Hướng dẫn may kimono/yukata đơn giản cho BJD
Ờm, hôm nay chuyển đề tài sang khâu nữ công gia chánh tí =]], bắt đầu bài học hướng dẫn may vá dành cho newbie (như mình). Trước khi bắt đầu, mềnh xin được thú nhận: hậu đậu + vụng về số 1 đối với các công việc tiểu thư bao gồm vẽ vời, may vá, đan áo len cho chồng, cho con, cho cháu chắt chút chít, cho anh iu bla bla bla... Nhưng tại vì bé doll ở nhà mà cuối cùng cái thân lười nhác chảy thây chảy nhớt này cũng đã phải vận hết nội công, chân khí cộng sinh lực, lết xác ngồi mấy tiếng đồng hồ trên bàn máy may... Và tất nhiên hướng dẫn này cực kỳ đơn giản dễ làm đến nỗi cái đứa hậu đậu như mình còn làm ra thành phẩm chứ không phải phế phẩm =))))))))Xong bước lảm nhảm, chúng ta cùng bắt đầu bài học, nên nhớ ai cang séo du cang séo (i can sew you can sew))....
Cần thiết:
- Ít nhất cũng may được đường thẳng, đạp được đường thẳng đã rồi hãy phá nha :">
- Pattern kimono/yukata từ Undead Threads:
http://twilightarms.com/dolls/patterns/komono/kimono_sd.pdf
Lưu ý đây là pattern dành cho size 1/3 SD13 nếu mà doll 1/4 thì lúc in ra giảm % xuống còn 70% (mình nghe nói 1/4 dùng 70% ok)
---------------
Một số từ cần thiết khi sử dụng pattern của Undead:
Cut 1 on fold: tức là cắt 1 lần trên đường gấp.
Fold: Đặt pattern chỗ có chữ fold ở đường gấp vải
Cut 2: ko có gì thêm tức là cắt 2 lần.
Đối với pattern này chúng ta có ba kiểu may tay áo đó là Sleeves A (tay áo ngắn chữ nhật), B (tay dài trung bình) và C (tay dài nhất), tùy thuộc mục đích sử dụng của mình mà chọn 1 loại tay áo. Ở đây mình may tay áo Sleeves B.
-------------------
Hình minh họa đặt pattern và cắt (nhớ chừa đường may gấp lại ở 2 tấm thân trước):
Cái obi cũng cắt trên vải gấp, quên chụp rồi...
-------------------------------
Thực hiện:
Đặt mặt trái của thân trước lên mặt phải của thân sau, may phần vai như hình:
Làm tương tự với tấm còn lại của thân trước ở vai còn lại.
Mở bung tay áo và thân áo vừa may ra, xếp và may như hình minh họa:
May tay bên trái cũng tương tự. Hình trên khó nhìn quá nhỉ, nhưng khi may xong cả 2 bên tay thì mình sẽ được hình như dưới, dễ mường tượng hơn 1 chút chưa nào :)
Tiếp tục may nối tay áo và thân áo lại như sau (bên còn lại làm tương tự):
Đây là kết quả sau khi xong cả 2 bên:
Cài ghim mảnh còn lại là cổ áo vòng quanh cổ thân áo như sau:
Tham khảo thêm:
Sức hút từ trang phục truyền thống kimono
Mỗi dân tộc đều có trang phục đặc trưng riêng. Người Việt Nam rất tự hào mỗi khi người nước ngoài nhắc đến đó chính là chiếc áo dài. Và kimono là cái tên gọi quá quen thuộc khi nói về trang phục truyền thống của người Nhật Bản.
Ban đầu, kimono chỉ có tên gọi là Hòa phục nghĩa là danh từ chung chỉ quần áo Nhật Bản. Cùng với thăng trầm của lịch sử, tên gọi kimono đã trở thành cái tên quen thuộc và nổi tiếng toàn thế giới khi nói về trang phục người Nhật.
Hãy quay ngược lại dòng thời gian, tìm hiểu về trang phục đầy sức hút này nhé!
Thay đổi theo biến cố lịch sử
Kimono đã trở thành quốc phục Nhật Bản suốt hơn 1000 năm qua. Để trở thành bộ quốc phục hoàn thiện như ngày nay, kimono đã trải qua 5 thời kỳ khác nhau với những thay đổi phù hợp với nền văn hóa của từng giai đoạn đó.
Kimono thời kỳ Heian (794-1185) được biết đến là những bộ kimono đầy màu sắc với những lớp áo phức tạp. Người ta thường mặc những bộ kimono với 12 lớp áo, tay áo và cổ áo khác nhau chỉ ra những sắc thái riêng biệt của từng bộ kimono. Những người trong hoàng tộc cũng có khi mặc những bộ kimono có đến 16 lớp.
Kimono thời Kamakura (1192-1333), do sự ảnh hưởng từ tầng lớp binh sĩ và quân nhân, đòi hỏi những bộ trang phục nhẹ nhàng, tinh gọn, vì thế thời này, những bộ kimono cầu kỳ không còn là thịnh hành nữa mà thay thế vào đó là những bộ kimono tay áo ngắn được sử dụng và thịnh hành hơn bao giờ hết.
Kimono thời Edo (1603-1868), thời kỳ này với sự du nhập của phương Tây, người Nhật ít mặc kimono hơn trước mà thay vào đó là những bộ Âu phục dần trở nên phổ biến hơn. Tập tục mặc kimono hàng ngày đã không còn nữa. Đặc biệt trong giai đoạn này, kimono có sự thay đổi lớn, đó là sự ra đời của thắt lưng Obi. Chiếc thắt lưng Obi không chỉ giúp tạo sự gọn gàng, mà còn có tác dụng trang trí, mang tính thẩm mỹ rất cao, tôn thêm dáng vẻ của bộ trang phục cũng như người mặc nó.
Kimono thời Meiji (1868- 1912), thời kỳ này phụ nữ đã bắt đầu đi làm, không đơn thuần chỉ ở nhà làm nội trợ nữa, vì thế trang phục của họ cũng nhẹ nhàng hơn để thuận tiện cho công việc.
Kimono thời Showa (1926-1989), sau thế chiến thứ II, nền kinh tế Nhật Bản dần được hồi phục thì kimono đã bắt đầu được ưa chuộng trở lại. Mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của thời trang Âu Mỹ, song kimono vẫn giữ được nguyên vẹn hình dáng ban đầu nhưng bớt rườm rà và kiểu cách hơn.
Xưa kia, cả đàn ông và phụ nữ đều sử dụng Kimono như trang phục hàng ngày. Nhưng ngày nay, thường chỉ có phụ nữ Nhật mặc Kimono như nghi phục chính thức, còn hình ảnh người đàn ông Nhật Bản mặc Kimono thường chỉ thấy trong các đám cưới hoặc các dịp lễ theo kiểu truyền thống khác.
Cấu tạo của kimono
Kimono gồm có 4 mảnh chính: hai mảnh làm nên thân áo, 2 mảnh làm thành tay áo. Các mảnh nhỏ còn lại làm nên cổ áo và miếng lót hẹp.
Một bộ kimono bình thường được thiết kế theo một phong cách tự do, được nhuộm màu toàn bộ bề mặt hoặc dọc theo đường viền. Trước đây người ta mặc kimono nhiều lớp với màu sắc khác nhau nhưng ngày nay người ta chỉ mặc đơn giản mặc một lớp áo kimono phủ bên ngoài một lớp áo lót.
Tuân thủ nguyên tắc khi mặc kimono
Cách thức mặc Kimono khá phức tạp và có những nguyên tắc riêng của nó. Khi mặc Kimono, người mặc quấn từ bên phải vào trước rồi mới đến bên trái, và chỉ quấn ngược lại khi đi dự tang lễ.
Đa dạng loại kimono
Kimono không phải người nào, lứa tuổi nào, tầng lớp xã hội nào cũng mặc như nhau. Vì thế, kimono của người Nhật Bản cũng được phân biệt theo tuổi tác, tầng lớp xã hội , và thậm chí theo từng mùa.
Dưới đây là các loại Kimono:
Furisode: Là loại áo chỉ dành riêng cho những cô gái chưa có chồng. Tay áo rất dài và rộng (thường dài từ 95 đến 115 cm). Thời xưa, các cô gái thường vẫy vẫy ống tay áo để bày tỏ tình yêu với các chàng trai. Furisode có màu sắc tươi sáng và thường làm bằng lụa chất lượng tốt.
Furisode dùng để mặc trong những ngày lễ lớn, như khi đi dự đám cưới hay dự một buổi tiệc trà.
Yukata: Là một loại Kimono làm bằng cotton bình thường, dùng để mặc trong mùa hè. Yukata thường mang màu sắc cực kì sáng. Yukata không cầu kì như Furisode.
Theo truyền thống xưa, áo Yukata thường chỉ có hai kiểu là trắng – xanh đen hoặc xanh đen- trắng, nhưng trong một vài năm trở lại đây áo yukata đã được thiết kế với nhiều màu sắc nổi bật hơn.
Ngày nay, Yukata thường dùng để mặc trong ngày Bon-Odori (Ngày hội nhảy truyền thống của Nhật vào mùa hè) và các cuộc hội hè. Hơn nữa, Yukata còn được sử dụng rộng rãi trong các quán trọ truyền thống của Nhật.
Trong những ngày hội và ngày kỉ niệm sự kiện chung, Yukata được mặc với một thắt lưng Obi (thắt lưng thêu), đi cùng với một đôi xăng đan gỗ và một chiếc ví.
Houmongi: là trang phục đi lễ của phụ nữ đã có chồng. Loại Kimono này thường được dùng trong khi đi tham dự một đám cưới hay tiệc trà nào đó. Khi đón tiếp một cuộc viếng thăm trang trọng, người phụ nữ sẽ mặc áo Homongi.
Tomesode: là loại áo kimono dành cho phụ nữ đã kết hôn, mặc dù họ có ly dị chồng đi chăng nữa thì họ cũng sẽ không bao giờ mặc áo furisode
Áo Tomesode thường có màu đen hoặc là nhiều màu khác, được đính gia huy tượng trưng cho họ tộc. Đây là dạng áo Kimono chỉ mặc vào các dịp lễ trang trọng (như là đám cưới hoặc đám tang của họ hàng).
Tuy nhiên, chiếc thắt lưng thêu và nửa dưới của Tomesode có màu sắc rất sặc sỡ và sáng để tỏ rõ rằng loại Kimono này được mặc trong một dịp vui.
Mofuku: Chỉ được dùng để đi dự đám tang của họ hàng gần. Toàn bộ chiếc Kimono loại này có màu đen.
Shiromaku: Một cô gái Nhật làm đám cưới theo truyền thống thì sẽ mặc loại Kimono rực rỡ, tráng lệ nhất. Loại Kimono này được gọi là Shiromaku. Áo này rất dài, có thể chạm đất và tỏa tròn ra. Áo này chủ yếu là màu trắng vì nó tượng trưng cho sự tinh khiết của cô dâu cả về thể xác lẫn tinh thần
Tsumugi: đây là kiểu áo dành cho tầng lớp nông dân và thường dân
Hướng dẫn may quần áo em bé
(St)