Cá chạch có nhiều loại: chạch khoan, chạch rằn, chạch bông, chạch lấu… nhưng phổ biến nhất là chạch bùn. Chạch bùn to bằng 2 ngón tay, mình dẹp, đầu nhọn, thường ẩn mình dưới lớp bùn hoặc đeo bám theo các giề lục bình, nơi sông sâu nước chảy. Cá mập mạp, ngon nhất là vào mùa nước nổi nhờ nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào.
Khử nhớt cho cá Trạch thường có các cách sau:
- Tuốt bằng tro bếp : Đây là cách làm sạch nhớt nhất, cá, lươn sẽ ngon nhất, đẹp nhất, đặc biệt là cá chình.
- Dùng lá tre, lá duối… : Phương pháp này cũng rất hay nhưng không hoàn toàn sạch nhớt.
- Dùng nước nóng : Rất sạch nhưng cá sẽ có màu da không đẹp.
- Dùng dấm, muối : Sạch nhớt, nhưng đối với những con cá to thì khó làm sạch, phải rửa nhiều lần.
- Nhiều cách khác nữa nhưng chưa biết….
Trong các cách trên, dùng tro bếp hay lá cây đều khó thực hiện vì cũng khó kiếm. Chỉ còn cách dùng dấm, muối và nước nóng là tiện dụng nhất.
- Dùng dấm:
Đập chết cá, lươn rồi dùng dấm chua tưới lên mình cá, để một lát, chất nhớt trên mình cá sẽ đông lại thành màu trắng, dùng dao cạo lớp nhớt đi rồi làm lại 1-2 lần là được.
- Dùng nước nóng:
Nếu câu đêm về không có dấm thì còn một cách rất đơn giản là dùng nước nóng. Đập chết cá, đun nước nóng già khoảng 70 độ (lúc nước bắt đầu có tăm lên) rồi dội lên cá, nhớt cá sẽ đặc lại thành màu trắng, cạo lớp nhớt này đi là sạch. Nếu cạo mạnh thì lớp màng da rất mỏng cũng đi hết, lúc này lươn, cá sẽ trắng tinh.
Tốt nhất, khi khử nhớt xong rửa lại bằng dấm hoặc nước nóng 1-2 lần nữa rồi lau thật khô lươn, cá rồi mổ và lau khô tiếp trong bụng cá, không rửa lại. Nhớ cạo bỏ máu (tụy, thận gì đó) ở xương sống cá, lươn vì rất tanh. Mổ khô như thế này cá, lươn sẽ rất ngon và không hề tanh.
Cá nheo là loại cá nhiều nhớt nhất, nhớt kinh khủng nên phải khử nhớt vài lần mới hết. Cá chiên thì dùng nước nóng già dội lên rồi dùng dao cạo lớp “cát” trên da cho đến khi trắng là được.
Cá chạch tre (chạch làng) thì bỏ nắm muối vào cho chúng giãy, nhớt tiết ra khá nhiều rồi rửa sạch, sau đó dùng dấm và lấy tay bóp mạnh lũ chạch đó cho bong hết vảy là sạch. Cá da trơn nói chung phải đập chết, chặt ngạnh trước khi làm kẻo dính ngạnh của chúng rất nguy hiểm.
Một số cách khử nhớt cá tôi thường dùng, trao đổi với các bác. Bác nào biết các cách khác nữa ta cùng chia sẻ nhé.
Chúc các bác “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà, Visa xả láng”.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM: Chạch - món ăn quý cho nam giới yếu sinh lý
Về thành phần hoá học, trong 100g thịt chạch có 16,9g protit, 2g lipit, 3,2g gluxi, 169mg can xi, 327mg photpho, 3,2mg sắt, các vitamin B1, B2, PP, E… Như vậy, giá trị dinh dưỡng của cá chạch cũng tương đương như nhiều loại cá nước ngọt khác, nhưng chạch được đông y đánh giá cao hơn về mặt bồi dưỡng sức khoẻ và chữa bệnh.
Theo đông y, chạch vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ khí huyết, tráng dương, thanh nhiệt, trừ thấp, làm hết vàng da. Nó thường được dùng để chữa các bệnh liệt dương, suy giảm tình dục, viêm gan vàng da, mụn nhọt, lở loét, cơ thể suy nhược, mắc bệnh gan, thận mạn tính. Nhiều sách thuốc cổ đông y đã nói đến tác dụng bồi dưỡng và chữa bệnh của cá chạch, phân tích khá sâu cả về mặt thực phẩm và thuốc. Cách dùng chủ yếu để chữa bệnh và bồi bổ cơ thể là dưới dạng món ăn – bài thuốc.
Những “món ăn – bài thuốc” chừa bệnh yếu sinh lý và bất lực của nam giới.
Chữa suy giảm tình dục
Lấy 5-6 con chạch, tẩy hết mùi tanh. Mổ chạch, bỏ ruột, lọc lấy thịt, bảo toàn bộ xương.
Đổ dầu vào nồi, dùng lửa nhỏ rán cho mềm xương rồi cho thịt chạch vào rán. Thêm 300ml rượu hoặc 600ml nước, một lát gừng, đun nhỏ lửa cho đến khi nước còn lại một nửa và chuyển thành màu sữa là được. Lấy nước này, thêm muối, hạt tiêu rồi uống và ăn thịt. Dùng liên tục nhiều ngày.
Những người bị suy giảm tình dục, suy nhược tinh thần và thể lực, mắc bệnh gan, kém ăn, xanh xao thiếu máu… dùng món ăn này đều rất tốt.
Chữa chứng bất lực, liệt dương
Cá chạch được dùng chữa bất lực sinh lý và liệt dương của nam giới khá công hiệu. Có thể dùng món ăn bài thuốc sau: Cá chạch 250g, Hạt hẹ 50g.
Làm sạch cá chạch, bỏ hết nội tạng. Hạt hẹ đãi sạch bọc vào vải, cho cùng các vào nồi, đun với nửa lít nước, cho muối ăn vừa đủ. Sau khi nước sôi, để nhỏ lửa om cho đến khi nước cạn một nửa thì bỏ hạt hẹ ra, ăn cá, uống nước. Mỗi ngày ăn một lần, ăn liên tục trong 10 ngày là một liều thì sẽ thấy kết quả. Ăn hết hai liều như trên (20 ngày) hiệu quả sẽ rõ ràng hơn.
Món ăn chữa xuất tinh sớm.
Xuất tinh sớm là sự phóng tinh xảy ra quá sớm khiến cả hai vợ chồng cùng không thoả mãn, thậm chí có người vừa cho dương vật vào âm đạo đã xuất tinh. Trong trường hợp này cá chạch được coi là loại thuốc cường tinh tốt.
Cách làm và sử dụng như sau: Mua cá chạch về, làm sạch nhớt, cho vào nồi đất cùng với một lượng dầu ăn vừa đủ, đậy vung lại, đun cho cá chạch chết hẳn. Sau đó đổ rượu vào xâm xấp cá, đun nhỏ lửa khoảng 30 phút. Lấy cá ra để ăn lúc còn nóng. Ăn luôn một tuần lễ sẽ thấy có kết quả.
Cháo cá chạch bồi dưỡng sức khoẻ, tăng cường tình dục
Cá chạch 300 – 500g, lạc nhân 100g, gạo tẻ 300g, dầu lạc hoặc dầu ăn thực vật khác, muối, xì dầu, đường, hành, rau thơm… vừa đủ.
Đãi sạch gạo, cho ít muối vào rồi đảo đều. Đun nước sôi, cho gạo vào nấu cháo. Mổ chạch, lọc bỏ xương sống, rửa sạch, để khô rồi cho dầu lạc, muối, xì dầu và đường vào đảo đều. Khi cháo sắp được, cho chạch vào nấu chín là được. Lúc ăn cho thêm hành và rau thơm. Những người có cơ thể suy yếu, yếu sinh lý, mắc bệnh gan, vàng da… ăn cháo này hàng ngày đều tốt.
Món ngon từ cá chạch
Các bà nội trợ thường chọn cá chạch để chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn như: nướng muối ớt, nướng tươi, muối sả chiên, chiên tươi, kho nghệ, kho lạt, kho mắm, nấu canh chua hoặc làm khô… món nào cũng có đẳng cấp, đặc biệt là cá chạch kho đậu đen.
Cá chạch kho đậu đen - Ảnh: Thiên Lộc
Muốn làm món này phải chọn cá còn tươi sống, cá càng lớn thịt càng nhiều. Trước tiên làm sạch nhớt cá bằng cách chà xát với tro, lá sả, lá tre hoặc rửa bằng phèn. Sau đó cắt bỏ phần đầu, đuôi mà không cần đánh vảy và bỏ ruột vì bụng cá rất sạch. Rửa sạch cá, để ráo rồi ướp với nước mắm, tiêu, hành, đường, tỏi, bột nêm chừng 15 phút cho thấm đều.
Dùng đậu đen chừng 200 gr cho 0,5 kg cá, đem ngâm với nước ấm khoảng nửa giờ, sau đó nấu cho thật mềm, vớt ra, để ráo. Cho cá và đậu vào nồi, đổ ngập nước, nấu sôi vài dạo, hớt bọt và giữ lửa liu riu cho đến khi cá chín đều. Nếu muốn có hương vị độc đáo hơn thì kho với nước dừa tươi. Trước khi nhắc nồi xuống bếp có thể cho thêm chút dầu mè hoặc dầu phộng, điểm xuyết thêm vài trái ớt hiểm cho bắt mắt. Món này ăn kèm với các loại rau vườn, dưa leo, khế, chuối chát. Thịt cá chạch béo, ngọt, lại có sự kết hợp hài hòa giữa gia vị, đậu làm cho món ăn có mùi vị đặc trưng.
Cá chạch kho đậu đen không chỉ là món ngon hấp dẫn, lạ miệng mà còn là món ăn vị thuốc. Theo y học cổ truyền, đậu đen có tác dụng bổ thận thủy. Trong hạt đậu đen có nhiều protit, glucid và các loại vitamin có lợi cho sức khỏe.
(ST)