Lá giang là loại dây leo, thường mọc ở các bụi cây, có vị chua dịu. Có thể kết hợp làm các món canh chua hoặc lẩu. Sau đây chúng ta cùng làm thử món canh thịt bò lá giang để thưởng thức nhé!
Canh thịt bò lá giang
Lá giang lựa loại có màu xanh nhạt, không nên lấy loại màu sậm quá sẽ bị chát. Tuốt lá bỏ cành và rửa sạch, sau đó dùng tay vò nhẹ cho lá dập sơ, để tạo vị chua cho món canh.
Thịt bò chọn loại thịt thăn làm sạch, cắt thịt thành miếng mỏng, sau đó băm nhuyễn, ướp với dầu ăn, hạt nêm, muối, nước mắm, đường, hạt tiêu và hành khô băm nhỏ khoảng 15 phút cho thấm. Sau đó vò thành từng viên nhỏ, cho vào nồi nước đang sôi, nêm nếm cho vừa ăn.
Món canh thịt bò lá giang có hương vị rất đặc biệt, vị chua thơm dìu dịu của lá giang không tạo cảm giác ngán, kết hợp với mùi thơm ngọt của thịt bò chắc hẳn sẽ gây ấn tượng với bất cứ cho những ai thưởng thức.
Món này thích hợp dùng trong các bữa cơm hàng ngày. Để tạo cảm giác ngon miệng ta có thể kết hợp món canh này với một chén muối ớt, chấm lá giang với muối ớt có vị lạ sẽ khiến ai đã dùng sẽ khó quên được.MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Canh gà lá giang vừa ngon lại bổ dưỡNG
Canh gà lá giang
Vị chua ngon của lá giang khiến cho món canh gà thêm hấp dẫn vô cùng.
Nguyên liệu:
- Gà ta: 1 con khoảng 2 kg
- Lá giang: 1 bó khoảng 50 gr
- Hành khô: 2 củ
- Hạt tiêu
Canh gà lá giang ngon tuyệt
Cách làm:
- Thịt gà sau khi sơ chế sạch các bạn chặt nhỏ cỡ bao diêm, ướp với hạt nêm, hạt tiêu và hành khô băm nhỏ khoảng 15 phút cho ngấm.
- Lá giang tuốt bỏ cành, rửa sạch sau đó các bạn dùng 2 tay vò nhẹ. Cách làm này giúp cho vị chua có trong lá giang khi đem nấu sẽ mau tiết ra canh hơn.
- Phi thơm hành khô với 1 chút dầu ăn, tiếp đó cho thịt gà vào rang sơ.
- Chế 1 lượng nước vừa đủ rồi đậy vung lại, đun với mức lửa vừa đến khi thịt gà chín. Thời gian đun khoảng 20 phút, nêm nếm thêm gia vị xem độ mặn của canh đã vừa miệng chưa.
- Thả lá giang vào nồi, vặn lửa mức nhỏ nhất và tiếp tục đun riu riu thêm 10 phút nữa để thịt gà mềm hơn và lá giang có thời gian tiết ra vị chua.
- Món canh gà lá giang quả thật có hương vị rất đặc biệt, vị chua thơm dìu dịu của lá giang chắc hẳn sẽ gây ấn tượng với bất cứ cho những ai thưởng thức.
Cá măng nấu lá giang
Cá măng, loại cá nước lợ, thức ăn chủ yếu là tảo, rong câu, phiêu sinh vật nên thịt cá rất thơm và ngon ngọt. Là loại cá khá đặc biệt và dễ nhận dạng, cá măng có thân hình dài, hơi dẹt, vảy màu trắng lấp lánh.
Thịt cá trắng và có độ dai như cá thác lác, nhưng nếu đem đi kho thì đúng là “phí” cả con cá măng bởi sẽ làm mất đi mùi vị đặc trưng. Làm chả để nấu cháo và để nguyên khúc nấu canh chua là hai cách ăn khoái khẩu nhất đối với cá măng. Đem nấu canh chua sẽ giữ được nguyên da, xương - những thứ làm cho nước canh rất ngọt của cá măng.
Thỉnh thoảng, đến mùa thu hoạch, những người thân ở quê tôi làm nghề nuôi tôm, cá thường mang ra cho gia đình tôi vài con cá măng tươi roi rói. Những lúc nhưng vậy, món đầu tiên mà tôi nghĩ đến khi chế biến cá măng là nấu canh chua. Nấu với măng, thơm, cà thì tôi làm nhiều lần; nhưng cách nấu với lá giang từ cậu em rể người Bình Định thì lần đầu tiên tôi làm thử, và cảm thấy đặc biệt ngon không gì sánh được.
Ảnh: Bảo Nguyên
Không khó để nấu canh chua cá măng lá giang. Thậm chí còn rất đơn giản. Cá măng làm sạch vây, vảy, mang..., rửa sạch cắt lát. Cá để ráo nước, ướp nhẹ với chút xíu muối. Phi dầu phụng quê với hành thật thơm, cho nước vào và nêm nếm gia vị muối, bột ngọt, chút ớt... cho đến khi nước sôi sùng sục thì trút cá vào. Nấu thêm vài phút cho cá chín tới, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, rồi vò lá giang đã rửa sạch, cho vào nồi. Đợi nồi canh cá sôi lên lần nữa thì nhắc xuống để lá giang không bị nhũn. Cho hành lá và một chút tiêu vào nồi canh, vậy là hoàn tất món ăn rất bình dị, nhưng ngon vô cùng. Thịt cá thơm ngon, có độ dai vừa phải, rất vừa miệng, lại thêm vị chua thanh của lá giang, vị cay nhè nhè của ớt và tiêu... khiến bữa cơm có tô canh chua cá măng lá giang trở nên rất kích thích vị giác.
Hiếm khi gặp và mua được cá măng ở các chợ, vì vậy mà mỗi khi nhận được cá măng từ quê mang ra là thấy vô cùng quý, luôn nghĩ phải làm gì với cá măng cho... xứng tầm. Nhưng, rốt cuộc, cách chế biến đơn giản nhất lại là “phương án” tốt nhất dành cho con cá này.
Cá chuồn nấu với lá giang
Giữa những ngày hè oi bức này, mâm cơm của nhiều gia đình ven biển miền Trung thường không thiếu món canh cá chuồn nấu với lá giang. Đây là món canh chua làm hạ nhiệt những trưa hanh, húp tới đâu mát lành tới đó.Cây giang là loại cây mọc hoang, thuộc họ dây leo, mỏng mảnh bò ngang dọc quanh những gò mối hay bụi bờ rậm rạp. Lá giang có hình trái tim nhỏ nhắn, mọc từng đôi đối nhau dọc theo thân dây, mỗi cặp lá cách nhau khoảng hơn đốt ngón tay. Chỉ cần phát hiện một đoạn ngắn dây giang trong bụi rậm là có thể lần ra năm bảy mét rồi tha hồ mà tuốt lá.
Dĩ nhiên, lá giang có thể nấu canh chua với rất nhiều loại hải sản, kể cả với thịt gia cầm. Cá chuồn cũng được chế biến thành nhiều món như làm chả, làm gỏi, kho gập, kho rim, chiên, nướng. Nhưng phải đợi đến khi lá giang - cá chuồn “gặp” nhau, chúng mới hòa hợp cùng nhau làm nên món canh giản dị mà hương vị khó quên. Một điều giản dị nữa: lá giang dễ kiếm, cá chuồn dễ mua. Hai “anh” này chưa bao giờ “chảnh” với túi tiền của người nhà quê. Và cách nấu cũng khá đơn giản.
Cá chuồn, lá giang. Ảnh Trần Cao Duyên
Cá chuồn làm sạch vảy, móc mang, chặt vi, cắt làm hai hoặc ba khúc tùy cá lớn hay nhỏ. Nước sôi, lần lượt cho cá và khoảng vài nắm lá giang vào, có thể thêm một ít tấm để tăng độ ngọt từ tinh bột gạo. Có nhiều cách nêm, nhưng theo kinh nghiệm của những bà mẹ quê, chỉ cần bỏ một nhúm muối hột rồi làm dịu lại bằng một ít mì chính. Trước khi bắc nồi canh xuống, nhớ bỏ vào trái ớt đã đập giập để kích hoạt những âm thanh “hít hà” cho bữa ăn thêm vui nhộn.
Món canh này nổi tiếng “sát cơm”, luôn “bắt” người ăn phải... cạo xoong. Cô gái vùng Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) rất có lý khi ghẹo khách phương xa: “Cá chuồn nấu với lá giang/Nồi cơm không hết xin theo chàng về quê”. Đọng trên đầu lưỡi người thưởng thức là vị chua thanh thanh của nước canh lẫn vị chát nhẹ nhàng của lá giang, vị thơm dịu của cá chuồn chấm mắm tỏi, vị ngọt bùi của những hạt tấm và vị lăn tăn cay nồng của ớt. Người tinh tế, sành ăn có thể “nghe” ra chút biển khơi mặn mòi, chút hương đồng gió nội thoang thoảng trong từng muỗng canh, từng miếng cá.
Người miền Trung dù mưu sinh ở góc trời nào cũng đều nhớ lắm món canh chua đậm chất duyên hải này. Bởi thế nên vào mùa nắng nóng, những bó lá giang và cá chuồn ướp đá thường nằm gọn trong những thùng xốp dập dìu theo những chuyến xe.
Công thức làm lẩu gà lá giang lạ miệng
Cách làm bò nướng lá lốt thơm lừng
Món trứng cuộn thịt bò lạ miệng đưa cơm
Cách làm bò cuộn lá cải
(ST)