ sơ mẫu
Hồ sơ mẫu giúp các bạn có cái nhìn cụ thể hơn về cách làm hồ sơ.
Mình đã dùng bộ hồ sơ này và xin thành công học bổng AUF 2007, học bổng Accueil 2009, và học bổng Ambassade 2009.


Cách thức xin học bổng Eiffel của Pháp




Em rất cần những thông tin về học bổng Eiffel của Pháp. Trình độ tiếng Pháp của em là DELF 6. Em muốn tìm học bổng du học ngành Tài chính. Để có học bổng này, em cần phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Hạn nộp là khi nào, em rất mong sự giúp đỡ của anh chị.

- Trả lời của chị Đoàn Thái Hà, đại diện trung tâm giáo dục Pháp (Edufrance) tại TP.HCM:

Học bổng Eiffel là học bổng của Bộ ngoại giao Pháp cấp. Sinh viên trúng tuyển sẽ nhận được 1 khoản học bổng khoảng 1000 euro/tháng. Số tiền này sẽ thay đổi tùy theo mức độ trượt giá và giá cả tại Pháp vào thời điểm sinh viên du học.

Đây là mức học bổng khá cao vì sinh viên thường chỉ tốn khoảng 500 - 600 euro/tháng cho tất cả mọi khoản chi tiêu tại Pháp. Năm vừa qua, 50% sinh viên được nhận học bổng này là sinh viên châu Á.

Quá trình xét tuyển học bổng này khá khắt khe vì tất cả những thí sinh nộp hồ sơ đều là những thí sinh xuất sắc.

Các bước làm hồ sơ như sau:

-Tháng 9: nhận thông tin thông báo về học bổng và hồ sơ xin học bổng trên trang web  www.egide.asso.fr.
-Giữa tháng 1: hạn cuối nộp hồ sơ.
-Tháng 4: thông báo kết quả đến địa chỉ email của từng sinh viên và trên trang web www.egide.asso.fr.

Một trong những điều kiện cơ bản để xin học bổng này là sinh viên phải liên hệ với các trường tại Pháp và đề nghị nhà trường đứng ra hỗ trợ cho hồ sơ của sinh viên (chấp nhận nhận sinh viên vào học, giới thiệu sinh viên cho ban xét tuyển học bổng, miễn học phí ...). Nếu nhà trường đồng ý, nhà trường sẽ gửi hồ sơ của sinh viên đến chương trình Eiffel.

Tóm lại, sinh viên sẽ không trực tiếp gửi hồ sơ đến ban xét tuyển học bổng, mà thay vào đó sẽ gửi hồ sơ đến trường mà mình định học. Nếu trường đó đồng ý nhận bạn thì họ sẽ tiếp tục làm các bước cần thiết để gửi hồ sơ của bạn lên ban xét tuyển.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Bạn trẻ chia sẻ trải nghiệm du học Pháp

Bạn trẻ chia sẻ trải nghiệm du học Pháp

Xuất hiện, tại một diễn đàn du học Pháp diễn ra tại Hà Nội, các bạn du học sinh rất nhiệt tình chia sẻ những trải nghiệm du học của mình. Từ bước khởi đầu, chuẩn bị di du học cho tới khi học xong và quyết định ở lại Pháp hay về quê hương làm việc. Như các thủ tục hành chính (visa dài hạn và thủ tục hành chính khi tới Pháp), vấn đề nhà ở, việc làm, cuộc sống sinh viên tại Pháp, cách học tập tại Pháp ra sao?...

 Chia sẻ về hành lý khi sang Pháp, bạn Nguyễn Thủy du học sinh ngành kinh tế, vui vẻ chia sẻ: “Điều đầu tiên khi chuẩn bị hành lý khi mang sang Pháp các bạn chú ý là nhớ mang theo bàn chải đánh răng và kem đánh răng lên máy bay. Không biết mình đen đủi hay làm sao, mà cả 4 lần đi máy bay đều không có được bàn chải. Và các bạn biết đấy, việc không được đánh răng thật là khó chịu khi bay trên quãng thời gian dài như vậy. Cho nên, nếu bạn nào quên mang bàn chải lên thì hãy nhanh chân đi lấy bàn chải rồi mới ngồi vào chỗ của mình


Các bạn sinh viên đang được các cựu du học sinh tư vấn về vấn đề nhà trọ khi sang Pháp
du học.


Thêm vào đó, Thủy có lời khuyên các bạn mới sang Pháp, có thể mới đầu bạn chưa quen khẩu vị với các món ăn Pháp, nên các bạn cần đem theo một cái nồi cơm điện nhỏ và một chút ít gạo để có thể nấu cơm trong những ngày đầu ở đó”.

 Các bạn du học sinh đều khẳng định: điều khó khăn nhất của các bạn khi sang Pháp đó là nét khác biệt về văn hóa, về cuộc sống của họ. Chính vì vậy phải học tiếng Pháp thật tốt. Để biết được kho tàng văn hóa Pháp và hòa nhịp vào cuộc sống bên đó dễ dàng hơn.

 Đó là những chia sẻ về những kinh nhiệm về cuộc sống khi sang Pháp. Còn về quá trình học thì sao? Bạn Nguyễn Phan Anh hiện đang học Master 2- Management International, tại Aix- Masseille 3 chia sẻ: “Mình có một thuận lợi là đã học 2 năm trong nước, sau đó được chuyển tiếp sang Pháp. Năm thứ 3 khi sang Pháp học các môn chuyên ngành, điều khó khăn nhất đối với mình đó là không nghe được các thầy nói. Nhưng các bạn đừng lo lắng quá, vì chỉ 2-3 tháng sau là chúng ta có thể nghe được.

 Một điều đáng nhớ nhất khi mình ở bên đó là năm vừa rồi, mình không hề xin tiền của bố mẹ, mình đã làm thêm vào cuối tuần. Ở Pháp các bạn có rất nhiều cơ hội làm thêm với những công việc hết sức nhẹ nhàng và có khoản thù lao cũng khá như: trông trẻ, công việc nhà hàng, thu ngân, tiếp tân, hái hoa quả, dọn phòng… Nhưng mình cũng muốn khuyên các bạn, mới đi du học không nên đi làm thêm quá sớm vì như vậy sẽ bị cuốn hút do kiếm tiền quá dễ mà bỏ bê việc học”.

 

GS. Ngô Bảo Châu đã có cuộc giao lưu đầy thú vị với các bạn sinh viên về việc học tập và cuộc sống ở bên Pháp.


Đi du học sẽ giúp các bạn mở mang tầm nhìn, và sống một cách tự lập trong tất cả mọi việc, nhưng khi đi học ở nước ngoài thì các bạn phải “tự học”, quan trọng hơn các bạn phải đọc thật nhiều sách và tài liệu vì các bài giảng chủ yếu là các slide, muốn được kết quả tốt bạn phải đọc và tìm hiểu thêm các tài liệu. Và nếu không thể nghe được thì các bạn có thể mượn vở của các bạn sinh viên nước ngoài, đừng ngần ngại. Đối với mình khi học 2 năm đầu bên Pháp mình chưa biết nhớ nhà là gì nhưng khi đã trải nghiệm và gần chạm tới đích thì mình mới nhớ nhà, nhớ quê hương”.

 Được biết, tại diễn đàn này các cựu sinh viên và các sinh viên đang đi du học đều mong muốn trở về nước làm việc. Phan Anh bộc bạch: “Có thể môi trường Pháp sẽ cho bạn mức lương cao, môi trường làm việc năng động và bạn có thể làm những gì bạn thích. Nhưng 90% các bạn sẽ không được thăng tiến và bạn chỉ tồn tại ở đó mãi mãi. Đó là điều mình không mong muốn nên mình quyết định sau khi làm luận văn Master 2 mình sẽ quay trở về nước làm việc trong năm nay”.

 Những câu chuyện của các du học sinh đã thu hút đông đảo các bạn học sinh, sinh viên đang ấp ủ giấc mơ du học Pháp. Nguyễn Thảo My (học sinh lớp 11 trường THPT Marie Curie Hà Nội) chia sẻ: “em có dự định là trong năm tới sẽ đi du học ở Pháp với ngành quản trị kinh doanh khách sạn du lịch. Qua buổi hội thảo ngày hôm nay, em đã nắm rõ hơn phần nào những thông tin và chuẩn bị những điều gì cần thiết, nhất là việc học tiếng để nghe nói tốt.

 Ngoài những câu chuyện của các du học sinh Việt Nam tại Pháp, còn có cuộc giao lưu với GS. Ngô Bảo Châu người đã được giải thưởng toán học danh giá của thế giới, đã từng học tập và làm việc tại Pháp với những chia sẻ hết sức thú vị. Qua đây những bạn trẻ đang ấp ủ giấc mơ du học sẽ trang bị được những hành trang quý giá nhất khi đi du học Pháp.

Hiện nay, nước ta có 6500 du học sinh ở các trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ đang theo học tại nước Pháp.
Trong đó riêng năm 2011 đã có 1000 du học sinh. Diễn đàn du học Pháp đã được tổ chức hàng năm, với mục đích chia sẻ những kinh nghiệm của những người trong cuộc với các bạn muốn đi du học Pháp trong tương lai.
Đây là thành quả hợp tác giữa Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, UEVF và UAFV cũng nhận được sự hỗ trợ của Cơ quan Đại học Pháp (AUF) và Hội Sinh viên Việt Nam.

Phong cách sống của người Pháp

Phong cách sống của người Pháp


Ngày làm việc bắt đầu khoảng từ 8 giờ đến 9 giờ và kết thúc khoảng 17 giờ đến 18 giờ. Thông thường người lao động Pháp ăn trưa vào khoảng 13 giờ tại nhà ăn của công ty hoặc tại một quán ăn nhanh ? thường rất đông khách vào giờ đó. Buổi tối, các nhà hát, rạp chiếu phim thường mở cửa vào khoảng 20 giờ đến 21 giờ.

Đi chợ : Các cửa hàng thường mở cửa từ thứ Ba đến 19h30 thứ Bảy. Các siêu thị chỉ đóng cửa ngày Chủ Nhật. Mọi người, ở thành phố cũng như ở nông thôn, thường đi chợ vào sáng thứ bảy hoặc sáng chủ nhật.

Lưu ý : Các viện bảo tàng mở cửa cả ngày thứ Bảy và Chủ Nhật nhưng đóng cửa ngày thứ Ba. Ở tỉnh lẻ các ngân hàng có thể đóng cửa buổi chiều nhưng bạn sẽ tìm thấy máy rút tiền tự động không mấy khó khăn. Các thẻ tín dụng quốc tế Visacard và Mastercard được sử dụng rất rộng rãi tại Pháp.

Phong cách sống

Khác với người Anh, người Pháp ít khi tiếp đón khách xã giao tại nhà. Lần đầu tiên người ta mời khách thường có chút trịnh trọng và phải quen biết một thời gian rồi ngưòi ta mới mời bạn đến nhà. Khi gặp nhau người Pháp thường bắt tay chào nhau.

Khi ăn người ta thường đợi cho tất cả mọi người được phục vụ rồi mới bắt đầu ăn. Nếu bạn muốn hút thuốc thì nên xin phép trước. Không nên gọi điện đến nhà người Pháp sau 22 giờ, và cũng nên tránh đến sớm khi bạn được mời ăn cơm hay đến muộn khi bạn có một cuộc hẹn.

Khi nói chuyện, ngôi “vous” thể hiện sự tôn trọng, kính nể và khoảng cách. Nên dùng “vous” khi nói chuyện với người không thân, lớn tuổi hơn bạn hay là cấp trên của bạn. Ngôi “tu” thể hiện tình cảm, sự thân thiện. Giữa bạn bè thông thường người ta chuyển từ “vous” sang “tu” một cách tự nhiên, nhưng đối với người lớn tuổi hơn thì không nên dùng “tu” khi người đó chưa đề nghị bạn xưng hô như vậy.

Nước Pháp là như thế nào ?

Pháp là một nước nông nghiệp phát triển với những đặc thù riêng của từng vùng. Đất nước công nghiệp hiện đại nhưng Pháp rất chú trọng bảo vệ cảnh quan, bảo vệ các truyền thống của mình. Nhà nước đã lập ra 6 vườn quốc gia, 126 khu bảo vệ thiên nhiên và hơn 400 vùng sinh cảnh. Có hàng nghìn địa điểm còn rất hoang dại mà bạn có thể khám phá : Cao nguyên Larzac, núi lửa Auvergne, đầm Poitevins, vùng Camargue…

Nước Pháp có 12 thành phố hơn 350 000 dân, phân nửa dân Pháp sống ở những thành phố hơn 50 000 dân. Riêng vùng Paris chiếm tới gần 10 triệu dân. Các thành phố lớn khác như  Marseille, Lyon chỉ có khoảng hơn 1 triệu dân. Xu hướng hiện tại cho thấy ngày càng nhiều người Pháp rời những thành phố lớn để đến với những thành phố trung bình.

Bao bọc bởi 4 biển (biển Bắc, biển Manche, biển Atlantique và biển Địa Trung Hải), Pháp có tới 5 500 km bờ biển: vùng Bretagne nổi tiếng bởi những bờ biển hoang dã, Landes có những bờ biển rất dài và Địa Trung Hải quanh năm có nắng ấm.

Mỗi người dân đều tự hào về làng mình, vùng của mình, đặc sản hay rượu vang của vùng. Chính Đại tướng DE GAULLE cũng đã phải thốt lên : “Làm sao mà điều hành được một đất nước có tới 400 loại phomát khác nhau ?”.

Thời tiết thì sao ?

Chỉ nhỏ bằng 1 phần 7 Quebec, nhưng nước Pháp có khí hậu và thiên nhiên rất đa dạng. Nhiệt độ đo bằng đơn vị độ C (0oC tương đương với 32oF).

Biển Atlantique và biển Manche làm cho phía Tây có khí hậu đại dương ẩm và ôn hoà. Mùa đông ở Rennes, Brest, Caen hay Rouen, thường không lạnh lắm, đôi khi có sương mù còn mùa hè thì mát. Xuôi xuống dọc theo bờ biển, giữa Nantes và Biarritz, bạn sẽ gặp những mùa hè rất đẹp. Bờ biển Landes là một địa điểm lướt sóng nổi tiếng thế giới.

Vùng Trung Tâm và phía Đông nước Pháp có khí hậu lục địa. Mưa không nhiều và mùa đông rất lạnh. ở Strasbourg, nhiệt độ có thể hạ xuống tới âm 15 độ C. Các núi : Massif Central, Jura, Alpes, Pyrénées, có tuyết phủ trong vòng nhiều tháng: đó chính là lúc bạn có thể đi trượt tuyết !

Ở phía Nam và đảo Corse là khí hậu Đại Trung Hải, mùa hè rất nóng và mùa đông thì không lạnh lắm. Khách du lịch của cả Châu Âu đều quy tụ về những bãi biển vùng này từ tháng 5 đến tháng 9.




Kinh nghiệm học tốt tiếng pháp
Cách học từ vựng tiếng Pháp tốt nhất
Kinh nghiệm học ngữ pháp Tiếng Anh
Kinh nghiệm du lịch Pháp 2013
Những hình ảnh đẹp của nước Pháp đắm lòng du khách
Kinh nghiệm săn học bổng du học Mỹ



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý