Cách thiết kế slogan ấn tượng

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách thiết kế slogan ấn tượng

19/04/2015 01:08 PM
2,699
Cùng với logo, Slogan cũng được coi là một trong những công cụ hữu ích để nhấn mạnh ấn tượng về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Bài viết này sẽ chỉ cho bạn thế nào là một Slogan hay và những gợi ý để sáng tạo ra một Slogan ấn tượng..


Một số điểm cần lưu ý khi thiết kế Slogan, Nhạc hiệu và Tính cách thương hiệu


Slogan là gì?

Slogan là một từ hoặc cụm từ được sử dụng trong chiến dịch quảng cáo với mục đích là để nhấn mạnh một thông điệp mà công ty mong muốn mọi người ghi nhớ, giúp người tiêu dùng hình dung thương hiệu và sản phẩm nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn. Có thể nói Slogan là phần cô đọng nhất của thương hiệu, gắn liền với thương hiệu, góp phần không nhỏ hình thành nên bản sắc của thương hiệu. Bên cạnh thiết kế logo, sáng tạo slogan cũng là một công việc rất quan trọng đối với thương hiệu trong chiến dịch quảng cáo và tiếp cận khách hàng.

Câu khẩu hiệu được xem như một cách thức quảng bá thương hiệu rất tốt. Bởi giống như tên thương hiệu, nó là một công cụ ngắn gọn, súc tích và cực kỳ hiệu quả trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu. Câu khẩu hiệu có thể giúp khách hàng hiểu một cách nhanh chóng thương hiệu đó là gì và nó khác biệt với các thương hiệu khác như thế nào?


 
Ưu điểm của câu khẩu hiệu
Câu khẩu hiệu góp phần làm tăng khả năng nhận biết và lưu lại tên thương hiệu trong trí nhớ khách hàng bằng cách nhấn mạnh và lặp lại nhiều lần tên thương hiệu. Thí dụ như: "Suzuki là sành điệu"; "Lavie, một phần tất yếu của cuộc sống" hoặc "Vòng quanh thế giới, Ajinomoto"; 
Câu khẩu hiệu có thể làm tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách liên hệ trực tiếp và mạnh mẽ tới các lợi ích khi tiêu dùng sản phẩm. Từ đó, gợi mở sự kỳ vọng và thúc đẩy động cơ mua sắm của khách hàng. Thí dụ như: "Kotex - tinh tế và nhẹ nhàng", "Như Tide mới là trắng", "Giữ hơi thở thơm tho một cách tự nhiên";
Quan trọng nhất, câu khẩu hiệu có thể giúp công ty củng cố định v�� thương hiệu và thể hiện rõ sự khác biệt. Thí dụ như: "Anlene - Mọi lúc mọi nơi giúp ngừa bệnh loãng xương". Như vậy, bằng câu khẩu hiệu ngắn gọn, thương hiệu đã tuyên bố một cách ngắn gọn về phân đoạn thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu của mình: Đó là những khách hàng lo lắng về bệnh loãng xương. Mặt khác, câu khẩu hiệu còn cho phép liên hệ mạnh tới chủng loại các sản phẩm, thí dụ như "Anlene trắng cho con, còn Anlene vàng cho mẹ"; hay "Dầu nhớt gì mà hàng triệu xe tải, xe hỏa, phi cơ và xe gắn máy đều cần dùng đến như vậy?" hoặc như "Chỉ có thể là Heineken";
Câu khẩu hiệu thường đi liền với các chương trình quảng cáo, do đó nó thường là câu khóa kết thúc với những thông tin mang tính mô tả và thuyết phục. Với những loại sản phẩm mà quảng cáo đóng vai trò then chốt trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu thì câu khẩu hiệu thường được sử dụng như một cách thức thể hiện sự khác biệt và tạo dựng hình ảnh cho thương hiệu. Thí dụ, trong cuộc cạnh tranh giữa hai nhà sản xuất nước ngọt hàng đầu Coca-cola và Pepsi-cola. Họ đã phải chi hàng triệu USD cho việc thiết kế các câu khẩu hiệu và quảng cáo nhằm tạo dựng cho thương hiệu một hình ảnh và phong cách riêng.
Thiết kế câu khẩu hiệu 
Với những ưu điểm trên đây, câu khẩu hiệu có thể được thiết kế cho phù hợp với mục tiêu của việc tạo dựng giá trị thương hiệu (nhằm củng cố tên thương hiệu, giới thiệu về sản phẩm, gợi mở và thúc đẩy động cơ mua sắm hay củng cố vị trí và định vị thương hiệu). Với những mục tiêu khác nhau như vậy, câu khẩu hiệu được thiết kế và cập nhật thường xuyên cho thích hợp với từng thời kỳ và mục tiêu quảng cáo (quảng cáo giới thiệu, quảng cáo dẫn đường hay quảng cáo duy trì).  
Câu khẩu hiệu có thể được xem như yếu tố thương hiệu linh hoạt và dễ chuyển đổi nhất theo thời gian. Tuy nhiên, khi thay đổi một câu khẩu hiệu, chúng ta cần cân nhắc xem liệu:  
- Câu khẩu hiệu hiện tại có thể đóng góp vào giá trị thương hiệu như thế nào qua việc tăng cường nhận thức và hình ảnh về thương hiệu;
- Những đóng góp này có nhiều không và do đó có cần phải tiếp tục duy trì câu khẩu hiệu này không; 
- Nếu thay đổi, câu khẩu hiệu mới cần cố gắng kế thừa những ưu điểm nổi trội của câu khẩu hiệu cũ. 
- Đối với những thương hiệu lớn, câu khẩu hiệu còn là một công cụ khẳng định uy tín và vị trí
Những câu khẩu hiệu quen thuộc đối với công chúng
Vòng quanh thế giới
Giữ hơi thở thơm tho một cách tự nhiên
Sự khởi đầu mới của những điều tuyệt diệu
Mọi lúc mọi nơi giúp ngừa bệnh loãng xương
Sạch bóng và mát rượi
Hãy loan tin
Một cho tất cả
Trẻ và thành đạt
Nhạc hiệu
Nhạc hiệu là một yếu tố cấu thành thương hiệu được thể hiện bằng âm nhạc, thông thường thông điệp này được sáng tác và biên soạn bởi các nhạc sĩ chuyên nghiệp. Nhạc hiệu có sức thu hút và lôi cuốn người nghe và làm cho mục quảng cáo trở nên hấp dẫn và sinh động. Nhạc hiệu có thể là một đoạn nhạc nền hoặc là một bài hát ngắn, thực chất đây là một hình thức mở rộng của câu khẩu hiệu. Có rất nhiều đoạn nhạc đã rất thành công đến mức chỉ cần nghe đoạn nhạc họ đã biết đó là thương hiệu gì.
Như vậy, đoạn nhạc đã trở thành một đặc điểm nhận biết của một thương hiệu. Nhạc hiệu có thể tăng cường nhận thức của khách hàng về tên thương hiệu bằng cách lặp đi lặp lại một cách khéo léo tên thương hiệu trong đoạn nhạc hát. Đoạn nhạc hát này nếu được biên soạn có vần điệu, ngắn gọn với ý nghĩa vui nhộn, hóm hỉnh, nó rất dễ trở thành những bài hát giống như khúc đồng giao được lưu truyền rất nhanh và rộng trong công chúng.  
Tuy nhiên, do thuộc tính vốn có của nó, nhạc hiệu không có tính chuyển giao cao như các yếu tố khác. Nhạc hiệu cũng có thể truyền tải những lợi ích của thương hiệu nhưng chỉ có thể dưới hình thức gián tiếp và trừu tượng. Hơn nữa, nó cũng không thể bổ sung cho logo hay biểu tượng. nó cũng không thể được gắn lên các bao bì sản phẩm, hay các pano, áp phích quảng cáo.
Tính cách Thương hiệu
Tính cách là hình thức thể hiện đặc biệt - một cách hình tượng hóa về thương hiệu, nó có thể được gắn với một con người hoặc một phong cách sống cụ thể. Tính cách của một thương hiệu thường được tạo dựng, giới thiệu và đóng vai trò trung tâm trong các chương trình quảng cáo và thiết kế bao bì.
Giống như các yếu tố thương hiệu khác, tính cách thương hiệu có nhiều hình thức thể hiện. Tính cách có thể được thể hiện qua một con vật hoặc một nhân vật trong phim hoạt hình hoặc cuốn truyện nổi tiếng nào đó. Nó cũng có thế là một con người sống động như chàng cao bồi của Marlboro. Tuy nhiên, nhìn chung tính cách thông qua các con vật được sử dụng nhiều hơn, đặc biệt trên các bao bì sản phẩm.
Ưu điểm của tính cách thương hiệu
- Do giàu tính sống động và hình tượng biểu đạt nên nó dễ được quan tâm chú ý. Do vậy, tính cách cũng được xem như một công cụ hữu hiệu nhằm tạo ra và tăng cường nhận thức của khách hàng về thương hiệu;
- Thông qua những hình ảnh liên hệ sống động của các mục quảng cáo nó có thể liên hệ, dẫn dắt khách hàng đến với những lợi ích mà họ mong đợi. Tức là tạo ra cho họ một kiểu mẫu tiêu dùng sản phẩm phù hợp với tính cách mà họ mong muốn;
- Bởi tính cách chứa đựng yếu tố "con người" nên nó có thể làm cho thương hiệu trở nên hóm hỉnh, thú vị và đầy ấn tượng;
Do tính cách thương hiệu không gắn liền với ý nghĩa của một sản phẩm cụ thể nên nó có thể chuyển đổi dễ dàng cho các loại sản phẩm khác nhau. 
Những điểm cần lưu ý
Nếu trong trường hợp tính cách thương hiệu trở nên quá hấp dẫn, nó có thể làm giảm sự chú ý của khách hàng đến những yếu tố quan trọng khác, do đó làm giảm khả năng nhận biết về thương hiệu. Một thí dụ điển hình là khi hãng Ralston Purina giới thiệu mục quảng cáo trên truyền hình cho loại pin Eveready Energizer với hình tượng con thỏ mầu hồng đang nhảy liên tục... liên lục... liên tục".
Nhiều khách hàng rất thích mục quảng cáo này đến nỗi họ chẳng nhớ nó quảng cáo cho thương hiệu gì? Hậu quả là khách hàng thường nhầm lẫn và cho rằng đó là mục quảng cáo cho pin Duracell - đối thủ cạnh tranh chính của Eveready. Sau đó, Eveready đã phải áp dụng biện pháp gắn hình ảnh chú thỏ hồng đang nhảy lên tất cả các bao bì, quảng cáo, truyền thông nhằm tăng khả năng nhận biết;
Trong trường hợp tính cách thương hiệu được thể hiện qua một con người cụ thể, thí dụ một diễn viên điện ảnh hay một ca sĩ nổi tiếng chẳng hạn, thì hình tượng thể hiện cần phải được đổi mới thường xuyên. Điều này càng trở nên quan trọng đối với các mặt hàng thời trang, hóa mỹ phẩm làm đẹp. Bởi hôm nay, diễn viên quảng cáo có thể còn trẻ, đẹp với một thân hình đáng ao ước nhưng những lợi thế này không thể tồn tại mãi với thời gian.
Ngoài ra tình cảm và thái độ của công chúng đối với những hình tượng này, một mặt tạo ra những tác động tích cực, nhưng mặt khác nó cũng tạo ra những rủi ro rất lớn. Thí dụ, khi một cô ca sĩ bị mất đi mối thiện cảm của công chúng thì những sản phẩm mà cô ta quảng cáo sẽ không chiếm được cảm tình và sự ưu ái của khách hàng.
 

Yếu tố tạo một slogan hay


Marketing - Thương hiệu - Yếu tố tạo một slogan hayKhi doanh nghiệp quyết định chiến lược marketing của mình, họ sẽ sử dụng các thông tin quảng cáo và marketing để thực hiện chiến lược đó, và slogan là một trong những cách để thực hiện chiến lược của doanh nghiệp.Quan trọng hơn, slogan phải thể hiện được phương châm kinh doanh của cty hoặc mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ mà cty đưa ra trên thị trường. Việc xây dựng slogan do vậy có muôn vàn cách thức khác nhau.

Một slogan thành công phải mang trong mình thông điệp ấn tượng, khơi gợi được trí tưởng tượng, những ấn tượng đẹp về thương hiệu, và truyền tải một cách hiệu quả chiến lược kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng.

Dưới đây là những yếu tố để tạo nên một slogan hay:

1. Dễ nhớ: Mức độ dễ nhớ phải bao hàm cả sự súc tích, có thể dễ dàng nhớ đến mà không cần một công cụ trợ giúp nào. Slogan càng cộng hưởng với ý tưởng lớn càng dễ nhớ.

Một câu khẩu hiệu hay nên nhắc đến tên thương hiệu (brand name); tốt nhất là slogan nên bao gồm cả brand name.

2. Nêu bật được lợi ích chính của sản phẩm.

3. Thể hiện được sự khác biệt và tính cạnh tranh của thương hiệu so với các đối thủ: “Heineken refeshes the parts that other beers cannot reach” (Heineken có thể làm được điều mà các hãng khác không thể làm được ).

4. Gợi nhớ được thương hiệu. Bạn quảng cáo để làm gì nếu tên thương hiệu không rõ? Hàng triệu USD đã bị bỏ phí chỉ vì lý do này. Nếu thương hiệu không bao gồm trong slogan thì tốt nhất phải có cách nào đó thể hiện rõ thương hiệu. Ví dụ như Nike, họ “dám” kết thúc nhiều mẫu quảng cáo của mình chỉ bằng một logo Nike.

5. Mang lại những cảm xúc tích cực về thương hiệu.

6. Không có nguy cơ bị đối thủ cạnh tranh “tái sử dụng hay mô phỏng”. Rất nhiều câu khẩu hiệu không hề có sự khác biệt. Chẳng hạn câu “Đơn giản là tốt nhất”, bạn có thể lấy câu khẩu hiệu này và gắn vào “một tá” thương hiệu… thì thấy vẫn “ổn”.

7. Một khẩu hiệu hay nên thể hiện chiến lược của thương hiệu và cty: Nhiều cty đã thành công trong việc thể hiện chiến lược kinh doanh qua câu chữ. Chẳng hạn, “Lựa chọn tốt nhất cho cuộc sống của bạn”.

Cách thiết kế sologan hiệu quả

Tiêu chí của một Sologan hiệu quả

- Có mục đích: Một slogan khi được tung ra phải mang một mục tiêu nhất định và hướng đến mục tiêu đó. Một Slogan có ý nghĩa chắc chắn sẽ khơi gợi được cảm xúc và ấn tượng cho khách hàng. Ví dụ tiêu biểu như Slogan của Nokia: “Connecting people” – “Kết nối mọi người”. Slogan này đã thể hiện thành công tiêu chí của công ty, đó là thân thiện và kết nối tất cả mọi người, gạt bỏ những rào cản, những khoảng cách.

cach_viet_slogan

- Dễ nhớ: Một Slogan hiệu quả chắc chắn phải dễ nhớ, đọng lại trong tâm trí người tiêu dùng nhanh chóng. Thông thường, Slogan dễ nhớ sẽ ngắn gọn, có vần điệu. Ví dụ như Slogan của Apple: “Think different” – “Nghĩ khác đi” là một Slogan thành công trong việc ghi dấu ấn với khách hàng. Tuy nhiên, Slogan không phải lúc nào cũng phải ngắn gọn, có một số thương hiệu vẫn rất thành công với những Slogan dài hơn một chút như KFC: “It’s Finger lickin' good" (Vị ngon trên từng ngón tay) hay Prudential: “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”.

 cach_viet_slogan

cach_viet_slogan

- Tôn trọng khách hàng: Slogan hay phải tuyệt đối tránh những từ ngữ có thể gây phản cảm hoặc xúc phạm đến người khác dù đó chỉ là một bộ phận khách hàng rất nhỏ.

- Thú vị: Để có thể nổi bật hơn so với các Slogan của các thương hiệu khác, Slogan của bạn cần có sự thú vị, tinh tế và thể hiện được cá tính, sự khác biệt của thương hiệu. Đó có thể là một Slogan đem lại cảm xúc cho khách hàng như “Một cảm giác rất Yomost” của Yomost hay “Ngọt ngào như vòng tay âu yếm” của Alpenliebe. Chúng ta cũng đánh giá cao những Slogan hài hước, dí dỏm hay những Slogan ngụ ý một sự khác biệt hay tạo được sự tin tưởng. Slogan của Heineken: “Chỉ có thể là Heineken” tuy đơn giản nhưng rất ấn tượng và thú vị.

cach_viet_slogan

Làm thế nào để sáng tạo ra một Slogan hiệu quả?

Dựa vào các tiêu chí của một Slogan hay, người viết có thể tìm cách sáng tạo ra những Slogan hiệu quả. Sau đây là một vài lời khuyên hữu ích của Designs.vn về cách viết Slogan hay:

- Tránh dùng những từ ngữ sáo rỗng: Ngày nay khách hàng không còn ấn tượng hay nghĩ nhớ những Slogan sáo mòn, tâng bốc theo kiểu: “chất lượng cao”, “số 1”, “uy tín hàng đầu”, “đáng tin cậy”, “sản phẩm hoàn hảo”… Đó là một cách quảng cáo khá lỗi thời và nhàm chán.

- Cố gắng đưa vần điệu vào Slogan: Cách dễ dàng nhất để Slogan đi vào tâm trí người đọc là tạo cho nó một vần điệu. Slogan nghe phải xuôi tai, dịu dàng, êm dịu, gần gũi với tất cả mọi người

- Thể hiện được phương châm làm việc của công ty: Slogan của Avis: “Chúng tôi phải cố gắng hơn” là một Slogan như thế. Đây chính là cách mà các công ty tạo ra cảm giác tin cậy và thuyết phục khách hàng tìm đếb họ.

cach_viet_slogan

- Slogan mở: Slogan mở là những Slogan có tính gợi tả cao, kích thích trí tò mò của khách hàng. Ví dụ như “Một cảm giác rất Yomost”, “Triumph – Thời trang và hơn thế nữa”, “Aquafina – phần tinh khiết nhất của bạn”. Những Slogan như vậy thường gây ấn tượng bằng cách khơi gợi trí tưởng tượng của khách hàng. Họ có thể sẽ tự hỏi cảm giác Yomost là ra sao? Hơn cả thời trang là như thế nào? Phần tinh khiết nhất là gì?... Trong sáng tạo slogan, nghệ thuật của ngôn từ và hình ảnh giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. 

- Kêu gọi hành động: Những Slogan mang tính chất khuyến khích và kêu gọi khách hàng hành động như “Just do it” – “Hãy làm đi” của Nike hay “Không gì là không thể” của Adidas luôn được đánh giá cao. 

cach_viet_slogan


Ý nghĩa của biểu tượng Pepsi
Ý nghĩa biểu tượng của Viettel
Ý nghĩa biểu tượng Nike
Tập luyện thể thao -
Kế hoạch kinh doanh spa
Ý nghĩa biểu tượng Prudential
Ý nghĩa biểu tượng Versace


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tạo slogan cho áo vest man
hơn 1 tháng trước - Thích (23) - Trả lời
bạn nên tham khảo các cách tạo slogan cho một sản phẩm. thông thường slogan sẽ ngắn, xúc tích và lột tả được hết tính năng của sản phẩm. Ngoài ra cũng nên dễ nhớ, và đi vào thị hiếu người dùng, độc đáo ...ví dụ: Vietel có slogan: Hãy nói theo cách của bạn mà đến nay nó vẫn được dùng đó
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý