Một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ ăn một khối lượng thức ăn thích hợp
Câu hỏi "nên cho trẻ ăn bao nhiêu là đủ luôn được đặt ra cho các chuyên gia dinh dưỡng?" Điều đó cho thấy, hàm lượng thức ăn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Cha mẹ thường lo lắng không biết trẻ ăn như vậy là quá ít hay quá nhiều. Bạn không cần phái lo lắng quá về vấn đề đó. Chính trẻ sẽ là người nói cho bạn biết trẻ đã ăn đủ hay chưa. Bạn chỉ nên quan tâm đến hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng có trong muỗi bữa ăn của trẻ. Cho trẻ ăn một khối lượng cân bằng những loại thức ăn dinh dưỡng. Bạn có thể tự tin là trẻ đã ăn đủ Nếu muốn chúc chần hơn, hãy đọc phần phụ lục 101: Khoa học cấp tốc về dinh dưỡng. Bảng liệt kê các khẩu phần ăn chứa đầy chất dinh dưỡng cho trẻ sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thiết lập chế độ ăn uống.
Hàm lượng dinh dưỡng trẻ hấp thụ sẽ thay đổi qua từng ngày
Hàm lượng dinh dưỡng trẻ hấp thụ sẽ thay đổi qua từng ngày. Khối lượng thực phẩm trẻ ăn sẽ thay đổi mỗi ngày. Đôi khi có sự khác biệt lớn giữa các khẩu phần ăn. Đừng ngạc nhiên khi trẻ cư xử như thể bạn đã bỏ đói trẻ một ngày. Cũng đừng lo lắng nếu hôm sau trẻ ăn rất ít. Khoảng thời gian trẻ ăn rất ít luôn theo sau khoảng thời gian trẻ ăn rất nhiều. Đây là một vấn đề rất phổ biến. Nó cho thấy sự liên hệ giữa khối lượng thực phẩm trẻ ăn và món ăn trẻ thích. Trẻ cũng ăn ít đi khi trẻ không khoẻ. Nếu có nghi ngờ gì, cách tết nhất là gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu ông ta nghĩ bạn đang quấy rầy ông ta, hãy tìm một bác sĩ khác.
Sự phát triển vượt bậc
Một đứa trẻ bình thường, khi được 5 tháng tuổi sẽ nặng gấp đôi so với lúc mới sinh, một tuổi sẽ nặng gấp 3. Điều đó có nghĩa là: Lúc mới sinh ra trẻ nặng khoảng 3kg thì đến lúc 5 tháng tuổi, trẻ sẽ nặng 6kg và đến lúc một tuổi trẻ sẽ nặng 9,5kg. Thật đáng kinh ngạc. Hãy tưởng tượng trọng lượng của bạn nhân lên gấp 3 chỉ trong một năm. Trong năm đầu, trẻ phát triển vượt bậc. Trọng lượng gia tăng đáng kể chỉ trong một thời gian ngắn. Sự phát triển này được đánh dấu bằng việc gia tăng hàm lượng sữa trẻ tiêu thụ. Sự phát triển vượt bậc xuất hiện vài tuần sau khi sinh, vào tuần thứ 3, tuần thứ 6 rồi tháng thứ 3. Sau 5-6 tháng, trẻ sẽ ăn ít đi. Bởi vì trẻ đang trong giai đoạn phát triển chậm và bắt đầu mọc răng. Sự phát triển lại bắt đầu xuất hiện vào lúc trẻ được 8-10 tháng tuổi. Bạn sẽ thấy có một sự gia tăng đáng kể trong lượng thực phẩm trẻ ăn. Trẻ bắt đầu thấy thèm ăn khi đã biết bò và đi. Bởi vì trẻ phái tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Khi trẻ được 2 tuổi sự phát triển chậm lại, trẻ sẽ ăn ít đi. Thường vào thời điểm này, cha mẹ bắt đầu lo lắng về việc trẻ biếng ăn. (Xin xem phần Sự Biếng.ăn Của Trẻ Lúc 1 Tuổi). Bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của trẻ. Trao đổi với bác sĩ về vấn đê thèm ăn của trẻ để chắc rằng trẻ vẫn ổn.
LƯU ý. Gia tăng trọng lượng không phải là dấu hiệu cho thấy trẻ có khoẻ mạnh hay không. Hãy tin tường vào trình độ chuyên môn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ giám sát sự phát triển của trẻ.
Tôi lo là trẻ ăn quá nhiều
Một đứa trẻ khoẻ mạnh sẽ ngừng ăn khi đã cảm thấy no
Trẻ biết tự điều chỉnh sự thèm ăn của mình. Trẻ sẽ ăn nhiều nếu trẻ muốn. Bạn cũng đừng nên lo lắng nếu trẻ không ăn quà vặt. Ghi nhớ. Khi trẻ khóc, đỡ trẻ bằng cách bế trẻ lên và trò chuyện với trẻ. Dùng thức ăn để dỗ trẻ là phương pháp cuối cùng, khi bạn chắc là trẻ khóc vì đói.
Trẻ quá mập
Trước khi biết bò và đi, nhiều trẻ rất mập. Tuy nhiên, khi trẻ bắt đầu di chuyển, trẻ sẽ ốm lại rất nhanh. Đừng bao giờ cho trẻ ăn kiêng. Cũng đừng bao giờ cho trẻ trong sữa không béo. Bởi vì sữa không béo chứa rất nhiều dạm và muối. Trong giai đoạn này, trẻ đang cần chất béo. Hàm lượng chất béo trung bình chiếm 30% đến 55% chế độ dinh dưỡng của trẻ. Ty lệ này nhiều hơn ở người lớn (phần trình bày về dinh dưỡng ở sau có đề cập dấn cách tính năng tỉ lệ năng lượng từ chất béo). Nếu bạn lo lắng về cân nặng của trẻ, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ.
Biểu đồ chiều cao và cân nặng
Biểu đồ chiều cao và cân nặng của trẻ dưới 3 tuổi được trình bày dưới đây. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn cho rằng trẻ quá mập hay quá gầy. Biểu đồ về sự phát triển tính theo mét được trình bày ở những phần sau.
Bạn lo lắng việc con bạn có thể không ăn đầy đủ
Bé sẽ tự cho biết có ăn đủ hay không
Không ai hiểu rõ về con mình hơn cha mẹ. Cha mẹ có thể biết được khi nào con bệnh hoặc gặp vấn đề về sức khoẻ. Nếu con bạn không sụt cân, vẫn vui vẻ và khoẻ khoắn cũng như bác sĩ báo rằng bé vẫn đang phát triển tốt, bạn không có lý do gì để lo lắng.
Bạn có thế bắt bé ngồi vào ghế nhưng bạn không thể ép bé ăn được
Đừng bao giờ ép bé ăn. Khi bé lắc đầu hoặc mím môi, đó là lúc ngưng cho bé ăn. Nên nhớ đừng bao giờ ép bé ăn. Đừng ép bé ăn nốt muỗng cuối cùng nếu bé không muốn ăn nữa, hãy bỏ đi. Đừng bao giờ ép bé uống hết phần nước còn lại trong chai, hãy đổ đi. ép bé cố ăn như thế sẽ hình thành ở trẻ thói quen xấu ăn khi không đói và phá hỏng cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể. Kết quả là sau này bé sẽ dễ béo phì.
Nhiều bậc cha mẹ quá để ý đến việc con họ thèm ăn đến nỗi họ nhét cả muỗng đầy thức ăn vào miệng trẻ khi trẻ không chú ý đến. Bạn cũng đừng ép hoặc khéo léo lén đưa thức ăn vào miệng trẻ. Kiểu cho ăn này có hại hơn là lợi Nếu bạn thấy' rằng đúng là bạn đang sử dụng những cách như nêu trên. nỗ lực của bạn thật đáng khen. Tuy nhiên, xin hãy dừng lại và hỏi ý kiến bác sĩ về cách xử sự với vấn đề "trẻ ăn chưa đử".
LƯU ý. Nếu con bạn không ăn mà cứ ngậm thức ăn trong miệng hoặc phun ra, nôn, oẹ, điều đó có nghĩa là bé thấy giờ ăn rất đáng ghét. Khi ấy hãy xem lại cách cho con ăn và đảm bảo rằng bạn không ép bé ăn cả vô tình lẫn có chủ ý.
Làm gì khi con bạn không chịu ăn một loại thức ăn nào đó
Đừng cố ép bé ăn. Hãy dẹp loại thức ăn đó và thử cho bé ăn lại sau vài tuần. Có một số loại thực phẩm trong chế độ ăn của trẻ mà ta không thể cho bé ăn chỉ một loại chẳng hạn như men bia. Men bia có vị rất khó ăn. Men bia phải được trộn vào thực phẩm khác để át đi vị đắng của nó. Đôi khi cũng có thể bé không ăn những thứ ngon ngọt đối với bạn. Lúc đầu con tôi không thích nước táo ép. Tôi rất ngạc nhiên nhưng không buồn vì nó không ăn thứ ấy. Vài tháng sau nó bắt đầu thích thú ăn nước táo ép và thích táo ép kể từ đó Có lẽ là do vị chua gắt trong táo ép.
Nếu bạn ngại con bạn không thích một loại thức ăn lành mạnh nhưng mới mẻ nào đó, chẳng hạn như cải xoăn, hãy dùng một liệu pháp tâm lý để làm cho trẻ thích. Đừng đưa cho trẻ mà hãy ăn thức ăn ấy trước mặt nó. Gọi cả gia đình cùng ăn thứ ấy trước mặt bé. Chắc chắn bé sẽ đòi ăn. Hãy thận trọng nhưng vẫn cho bé một chút. Nếu may mắn, bé sẽ thích ăn thứ ấy vì bé cho rằng như thế sẽ đóng vai trò như một người trưởng thành giống như mọi người trong gia đình.
Ghi nhớ. Trẻ thường tỏ vẻ khó chịu khi bạn cho trẻ ăn thức ăn lạ, đặc biệt những thứ có vị gắt. Đừng bỏ cuộc sớm. Hãy đút cho bé một muỗng nữa khi miệng bé vẫn còn há ra.
MáCH BạN. Có lẽ bạn nên ra cho trẻ một luật: Con phải thử ăn một miếng thức ăn lạ. Nếu con không thích, con không cần phải ăn nhưng con phải thứ.
Bữa ăn thêm nên được lập thời gian biểu, vào một thời gian xác định. Nên cho trẻ ăn thèm trong nơi thường cho bé ăn bữa chính bởi vì đây cũng là bữa ăn. Hãy xem mục Chế Độ ăn Thêm ở phần sau.
Cho trẻ ăn một lượng nhỏ thức ăn thường xuyên cả ngày
Cho trẻ ăn chỉ một bữa chính mỗi ngày cũng không bất thường nếu các bữa còn lại bạn cho trẻ ăn vặt. ăn vặt cần thiết cho chế độ ăn của bé và nên thêm các loại thức ăn khác của bữa ăn chính. Bé sẽ không ăn 3 bữa mỗi ngày cho đến khi được 10 tháng tuổi. Mặc dù bé bắt đầu ăn từ tháng thứtư.
Lượng thức ăn trung bình cho bé
Trong những chương nói về từng tháng của trẻ trong năm đấu tiên tôi đã đúc kết một mục về lượng thức ăn cho bé trong lứa tuổi ấy. Ví dụ: Xem mục Lượng Thức ăn Hằng Ngày Cho Bé 7 Tháng Tuổi. Lượng thức ăn này dựa trên thống kê trung bình. Trẻ rất khác nhau về chiều cao, cân nặng, mức độ hoạt động và tính thèm ăn. Tuy nhiên, đôi khi thực tế lượng thức ăn có độ chênh lệch rất lớn so với mức trung bình trên làm cho ta thấy con số trên là sai. Nếu lượng thức ăn của con bạn khác xa so với mức của bé khác, bạn phải chú ý. Mục Con Bạn Cần Bao Nhiêu Calo? và Nhu Cầu Calo Của Con Bạn trong phần về dinh dưỡng có lẽ cần cho bạn để tìm ra lượng thức ăn phù hợp. Ngoài ra, hãy tham khảo bảng Lượng Calo và Mỡ Trung Bình Hằng Ngày .
Bảng tỷ lệ thức ăn cho trẻ
Bảng dưới đây sẽ tóm tắt những thông tin được trình bày từ chương 13- 17. Bạn sẽ được cung cấp một phác đồ chung về số lượng bữa ăn và lượng thức ăn mà bạn nên cho bé ăn ở lứa tuổi của bé. Bạn nên linh động khi sử dụng bảng này và phải căn cứ vào dấu hiệu cho biết bé có còn đói hay đã no.
Nhật kí thức ăn cho trẻ
Nếu bạn lo rằng trẻ ăn quá nhiều hay quá ít, hãy viết nhật ký thức ân của trẻ. Trình bày cách chế biến, khối lượng thức ăn và nước uống trẻ tiêu thụ với ngày, giờ từng bừa ăn. Sau đó, tập hợp dữ liệu của nhiều ngày lại rồi đưa cho bác sĩ xem.
Ghi nhớ. Bác sĩ phải là người bạn cảm thấy làm việc thoải mái nhất. Bạn đừng nên do dự khi trao đổi với bác sĩ. Nhiễu người đã đến đặt câu hỏi với tôi Khi tôi hỏi họ rằng bác sĩ của họ khuyên như thế nào. Họ bảo với tôi họ chưa bao giờ có ý định hỏi bác sĩ. Không nên do dự khi gọi điện thoại đến văn phòng bác sĩ nêu thắc mắc. Không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn cả. Nếu bác sĩ cho rằng bạn ngớ ngẩn, hay bạn cảm thấy không thoải mái khi trao đổi với bác sĩ, hãy tìm một bác sĩ khác.
Kích cỡ khẩu phần ăn mỗi ngày của trẻ
Xem chi tiết ở chương 13 đến chương 18
7 tháng |
8 tháng |
9 tháng |
10 – 11 tháng | |
Rau và trái cây |
3 – 4 phần. Mỗi phần 1 – 2 muỗng |
4 – 5 phần. Mỗi phần gồm 2 – 3 muỗng. |
4 – 5 phần. Mỗi phần gồm 2 – 4 muỗng |
4 – 5 phần. Mỗi phần gồm 3 – 4 muỗng |
Cháo ngũ cốc đặc |
1 – 2 phần. Mỗi phần gồm 1 – 2 muỗng bột ngũ cốc khô hoà với ¼ - ½ tách nước nấu bột |
2 – 3 phần. Mỗi phần gồm 1 – 2 muỗng bột ngũ cốc khô hoà với ¼ - ½ tách nước nấu bột |
3 – 4 phần. Mỗi phần gồm 1 – 2 muỗng bột ngũ cốc khô hoà với ¼ - ½ tách nước nấu bột |
4 phần. Mỗi phần gồm 1 – 2 muỗng bột ngũ cốc khô hoà với ¼ - ½ tách nước nấu bột |
Các loại đậu và hạt |
1 -2 muỗng đậu hũ hầm mỗi ngày hay hai ngày một lần |
1 – 2 phần. Về kích cỡ mỗi phần, xem trang 103 phần chất đạm có trong thực phẩm. |
2 – 3 phần. Về kích cỡ mỗi phần, xem trang 108 phần chất đạm có trong thực phẩm |
2 – 3 phần. Về kích cỡ mỗi phần, xem trang 112 |
Các sản phẩm từ sữa |
Mỗi ngày một muỗng. Có thể thay bằng 1/3 – ½ tách sữa chua, ¼ chén phô mai |
Mỗi ngày một phần. Có thể thay bằng ½ tách sữa chua, ¼ - 1/3 phô mai đã gạt kem, 14 – 28g phô mai nguyên chất. |
Mỗi ngày một phần. Có thể thay bằng ½ tách sữa chua, 1/3 tách phô mai đã gạt kem hay 28g phô mai nguyên chất |
Mỗi ngày một phần. Có thể thay bằng ½ tách sữa chua, 1/3 tách phô mai đã gạt kem hay 28g phô mai nguyên chất. |
Lòng đỏ trứng |
Cách hai ngày cho trẻ ăn một lòng đỏ trứng. Hay 3 – 4 lòng đỏ một tuần. | |||
Chất bổ sung dinh dưỡng |
Không |
Thêm ½ - 1 muỗng men bia và một chút tảo vào bột ngũ cốc tối thiểu mỗi ngày, có thể thêm ½ - 1 muỗng gan sấy khô. | ||
Những bữa thức ăn đặc mỗi ngày |
2 -3 bữa một ngày. Mỗi bữa từ 2 – 3 phần |
3 bữa một ngày. Mỗi bữa 3 phần ăn chính và 1 – 2 bữa xế |
3 bữa một ngày. Mỗi bữa 3 phần ăn chính và 1 – 2 bữa xế |
3 bữa một ngày. Mỗi bữa 3 phần ăn chính và hơn 2 bữa xế |
Ứng dụng một cách năng động vào chế độ ăn uống của trẻ. Bằng chỉ cung cấp những số liệu chung về lượng thực phẩm trẻ sẽ hấp thụ ở mỗi lứa tuổi.
(St)