Trong tập luyện và thi đấu cầu lông, việc cầm vợt đúng sẽ giúp cho quá trình xử lí các tình huống đánh cầu linh hoạt, phát huy được sức mạnh tối đa của các kỹ thuật cầu lông. Có nhiều cách cầm vợt khác nhau, song một kiểu cơ bản nhất đối với người tập đánh cầu là:
CÁCH CẦM VỢT TRONG CẦU LÔNG
Trước hết để vợt theo chiều nắm ngang, tay không thuận cầm lấy cổ vợt, tay thuận xòe ra( như lúc bắt tay) đặt sát mặt vợt.
Tiếp đó vuốt nhẹ từ giữa mặt vợt xuống cán và dừng lại ở gần cuối cán vợt. Ngón cái và ngón trỏ tạo thành góc nhọn nắm lấy hai má trái và phải của cán vợt. Ba ngón còn lại nắm tự nhiên ở phần dưới của ngón trỏ. Ngón trỏ cách 3 ngón này khoảng 1cm . Mặt vợt và chiều dẹt của cẳng tay cùng nằm trên một mặt phẳng không gian. Tay cầm vợt phải thoải mái để điều khiển vợt linh hoạt. Không nên cầm quá gò bó sẽ làm cản trở động tác đánh cầu hoặc cầm vợt quá cao sẽ cản trở đến
Đây là bài tập khá bổ ích dành cho những ai muốn cải thiện khả năng đập cầu của mình.
1. Cú đập mạnh phụ thuộc vào cổ tay rất nhiều. Một trong những điều kiện đầu tiên là phải tập để tăng cường lực cổ tay
2. Động tác đập. Khi cổ tay mạnh rồi nhưng đập không đúng kiểu cũng không thể phát huy được toàn bộ sức mạnh.
3. Nói gì thì nói, trong thể thao không thể bỏ qua thể lực. Đập mạnh thật mà được 2-3 quả rồi hết thở lực thì cũng không hiệu quả.
4. Đập mạnh thì cũng dễ đạt được, khó là làm sao đập cú nào là trúng tử huyệt đối phương cú đó. Điều này 1 phần do thiên phú, 1 lần là kinh nghiệm trận mạc. Đập mạnh mà toàn rúc lưới thì không hiệu quả. Cũng hiếm trường hợp đập mạnh tới mức cầu ở ngay trước mặt mà đối thủ không phản xạ gì.
5. Kỹ thuật toàn diện và đúng bài bản vẫn là tốt nhất. Nếu chỉ chú trọng vào đập thôi, đánh đỉnh cao thì chẳng ăn được ai, đánh phong trào thì tốn sức
Sức mạnh:Rất quả trọng,1 quả đập mang tính uy lực cao là một cú đập có sức mạnh.Muốn đập mạnh thì phải phối hợp các động tác một cách nhịp nhàng.Dùng sức của cổ tay không bao giờ mạnh được mà phải dùng sức mạnh toàn thân.Có hai từ để hiểu nhanh hơn đó là NHỊP NHÀNG và BỘP PHÁT.Nói chung giải thích được hai vấn để này cúng là cả vấn đề đấy.
1 pha smash của Tiến Minh
Độ chính xác thuộc vào tốc độ ra đòn và khoảng cách phát lực
Tốc độ ra đòn:thật nhanh tiếp xúc vào cầu điều này làm cho những lỗi khi phát lực giảm tối thiểu vì nó có liên qua đến thói quen của bạn.
Khoảng cách phát lực:thật ngắn đây là yếu tố rất quan trọng để những quả đập có uy lực lớn.Các bác rút ngắn được thời gian từ khi phát lực tời khi tiếp xúc vào cầu thì đó là khoảng cách phát lưc đó.Cái này quan trọng lắm nó còn có phần làm cho đường cầu của các bạn khó đoán thêm đây.
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác cũng quan trọng không kém đó là di chuyển .Thử hỏi các bạn không có vị trí thuận lợi thì làm sao có thể phối hợp các động tác lại cơ chứ. Trong một sec không phải lúc nào chúng ta cũng có vị trí thuận lợi để thực hiên động tác đập cầu tốt hơn chúng ta nên tự tạo ra vị trí đó.
Muốn đập mạnh thì phải di chuyển đến vị trí cầu sẽ rơi tự do trước, nhảy lên đúng nhịp, đón cầu đúng tầm cái này chắc không cần giải thích vì ai chơi cũng biết , chỉ có điều hầu hết chạy chậm nên toàn bị đạp hơi ngửa ra sau nên muốn vít xuống bằng lực toàn thân là khó.
- Đập cầu là kỹ thuật dùng lực toàn thân nên việc phối hợp nhịp nhàng các bộ phận là quan trọng.
- Khi vung tay phải dấu được ý đồ là đâp hay chém hay phông …
- Khi tiếp cầu phải có tính đột biến cao
Thấy có người toàn đập vào người mà người khác có đỡ nổi đâu vì họ giấu được ý đồ tấn công, tốc độ lại quá nhanh. Còn trong thì đấu thì tất nhiên không nên đập vào người vì gặp cao thủ họ bẻ tay cái là lên lưới nhặt cầu hai tay dâng trả lại liền
Quả smash không phải là nhân tố quá quan trọng quyết định ván đấu. Nếu anh em nào quá ham smash, suốt trận chỉ biết smash và smash là tự giết mình + tự làm cho mình nhàm chán thôi.
Nhưng mà đánh cầu lông mà không smash thì khó có thể ăn người ta.
Do vậy, ngoài luyện tập quả smash cho mạnh, anh chi em nên tập thêm kỹ thuật + chiến thuật đa dạng sắc bén.
+ Có cần thiết thực hiện đập cầu ngay từ quả giao cầu của đối phương?
Tất nhiên là không thể cứ búa lia lịa 4,5 phát liên tục như vậy rồi. Với lại đập hoài đối phương biết mà chuẩn bị trước thì đập sao mà ăn. Mà quả phát cầu thường rất khó đập.
Tất nhiên là nguyên trận đấu không thể không attack lần nào ngay từ quả giao cầu của đối phương được. Làm vậy đối thủ đâu có sợ mình + để nó thoải mái múa may đẩy mình vào chỗ chết.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CẦU LÔNG.
1. Qui luật bay của cầu trong không gian.
Muốn thực hiện tốt các kỹ thuật cơ bản chúng ta phải tìm hiểu qui luật bay của cầu trong không gian để từ đó điều chỉnh vợt tiếp súc với cầu được chính xác. Cầu bay trong không gian luôn luôn theo một qui luật nhất định đó là: Phần đầu cầu luôn luôn bay trước, phần cánh cầu bay sau.
Trong trường hợp cầu bay có hướng đi chếch ( không vuông góc với mặt đất) thì ta mở góc độ mặt vợt từ 1300 – 1450. Tuỳ theo ý đồ đánh cầu đi xa hay gần mà góc độ của cánh tay và mặt vợt được mở cho hợp lý.2. Các giai đoạn của động tác đánh cầu.
Trong tập luyện và thi đấu cầu lông, để tạo ra lực đánh cầu người tập sử dụng chủ yếu bằng động tác gập, duỗi cổ tay cầm vợt. Bất cứ động tác đánh cầu nào cũng đề trải qua 5 giai đoạn, các giai đoạn đó là: Rút vợt, lăng vợt, tiếp xúc cầu, dừng vợt, về TTCB ban đầu.
- Rút vợt: Là giai đoạn được bắt đầu từ TTCB ban đầu đưa vợt ra phía sau điểm tiếp súc cầu đến khi vợt được dừng lại ở điểm xa cầu nhất. Giai đoạn này lực pháy sinh chủ yếu từ vai và các động tác xoay thân mình. Các động tác đánh cầu càng cần sử dụng lực lớn bao nhiêu thì biên độ của cánh tay và xoay thân càng lớn bấy nhiêu. Cuốí giai đoạn này là thời điểm vợt được dùng lại và mặt vợt ở phía sau bàn tay cầm.
- Lăng vợt: Đây là giai đoạn được thực hiện tiếp theo kể từ lúc vợt được dừng lại ở điểm xa cách điểm tiếp xúc cầu nhất đến khi tiếp xúc cầu. Giai đoạn này vợt luôn được đưa từ phía sau về phía trước theo hướng cùng với hướng đánh cầu. Mặt vợt luôn đi sau bàn tay cầm vợt cho đến cuối giai đoạn được sử dụng lực gập cổ tay để chuyển mặt vợt đi nhanh hơn về phía trước nhắm tạo lực đánh cầu đột biến đồng thời để điều chỉnh đường cầu bay theo ý muốn.
- Tiếp xúc cầu: Đây là giai đoạn ngắn nhất nhưng lại quan trọng hơn cả so với các giai đoạn khác. Để có thể đánh cầu theo đúng ý đồ chiến thuật, giai đoạn này gần như một lúc đồng thời vừa phải tính toán đến góc độ mặt vợt đến khi tiếp xúc cầu vừa phải tính toán đến lực sử dụng lực đánh vào cầu. Cả hai yêu cầu trên đòi hỏi người tập sử dụng thành thạo sự điều khiển vợt bằng cổ tay hết sức tinh tế và chính xác. Các động tác giả đánh lừa đối phương có hiệu quả hay không cũng cần phải thực hiện tốt giai đoạn này. Muốn đánh cầu xa hay gần, cao hay thấp, chéo hay thẳng đề phải tiếp xúc cầu một cách chuẩn xác.
- Dừng vợt: Là giai đoạn được tính từ sau khi tiếp xúc với cầu cho đến khi vợt được dừng hẳn. Giai đoạn này càng dài khi sử dụng lực đánh cầu càng mạnh do lực quán tính của động tác càng lớn. Tuy nhiên do cấu tạo trọng lượng của vợt cầu lông không lớn, đồng thời lực phát sinh khi đánh cầu phụ thuộc rất lớn vào lực gập cổ tay bởi vậy người tập thường cần chủ động dừng vợt để chuẩn bị cho quả đánh cầu tiếp theo.
- Về TTCB ban đầu: Là giai đoạn cuói cùng của một chuỗi hành động kỹ thuật. Sự phát triển của cầu lông hiện đại đồng thời với việc hoàn thiện kỹ thuật toàn diện và tấc độ đánh cầu ngày càng cao. Bởi vì vậy đưa vợt về TTCB ngay sau mỗi lần đánh cầu là yếu tố không thể thiếu được trong các hành động của kỹ thuật và chỉ có như vậy các cầu thủ mới có thể chủ động thực hiện các kỹ thuật tiếp theo liên tục suốt quá trình tập luyện và cũng như thi đấu cầu lông. Việc trở về TTCB ban đầu phải được hoàn thiện nhuần nhuyễn trong bất cứ tình huống thực hiện kỹ tthuật nào.
Cả 5 giai đoạn trên được hình thành như một chu kỳ kép kín trong mỗi lần thực hiện đánh cầu. Chúng diễn ra kế tiếp nhau, liên tục và lặp đi lặp lại trong suốt thời gian cầu còn đang ở trong cuộc đấu. Sự chưa hoàn thiện của bất cứ một giai đoạn nào của kỹ thuật cũng sẽ làm ảnh hướng xấu đến hiệu quả của động tác đánh cầu và ngược lại.
3. Các yếu tố đánh cầu.
Trong cầu lông các yếu tố đánh cầu cơ bản bao gồm: Sức mạnh, tốc độ. điểm rơi.
3.1. Sức mạnh.
Sức mạnh là một yếu tố quan trọng trong tập luyện và thi đấu cầu lông. Nếu sử dụng sức mạnh tốt có thể giành điểm trực tiếp hoặc làm cho đối phương bị động để toạ cơ hội giành điểm. Trong cầu lông sức mạnh thường được thể hiện ở quả đập cầu, đánh cao tay và đặc biệt sử dụng khi di chuyển chân trong các động tác nhảy đánh cầu.
Theo công thức tính: F = ma thì ta thấy sức mạnh phụ thuộc vào gia tốc chuyển động và khối lượng của vật thể bị động. Do vậy để tăng sức mạnh ta có thể giải quyết bằng 2 cách sau:
-Tăng khối lượng vật thể bị động.
-Tăng tấc độ co duỗi của các cơ ( tấc độ động tác ) để tăng gia tốc
Đặc điểm của môn cầu lông là trọng lượng của vợt và cầu không thay đổi (m) cho nên sức mạnh đánh cầuchủ yếu phụ thuộc vào gia tốc chuyển động, Biên độ động tác lớn hay nhỏ, gia tốc nhay hay chậm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đương bay của cầu. Để tăng sức mạnh đánh cầu cần chú ý:
-Phối hợp được lực của toàn thân khi thực hiện động tác đánh cầu
-Biên độ động tác lớn.
-Tấc độ co cơ nhanh. Khi thực hiện động tác.
-Phán đoán điểm rơi tốt để lựa chọn điẻm tiếp xúc thích hợp, phát huy toàn lực đánh cầu.
-Tăng cường tập luyện phát triển toàn diện sức mạnh cơ bắp bổ trợ cho động tác đánh cầu.
3.2. Tốc độ.
Yếu tố thứ hai trong đánh cầu lông là tốc độ.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần nâng cao thành tích tập luyện và thi đấu. Nếu đánh cầu với tốc độ nhanh ta sẽ làm cho đối phương lúng túng bị động, ta có nhiều thời gian chuẩn bị để tạo cơ hội tấn công tốt. Bởi vậy trong thi đấu cầu lông ai giải quyết tốt yếu tố này sẽ chiến được ưu thế trên sân.
Theo công thức: V = ta có thể xác định tốc độ nhanh hay chậm theo hai cách sau:
- trong thời gian nhất định, vật thể chuyển động về trước với cụ ly dài thỉ tốc độ nhanh.
- Trong một cự ly nhất định vật thể chuyển động về trước với thời gian ngắn hơn thì tốc độ nhanh.
Dựa vào nguyên lý kết hợp với đặc điểm của môn cầu lông, để tăng nhanh tốc độ đánh cầu thì cầu phải:
+ Rút ngắn thời gian đánh cầu, tranh thủ đánh cầu sớm ở gần lưới hoặc sử dụng động tác bật nhảy đánh cầu trên cao. Không đứng tại chỗ để chờ cầu đến mới đánh.
+ Trong một cự li đánh cầu nhất định phải tăng nhanh tốc độ động tác, tăng nhanh tốc độ co duỗi cơ. Sử dụng nhiều lực cổ tay, hạn chế biên độ cánh tay khi thực hiện kĩ thuật động tác.
3.3. Điểm rơi.
Trong cầu lông điểm rơi là điểm tiếp xúc giữa cầu và mặt đất tr5ong phạm vi toàn sân. Sử dụng yếu tố điểm rơi tốt sẽ luôn toạ cho đối phương những tình huống bất ngờ bị động, luôn luôn vphải di chuyển trong phạm vi của sân mình để đỡ cầu. Sử dụng tốt điểm rơi là một yếu tố có thể awn điểm trực tiếp trong thi đấu.
Để vận dụng tốt yếu tố điểm rơi. VĐV thường vận đụng các chiến thuật linh hoạt biến hoá, sử dụng các đường cầu ngắn, đài, thẳng hoặc chéo với tốc độ nhanh để đánh cầu. Để vận dụng các yếu tố điểm rơi cần chú ý:
- Áp dụng biến hoá các đường cầu dài, ngắn, thẳng hoặc chéo. Đặc biệt chú ý đến 2 góc gần lưới và 2 góc cuối sân.
HẬU QUẢ KHI TẬP LUYỆN MÔN CẦU LÔNG CƠ BẢN KHÔNG ĐÚNG CÁCH
- Chỉ ăn trái cây và rau mà không bổ sung đủ các chất đạm, chất bột, chất đường: Ăn nhiều rau xanh và trái cây là tốt nhưng không đủ. Mà phải ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn chính bao gồm chất bột (gạo, bánh mì, ngũ cốc..); đường; chất đạm (các lọai cá thịt..); chất béo; vitamin; muối khoáng và chất xơ nhưng tất cả phải dùng điều độ, có liều lượng, không lạm dụng thì không thể gây ra tăng cân được mà trái lại còn giúp cho cơ thể có đầy đủ chất để có sức khỏe tập luyện tốt hơn.
Hướng dẫn cách chọn dây vợt cầu lông cực chuẩn
Cách chọn vợt cầu lông tốt nhất
Cách chọn vợt cầu lông xịn phân biệt với vợt giả
(ST)