Khi trẻ được 7 tháng tuổi, bạn có thể cho trẻ uống nước trái cây pha loãng. Bác sĩ có thể khuyên bạn cho trẻ uống nước trái cây sớm hơn.
Điều quan trọng là nước trái cây không thể thay thế sữa
Để giữ lượng sữa trẻ bú ở mức ổn định, bạn nên hạn chế lượng nước trái cây, chỉ từ 84-112g mỗi ngày. Trẻ uống quá nhiều nước trái cây sẽ không thể uống đủ sữa. Trong khi đó, sữa lại là nguồn cung cấp chất béo, năng lượng, chất đạmcần thiết cho sự phát triển của trẻ. Quá nhiều nước trái cây mà không đủ lượng sữa sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, làm cho trẻ chậm phát triển chiều cao và cân nặng.
Bắt đầu bằng nước trái cây loãng
Khởi đầu nên cho trẻ uống nước trái cây loãng. Ví dụ như nước táo, mơ, nho, đu đủ, lê, đào, mận. Ghi nhớ tuân theo quy tắc "4 ngày ' (xem phần trước). Một số chuyên gia cho rằng có thể cho trẻ uống nước cam khi được 6 tháng tuổi. Số khác lại khuyên nên đợi đến một tuổi, nhất là khi trong gia đình có người dị ứng với nước cam. Nước cam là một trong số các loại thực phẩm dễ gây dị ứng (xem phần trước). Vị chua cũng là một trong những nguyên nhân gây rắc rối. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống nước cam.
Nước táo ép thường phổ biến hơn vì chúng ít có khả năng gây ngộ độc. Mặc dù vậy, một người bạn của tôi cho trẻ uống nước táo chỉ vì nó không làm hỏng thảm lót sàn. Nước táo tất nhiên không dinh dưỡng hơn các loại nước trái cây khác, ngoại trừ việc nó cung cấp thêm nhiều vitamin C. Khi cho trẻ uống nước táo, bạn nên chọn loại nước táo dành cho trẻ em. Bởi vì nước táo dành cho người lớn có thể chứa thuốc trừ sâu. Mặc dù thuốc trừ sâu không còn được sử dụng ở các nông trại trồng táo nữa, nó vẫn có thể được dùng trong cửa hàng bán táo. Vì vậy, chỉ nên mua loại nước táo dành cho trẻ em và nhớ kiểm tra thật kỹ để xem có thuốc trừ sâu hay không.
Nước trái cây cho trẻ nên được tiệt trùng
Rượu táo hay nước táo chưa được tiệt trùng chứa rất nhiều vi khuẩn E.coli. Bảo đảm loại nước táo bạn cho trẻ uống đã được tiệt trùng kỹ càng. Điều này có ghi trên vỏ chai nước. Các loại đồ uống đựng trong chai, lon hay hộp giấy bày bán trên kệ siêu thị ở nhiệt độ phòng đều được cho là đã tiệt trùng. Tôi khuyên bạn không nên tin điều đó. Trừ khi trên nhãn chai có khẳng định là nước đã được tiệt trùng.
Ghi nhớ. Không cho trẻ uống bất cứ loại nước trái cây nào bày bán trên đường phố. Cũng không nên cho trẻ uống nước trái cây tươi, chưa được tiệt trùng.
Để hộp nước đã mở trong tủ lạnh không quá 2 ngày
Nếu đã mở hộp trái cây nhưng chưa sử dụng, hãy cất chúng vào tủ lạnh ngay lập tức. Đừng để hộp đã mở bên ngoài nhiệt độ nhiều hơn vài phút. Tuy nhiên, đừng để hộp nước đã mở trong tủ lạnh quá 2 ngày.
Cách tiệt trùng nước trái cây
Nếu bạn không chắc nước trái cây đã được tiệt trùng hay chưa, hãy đun sôi nước trong vòng 3-5 phút. Tất cả vi khuẩn sẽ bị giết chết. Cất nước trái cây trong hộp vô trùng rồi để vào tủ lạnh ngay lập tức. Đừng để nước trái cây bên ngoài nhiệt độ phòng nhiều hơn vài phút. Bỏ nước đó đi nếu đã để quá hai ngày.
Nước trái cây nên được pha loãng khi mới cho trẻ uống lần đầu
Nước trái cây thường chứa rất nhiều đường. Điều đó không hề tốt cho sức khoẻ của trẻ. Ví dụ: Cần một trái táo để ép lấy 28g nước. Vì vậy, 112g nước chứa lượng đường của 4 trái táo. Như vậy là quá nhiều đường đối với trẻ. Nước trái cây chứa quá nhiều đường có thể làm tăng lượng men gây nên các triệu chứng dị ứng ở cổ họng và tai, bệnh chàm và nhảy mũi. Quá nhiều đường sẽ làm giảm tạm thời số lượng bạch cầu của bé và làm hệ miễn dịch cua bé suy yếu. Như thế bạn thấy ăn uống quá ngọt dễ bị bệnh. Người ta đã chứng minh rằng Sorbitol (một loại cồn đường có trong nước lê và táo) là nguyên nhân gây nên chứng rối loạn dạ dày, chẳng hạn như ợ hơi, sưng, đau bụng và tiêu chảy. Xin hãy đọc thêm về các chứng bệnh do dư đường trong phụ lục dinh dưỡng trong phần Carbohydrat hay Đường.
Nước trái cây đóng chai dành cho trẻ là nước cốt 100% không có nước thêm vào do đó phải pha loãng. Nếu được sự đồng ý của bác sĩ bạn có thể tự pha loãng để tiết kiệm tiền. Các loại nước trái cây đó phải là l00% nước cốt và phai đám báo đã được tiệt trùng. Đừng cho trẻ uống nước trái cây nhân tạo, những thứ nước uống thêm đường. Những loại nước uống đó không có gì hơn ngoài đường, nước và màu. Hây đọc kỹ nhãn và để ý đến chuẩn OSE (sẽ nói ở phần sau). Mặc dù nước trái cây tự nhiên có nhiều đường nhưng chúng cũng còn có thêm nhiều chất bổ dưỡng. Tết nhất nên mua loại nước trái cây có thêm Vitamin C, một dưỡng chất giúp hấp thu sắt.
Để pha loãng nước trái cây hãy pha 1 phần nước trái cây với 3 phần nước. Sau một tháng tăng dần lên 1 phần nước trái cây và 1 phần nước. Những tháng sau, khi bé đã lớn dần nếu bạn thích hãy cho bé uống loo~ nước ép trái cây như hướng dẫn trong phần Lượng Thức Uống Hằng Ngày ở chương 11-17.
Ghi nhớ: Không cần tăng dần đến 100% nước ép trái cây, như thế sẽ có rất nhiều đường. Nếu thích bạn có thể cho bé uống nước ép trái cây pha loãng cho dù trẻ đã lớn. C3 gia đình bạn cũng có thể uống như thế. Nói chung tránh uống nước trái cây có nhiều đường.
Một số nước ép cần được lọc để trẻ không bị nghẹn
Các cửa hàng thực phẩm luôn tuyển chọn loại nước trái cây tốt nhất. Tuy nhiên, trong nước trái cây đôi khi có những vật cợn mà ta cần lọc để bé không bị nghẹn khi uống. Nước trái cây làm tại nhà cũng cần phải lọc. Xem cách lọc ở phần sau. Như nói trên, nước trái cây cũng cần được tiệt trùng.
Nước trái cây làm tại nhà
Uống nước trái cây làm tại nhà cũng giống như ăn trái cây tươi vậy. Tuy nhiên, đừng nên trữ nước trái cây trong tủ lạnh trừ khi bạn đã tiệt trùng chứng theo cách đã được chỉ dẫn ở đoạn trước. Sau khi tiệt trùng, lọc nước trái cây, đựng trong chai vô trùng rồi cất vào tủ lạnh. Quá 2 ngày mà chưa sử dụng, bỏ nước trái cây đó đi.
Trước khi ép, nhớ rửa nước trái cây, rau quả thật sạch để loại bỏ tất cả thuốc trừ sâu nếu có. Tiệt trùng giúp tiêu diệt vi khuẩn nhưng không thể loại bỏ được thuốc trừ sâu. Bạn chỉ nên sử dụng những sản phẩm dược chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bảo vệ răng của trẻ khỏi chất đường trong nước trái cây và các loại nước uống khác
Cho trẻ uống nước trái cây bàng tách thay vì bằng chai để làm giảm thời gian nước trái cây đọng trong miệng trẻ (phần sau có trình bày về tách). Đừng để trẻ ngậm nước trái cây, sữa hay bất cứ thức uống nào khác trong miệng suốt ngày. Đường và axit sẽ đọng lại trong răng trẻ một thời gian dài, gây nên sâu răng. Nếu trẻ muốn nhấm nháp suốt ngày, hãy cho trẻ uống nước. Xem phần trước để biết thêm chi tiết về việc bảo vệ răng cho trẻ.
Ghi nhớ: Ăn hay trong quá nhiều trái cây sẽ làm trẻ bị dư axit trong dạ này Da trẻ bị kích thích, đau nhức, vùng quấn tã sưng đỏ lên và gây đau đớn khi bạn chạm vào. Trong trường hợp đó, thông báo ngay với bác sĩ
(St)