Ở các trang tiếp theo có bảng tóm tắt về Thực Phẩm Siêu Hạng Dành Cho Trẻ mà bạn có thể bắt đầu cho bé ăn tùy theo độ tuổi. Dường như không có sự nhất, trí giữa các chuyên gia về việc phải bắt đầu cho bé ăn thực phẩm nào ở độ tuổi nào. Vì thế, càng đọc nhiều sách, bạn sẽ càng bối rối hơn. Tuy nhiên. họ vẫn thống nhất !ới nhau là chỉ nên cho bé ăn lòng trắng trứng, mật ong hay siro bắp khi bé được ít nhất là một tuổi. Phần đông họ cho rằng cần phải chờ một năm (một số nói là 6-9 tháng tuổi) trước khi cho bé ăn trái cây hoặc nước ép thuộc họ cam quýt và lúa mì.
Luôn luôn hỏi ý kiến của bác sĩ khoa nhi
Phải luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ khoa nhi về chế độ ăn của con bạn. Hãy luôn nhớ rằng nếu lời khuyên của tôi mâu thuẫn với bác sĩ thì bạn nên làm theo lời bác sĩ. Vì những kiến thức mới về chế độ ăn uống và dinh dưỡng không ngừng được khám phá nên bác sĩ của con bạn sẽ luôn biết được thông tin mới nhất về những cái tốt nhất cho bé.
Nếu được, bạn nên mang quyển sách này đến phòng khám của bác sĩ nhi khoa và đưa cô ấy xem bảng liệt kê thời gian trong hai trang tiếp theo. Nhờ cô ấy dùng viết đỏ sửa chữa sao cho phù hợp với con bạn.
Hãy nhớ hỏi bác sĩ về:
Lượng nước và nước ép mà con bạn cần phải uống và xem cô ấy có đề nghị thêm nước máy, nước đóng chai hay nước lọc không. Nếu bác sĩ khuyên bé nên trong nước không có florua thì bạn nhớ hỏi xem bé có thể dùng vitamin nào có chứa florua.
Nếu bạn không định cho bé dùng ngũ cốc tự làm và bé đang bú sữa mẹ cũng như không sử dụng sữa bột bổ sung chất sắt, thì hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên cho bé uống chất bổ sung sắt dạng giọt không.
TIếT KIệM THờI GIAN. Có thể bạn sẽ luôn cần tham khảo bảng tóm tắt ở hai trang tiếp theo. Vì vậy để tiết kiệm thời gian tìm kiếm cùng như sự thất vọng khi không tìm ra nó, bạn nên xếp mẩu băng keo trong lên lề sách như nhãn hàng hóa. Thậm chí bạn có thể cho mảnh giấy nhỏ miêu tả sơ về trang sách vào dưới băng keo. Hãy làm việc này với tất cả trang sách mà bạn thường xuyên dùng đến. Xem Phụ Lục Tham Khảo Nhanh.
Mách bạn. Hãy ghi nhớ lại những điều bạn muốn hỏi và nhớ mang nó theo khi đi gặp bác sĩ nhi khoa. Tôi đã từng quên mất câu hỏi mà trước đó tôi nhớ rất Rõ. Việc trông nom bé, đặc biệt khi đang ở ngoài đôi khi lại khiến bạn không còn suy nghĩ rõ ràng nữa.
Bảng liệt kê tóm tắt về thực phẩm trẻ bắt đầu dùng trong suốt
năm đầu tiên
Thực phẩm đầu tiên tốt nhất dành cho trẻ chưa biết nói hay đi |
Thực phẩm tốt nhất dành cho trẻ bắt đầu tập ăn |
Thực phẩm dành cho trẻ 6 tháng tuổi hay hưon |
Thực phẩm dành cho trẻ 7 tháng tuổi hay hơn |
Bơ chín Chuối chín Gạo dành cho trẻ có bổ sung chất sắt Khoai lang nấu chín và nghiền |
Ngũ cốc một loại có bổ sung chất sắt dành cho trẻ, có trên thị trường: Gạo lứt Hạt kê Yến mạch Sữa nguyên chất Yaourt (đối với trẻ từ 6 tháng trở lên) Trái cây đã nấu chín và lọc: Mơ Xuân đào Đào Lê Mận Mận chín (loại dùng làm mận khô) |
Ngũ cốc nguyên chất tự làm: Gạo lứt Hạt kê Yến mạch Trái cây nhẹ, còn sống: Xoài Đu đủ Lê Bí đao |
Ngũ cốc tự làm Đậu hũ Phô mai trắng đã gạn bớt kem Lòng đỏ trứng nấu chín (không dùng lòng trắng) Đào Nấu chín và nghiền: Măng tây Cà rốt Đậu que Đậu Hà Lan Bí mùa hè (bí xanh) Khoai tây trắng Nước ép trái cây nhẹ đã pha loãng và lọc: Táo Mơ Nho Đu đủ Lê Đào Mận chín có thể dùng nước ép cam |
Pha thực phẩm nghiền thật nhuyễn với chất lỏng vừa đủ đến khi nó tràn khỏi muỗng. Thực phẩm chỉ nên đặc hơn sữa mẹ/sữa bột một chút |
Thực phẩm vẫn phải được nghiền đến khi mịn và không đóng cục. Nó có thể đặc hơn một chút so với giai đoạn bé mới bắt đầu ăn, tương đương độ đặc của kem đặc. |
Hãy nhớ nhờ bác sĩ khoa nhi xác nhận lại bảng liệt kê này
Bảng liệt kê tóm tắt về thực phẩm trẻ bắt đầu dùng
trong suốt năm đầu tiên
Thưc phẩm dành cho trẻ 8 tháng tuổi hay hơn |
Thực phẩm dành cho trẻ 9 tháng tuổi hay hơn |
Thực phẩm dành cho trẻ 10 tháng tuổi hay hơn |
Thực phẩm dành cho trẻ từ một tuổi trở lên |
Bột vừng xay Các loại quả hạch nghiền Các loại hạt nghiền Men bia Bột táo bẹ Phô mai tự nhiên Mơ Táo Dưa lưới Dưa gang Kiwi Mận Dưa hấu Bông cải xanh Đậu bắp Ngò tây nấu chín Có thể dùng mầm lúa mì Nho đã lột vỏ và xắt làm tư (không để nguyên trái) |
Các loại đậu khô, đậu lăng, đậu Hà Lan đã nấu chín và nghiền Thơm Cải brussel Bông cải trắng Rau dền Củ cải đường Cải xoăn Cà Cây đại hoàng Cải Thuỵ Điển Củ cải tía Ngò tây sống xắt nhuyễn Rau cải nấu chín Hành tây nấu chín |
Bơ lạc ít kem (không để lớp dày) Các loại bơ quả hạnh khác nhưng chỉ phết mỏng Ngũ cốc bulgur (lúa mì đun sôi nửa chừng và để khô) tự làm Bột bắp nguyên chất đã nấu chín với mầm Mì sợi nguyên chất Cải brussel nghiền Còn sống và nạo nhuyễn: Bí xanh Cà rốt Đậu que Ớt chuông |
Sữa bò Trái cây thuộc họ cam quýt Nước ép thuộc họ cam quýt Cà chua Nước ép cà chua Lòng trắng trứng nấu chín Mật ong Dâu, việt quất và các loại trái mọng khác (không để nguyên trái, hãy xắt thành miếng nhỏ) |
Bạn nên tăng dần độ đặc của thức ăn, sau đó mới cho thêm nhưng miếng nhỏ vào. Bạn cũng nên cho bé dùng thức ăn cầm tay mềm và có kích cỡ phù hợp. Đừng quên coi chừng bé cẩn thận, nếu không bé có thể bị nghẹn hay nôn khan. |
Thực phẩm phải được nghiền nhuyễn. Không bao giờ để con bạn một mình trong khi ăn. |
Hãy nhớ nhờ bác sĩ khoa nhi xác nhận lại bảng liệt kê này
(St)