Cách tư duy tích cực để hiểu rõ chân lý trong cuộc sống

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách tư duy tích cực để hiểu rõ chân lý trong cuộc sống

19/04/2015 01:08 PM
621

Hãy tưởng tượng trước mặt bạn là một ly nước có một nửa đã uống cạn. Với người suy nghĩ theo kiểu tiêu cực, họ sẽ nói rằng: ‘ly nước đã vơi còn một nửa’; nhưng đối với người tư duy tích cực, họ sẽ phát biểu rằng: ‘ly nước đã đầy một nửa’.



Học cách tư duy tích cực

1. Tư duy tích cực là gì?

Tinh thần và thể xác luôn là hai thứ song hành cùng nhau để giúp chúng ta sống và làm việc, vui chơi và giải trí, nói chung là giúp chúng ta tồn tại trong thế giới này. Bạn biết rằng để có một cơ thể khỏe mạnh, ta phải ăn và uống, chính xác hơn, ta phải ăn và uống những thứ bổ dưỡng cho cơ thể. Do đó thực phẩm bổ dưỡng là thức ăn cần thiết cho cơ thể ta. Vậy còn tinh thần của chúng ta, thì cần “thực phẩm bổ dưỡng” gì?
Đó chính là những “suy nghĩ tích cực”.

Vậy suy nghĩ hay tư duy tích cực là gì?
Có thể hiểu một cách ngắn gọn về tư duy tích cực như sau:
Một đầu óc tích cực luôn đề cập đến sự vui sướng, hạnh phúc, lành mạnh và kết quả thành công trong mọi tình huống, mọi hành động.
(A positive mind anticipates happiness, joy, health and a successful outcome of every situation and action).

2. Tại sao phải tư duy tích cực?


Trên thế giới, người ta thường nói:
You are what you think. You feel what you want.
Tạm dịch:
Bạn là cái bạn nghĩ. Bạn cảm thấy cái bạn muốn

Câu trên mang ý nghĩa rằng: những suy nghĩ bên trong (inner thoughts) của bạn sẽ điều khiển bạn trở nên cái bạn mong muốn.
- Nếu bạn nghĩ rằng bạn là một người bất tài, vô dụng thì quả thật bạn sẽ ngày càng trở nên bất tài và vô dụng.
– Nếu bạn cảm thấy rằng cơn bệnh cúm bạn đang mắc phải là hết sức nặng nề và mệt mỏi, bạn sẽ ngày càng mệt mỏi và suy sụp với cơn cảm cúm này.
– Nếu bạn thấy rằng ông Hiệu trưởng của trường bạn thật khó ưa và đáng ghét thì mỗi lần gặp mặt vị Hiệu trưởng đó, chỉ càng làm bạn thấy muốn bệnh hơn.

Cuộc sống hàng ngày của mỗi người luôn bị điều khiển bởi các suy nghĩ nội tại dù chúng ta có ý thức hay không có ý thức về điều đó. Do đó, từ những suy nghĩ nội tại, những quan điểm cá nhân khác nhau, sẽ dẫn đến các kết quả khác nhau:
- Có người luôn vui vẻ và năng động, nhưng cũng có người luôn mệt mỏi và buồn chán.
- Có người cảm thấy việc học hỏi là thú vị, nhưng cũng có người thấy việc học hành là một hình phạt ngạt thở.
- Có người cảm thấy thất bại thật đáng giá vì đem lại nhiều bài học, nhưng cũng có người cảm thấy thất bại là kết thúc mọi thứ.

Do đó, hãy tự hỏi chính bản thân bạn rằng: bạn muốn sống cuộc đời như thế nào? Buồn chán và ảm đạm? Vui vẻ và lành mạnh? Ngập trong stress? Luôn cáu kỉnh và bực bội? Bạn hãy quyết định cho cuộc đời mình.

Theo nhiều nghiên cứu, suy nghĩ tích cực đem lại cho bạn rất nhiều ích lợi:
– Đạt được các mục tiêu bạn đặt ra và đạt được sự thành công trong cuộc sống.
- Đạt được thành công nhanh hơn và dễ hơn.
- Vui vẻ hơn.
- Nhiều năng lượng sống hơn.
- Sức mạnh nội tại của bạn sẽ ngày càng mạnh hơn.
- Có khả năng thôi thúc và truyền cảm hứng cho bạn và những người xung quanh.
- Khả năng vượt quá khó khăn và stress trong công việc và cuộc sống sẽ được nâng cao.
- Ngày càng tự tin vào bản thân hơn.
- Cuộc sống sẽ mỉm cười và trao tặng cho bạn nhiều cơ hội hơn.
- Những người xung quanh sẽ ngày càng tôn trọng bạn hơn.
- Những người có suy nghĩ tích cực thường là những người thành công trong những hoàn cảnh bình thường, và chính họ cũng thường là những người còn sống sót trong những tình huống khó khăn, nguy hiểm của cuộc sống.

Bạn sẽ hỏi tôi:
Được rồi, tôi biết tất cả những điều trên rồi, vậy tôi muốn suy nghĩ tích cực thì phải làm sao?
Xin mời bạn qua phần thứ 3 của bài viết này.

3. Làm thế nào để tư duy tích cực?

Như phần trên đã đề cập, chính suy nghĩ nội tâm của bạn đã điều khiển cuộc đời bạn. Do đó, điều trước tiên bạn cần làm để trở thành một người có tư duy tích cực là thay đổi những suy nghĩ bên trong của bạn. Hãy tận dụng mọi cơ hội để biến các suy nghĩ tiêu cực trở thành các suy nghĩ tích cực.
Trước tiên, bạn có thể làm quen với mô hình 3C (Commitment, Control and Challenge – Cam kết, Quản lý và Thử thách)
Cam kết: đặt ra một cam kết tích cực cho bản thân bạn, cho việc học hành của bạn, cho công việc của bạn hoặc cho bất cứ việc gì khác và hãy thực hiện việc đó một cách nhiệt tình và say mê.

Ví dụ:
– Tôi sẽ tập thể dục vào mỗi sáng để tăng cường sức khỏe cho mình.
- Tôi sẽ học cách dùng PowerPoint cho bài giảng của tôi vào học kỳ này.
- Tôi sẽ quan tâm và giúp đỡ ít nhất một học sinh trong lớp trong năm học này.
- Tôi quyết tâm dành một ít thời gian đọc truyện cho cô con gái nhỏ của mình trước khi con đi ngủ.…

Quản lý: luôn tập trung đầu óc của bạn vào những việc quan trọng và có ý nghĩa. Đưa ra các mục tiêu và tính ưu tiên cho mỗi việc bạn nghĩ và làm. Hãy luôn thành thật với bản thân, kiểm tra xem bạn đã làm được gì và chưa làm được gì trong các mục tiêu đã đề ra.
Luôn giữ đầu óc hướng đến các suy nghĩ tích cực, mỗi khi phát hiện các suy nghĩ tiêu cực đang bắt đầu xâm chiếm đầu óc mình, hãy nhanh chóng thay thế chúng bằng các suy nghĩ tích cực.
Do đó, hãy luôn theo sát sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.

Thử thách: Hãy can đảm thay đổi những thói quen, suy nghĩ tiêu cực của mình mỗi ngày. Hãy tập cách nhìn việc học và những sự thay đổi là các cơ hội cho bạn. Hãy thử làm điều khác điều mình vẫn làm thường ngày, hãy nhìn ra nhiều lựa chọn khác nhau cho mỗi sự việc.
Ví dụ:
- Đi từ công sở về nhà bằng một con đường khác, đi bộ thay vì đi thang máy.
- Thay vì đưa thẳng em học sinh nghịch ngợm trong lớp đến giám thị như mọi hôm, hãy kêu em lại nói chuyện sau giờ học.
- Thay vì luôn tránh xa máy vi tính vì thấy nó phức tạp hay rắc rối, hãy nhờ một đồng nghiệp chỉ mình cách bật máy tính lên, chỉ mình cách dùng chuột và bàn phím máy tính.
Bạn càng nhận ra rằng đứng trước một sự kiện, một con người, bạn càng có nhiều “góc nhìn” thì bạn sẽ càng thoải mái hơn và có nhiều “lựa chọn” để quyết định hơn. Và hãy nhớ, luôn lựa chọn mặt tích cực của vấn đề.

Bên cạnh mô hình 3C, bạn còn có thể tham khảo một số lời khuyên sau:
- Học cách thúc đẩy và khuyến khích bản thân.
- Học cách phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng sáng tạo.
- Học cách thư giãn và tự thưởng công cho mình.
- Xem các bộ phim hay và có yếu tố tích cực, nghe các bài nhạc vui vẻ, thưởng thức những bức ảnh đẹp.
- Trao đổi nhiều hơn với người khác.
- Hãy kết giao với những người có suy nghĩ tích cực và tránh xa những người luôn có những suy nghĩ tiêu cực và u ám.
- Hãy luôn mỉm cười, nhiệt tình và dễ mến.
- Hãy luôn nhìn vào mặt tích cực của một vấn đề. (Hình ảnh nữa ly nước gợi cho bạn về suy nghĩ: Ly nước đã vơi đi một nữa hay ly nước chỉ mới đầy một nữa? Cơn cảm cúm này là một thứ đáng ghét hay nó là cơ hội để bạn thư giãn và nghỉ ngơi?)
- Luôn tìm ra ít nhất một điểm đáng học hỏi từ những đồng nghiệp xung quanh.
- Luôn tích cực làm việc hết mình, tránh để ứ đọng công việc từ ngày này sang ngày khác.
- Hãy tự tin vào bản thân mình trong công việc và cuộc sống.
- Nếu gặp khó khăn và không vượt qua được, hãy hỏi nhờ sự giúp đỡ từ những người giàu kinh nghiệm hơn.
- Cuối cùng hãy ghi nhớ câu: You are what you think. You feel what you want.
Hãy luôn mỉm cười, nhiệt tình và dễ mến.

Tôi tin rằng bài viết trên đã phần nào phác họa những nét cơ bản về kỹ năng tư duy tích cực cũng như các cách thức để rèn luyện nó. Vấn đề tiếp theo là các bạn có muốn mình trở thành một người sở hữu kỹ năng tuyệt vời trên hay không. Hãy chiêm nghiệm bản thân và rèn luyện cho mình, những điều tốt đẹp hơn sẽ đến, đầy bất ngờ và dễ chịu.

Tư duy tích cực và lý trí

Tư duy tích cực, xây dựng nền tảng vững chắc.

Đã bao giờ bạn cảm thấy thực sự căng thẳng về một điều gì mà chỉ khi tâm sự với bạn bè thì những căng thẳng ấy mới biến mất?

Sự căng thẳng xuất phát từ nhận thức của chúng ta về một hoàn cảnh nào đó. Nhận thức thông thường khá chính xác nhưng thỉnh thoảng lại không. Đôi lúc chúng ta gây gắt vô lý với chính bản thân mình hoặc có khi lại đưa ra kết luận sai về hành động của những người khác, và điều này sẽ khiến những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện.

Tư duy lý trí và suy nghĩ một cách tích cực là các phương pháp giúp chúng ta có những suy nghĩ lạc quan hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách áp dụng hai công cụ nêu trên như thế nào.

Người ta cho rằng stress xảy ra khi “cá nhân không thể đáp ứng được những nhu cầu về bản thân và xã hội”, đây là khái niệm được nhiều người chấp nhận nhất. Tóm lại, stress tấn công khi chúng ta bị mất kiểm soát.

Khi người ta cảm thấy căng thẳng, họ có hai biểu hiện chính: đầu tiên, họ cảm thấy sợ, và tiếp theo, họ tin rằng mình không thể vượt qua được nỗi sợ ấy. Tùy vào từng tình huống và mức độ căng thẳng khác nhau mà người ta có những cảm giác khác nhau.

Thay vì để stress hành hạ chúng ta, thì nhận thức là chìa khóa để giải quyết tình huống.

Rõ ràng, đôi lúc chúng ta đúng với những gì bản thân ta nghĩ. Các trường hợp khác có thể gây nguy hiểm đe dọa chúng ta về thể chất, quan hệ xã hội và sự nghiệp. Ở đây, sự căng thẳng và cảm xúc là những cảnh báo trước cho chúng ta biết được mối đe dọa đang rình rập.

Rất thường xuyên chúng ta quá khắt khe và bất công với chính bản thân mình hơn là với bạn bè hoặc đồng nghiệp. Điều này đi cùng với lối suy nghĩ tiêu cực, có thể gây căng thẳng dữ dội, lo âu và có thể làm suy yếu sự tự tin của chúng ta.

Nâng cao nhận thức

Khi lo lắng về tương lai, bạn thường có lối nghĩ thiếu tích cực, khi ấy bạn sẽ tự hạ thấp bản thân, dằn vặt những sai lầm của mình, nghi ngờ năng lực bản thân và cảm thấy bi quan. Lối suy nghĩ này khiến chúng ta mất dần sự tự tin, làm tác hại và tê liệt những kỹ năng trí tuệ.

Thật không may khi những suy nghĩ tiêu cực lại có khuynh hướng âm thầm xâm nhập vào nhận thức của chúng ta và gây ra những ảnh hưởng xấu. Bởi vì chúng ta hiếm khi nào nhận biết được sự tồn tại của chúng một cách rõ ràng, và vì thế chúng có thể tự do tung hoành.

Nâng cao nhận thức là một quá trình để bạn kiểm soát những suy nghĩ, biết được những gì đang diễn ra trong đầu của mình.

Bạn có thể tiếp cận bằng cách kiểm soát “dòng nhận thức” của mình, suy nghĩ về những điều mà bạn đang cố gắng để đạt được nhưng lại đang gây căng thẳng. Đừng nên kiềm nén bất cứ suy nghĩ nào mà hãy để chúng tự do hoạt động trong phạm vi kiểm soát của bạn, ghi vào bảng ghi chép mỗi bạn cảm thấy bị căng thẳng. Sau đó, hãy rũ bỏ những  căng thẳng ấy.

Một cách tiếp cận tổng quan hơn để nâng cao nhận thức cùng với việc nhổ phăng đi những căng thẳng, đó là Nhật ký Stress. Vào cuối kỳ, khi xem nhật ký và phân tích, bạn sẽ thấy được những suy nghĩ tiêu cực nhất của mình. Hãy ưu tiên giải quyết những vấn đề này qua việc áp dụng những phương pháp được đề cập phía dưới.

Sau đây là những suy nghĩ tiêu cực điển hình mà bạn có thể sẽ trải qua khi phải chuẩn bị cho một buổi thuyết trình quan trọng:

·        Lo sợ về chất lượng hoặc về những vấn đề đột nhiên xảy ra không lường trước được.

·        Lo lắng về phản ứng của thính giả và báo giới đối với buổi thuyết trình (đặc biệt là những nhân vật quan trọng như sếp của bạn)

·        Sự đứt quãng tiêu cực do chất lượng thuyết trình thấp.

·        Tự chỉ trích bản thân vì một buổi thuyết giảng không thành công

Nâng cao nhận thức là bước đầu tiên của quá trình kiểm soát các suy nghĩ tiêu cực, vì nếu không nhận thức được suy nghĩ của mình, bạn sẽ không tài nào kiểm soát được chúng.

Tư duy lý trí

Bước tiếp theo là thách thức với những suy nghĩ tiêu cực mà bạn đã xác định ở trên. Hướng vào từng suy nghĩ mà bạn đã liệt kê và thách thức chúng một cách có lý trí. Tự hỏi bạn thân điều đó đó hợp lý hay chưa? Bằng chứng nào ủng hộ hoặc chống đối lại chúng? Đồng nghiệp sẽ tán đồng hay phản đối những suy nghĩ của bạn?

Khi nhìn vào những ví dụ cụ thể sau đây, bạn sẽ thấy rõ hơn những thử thách có thể khiến bạn suy nghĩ tiêu cực:

  • Cảm thấy chưa đầy đủ: bạn đã tự huấn luyện bản thân mình một cách hợp lý chưa? Bạn đã có đủ kinh nghiệm và kiến thức để thuyết giảng chưa? Bạn đã lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ càng chưa? Nếu bạn đã hoàn tất những việc trên, buổi thuyết trình của bạn có thể sẽ được hoàn thành xuất sắc đấy.
  • Lo lắng trong quá trình tập luyện: Nếu bạn chuẩn bị chưa tốt, hãy nhắc nhở bản thân rằng: mục đích của việc luyện tập này là để xác định những phần còn thiếu sót, từ đó cải thiện chúng trước khi trình diễn.
  • Vấn đề về sự mất kiểm soát: Đã bao giờ bạn xác định được rủi ro tiềm ẩn hay chưa? Và bạn có tiến hành các bước ra sao để làm giảm khả năng xảy ra hoặc mức độ ảnh hưởng của chúng? Bạn sẽ ứng phó thế nào nếu chúng xảy ra? Và bạn cần người khác giúp bạn những gì?
  • Lo lắng về phản ứng của những người khác: Nếu bạn có sự chuẩn bị tốt và bạn đã cố gắng hết sức, thì bạn có thể yên tâm được rồi đấy. Nếu buổi thuyết trình của bạn tốt, mọi người sẽ phản hồi lại đúng như vậy. Nếu mọi người không công bằng trong việc đưa ra lời phản hồi, điều tốt nhất bạn nên làm lúc này là làm ngơ với những lời nhận xét đó.

Lời khuyên:

Đừng sai lầm trong một vài rắc rối bất ngờ. OK, cứ cho là bạn mắc một lỗi trong lúc làm việc nhưng điều này không có nghĩa là khả năng làm việc của bạn làm không tốt.

Tương tự như vậy, ắt hẳn bạn xem xét rất lâu về những sự cố khiến bạn căng thẳng. Đừng vì hiện giờ bạn đang gặp phải những nhiệm mới đầy căng thẳng, mà nghĩ rằng trong tương lai chúng lúc nào cũng như thế.

Với mỗi suy nghĩ tiêu cực, hãy mô tả phản ứng lý trí của bạn vào cột Tư duy tư duy lý trí trong bảng.

Lời khuyên:

Nếu bạn cảm thấy khó để đối diện một cách lạc quan với những suy nghĩ tiêu cực, hãy tưởng tượng bạn là người bạn thân nhất của chính mình hoặc một người huấn luyện viên đáng kính hay một cố vấn dày dặn kinh nghiệm. Hãy nhìn vào những suy nghĩ tiêu cực, hình dung rằng: có một người bạn nào đó đang gặp phải những vấn đề rắc rối và họ cần lời khuyên của bạn. Sau đó, hãy nghĩ xem làm cách nào để chiến đấu với những suy nghĩ ấy.

Khi chấp nhận thử thách một cách lý trí với những suy nghĩ bi quan, bạn sẽ nhanh chóng nhìn thấu được tư duy của mình, liệu những suy nghĩ đó là đúng hay sai, hoặc có vấn đề gì. Khi biết được vấn đề nằm ở đâu, bạn sẽ có hướng giải quyết thích hợp. Tuy nhiên, suy nghĩ tiêu cực ở đây không đơn giản chỉ là vấn đề thiếu kinh nghiệm, vì bất cứ người nào trong chúng ta cũng phải trải qua vấn đề này, mà hãy đảm bảo rằng những suy nghĩ tiêu cực đó ắt hẳn phải thật sự quan trọng, có thể gây ảnh hưởng sự thành công của những mục tiêu mà bạn đề ra.

Suy nghĩ lạc quan và tìm kiếm cơ hội

Bây giờ bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận một lối suy nghĩ mới đầy lạc quan hơn nhé. Bước cuối cùng là phải chuẩn bị cho lối suy nghĩ tích cực và các quả quyết một cách hợp lý để chống lại bất cứ suy nghĩ bi quan nào còn sót lại. Ngoài ra việc này cũng rất có ích khi chúng ta tập cách quan sát tình hình và tìm kiếm những cơ hội tốt sắp xuất hiện.

Bằng cách dựa trên những đánh giá rõ ràng, lý trí và quyết đoán, giờ đây bạn có thể tháo gỡ những tổn hại mà lối suy nghĩ tiêu cực đã gây ra cho sự tin tin về bản thân của bạn.

Lời khuyên:

Bạn sẽ có những đánh giá quyết đoán, mạnh mẽ hơn nếu chúng càng cụ thể, thực tế và truyền cảm.

Tiếp tục với những ví dụ bên trên, những quyết đoán tích cực có thể là:

  • Vấn đề trong quá trình luyện tập:“tôi đã học được rất nhiều từ quá trình luyện tập. Điều này giúp tôi có thể truyền tải thông tin một cách tốt hơn. Tôi sắp có buổi thuyết giảng thành công.”
  • Những lo lắng về hiệu quả:“tôi đã chuẩn bị kỹ và thấu đáo. Tôi đang trong trạng thái tốt nhất để có một buổi thuyết giảng hoàn hảo. Vậy tôi còn gì để lo lắng nữa nào?”
  • Những vấn đề ngoài tầm kiểm soát:“tôi đã dự tính tất cả vấn đề có thể xảy ra trong buổi thuyết giảng và đã lên kế hoạch đối phó với những tình huống bất ngờ ấy như thế nào. Tôi có thể phản ứng linh hoạt với những vấn đề như thế.”
  • Lo lắng về phản ứng của mọi người:“với một buổi thuyết giảng thành công, những người công bằng sẽ phản ứng tốt với nó. Một cách chính chắn và chuyên nghiệp, tôi có thể vượt qua bất cứ lời chỉ trích phiến diện nào”.

Nếu được, hãy viết những quả quyết kể trên vào một sổ tay để có thể sử dụng bất cứ khi nào bạn cần.

Bên cạnh việc có được những khẳng định mạnh mẽ, một phần khác của tư duy tích cực là giúp bạn nhận ra những cơ hội mà hoàn cảnh đang mang lại cho bạn. Trong những ví dụ trên, cơ hội sẽ mở ra một khi bạn có thể vượt qua những suy nghĩ tiêu cực. Bạn sẽ có thêm nhiều kỹ năng mới, có thể vượt qua những thử thách cam go, và cơ hội nghề nghiệp sẽ hiện ra trước mắt bạn.

Hãy đảm bảo rằng việc xác định những cơ hội này và tập trung đạt được chúng luôn là một phần trong tư duy tích cực của bạn.

Tóm tắt:

Phương pháp này giúp bạn có thể kiểm soát và chống lại sư căng thẳng do lối suy nghĩ tiêu cực gây ra.

Nâng cao nhận thức giúp bạn nhận ra rằng: những suy nghĩ bi quan, các ký ức đau buồn, việc hiểu sai vấn đề có thể gây trở ngại và ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn.

Tư duy lý trí giúp bạn tranh đấu chống lại lối suy nghĩ tiêu cực, chúng chẳng những giúp bạn học được nhiều điều mà còn có thể giúp bạn loại bỏ những suy nghĩ bi quan ấy.

Sau đó, áp dụng Tư duy tích cực để hình thành các quả quyết cho bản thân nhằm chống lại lối suy nghĩ bi quan. Những khẳng định này làm vô hiệu hóa suy nghĩ tiêu cực, giúp bạn gây dưng lại sư tự tin và ở một chừng mực nào đó, nó tạo ra lối thoát giúp bạn đánh bại tình huống khó khăn.

Cảnh báo: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, trường hợp nghiêm trong có thể dẫn đến tử vong. Trong khi những phương pháp quản lý stress được giới thiệu cốt để đạt hiệu quả khách quan trong việc giảm sự căng thẳng, nhưng chúng chỉ dành để hướng dẫn, nếu đọc giả có bất kì lo ngại gì về những vấn đề bênh tật liên quan đến stress, hoặc stress gây ra những bất hạnh kéo dài, hãy gặp các chuyên gia y tế để xin lời khuyên. Nhớ rằng bạn cũng nên báo cho các chuyên gia y tế biết những thay đổi chính trong chế độ ăn uống cũng như mức độ tập thể dục của bạn nữa nhé.


Kỹ năng tư duy tích cực không thể thiếu cho dân công sở

Tư duy tích cực thích hợp cho tất cả mọi ngành nghề. Trong môi trường làm việc nhân viên nào cũng có tư duy tích cực thì không khí sẽ sôi nổi hơn, giải quyết vấn đề theo hướng nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn. Đặc biệt các nhà tuyển dụng quản lý, nhân viên phát triển dự án, giám đốc điều hành, thư kí, tổng quản lý... luôn luôn kết nhân viên tư duy tích cực. Khi phỏng vấn họ có thể hỏi bạn 1 vài câu có thể đánh giá được điều này.


Đối với người tư duy tích cực, họ sẽ phát biểu rằng: ‘ly nước đã đầy một nửa’.

Một người có tư duy tích cực sẽ luôn nhìn thấy mặt sáng của vấn đề, tức là trong mọi tình huống và hoàn cảnh, họ sẽ nhìn rất rõ những gì tốt đẹp, những tác dụng tích cực, những cơ hội, những niềm vui, những lợi ích hoặc chí ít cũng là những bài học mà tình huống, hoàn cảnh đó mang lại.
 
Nếu thể xác của chúng ta cần đến thức ăn và nước uống thì trí óc của chúng ta cũng cần đến những ý nghĩ khiến ta cảm thấy hưng phấn và hoạt động hiệu quả hơn, đem lại cảm giác vui sống, hạnh phúc và an bình.

Một người có tư duy tích cực sẽ luôn nhìn thấy mặt sáng của vấn đề, tức là trong mọi tình huống và hoàn cảnh, họ sẽ nhìn rất rõ những gì tốt đẹp, những tác dụng tích cực, những cơ hội, những niềm vui, những lợi ích hoặc chí ít cũng là những bài học mà tình huống, hoàn cảnh đó mang lại.
 
Tư duy tích cực giúp ích cho ta như thế nào trong công việc và cuộc sống?
Nếu một ngày nào đó bạn bị sếp khiển trách gay gắt thì bạn có hai lựa chọn: một là chống lại sếp và cho rằng sếp khó chju, hai là bạn thấy đây là sếp cho mình cơ hội hiểu và tránh lỗi sai lầm chết người để thành công và thăng tiến.

Hẳn bạn thấy ngay suy nghĩ thứ hai sẽ giúp bạn vui vẻ và làm việc hiệu quả hơn. Bạn sẽ nhanh chóng, sáng suốt tìm giải pháp để làm việc tốt hơn.

Và nếu một ngày đẹp trời bạn đột nhiên bị loại ra khỏi công ty thì bạn hãy nghĩ rằng đây là cơ hội để mở ra những cánh cửa mới. Nơi mới rất có thể sẽ phù hợp hơn với ta, sếp mới biết trân trọng những gì ta làm hơn sếp cũ. Bạn sẽ ra khỏi công ty cũ với nụ cười nhẹ nhõm, ngẩng đầu lên và thấy trời xanh hơn bao giờ hết.

Nếu một ngày đẹp trời bạn đột nhiên bị loại ra khỏi công ty

thì bạn hãy nghĩ rằng đây là cơ hội để mở ra những cánh c���a mới

Chuyện xưa kể rằng có một thiếu phụ gặp rất nhiều trắc trở trong cuộc sống. Chồng đã bỏ cô đi từ lâu với người khác, con thì bỏ học giữa chừng, đi làm ăn xa ít khi về nhà thăm mẹ. Cô bèn lên chùa và khóc với sư thầy: “Sao con khổ thế này?”. Nhà sư ôn tồn nhìn cô hồi lâu mới hỏi một câu duy nhất: “Ai đã làm con khổ?”.

Thiếu phụ cúi đầu rơi lệ, ngẫm nghĩ rất lâu. Dòng lệ đang tuôn không còn lã chã nữa. Một ngày, hai ngày... một tháng sau người thiếu phụ hớn hở đến chào sư phụ để về nhà. Cô nói: “Thưa thầy, chính con mới là người đã khiến con bất hạnh trong những tháng ngày qua. Con giờ đã thấy mình thực sự hạnh phúc vì sẽ không còn phải chung sống đến cuối đời với con người đã không còn yêu thương mình. Con thấy tự hào vì sinh ra được một đứa con tuyệt vời biết sống tự lập và dấn thân không nỡ là gánh nặng làm phiền cha mẹ. Và trên hết con hiểu rằng, sướng khổ là do chính Ta mà thôi”.

Vậy đó, người thiếu phụ đã trải qua quãng đời đẹp nhất mà không hạnh phúc bởi không biết cách ‘Tư duy tích cực’.
Tư duy tích cực giúp bạn sống hiệu quả hơn, thành công và hạnh phúc hơn.
 
Phương pháp luyện tư duy tích cực
Chính suy nghĩ bên trong của bạn đã điều khiển cuộc đời bạn như người thiếu phụ trên. Do đó, việc đầu tiên bạn phải muốn là người có tư duy tích cực và muốn thay đổi những suy nghĩ buồn rầu tiêu cực vốn như những liều thuốc độc của tâm trí.
 
Nguyên tắc cực kỳ đơn giản bạn có thể tập luyện ngay là, mỗi khi đánh giá hoàn cảnh của mình hay tình hình hiện tại, bạn tưởng tượng như đang nhìn vào ly nước ở ví dụ trên vậy - ly nước càng ít nước thì Cơ Hội của bạn để cải thiện càng nhiều. Nếu như bạn có thể tìm ra những cách thức tốt hơn nếu làm lại lần nữa, hãy liệt kê ra càng nhiều càng tốt.

Hãy suy nghĩ về những điều may mắn mà hoàn cảnh đã mang lại, cả những thiệt hại mà bạn đã may mắn tránh được nữa... Một khi bạn đã duy trì bài tập này liên tục được một tuần, thì hòn đá đã lăn và bạn sẽ giữ vững được thói quen tư duy tích cực của mình.


Những phụ nữ công sở luôn tư duy tích cực, bạn chính là hình ảnh của PHỤ NỮ NGÀY NAY đấy.

Bạn có thể tham khảo qui tắc 3C - Commitment, Control, Chalenge (Cam kết, Kiểm soát, Thách thức) để hỗ trợ việc hình thành lối sống tích cực:
 
1.Cam kết:
Không dễ thực hiện điều này nếu bạn không có quyết tâm và bền chí. Thật khó suy nghĩ tích cực khi những rào cản luôn hiện diện như thói quen, sự lười biếng, định kiến...
Bạn hãy thử:
-  Bỏ ra 30 phút buổi sáng chạy quanh khu phố
-  Một tuần đọc một cuốn sách hay
-  Một tuần uống cà phê vào một buổi qui định với những người bạn yêu quí
-  Cắt đứt hẳn việc ăn snack khi xem tivi để phần thưởng là một chiếc eo thon
...
-  Gọi điện thoại cho bố mẹ mỗi tuần một lần
 
2.   Kiểm soát: Control
Hãy để ra các biện pháp để kiểm soát tâm trí, ví dụ như mỗi khi phát hiện ra mình đang sa vào lối suy nghĩ tiêu cực, hãy đánh dấu đen vào cuốn lịch; còn nếu bạn suy nghĩ theo cách tích cực, đánh một dấu đỏ. Theo dõi và tập vui mừng vì bạn sẽ thấy những dấu màu đỏ ngày càng chiếm tỉ lệ nhiều hơn còn những dấu đen sẽ nhanh chóng mất hẳn.
 
Một nội dung nữa của Kiểm soát là các hành vi của bản thân. Hãy tập để luôn luôn tiên lượng trước kết quả mà các hành vi của bạn sẽ có thể mang lại. Nếu kết quả đó có thể chưa tốt lắm, bạn hãy tìm cách thay đổi hướng hành động của mình rồi hãy hành động.
 
3.   Thách thức
Đây chính là một điều quan trọng để có thể khẳng định niềm tin mạnh mẽ của bạn vào lối tư duy tích cực. Mỗi khi đứng trước một khó khăn, một sự tồi tệ, một thói quen nào đó, bạn hãy thách thức nó thay vì lảng tránh. Hãy thách thức bản thân để tìm ra các giải pháp cho dù việc đó rất khó, hãy thách thức mình vượt qua được tình huống tồi tệ với những cách cư xử tốt nhất. Bạn có thể sẽ bất ngờ vì những niềm vui lớn lao mang lại cho cuộc sống của mình từ cách tư duy mới mẻ này.

Giảm căng thẳng bằng cách loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực về bản thân.


Tư duy tích cực giúp bạn quản lý stress và thậm chí còn giúp cải thiện tình hình sức khỏe của bạn. Hãy thực hành cách vượt qua suy nghĩ tiêu cực về bản thân bằng những ví dụ được cung cấp bởi các nhân viên của Mayo Clinic [một trong những bệnh viện hàng đầu nước Mỹ] như sau:

Ly nước của bạn cạn một nửa, hay đầy một nửa? Cách mà bạn trả lời câu hỏi muôn thuở về tư duy tích cực này có thể sẽ phản ánh cách nhìn về cuộc sống của bạn, thái độ của bạn đối với chính bạn, và cho thấy bạn là người lạc quan hay bi quan – và thậm chí nó cũng thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Thật vậy, một số nghiên cứu cho thấy rằng các đặc điểm tính cách như lạc quan hay bi quan cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự hạnh phúc của bạn. Suy nghĩ tích cực thường đi đôi với sự lạc quan và nó là yếu tố quan trọng giúp quản lí stress hiệu quả. Việc quản lý stress hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Nếu bạn có xu hướng bi quan, cũng đừng nên thất vọng – bạn có thể học các kỹ năng tư duy tích cực sau đây

Hiểu biết về tư duy tích cực và tự kỷ ám thị

Tư duy tích cực không có nghĩa là bạn chôn đầu dưới cát và dửng dưng trước các tình huống khó khăn trong cuộc sống. Tư duy tích cực có nghĩa là bạn tiếp nhận điều rắc rối bằng một thái độ tích cực và lac quan. Bạn nghĩ rằng điều tốt nhất sẽ xảy ra, chứ không phải điều tồi tệ nhất.

Tư duy tích cực thường bắt đầu bằng cách tự kỷ ám thị. Tự kỷ ám thị là dòng chảy bất tận của những suy nghĩ âm thầm chạy qua đầu bạn mỗi ngày. Những luồng suy nghĩ tự động này có thể là tích cực, cũng có thể là tiêu cực. Một trong số các tự kỷ ám thị của bạn thì xuất phát từ logic và lí do. Và một số các tự kỷ ám thị khác có thể phát sinh từ những quan niệm sai lầm do chính bạn tạo ra do thiếu thông tin.

Nếu những suy nghĩ lẩn quẩn trong tâm trí bạn hầu hết là những suy nghĩ tiêu cực, thì cách nhìn về cuộc sống của bạn cũng trở nên bi quan. Nếu suy nghĩ của bạn chủ yếu là tích cực, thì bạn thường là người lạc quan – người thực hành tư duy tích cực.

Các lợi ích về sức khỏe của tư duy tích cực

Các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá những tác động của suy nghĩ tích cực và lạc quan lên sức khỏe của chúng ta. Lợi ích sức khỏe mà suy nghĩ tích cực có thể mang lại là:

Tăng tuổi thọ
Giảm thiểu trầm uất
Giảm thiểu mức độ stress
Tăng khả năng chống cảm lạnh thông thường
Cải thiện về mặt tâm lý và thể chất
Giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
Kỹ năng ứng phó trong thời khó khăn và thời nhiều stress

Cũng không rõ tại sao những người suy nghĩ tích cực thường có những trải nghiệm lợi ích về sức khỏe. Một giả thuyết cho rằng tư duy tích cực sẽ giúp bạn đối phó tốt hơn với nhũng tình huống căng thẳng, làm giảm những tác động của stress gây hại đến sức khỏe thể chất của bạn. Giả thuyết này cũng cho rằng những người tích cực và lạc quan có xu hướng sống lối sống lành mạnh – họ hoạt động thể lực nhiều hơn, theo một chế độ ăn uống lành mạnh, không hút thuốc hoặc uống rượu quá mức.

Nhận dạng những suy nghĩ tiêu cực

Bạn không chắc liệu cách tự kỷ ám thị của bạn là tích cực hay tiêu cực? Dưới đây là một số hình thức tự kỷ ám thị tiêu cực phổ biến:

Cái lọc. Bạn phóng đại những khía cạnh tiêu cực của một tình huống và lọc ra tất cả những mặt tích cực của nó. Ví dụ như, bạn có một ngày tuyệt vời tại nơi làm việc. Bạn hoàn thành nhiệm vụ của bạn trước thời hạn và được khen ngợi đã hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng bạn đã quên một bước nhỏ. Tối hôm đó, bạn chỉ tập trung vào lỗi của bạn và quên đi những lời khen ngợi mà bạn nhận được.

Cá nhân hoá. Khi có điều gì xấu xảy ra, bạn sẽ tự động tự trách mình. Ví dụ, bạn nhận được tin là buổi hẹn ăn tối với bạn bè bị hủy bỏ, bạn sẽ cho rằng kế hoạch bị thay đổi là vì không ai muốn ở xung quanh bạn.

Thảm họa hóa mọi vấn đề. Bạn sẽ tự động dự đoán điều tồi tệ nhất. Lái xe đến quán cà phê, bồi bàn phục vụ sai món bạn đã gọi và bạn tự động nghĩ rằng phần còn lại trong ngày của bạn sẽ là một thảm họa.

Phân cực. Bạn nhìn thấy mọi thứ chỉ như là tốt hoặc xấu, đen hoặc trắng. Không có khoảng giữa. Bạn cảm thấy rằng bạn hoặc là hoàn hảo hoặc là thất bại hoàn toàn.

Tập trung vào suy nghĩ tích cực

Bạn có thể học để biến những suy nghĩ tiêu cực thành suy nghĩ tích cực. Quá trình này rất đơn giản, nhưng nó mất thời gian và thực hành – trước hết bạn phải tạo ra một thói quen mới. Dưới đây là một số cách để suy nghĩ và hành xử theo một cách tích cực và lạc quan hơn:

Xác định lĩnh vực nào bạn cần thay đổi. Nếu bạn muốn trở nên lạc quan hơn và tư duy tích cực hơn, trước tiên hãy xác định các lĩnh vực của cuộc sống của bạn mà bạn thường có suy nghĩ tiêu cực, ví dụ công việc của bạn, chuyện đi đi về về mỗi ngày, hoặc một mối quan hệ nào đó… Bạn có thể bắt đầu nhỏ thôi, bằng cách tập trung vào chỉ một lĩnh vực để dễ tiếp cận một cách tích cực hơn.

Kiểm tra chính mình. Định kỳ trong ngày, dừng lại và đánh giá những gì bạn đang suy nghĩ. Nếu bạn thấy rằng suy nghĩ của bạn chủ yếu là tiêu cực, cố gắng tìm một cách để đặt một suy nghĩ tích cực vào chúng.

Mở rộng sự hài hước. Tự cho phép mình mỉm cười hay cười thật to, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn. Tìm kiếm sự hài hước trong cuộc sống hàng ngày. Khi bạn có thể cười vào cuộc sống, bạn cảm thấy bớt căng thẳng.

Sống một lối sống lành mạnh. Tập thể dục ít nhất ba lần một tuần sẽ tác động tích cực đến tâm trạng của bạn và giúp làm giảm căng thẳng. Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh để tạo năng lượng cho tâm trí và cơ thể của bạn. Và học cách quản lý căng thẳng.

Bao bọc bạn bằng những người tích cực Hãy chắc chắn rằng những người thân cận trong đời sống của bạn là người tích cực, có thể hỗ trợ bạn, và cho bạn những lời khuyên hữu ích. Những người tiêu cực có thể làm tăng mức độ căng thẳng của bạn và làm cho bạn nghi ngờ khả năng quản lý stress của bạn bằng những cách lành mạnh.

Thực hành tự kỷ ám thị tích cực. Bắt đầu bằng cách làm theo một quy tắc đơn giản sau: Đừng nói bất cứ điều gì với chính mình mà bạn không muốn nói với bất cứ ai khác. Hãy nhẹ nhàng và khích lệ với chính bản thân bạn. Nếu một ý nghĩ tiêu cực đi vào tâm trí của bạn, hãy đánh giá nó một cách hợp lý và tự nhủ với chính mình bằng những điều tốt đẹp về bản thân bạn.

Dưới đây là một số ví dụ về tự kỷ ám thị tiêu cực và cách để bạn có thể thay đổi chúng bằng những tư duy tích cực.

Tự kỷ ám thị tiêu cực  Tư duy tích cực
Tôi chưa bao giờ làm việc đó Đây là cơ hội để học một cái mới
Nó quá phức tạp Tôi sẽ giải quyết nó từ một góc độ khác
Tôi không có các nguồn lực Sự cần thiết là mẹ của sáng chế
Tôi quá lười biếng để làm việc này Tôi không thể đưa nó vào lịch trình của tôi, nhưng có thể kiểm tra lại một số ưu tiên
Không có cách nào để nó hoạt động Tôi có thể cố gắng để làm nó hoạt động
Đó là một thay đổi quá cực đoan Hãy thử may rủi
Không ai muốn giao tiếp với tôi Tôi sẽ xem có thể mở các mối quan hệ
Tôi không khá hơn được trong việc này Tôi sẽ thử lại lần  nữa

Thực hành suy nghĩ tích cực mỗi ngày

Nếu bạn có xu hướng có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống, đừng cố mong đợi để trở thành một người lạc quan chỉ qua một đêm. Nhưng với thực hành, thì dần dần các tự kỷ ám thị của bạn sẽ giảm bớt chỉ trích bản thân và thêm chấp nhận bản thân mình hơn. Bạn cũng có thể sẽ ít phê bình thế giới xung quanh bạn hơn. Thêm vào đó, khi bạn chia sẻ tâm trạng và kinh nghiệm tích cực cuả bạn, thì chính bạn và những người xung quanh bạn sẽ hưởng được sự gia tăng tình cảm.

Thực hành tự kỷ ám thị tích cực sẽ cải thiện cách nhìn của bạn. Khi bạn đang ở trong một tâm trạng lạc quan, bạn có thể giải quyết những căng thẳng hàng ngày bằng các cách có tính xây dựng hơn.


5 Cách Đơn Giản Rèn Luyện Tư Duy Tích Cực


Tư duy tích cực có mối quan hệ mật thiết với sự tự tin và là một yếu tố quan trọng giúp bạn tự lên tinh thần cho chính mình đặc biệt là khi khó khăn liên tục ập đến còn bạn thì đã sẵn sàng đầu hàng.

Khi bạn nghĩ rằng mọi chuyện đang xấu đi và rằng mình sẽ thất bại, suy nghĩ đó sẽ ảnh hưởng đến mọi thứ và có xu hướng trở thành sự thật. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đang phấn đấu để đạt được thành công hoặc đang kêu gọi sự hỗ trợ của mọi người giúp bạn thành công. Suy nghĩ của bạn sẽ quyết định bạn thành công hay thất bại. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng những suy nghĩ đó luôn “ủng hộ” bạn.

tu duy tich cuc

Tư duy tích cực còn giúp bạn phác hoạ một tương lai tươi sáng mà bạn muốn theo đuổi. Khi bạn kì vọng một kết quả tích cực, bạn sẽ quyết định tích cực hơn và ít khi giao phó kết quả cho số phận hay sự may mắn. Một phác hoạ sinh động về con đường thành công, cùng với một suy nghĩ lạc quan chính là cầu nối giữa khát vọng và hành động.

Và bây giờ, chúng ta hãy cùng làm 5 điều sau để rèn luyện tư duy tích cực:

Hãy ý thức suy nghĩ của bạn. Hãy viết những suy nghĩ trong một ngày ra giấy .
Hãy thay thế bằng những tư tưởng lạc quan.
Phác hoạ một bức tranh gồm những ý tưởng và kế hoạch đã đề ra nhằm đạt mục đích cuối cùng.
Sáng tạo ra những khẩu lệnh hoặc câu nói mà bạn có thể lặp đi lặp lại hàng ngày vì chúng sẽ nhắc nhở bạn điều gì bạn muốn đạt được và lý do tại sao.
Hãy tập cách suy nghĩ tích cực liên tục cho đến khi nào bạn có thể hành động và suy nghĩ lạc quan mới thôi.


Cách rèn luyện tư duy tích cực cho cuộc sống bình an
Giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực
Những sao Việt học giỏi nhất với thành tích cực khủng
Chăm chỉ học tập, tích cực động não giúp con người sống lâu
Cách loại bỏ suy nghĩ tiêu cực

(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý