Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng các loại vi chất, vitamin trong thời kì mang thai là hết sức quan trọng với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà bầu. Chúng ta cùng tham khảo những loại quả bà bầu nên ăn trong thai kỳ nhé!
BÀ BẦU NÊN ĂN QUẢ GÌ TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN THAI KỲ
Những đòi hỏi về lưỡng dinh dưỡng cũng cấp cho bà bầu cao hơn người bình thường rất nhiều lần.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng các loại vi chất, vitamin trong thời kì mang thai là hết sức quan trọng với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà bầu.
Tuy nhiên không phải bất kỳ thời điểm nào cũng có thể ăn mọi loại thực phẩm. Từng thời điểm từng tháng mang thai, bà bầu nên biết mình thiếu và cần bổ sung gì cho cơ thể và tìm được chế độ ăn an toàn, phù hợp nhất trong 9 tháng 10 ngày.
Ba tháng đầu:
Trong tháng đầu của kỳ mang thai với những người mẹ khỏe mạnh thì thời kì này chưa cần ăn quá nhiều vì những đòi hỏi về chất dinh dưỡng của thai nhi không quá mạnh mẽ. Thai phụ nên ăn loại thực phẩm có chứa protein, sắt như thịt bò, thịt lợn, cá...
Ngoài ra thai phụ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như: bánh mỳ, cháo, nước hoa quả, mật ong… Để giảm tình trạng ốm nghén bà mẹ nên ăn làm nhiều bữa và bổ sung thêm các loại hoa quả.
Tháng thứ 4, 5,6
Thời điểm này tình trạng ốm nghén đã giảm. Thai nhi phát triển rất nhanh, vì thế cần có đủ nhiệt lượng, protein và vitamin. Thai phụ cần bổ sung nhiều dạng thức ăn giàu dinh dưỡng và có tác dụng điều hòa thai nhi giúp thai ổn định.
Đặc biệt nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6, B9, PP, B12, C, D, E. Ăn nhiều thức ăn có chứa protein phong phú như: thịt nạc, cá, sữa, trứng gà, các sản phẩm chế biến từ đậu. Bổ sung sắt tạo máu cho cơ thể
Người mẹ cũng cần cố gắng hấp thu các chất này từ cá, thịt, trứng và chế phẩm từ đậu; rau có màu xanh, vàng; gan động vật… Bổ sung canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…
Tháng 7, 8, 9
Bà bầu nên giảm những đồ ăn vặt ít dinh dưỡng như sô cô la, bánh ngọt, bánh quy, nói chung là đồ ăn ngọt; tăng cường rau xanh và quả tươi. Nên ăn nhiều cá: cá hồi, cá ngừ hay cá thu vì có chứa nhiều axit béo omega 3 giúp phát triển bộ não thai nhi
Bước sang tháng thứ 8 nên ăn nhiều các thức ăn thanh đạm: Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, ăn ít các món ăn chính, ăn nhiều các món ăn phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm sữa.
Uống thật nhiều nước khi mang thai. đồng thời tăng cường các loại thức ăn khác nhau như bột mì, gạo, ngũ cốc thô, đậu nành và các sản phẩm từ đậu. Nên tăng cường ăn rau để chống táo bón và sử dụng nhiều thực phẩm ít muối để tránh bị phù nề.
|
NHỮNG LOẠI QUẢ CỰC HỮU ÍCH CHO BÀ BẦU TRONG MÙA HÈ
Bí ngô, xoài, đu đủ chín, thậm chí quả sung... là một trong những loại quả bà bầu chớ bỏ qua trong mùa hè nhé!
Nhiều mẹ bầu thường kêu ca mùa hè đã nóng lại chỉ có toàn hoa quả nóng và băn khoăn không biết nên ăn gì. Tuy nhiên theo nguyên tắc ăn uống khi mang thai thì nên ăn đa dạng và phong phú các loại thực phẩm và tránh ăn thứ gì quá nhiều, vì vậy mẹ bầu không nên quá lo lắng về những hoa quả nóng nhé.8 loại quả sau đây không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ bầu mà còn rất tốt cho sức khỏe thai nhi.
1. Cam
Không chỉ giàu vitamin C - tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, nước cam còn dồi dào axit folic và kali – chất phòng chống dị tật bẩm sinh cho thai nhi và giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh. Đặc biệt những mẹ bầu bị chứng cao huyết áp thì nước cam tươi là lựa chọn số một.
Tuy nhiên bà bầu nào bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều cam.
Bà bầu nên sử dụng cam tươi, vắt lấy nước uống và không cần pha thêm đường. Mỗi ngày bạn có thể uống một cốc nước cam nhỏ hoặc uống cách một ngày nếu cảm thấy chán.
Bà bầu nên tránh uống các loại nước cam đóng hộp vì chúng được pha chế thêm đường hóa học. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển, bảo quản, một số hộp nước hoa quả có thể bị nhiễm khuẩn khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy… nếu sử dụng sẽ không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.
2. Quả sung
Thật ngạc nhiên là quả sung chứa rất nhiều chất xơ, tương tự bất kỳ một loại rau xanh hay quả tươi nào nên rất tốt cho những bà bầu bị táo bón trong thai kỳ.
Hàm lượng kali trong quả sung cao hơn quả chuối vì vậy giúp kiểm soát huyết áp. Do đó, nó ngăn chặn tăng huyết áp liên quan tới tiền sản giật - một dấu hiệu rất nguy hiểm khi mang thai.
Ngoài ra, chất kiềm trong sung giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn trong thời kỳ mang thai. Điều này giúp mẹ có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế thừa cân, béo phì.
Sung cũng giàu vitamin B6, vitamin từ lâu đã được chứng minh là mang lại lợi ích trong việc giảm táo bón. Nó cũng chứa một lượng đáng kể omega 3, cần thiết cho sự phát triển thai nhi, cũng như giảm nguy cơ sinh non.
3. Bí đỏ
Bí đỏ là một trong số nhiều thực phẩm hữu ích cho người mang thai. Bí đỏ được coi là "siêu thức ăn" cho mắt và tim vì nó là nguồn dồi dào vitamin A, E, C và B6.
Bí đỏ dồi dào chất xơ, giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt.
Ngoài ra bí đỏ có tính chất chống oxy hóa tuyệt vời, có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ bằng cách tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu.
Không những thế bí ngô còn được chứng minh chứa chất chống stress, giúp bà bầu có tinh thần phấn chấn.
5. Đu đủ chín
Đu đủ chín rất tốt cho hệ tiêu hóa và sắc đẹp của mẹ bầu vì chứa nhiều chất chống oxy hóa. Ngoài vitamin A, C, đu đủ chín còn cung cấp nhiều folate (nguyên liệu chính phòng ngừa dị tật bào thai) và lưu trữ một loại enzyme giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Đu đủ chín tuy dồi dào chất dinh dưỡng có lợi, tốt cho sức khỏe của mẹ bầu nhưng lại là một loại thực phẩm chứa rất ít hàm lượng calo nên khi mẹ bầu ăn vào vẫn bổ sung được các vitamin và khoáng chất cần thiết nhưng lại không gây tăng cân nhanh, béo phì. Trong 100g đu đủ chín chỉ chứa khoảng 32 kcal thôi nên mẹ bầu nào đang sợ lên cân nhanh thì hãy lựa chọn đu đủ chín cho thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mình.
Đu đủ chín có chứa rất nhiều vitamin C, không chỉ giúp mẹ bầu có đôi mắt khỏe mạnh, thúc đẩy hệ miễn dịch tốt mà còn giúp chống lại tình trạng viêm và đau khớp rất khó chịu hay xảy ra ở bà bầu.
Mùa hè mẹ bầu có thể làm sinh tố đu đủ ăn vừa mát lại vừa bổ dưỡng mà không bị chán.
6. Xoài
Ăn xoài là cách giúp bà bầu có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Một cốc nhỏ xoài vàng óng ánh có hơn 100kalo. Hầu hết năng lượng của xoài là do hàm lượng đường tự nhiên cao. Ngoài vị ngọt dịu của xoài chín, bạn sẽ nhận được 3g chất xơ, vitamin A và vitamin C trong mỗi phần xoài.
7. Nước dừa
Các bác sĩ sản khoa khuyên bà bầu có thể uống một cốc nhỏ nước dừa trong ngày (hoặc 2-3 lần/tuần). Nước dừa nhiều chất dinh dưỡng, giúp cân bằng lượng điện phân trong máu.
Một lợi ích khác của nước dừa với bà bầu là giúp ngừa và điều trị chứng ợ nóng. Nước dừa hiệu quả trong việc làm sạch sâu trong đường ruột và hệ tiêu hóa. Điều này giúp hạn chế ợ nóng và táo bón trong thai kỳ.
Nhiều thai phụ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu. Nước dừa có thể giúp tăng lượng nước tiểu, xả độc tố ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
8. Dưa hấu
Loại quả không khó mua, giá rẻ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Nếu ăn thường xuyên, dưa hấu có thể giúp tăng bài tiết, từ đó đào thải lượng nước thừa trong cơ thể từ đó tiêu trừ sưng phù chân cho bà bầu.
Trong thời gian đầu của thai kỳ, dưa hấu có thể giúp các bà bầu giảm bớt mệt mỏi, loại bỏ cảm giác nôn nao, ốm nghén. Trong những ngày cuối thai kỳ, bà bầu thường mệt mỏi với chứng phù nề và huyết áp tăng cao hơn bình thường.. Dưa hấu giúp lợi tiểu, giảm phù nề; giảm huyết áp, giúp bà bầu lấy lại trạng thái cân bằng trong cơ thể.
Tuy nhiên, các bác sĩ dinh dưỡng cho rằng, bà bầu có thể ăn dưa hấu, đặc biệt trong những ngày hè oi bức, nhưng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh vì dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy.
NHỮNG TRÁI CÂY BÀ BẦU KHÔNG NÊN ĂN NHIỀU
Một số loại trái cây mùa hè không có lợi cho sức khỏe bà bầu nên chị nên cần hạn chế. Trước khi mang thai bạn có thể tự do ăn uống theo sở thích vì hầu hết những loại thực phẩm bổ sung vào cơ thể đều không có hại và nếu có ăn quá nhiều thì sức đề kháng của bạn cũng có thể chống đỡ được. Tuy nhiên, khi có thai thì hoàn toàn khác, bạn cần cẩn trọng trong việc tìm kiếm những nguồn thực phẩm sao cho em bé phát triển toàn diện nhất hoặc ít ra cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu.
Mùa hè thời tiết nóng nực sẽ khiến chị em bầu gặp khó khăn trong việc ăn uống và xu hướng thích ăn hoa quả cũng tăng lên. Đây cũng là mùa dồi dào các loại hoa quả như dưa hấu, đào, táo… Tuy nhiên, có một số loại quả bà bầu không nên ăn nhiều vì chúng không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Dưới đây là những loại quả bà bầu không nên ăn nhiều:
1. Dưa hấu ướp lạnh
Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác dụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường.
Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa hấu, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.
Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. |
2. Quả vải
Quả vải có hàm lượng đường quá cao, không tốt cho những thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân. Bên cạnh đó, vải có tính nóng nên chị em bầu cần hạn chế không nên bổ sung quá nhiều vào cơ thể.
3. Táo mèo
Táo mèo có vị chua, chát, ngọt rất hợp với những bà bầu ốm nghén nhưng loại quả này lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Theo nhiều tài liệu ghi lại, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.
4. Quả nhãn
Theo Đông y, quả nhãn mùi thơm vị ngọt, thuộc tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, dưỡng huyết an thần, rất được ưa chuộng tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn long nhãn nhiều. Nguyên nhân là do phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.
5. Đu đủ xanh
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là sẽ gây sảy thai. Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể bạn sẽ sảy thai.
Tuy vậy đu đủ chín (thật chín) lại được cho là rất tốt cho thai phụ. Đu đủ chín chứa nhiều loại chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi và còn giúp thai phụ thoát khỏi chứng táo bón và ợ nóng.
Đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là sẽ gây sảy thai. |
6. Quả đào
Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.
7. Dứa
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai.
Tuy nhiên nếu đã qua ngày sinh dự kiến thì dứa có thể giúp ích cho bạn. Nhưng nói như vậy không phải dùng dứa để kích thích sinh nở bởi mỗi quả dứa tươi chỉ chứa một lượng bromelain rất nhỏ, phải ăn ít nhất 7 quả dứa tươi/ngày, may ra mới cảm nhận được những cơn co thắt tử cung.
8. Đậu phộng
Theo kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học, bà bầu ăn nhiều đậu phộng dễ làm tăng nguy cơ em bé sinh ra có xu hướng bị dị ứng với loại thực phẩm này. Nguyên nhân là do chất đạm trong đậu phộng mà các thai phụ ăn có thể đi vào bào thai gây triệu chứng trên. Vì vậy, trong thời gian mang thai, phụ nữ nên căn nhắc với thực phẩm này.
9. Đậu tương, đậu nành
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Viện Hopkins đã đặt ra giả thuyết rằng liệu ăn đậu tương khi mang thai có gây ra sự bất bình thường ở cơ quan sinh sản cũng như thiểu năng tình dục ở các bé trai hay không? Tuy chưa có câu trả lời thuyết phục nhưng tốt nhất là chúng ta tự nên tránh ăn nhiều vì chúng có thể an toàn cho chúng ta nhưng lại gây bất lợi cho thai nhi.
Những vitamin cần thiết cho bà bầu
Chữa chứng khó tiêu cho bà bầu nhanh khỏi, an toàn
Chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu an toàn nhất
Cách chọn tai nghe bà bà bầu cực tốt
Tác dụng của quả bơ với bà bầu
(ST)